intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương logic học

Chia sẻ: Fiona Umi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

177
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Hãy trình bày về phép định nghĩa khái niệm a) Định nghĩa Khái niệm: là thao tác logic nhằm vạch ra những dấu hiệu cơ bản nhất của nội hàm khái niệm. b) Cấu tạo: 2 loại * Khái niệm được định nghĩa là khái niệm mà ta phải vạch rõ nội hàm của nó ra. * Khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu thành nội hàm của khái niệm được định nghĩa. - Trình tự biểu thị định nghĩa khái niệm: Khái niệm được định nghĩa từ nối khẳng định (“là” hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương logic học

  1. Đề cương logic học Câu 1: Hãy trình bày về phép định nghĩa khái niệm a) Định nghĩa Khái niệm: là thao tác logic nhằm vạch ra những dấu hiệu cơ bản nhất của nội hàm khái niệm. b) Cấu tạo: 2 loại * Khái niệm được định nghĩa là khái niệm mà ta phải vạch rõ nội hàm của nó ra. * Khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu thành nội hàm của khái niệm được định nghĩa. - Trình tự biểu thị định nghĩa khái niệm: Khái niệm được định nghĩa từ nối khẳng định (“là” hoặc dấu gạch ngang “-“) khái niệm để định nghĩa hoặc ngược lại. Chức năng của định nghĩa khái niệm: _Vạch rõ nội hàm của khái niệm được định nghĩa _ Phân biệt đối tượng cần định nghĩa với những đối tượng khác c) Các kiểu định nghĩa Căn cứ vào đối tượng được định nghĩa * Định nghĩa thực: là định nghĩa về chính đối tượng đó bằng cách chỉ ra những dấu hiệu cơ bản nhất trong nội hàm của khái niệm được định nghĩa. * Định nghĩa duy danh: là định nghĩa vạch ra nghĩa của từ biểu thị đối tượng, chính là thao tác đặt tên cho đối tượng. Căn cứ vào tính chất của khái niệm dùng để định nghĩa: * Định nghĩa qua loại gần nhất và khác biệt chủng: _ Phải chỉ ra khái niệm loại gần nhất chứa khái niệm cần định nghĩa, rồi sau đó vạch ra những dấu hiệu khác biệt của khái niệm cần định nghĩa so với khái niệm đó. * Định nghĩa theo quan hệ: _ Chỉ ra 1 khái niệm đối lập với khái niệm cần định nghĩa và nếu rõ mối quan hệ giữa các đối tượng mà khái niệm đó phản ánh. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -1-
  2. Đề cương logic học * Định nghĩa theo nguồn gốc: _Vạch ra nguồn gốc hoặc phương thức tạo ra đối tượng mà khái niệm cần định nghĩa phản ánh. Các kiểu định nghĩa khác: +) Mô tả: là cách liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt nó với các đối tượng khác. +) So sánh: là dấu hiệu của khái niệm được nêu ra bằng cách so sánh nó với các dấu hiệu tương tự ở khái niệm khác đã biết. d) Các quy tắc định nghĩa * Định nghĩa phải cân đối: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) phải trùng với ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfn): Dfn trùng Dfd. Ví dụ: Tam giác vuông là tam giác có 1 góc vuông. Định nghĩa cân đối thể hiện mối quan hệ đồng nhất giữa khái niệm được định nghĩa với khái niệm dùng để định nghĩa. Vi phạm quy tắc trên sẽ dẫn đến các lỗi sau: +) Định nghĩa quá rộng: khi Dfn>Dfd, từ là ngoại diên của Dfd bị bao hàm trong ngoại diên của Dfn. Ví dụ: Hình bình hành là tứ giác phẳng, lồi, có các cạnh song song với nhau. +) Định nghĩa quá hẹp: khi Dfn< Dfd, lúc này khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm bị bao hàm. Ví dụ: Động vật có vú là động vật sống ở trên cạn, nuôi con bằng sữa mẹ. +) Định nghĩa vừa quá rộng vừa quá hẹp: mang lại khái niệm vừa không bao quát được hết các đối tượng thỏa mãn nội hàm vừa bao gồm những đối tượng không thỏa mãn nội hàm đó. Ví dụ: Dân tộc thiểu số là những người sống ở vùng miền núi và trung du Bắc Bộ. * Không được định nghĩa vòng quanh: khái niệm dùng để định nghĩa lại được xác định nội hàm thông qua khái niệm cần định nghĩa. Ví dụ: Bao la là mênh mông bát ngát. Mênh mông là bao la,bát ngát. * Tránh dùng mệnh đề phủ định trong định nghĩa: Nếu dùng mệnh đề phủ định để định nghĩa (A không là B) thì trong nhiều trường hợp không làm rõ được nội hàm của khái Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -2-
