intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kì đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

  1. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 7 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Chƣơng IV: Ngành thân mềm. - Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi đại diện. - Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm đối với đời sống con người. - So sánh đặc điểm cấu tạo, sinh lý của các đại diện với nhau. - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế. - Vận dụng kiến thức để nuôi trồng, khai thác thân mềm một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế ở địa phương. Chƣơng V: Ngành chân khớp. - Cấu tạo và các hoạt động của mỗi đại diện đã học. - Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp. - Giải thích được các hiện tượng sinh lý của mỗi đại diện. - Liên hệ thực tế để thấy được vai trò của chân khớp đối với đời sống con người. - Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Chƣơng V: Lớp cá. - Hình dạng cấu tạo ngoài của cá chép. - Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bơi trong môi trường nước của cá chép. - Hoạt động sinh lý của cá chép. - Biện pháp bảo vệ, nuôi và khai thác hợp lý đem lại nguồn lợi kinh tế từ nghề nuôi cá ở địa phương em. B. CÂU HỎI ÔN TẬP: I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét? A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng. B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột. C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng. D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ. Câu 2. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai? A. Không có khả năng di chuyển. B. Chân hình lưỡi rìu. C. Hô hấp bằng mang. D. Trai sông có 2 mảnh vỏ. Câu 3. Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có? A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành. B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 4: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì? A. Bắt mồi và bò. B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi. C. Giữ và xử lí mồi. D. Định hướng và phát hiện mồi. 1
  2. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 5: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở. Câu 6: Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì? A. Sống ở nước ngọt, cố định. B. Sống ở biển, di chuyển tích cực. C. Sống ở biển, cố định. D. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực. Câu 7: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn. B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn. C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm. D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn. Câu 9: Hoạt động nào của Ốc sên phá hoại cây cối? A. Khi sinh sản, Ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây. B. Ốc sên ăn lá cây, làm cây không phát triển được. C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây. D. Ốc sên ăn lá cây và tiết chất nhờn làm chết cây Câu 10: Người ta thường dùng lớp nào trong cấu tạo của vỏ trai để khảm tranh? A. Lớp đá vôi ở giữa B. Lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng C. Có lớp sừng bọc ngoài D. Lớp đá vôi và lớp sừng Câu 11: Con tôm sông di chuyển bằng gì ? A. Chân bò B.Chân bơi C. Chân bò và chân bơi D. Bay Câu 12: Những động vật được xếp vào lớp giáp xác có đặc điểm: A. Mình có một lớp vỏ bằng ki tin B. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác qua nhiều lần C. Sống ở môi trường nước. D. Có vỏ bằng ki tin và lớn lên phải lột xác nhiều lần. Câu 13