  3. Đề cương logic học niệm được định nghĩa, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ nhấn mạnh nó không có những dấu hiệu này hay khác. * Định nghĩa phải tường minh, rõ ràng, chính xác: Những thuật ngữ được sử dụng trong định nghĩa phải ngắn gọn, rõ nghĩa, tránh dùng những từ mập mờ, đa nghĩa, hoặc là những từ ví von so sánh dễ gây hiểu lầm về đối tượng được định nghĩa. Ví dụ: Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Câu 2: Hãy trình bày về phép phân chia khái niệm a) Nguồn gốc và bản chất: _ Phân chia khái niệm là thao tác nhằm vào ngoại diên của khái niệm để vạch ra ngoại diên của khái niệm chủng trong khái niệm loại theo 1 căn cứ xác định. Ví dụ: “Câu” trong ngôn ngữ. + Câu đơn và câu phức. + Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến. Các trường hợp phân chia khái niệm: (1) Vạch ra bản chất của tư duy, các hình thức thể hiện và phát triển (2) Người đối thoại không rõ lĩnh vực ứng dụng của khái niệm. (3) Do tính đa nghĩa của từ nào đó. Ví dụ: Triết học duy vật –Triết học duy vật chất phác, trực quan -Triết học duy vật siêu hình - Triết học duy vật biện chứng b) Cấu tạo: 3 bộ phận (1) Khái niệm bị phân chia: là khái niệm loại mà từ đó ta chỉ, vạch ra các khái niệm chủng chứa trong nó. (2) Cơ sở phân chia: là căn cứ, dấu hiệu mà dựa vào đó ta chia khái niệm loại ra thành các khái niệm chủng trong đó. (3) Các khái niệm chủng thành phần: là các khái niệm thu được sau khi phân chia. Ví dụ: “Chó” theo căn cứ là lông sẽ được khái niệm : chó lông xù, chó lông dài, chó lông ngắn, chó đốm, chó vàng, chó đen. c) Chức năng: vạch, chỉ ra những đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -3-
  4. Đề cương logic học d) Các quy tắc phân chia khái niệm: * Phân chia phải cân đối: ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải bằng tổng ngoại diên của các khái niệm sau phân chia A= A1+A2+…+ An Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến một trong các lỗi sau: _Chia thiếu thành phần: khi không chỉ ra đủ các khái niệm chủng trong khái niệm bị phân chia thì A> A1+A2+…+ An Ví dụ: Phân chia khái niệm “Người” theo cơ sở “vị trí địa lí” bỏ qua khái niệm “người châu Úc”. _Chia thừa thành phần: khi các khái niệm chủng thành phần thu được thừa ra so với ngoại diên của khái niệm bị phân chia thì A< A1+A2+…+ An Ví dụ: Phân chia khái niệm “nguyên tố hóa học” được các khái niệm loài: kim loại, á kim và hợp kim. _Phân chia vừa thừa vừa thiếu thành phần: ngoại diên của các khái niệm thành phần thu được không đúng bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Ví dụ: * Phân phải cùng một cơ sở: Phải giữ nguyên căn cứ phân chia trong suốt quá trình phân chia. Ví dụ: Phõn chia khái niệm “Tam giỏc” - Dựa vào gúc: Tam giỏc vuụng - Dựa vào cạnh: Tam giỏc cõn Tam giỏc nhọn Tam giác đều Tam giác tù Tam giác thường * Các khái niệm thu được sau phân chia phải ngang hàng: ngoại diên của chúng phải tách rời nhau. Ví dụ: Khái niệm “Nhà nước”: Nhà nước chủ nô Nhà nước Phong kiến Nhà nước Tư sản Nhà nước XHCN * Phân chia phải liên tục: đi từ khái niệm loại vạch ra khái niệm chủng gần nhất. Nếu vi phạm sẽ mắc lỗi nhảy vọt. Ví dụ: ngôn ngữ tiếng Anh. e). Các kiểu phân chia khái niệm Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -4-
  5. Đề cương logic học 1/ Phân chia theo dấu hiệu biến đổi: lμ phân chia các khái niệm loại thμnh các khái niệm chủng, sao cho mỗi chủng vẫn giữ đ−ợc dấu hiệu nμo đó của loại, đồng thời lại có những dấu hiệu bản chất của chủng. Cơ sở phân chia có thể lμ dấu hiệu bản chất hay không bản chất, dấu hiệu nội dung hay thuần tuý hình thức bên ngoμi. Ví dụ: Phân chia khái niệm “lịch sử” thμnh các khái niệm “lịch sử tự nhiên”, “lịch sử xã hội”, “lịch sử t− t−ởng”; hoặc chia khái niệm “Ng−ời” thμnh “ng−ời da trắng”, “ng−ời da đen”, “ng−ời da mμu”... 2/ Phân đôi khái niệm: lμ chia ngoại diên của khái niệm thμnh hai phần mâu thuẫn, loại trừ nhau. ở đây mỗi dấu hiệu của phần nμy sẽ không có trong phần còn lại. Khi phân đôi khái niệm thì luôn phải theo một cơ sở nhất định vμ luôn phải đảm bảo tính cân đối. 3/ Phân nhóm khái niệm: lμ sắp xếp các đối t−ợng thμnh các lớp theo sự giống nhau giữa chúng, sao cho lớp nμy có vị trí xác định đối với lớp khác. Phân nhóm lμ một dạng phân chia đặc biệt, dựa vμo dấu hiệu bản chất để liên tiếp chia từ khái niệm loại đến khái niệm chủng theo các quy tắc phân chia. Ví dụ: Phân nhóm học sinh trong một lớp học căn cứ vμo lực học thμnh học sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu. Có 2 kiểu phân nhóm: - Phân nhóm tự nhiên: lμ sắp xếp các đối t−ợng theo lớp xác định dựa vμo dấu hiệu bản chất của chúng. Đây lμ kiểu cho phép xác định thuộc tính của đối t−ợng mμ không cần kiểm tra bằng thực nghiệm vμ th−ờng đ−ợc sử dụng nhiều trong khoa học: sinh học, hoá học, ngôn ngữ học... - Phân nhóm bổ trợ: lμ kiểu phân nhóm dựa vμo các dấu hiệu bên ngoμi không bản chất của đối t−ợng, nh−ng lại có ích cho việc tìm kiếm đối t−ợng. Ví dụ: Lập th− mục sách trong th− viện theo tên tác giả, tên sách, hay theo tiếng (ngôn ngữ). Câu 3: Trình bày cơ sở khách quan, phát biểu nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của luật đồng nhất đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp sai lầm khi tư duy vi phạm yêu các cầu này. a) Cơ sở khách quan: Tính ổn định tương đối, trạng thái đứng im tương đối của các đối tượng. Quy luật đồng nhất quy định tính xác định của ý nghĩ, của tư tưởng về đối tượng ở phẩm chất xác định, còn bản thân ý nghĩ tuân thủ quy luật này phản ánh sự đồng nhất trừa tượng của đối tượng với chính nó. b) Nội dung của quy luật: Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, thì tư tưởng phải là xác định, một nghĩa, luôn trùng với chính nó. Công thức: “a là a”, ký hiệu: “a=a”, trong đó a là một tư tưởng bất kì phản ánh về đối tượng xác định nào đó. Nói cách khác, mỗi ý nghĩ đều được rút ra từ chính nó và là điều kiện cần và đủ cho tính chân thực của nó. “aa” – (nếu a, thì a). Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -5-
  6. Đề cương logic học c) Các yêu cầu của quy luật đồng nhất và những lỗi logic mắc phải khi vi phạm chúng Yêu cầu 1: Phải có sự đồng nhất của tư duy với đối tượng về mặt phản ánh, tức là trong lập luận về một đối tượng xác định nào đó, tư duy phải phản ánh về nó với chính những nội dung xác định đó. Thực chất của yêu cầu này đỏi hỏi tư duy phải phản ánh đúng về đối tượng. Các sai lầm: _ Lỗi ngộ biện (sai mà không biết): xảy ra khi trong tư duy do vô tình mà khái quát những hiênện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận thức còn thấp (chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở nhận thức, đánh giá, xem xét sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan. Ví dụ: _ Lỗi ngụy biện (biết sai mà cứ cố tình mắc vào): xảy ra khi vì 1 lí do, động cơ, mục đích vụ lợi nào đó mà người ta cố tình phản ánh sai lệch hiện thực khách quan, nhằm biến sai thành đúng, vô lý thành hợp lý. Ví dụ: Mỹ cố tình cắt bớt dấu hiệu tồn tại trong khái niệm “nhân quyền”. Đó là dấu hiệu: quyền tự quyết của các dân tộc. Yêu cầu 2: Phải có sự phù hợp giữa ngôn ngữ diễn đạt với tư tưởng. Ví dụ: + Sử dụng từ đa nghĩa: Con ngựa đá con ngựa đá. + Dùng từ không rõ nghĩa: Đàn bà không có đàn ông không là gì cả. + Sai ngữ pháp: Yêu cầu 3: Tư duy tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu. Ví dụ: Không đồng nhất các tư tưởng khác nhau và không coi những tư tưởng đồng nhất là khác nhau. Câu 4:Trình bày cơ sở khách quan, phát biểu nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của luật cấm mâu thuẫn đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp sai lầm khi tư duy vi phạm các yêu cầu này. a) Cơ sở khách quan: là tính xác định về chất của các đối tượng được bảo toàn trong khoảng thời gian xác định. Từ đó suy ra, nếu có đối tượng như thế thì nó đồng thời không thể không tồn tại; nó không thể có các thuộc tính xác định về chất như thế này và Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -6-
  7. Đề cương logic học đồng thời lại không có chúng, không thể vừa nằm vừa không nằm trong quan hệ nào đó với các đối tượng khác. b) Nội dung quy luật: Hai phán đoán đối lập trên hoặc mâu thuẫn nhau về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất một trong chúng giả dối. Công thức: 7(a ^ 7a) c) Yêu cầu của luật cấm mâu thuẫn đối với tư duy: - Thứ nhất: không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng và đồng thời lại phủ định ngay chính nó. Ví dụ: Trong thỏng 6 tất cả cỏc mặt hàng ở Hà Nội đều ổn định giỏ, chỉ cú tủ lạnh, điều hũa lại tăng giá lên tới 35% vỡ trời quỏ núng. - Thứ hai: không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tác là khẳng định đối tượng, nhưng lại phủ nhận hệ quả tất yếu suy từ nó. Ví dụ: Câu 5: Trình bày cơ sở khách quan, phát biểu nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của luật bài trung đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp sai lầm khi tư duy vi phạm các yêu cầu này. a) Cơ sở khách quan: chính là tính xác định về chất của các đối tượng, một cái gì đó tồn tại hay không tồn tại, thuộc lớp này hay lớp khác, nó vốn có hay không có tính chất nào đó… chứ không thể có khả năng nào khác. Vì thế, nếu thế giới thường bị phân xẻ thành “có-không”, thì để phản ánh tin cậy về thế giới ấy, tư duy cũng không thể không mang tính tình thế. Trong tư duy nhất định phải có tác động của quy luật bài trung. b) Nội dung quy luật: Hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian và một quan hệ, không thể đồng thời giả dối: một trong chúng nhất định phải chân thực, cái còn lại phải giả dối, không có trường hợp thứ ba. Công thức của quy luật: a v 7a c) Yêu cầu của quy luật: Trong việc giải quyết vấn đề mang tính giải pháp thì không được lảng tránh câu trả lời xác định; không thể tìm cái gì đó trung gian, đứng giữa, thứ ba. Ví dụ: Cái bảng này màu xanh. Cái bảng này không xanh. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -7-
  8. Đề cương logic học Câu 6: Trình bày cơ sở khách quan, phát biểu nội dung, viết công thức và nêu các yêu cầu của luật lý do đầy đủ đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp sai lầm khi tư duy vi phạm các yêu cầu này. a) Cơ sở khách quan: Các đối tượng xác định về chất có quan hệ nhất định với nhau, chúng phát sinh từ các đối tượng khác và đến lượt mình, chúng lại sản sinh ra những đối tượng thứ ba, biến đổi và phát triển trong quá trình tương tác với nhau. Suy ra, tất cả tròg thế giới tồn tại đều phải có cơ sở. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tồn tại khách quan của các đối tượng là cơ sở quan trọng nhất cho sự xuất hiện và tác động trong tư duy con người quy luật lí do đầy đủ. “Không một lập luận nào có thể được công nhận là chân thực nếu thiếu những cơ sở đầy đủ cần thiết”. b) Nội dung quy luật: “Mọi tư tưởng đã định hình được coi là chân thực nếu đã rõ toàn bộ các cơ sở đầy đủ cho phép xác minh hay chứng minh tính chân thực ấy”. Công thức: “a chân thực vì có b là cơ sở đầy đủ”. c) Yêu cầu của quy luật: không được công nhận 1 tư tưởng là chân thực, nếu chưa có cơ sở đầy đủ cho việc công nhận ấy. Ví dụ: Câu 7: Hãy trình bày định nghĩa và cấu tạo của suy luận, qua đó chỉ rõ mối liên hệ giữa hình thức và nội dung, giữa tính chân thực và đúng đắn của tư duy. Cho ví dụ. a) Định nghĩa suy luận Suy luận là hỡnh thức của tư duy phản ỏnh những mối liờn hệ phức tạp hơn (so với phán đoán) của hiện thực khỏch quan. Về thực chất, suy luận là thao tỏc logic mà nhờ đó người ta rút ra được tri thức mới từ những tri thức đó biết. b) Cấu tạo của suy luận:3 bộ phận 1/Tiền đề: là tri thức đó biết làm cơ sở rỳt ra kết luận. Những tri thức này biết được nhờ quan sỏt trực tiếp, nhờ tiếp thu, kế thừa tri thức của cỏc thế hệ đi trước thụng qua học tập và giao tiếp xó hội hoặc là kết quả cỏc suy luận trước đó. Vớ dụ: Mọi người đều chết. 2/Kết luận: là tri thức mới nhận được từ cỏc tiền đề và là hệ quả của chỳng. 3/Cơ sở logic: là cỏc quy luận và quy tắc mà việc tuân theo chúng đảm bảo rỳt ra kết luận chõn thực/ Giữa tiền đề và kết luận là mối liờn hệ kộo theo loogic làm cho cú thể Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -8-
  9. Đề cương logic học chuyển từ cỏi này sang cỏi kia. Chớnh là do cú mối liờn hệ xách định giữa chỳng với nhau, nếu đó thừa nhận tiền đề chõn thực thỡ muốn hay khụng thỡ cũng phải thừa nhận kết luận chõn thực. Một kết luận chõn thực khi và chỉ khi cỏc tiền đề chõn thực và suy luận tuõn theo quy tắc đúng đắn. c) Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức Nội dung của tư duy là phần hiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc con người. Hỡnh thức của tư huy hay hỡnh thức logic là kết cấu của tư tưởng là phương thức liờn hệ, sắp xếp, tổ chức cỏc ý nghĩ, cỏc tư tưởng theo trỡnh tự xác định. Suy luận cựng với khỏi niệm, phán đoán và chứng minh là cỏc hỡnh thức của tư duy chung. Các hỡnh thức này khụng phải do chính tư duy sinh ra mà là sự phản ỏnh cỏc mối quan hệ, cấu trỳc của các đối tượng hiện thực. Nội dung và hỡnh thức của tư tưởng khụng tồn tại tỏch rời nhau mà liờn hệ hữu cơ với nhau. Khụng và khụng thể có các tư tưởng tuyệt đối phi hỡnh thức, cũng như không và không thể cú hỡnh thức logic “thuần tỳy”, phi nội dung. Trong suy luận cũng vậy, phải tồn tại đồng thời nội dung và cỏc hatiền đề, quan hệ giữa chỳng và cỏc quy luật và quy tắc rỳt ra kết luận. Nội dung của cỏc kết luận suy ra cú thể khác nhau nhưng hỡnh thức của chỳng lại cú thể chung một kết cấu. Suy luận là 1 hỡnh thức của tư duy được xõy dựng từ các phán đoán, bản thõn nú lại là phần hợp thành của chứng minh. Chớnh nội dung xác định hỡnh thức cũn hỡnh thức thỡ khụng chỉ phụ thuộc vào nội dung mà cũn tỏc động trở lại nội dung. Nội dung các tư tưởng càng phong phỳ thỡ hỡnh thức của chỳng càng phức tạp. d) Mối liên hệ giữa tính chân thực và tính đúng đắn của tư duy Tớnh chõn thực của tư duy là thuộc tính căn bản của nú thể hiện trong quan hệ với hỡnh thức, đó là thuộc tớnh tỏi tạo lại hiện thực như nó vốn có, tương thích với nú về nội dung biểu thị khả năng của tư duy đạt tới chõn lý. Cũn sai lầm, giả dối là thuộc tớnh của tư duy xuyên tạc, làm biến dạng nội dung ấy. Tớnh chõn thực bị quyết định bởi chuyện tư duy là phản ỏnh của hiện thực. Tớnh giả dối bởi sự tồn tại của tư duy là tương đối độc lập, và như vậy nú cú thể xa rời và mõu thuẫn với hiện thưc. Tính đúng đắn của tư duy lại là thuộc tính căn bản khác, nhưng cũng được thể hiện trong quan hệ với hiện thực. Đó là khả năng tư duy tái tạo trong cấu trỳc của tư tưởng cấu trỳc khỏch quan của hiện thực, phự hợp với quan hệ thực giữa các đối tượng. Tính không đúng đắn của tư duy là khả năng nó xuyên tạc những liờn hệ cấu trỳc của các đối tượng. Tính đúng đắn của tư tưởng phụ thuộc trước hết vào việc hỡnh thức của tư duy có diễn tả Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 -9-
  10. Đề cương logic học đúng cấu tạo của hiện thực khụng? Mặt khác, để cú một tư duy chân thực thỡ nội dung phản ỏnh của nú phải phự hợp với hiện thực. Mối quan hệ ở đây chớnh là một tư duy đúng đắn chưa hẳn đó chõn thực ( mới chỉ phự hợp với hỡnh thức phản ỏnh) nhưng một tư duy chân thực thỡ đương nhiên phải là một tư duy đúng đắn. Suy luận được xõy dựng đúng khi và chỉ khi cỏc tiền đề đều đúng và tuân thủ cỏc quy tắc của tư duy. Vớ dụ Mọi giáo sư là giảng viờn. ễng ấy là giáo sư. KL: ễng ấy là giảng viờn. Tuy nhiờn, cỏc tiền đề đầu chõn thực nhưng vi phạm cỏc quy tắc tư duy thỡ kết luận là sai. Vớ dụ: Mội giáo sư là giảng viờn. ễng ấy là giảng viờn. Suy ra, ụng ấy là giáo sư. Trình bày phân loại khái niệm Căn cứ vào nội hàm và ngoại diên a) Phân loại theo nội hàm: (1) Khái niệm cụ thể và trừu tượng - Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng hiện thực, tồn tại một cách độc lập tương đối trong tính chỉnh thể các mặt, các thuộc tính, tính chất của nó. Ví dụ: Lớp học, tòa nhà, hoa hồng… - Khái niệm trừa tượng là khái niệm phản ánh tính chất, quan hệ của các đối tượng, mà không tồn tại độc lập nếu thiếu các đối tượng ấy. Ví dụ: lễ độ, khiêm tốn, bằng nhau.. (2) Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định: - Khái niệm khẳng định là khái niệm nhấn mạnh sự hiện diện của các đối tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của chúng. Ví dụ: có văn hóa, có dân chủ… Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 10 -
  11. Đề cương logic học - Khái niệm phủ định nhấn mạnh sự không tồn tại của đối tượng, thuộc tính hay quan hệ của chúng ở phẩm chất đang xét. Ví dụ: Vô văn hóa, vô ý thức, vô kỷ luật… (3) Khái niệm tương quan và không tương quan - Khái niệm tương quan là khái niệm chỉ mang đầy đủ nội dung khi đứng trong quan hệ với khái niệm khác cùng cặp. Ví dụ: thầy giáo – học sinh, mẹ – con, ông – cháu… - Khái niệm không tương quan là những khái niệm phản ánh các đối tượng có thể tồn tại độc lâp tương đối, không phụ thuộc vào sự tồn tại của đối tượng khác, có đầy đủ nội dung khi đứng độc lập. Ví dụ: con người, xã hội… b) Phân loại theo ngoại diên (1) Khái niệm tập hợp và không tập hợp - Khái niệm tập hợp là những khái niệm phản ánh về một lớp đối tượng đồng nhất được coi như một chỉnh thể thống nhất. Ví dụ: rừng, đội bóng đá, hạm đội… - Khái niệm không tập hợp là khái niệm trong đó mỗi đối tượng riêng rẽ được đề cập tới một cách độc lập. Nó chính là phần tử của khái niệm tập hợp. Ví dụ: cây, con tàu, từng cầu thủ trong đội bóng. (2) Khái niệm ảo (rỗng) và khái niệm thực - Khái niệm ảo (rỗng) là những khái niệm không xác định được ngoại diên hoặc ngoại diên bằng không. Ví dụ: động cơ vĩnh cửu, rồng, quỷ… - Khái niệm thực là những khái niệm mà ngoại diên có ít nhất 1 đối tượng., được chia ra thành Khái niệm chung và khái niệm đơn nhất. + Khái niệm chung là những khái niệm mà ngoại diên có từ 2 đối tượng trở lên. Đó có thể là khái niệm chung hữu hạn, nếu xác định được đối tượng trong ngoại diên. Ví dụ: giáo viên dạy giỏi ngoại ngữ, Người Việt Nam, Sinh viên Việt Nam… Đó có thể là khái niệm chung vô hạn, nếu khó hoặc không xác định được chính xác số lượng đối tượng trong ngoại diên. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 11 -
  12. Đề cương logic học Ví dụ: Hành tinh, tế bào, số chẵn… + Khái niệm đơn nhất: là khái niệm mà ngoại diên chỉ có một đối tượng. Ví dụ: Trái Đất, Hà Nội… Cũng có khi khái niệm đơn nhất phản ánh lớp đối tượng như 1 chỉnh thể thống nhất. Ví dụ: Liên hợp quốc, hệ Mặt trời… Câu 8: Trình bày cấu tạo của quy nạp so với diễn dịch. Nêu định nghĩa và viết sơ đồ của từng loại hình quy nạp và các phương pháp nghiên cứu quy nạp. Cho ví dụ minh họa cho từng trường hợp a) Cấu tạo của quy nạp so với diễn dịch: cũng gồm 3 bộ phận: CT Diễn dịch Quy nạp 1/ - Là những phán đoán toàn thể (hoặc bộ - Là những phán đoán đơn nhất, đồng Tiề phận), không được tất cả là phủ định (như chất (cùng khẳng định hoặc cùng phủ n trong tam đoạn luận) và tính chân thực định), chúng có tính chân thực dữ kiện đề của chúng đã được xác lập chắc chắn dựa trên sự quan sát kinh nghiệm 2/ - Kết luận có thể thể là riêng, cũng có thể -Phải là phán đoán toàn thể diễn đạt chủ Kết là đơn nhất yếu tri thức chung (mặc dù có thể là luậ riêng, về bộ phận các đối tượng của lớp n nào đó) - Kết luận luôn xác thực, khi có các tiền -Kết luận có thể là xác thực, cũng có thể đề chân thực và suy diễn đúng quy tắc chỉ là xác suất. 3/ - là các quy luật và quy tắc mà việc tuân - là mối liên hệ logic giữa các tiền đề và Cơ thủ chúng sẽ đảm bảo rút ra kết luận chân kết luận. Đó là mối lien hệ khách quan sở thực từ các tièn đề chân thực. Giữa tiền giữa cái riêng và cái chung, nguyên nhân logi đề và kết luận là mối quan hệ kéo theo và kết quả và chính nó làm cho có việc c logic làm cho nó có thể chuyển từ cái này chuyển từ tri thức về các đối tượng riêng sang cái kia. Nếu đã thừa nhận tiền đề rẽ sang cho lớp, hay từ những lớp ít nào đó, thì muốn hay không cũng buộc chung sang lớp chung hơn phải thừa nhận cả kết luận b) Các loại hình quy nạp (1) Quy nạp hoàn toàn: là quy nạp trong đó kết luận chung về lớp đối tượng nào đó rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó. Sơ đồ: S1 là (không là) P Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 12 -
  13. Đề cương logic học S2 là (không là) P ………………… S n là (không là) P S1,S2… Sn… là toàn bộ đối tượng của lớp S |--- Mọi S là (không là) P Ví dụ: Sao Thủy quanh xung quanh Mặt Trời ngược với chiều kim đồng hồ. Trái Đất quanh xung quanh Mặt Trời ngược với chiều kim đồng hồ. ………………… Sao Kim quanh xung quanh Mặt Trời ngược với chiều kim đồng hồ. Sao Thủy, Trái Đất, Sao Kim là các hành tinh của Hệ Mặt Trời |--- Tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời đều quay xung quanh Mặt Trời ngược với chiều kim đồng hồ (2) Quy nạp không hoàn toàn: là suy luận về toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu chỉ một phần các đối tượng của lớp ấp. Sơ đồ: S1 là (không là) P S2 là (không là) P ………………… S n là (không là) P S1,S2…Sn… là bộ phận đối tượng của lớp S Chưa gặp trường hợp ngược |--- Mọi S là (không là) P có thể, mọi S là (không là) P Ví dụ: Thể tích của Nitơ tăng lên khi nung nóng Thể tích của Oxi tăng lên khi nung nóng Thể tích của Hydro tăng lên khi nung nóng Nito, Oxi và Hydro là những chất khí |--- Tất cả các chất khí đều nở ra khi nóng lên Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 13 -
  14. Đề cương logic học (3) Quy nạp phổ thông: là sự khái quát, trong đó nhờ liệt kê dấu hiệu lặp lại ở một số đối tượng của một lớp nào đó người ta đi đến kết luận dấu hiệu lặp lại có trong toàn bộ các đối tượng của lớp ấy. Ví dụ: Từ thế hệ này sang thế hệ khác quan sát các hiện tượng tự nhiên, con người rút ra kết luận: “ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Chuồn chuan bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm:… (4) Quy nạp khoa học: là quy nạp, trong đó kết luận về toàn bộ lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở dấu hiệu bản chất, tất yếu hay mối liên hệ tất yếu là các dấu hiệu chung, vốn có quy định sự tồn tại của tất cả các đối tượng trong một lớp xác định. Ví dụ: Nghiên cứu một số loài thực vật, người ta they rằng, nước là một thành phần cấu tạo và là điều kiện không thể thiếu được đối với đời sống của chúng. Từ đó, người ta đi đến kết luận rằng: Nước rất cần cho cây. d) Các phương pháp nghiên cứu quy nạp (1) Phương pháp giống nhau: so sánh, đối chiếu các sự kiện khác nhau và vạch ra trong chúng sự giống nhau ở 1 điểm nào đó. Sơ đồ: ABC … có a ACD … có a AEG … có a |--- A là nguyên nhân của a. Ví dụ: Người ta muốn giải thích nguyên nhân của cầu vồng và để làm việc đó phải quan sát 1 loạt trường hợp xuất hiện của nó: trong thời gian có mưa, ở giọt sương ban mai, ở những bụi nước bắn ra bên những thác nước,…mặc dù có rất nhifu khác biệt, người ta vẫn nhật thấy rằng chúng giống nhau ở 1 điểm – tia nắng đi qua môi trường trong suốt hình cầu. (2) Phương pháp khác biệt duy nhất: Các hiện tượng đã giống nhau trong nhiều quan hệ vẫn có thể khác nhau ở chỗ nào đó, mà sự có hay không những hệ quả này hay khác rất có thể gắn với sự khác nhau ấy. Sơ đồ: ABC … có a BC… không có a |--- A là nguyên nhân của a. Ví dụ: Trong điều kiện bình thường vận tốc rơi của các vật thể phụ thuộc vào khối lượng của chúng. Trong chân không vận tốc rơi của các vật thể là như nhau. Khi tiến hành thí nghiệm những điều kiện được đảm bảo như nhau cho mọi trường hợp, trừ 1 điều kiện – Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 14 -
  15. Đề cương logic học có hay không có không khí. Do đó, có thể kết luận, sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật thể có vận tốc rơi khác nhau. (3) Phương pháp biến đổi kèm theo: khi làm thay đổi 1 bối cảnh, người ta quan sát xem có những thay đổi nào đi kèm với nó. Sơ đồ: A1BC … có a1 A2BC … có a2 A3BC … có a3 |--- A là nguyên nhân của a Ví dụ: Trong những điều kiện bình thường, mỗi khi bị nung nóng, vật thể sẽ nở ra. Nhiệt độ càng tăng, thể tích của vật thể càng lớn. Do đó, sự cung cấp nhiệt là nguyên nhân làm cho vật thể nở ra. (4) Phương pháp phần dư: Nếu biết điều kiện cần thiết của hiện tượng nghiên cứu, trừ 1 điều kiện không là nguyên nhân của nó, thì điều kiện bị loại trừ có thể là nguyên nhân của hiện tượng đó. Sơ đồ: ABC … có abc BC … có bc |--- A là nguyên nhân của a. Ví dụ: Phân tích quang phổ, người ta thấy rằng mỗi vạch quang phổ ứng với 1 nguyên tố hóa học xác định. Trong quang phổ của mặt trời có 1 vạch màu vàng tươi không ứng với nguyên tố hóa học nào đã biết. Qua nghiên cứu về 1 chất khí, người ta thấy có 1 vạch quang phổ màu vàng tươi giống như 1 vạch quang phổ của Mặt Trời. Đó là sự phát hiện ra khí Hêli. Câu 9: Trình bày cơ sở khách quan, định nghĩa, cấu tạo của phép chứng minh so với suy luận. a) Cơ sở khách quan: Khả năng khách quan của chứng minh gắn liền chặt chẽ với tính bị quy định phổ biến của các đối tượng hiện thực, với tính phụ thuộc nhân quả của chúng. Không có gì sinh ra từ hư vô: tất cả đều có cơ sở từ ở các đối tượng khác, mọi biến đổi đều diễn ra trên cơ sở và do tác động của cái gì đó. Và điều này cho phép trong tư duy phản ánh về hiện thực có một số tư tưởng dựa cơ sở trên những tư tưởng khác, một số tư tưởng quy định những tư tưởng khác. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 15 -
  16. Đề cương logic học Khả năng logic của chứng minh gắn liền với sự hiện tồn của các chân lý chưa được xác minh mang tính khởi điểm. Khi tìm ra chân lí, con người có ý hướng truyền nó cho những người khác. Mà để làm được điều đó người ta phải tự tin vào nó. Ngoài ra còn có nguyên nhân nhận thức luận. Nếu tất cả mọi chân lý đều đã tự rõ ràng, thì chắc đã không cần đến chứng minh. Trong thực tế chỉ có một số rất ít các chân lý là hiển nhiên không đòi hỏi chứng minh. Còn lại phần lớn các chân lý đều không rõ ràng như vậy, và đo đó đòi hỏi phải được chứng minh. Việc chứng minh tính chân thực của những phán đoán này lại giả định chứng minh tính giả dối của các phán đoán khác mâu thuẫn với nó, vì chân thực và giả dối nằm trong quan hệ phủ định lẫn nhau. b) Định nghĩa Chứng minh: đó là hình thức tư duy mà nhờ đó trên cơ sở một số tri thức chân thực người ta xác lập tính chân thực hay giả dối của các tri thức khác. c) Cấu tạo của chứng minh so với suy luận Chứng minh gồm 3 bộ phận: 1/ Luận đề: là tri thức đã biết, đã được định hình bằng ngôn từ, duy chỉ có tính chân thực của nó còn cần phải được xác minh (trong khoa học luận đề thường là giả thuyết) 2/ Luận cứ: là những tri thức đã biết mà tính chân thực của chúng đã được xác minh. Luận cứ có thể là: +) Các dữ kiện thực tế đã và đang diễn ra mà người ta cảm nhận trực tiếp được nhờ các giác quan +) Có thể là các tiền đề, tức là những luận điểm lý thuyết có tính chân thực hiển nhiên đến mức không cần chứng minh +) Các quy luật (định luật) khoa học đã được nhận thức con người trước đó khám phá, được kiểm chứng tính đúng – sai và quay trở lại làm cơ sở cho sự nhận thức, quá trình chứng minh tiếp theo. 3/ Luận chứng: là sự thu thập, lựa chọn, tổ chức, sắp xếp các luận cứ theo trình tự logic xác định nhờ các suy luận để dẫn đến luận đề. Một suy luận bất kì (như tam đoạn luận) cũng gồm 3 bộ phận là tiền đề, kết luận và cơ sở logic (các quy tắc). Giữa 3 bộ phận của suy luận và chứng minh có sự giống và khác nhau nhất định. +> Luận đề của chứng minh và kết luận của suy luận đều là những cái đích mà nhận thức phải hướng tới, nhưng luận đề là tri thức đã được biết khi bắt đầu quá trình nhận thức (ít nhất về mặt ngôn từ), còn kết luận là điều hoàn toàn ẩn giấu. Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 16 -
  17. Đề cương logic học +> Các luận cứ và tiền đề giống nhau ở chỗ đều cần phải là những tri thức chân thực đã biết, nhưng tiền đề là hữu hạn ứng với từng suy luận cụ thể, còn luận cứ thì có thể vô hanh đối với từng phép chứng minh. Nhưng điều này lại liên quan đến khả năng luận chứng 9thu thập, lựa chọn) của chủ thể: một luận đề có thể được chứng minh bằng các luận cứ khác nhau, ngược lại mỗi luận cứ có thể được dùng để chứng minh các luận đề khác nhau. Về cơ bản, luận chứng chỉ là chuỗi các suy luận cho nên nó phải tuân thủ cơ sở logic của các suy luận dùng trong đó. Phát biểu nội dung quy luật làm cơ sở cho phép chứng minh bằng phản chứng. Nêu rõ cơ chế và viết sơ đồ cho phép chứng minh này. Quy luật logic làm cơ sở cho phép chứng minh bằng phản chứng là quy luật cấm mâu thuẫn đối với tư duy. Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn: Hai phán đoán đối lập trên hoặc mâu thuẫn nhau về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất 1 trong chúng giả dối. Cơ chế và sơ đồ cho phép chứng minh bằng phản chứng: * Cơ chế: Bước đầu tìm cách chứng minh tính giả dối của phản đề mâu thuẫn với luận đề cần chứng minh; sau đó dẫn phản đề giả sử ấy đến mâu thuẫn với luận cứ, và cuối cùng từ giả dối của phản đề rút ra kết luận về chân thực của luận đề phải chứng minh. * Sơ đồ: (AB) ^ (A7B)  7A Lưu Thị Việt Hoa Anh 6-TC 01669 355 786 - 17 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2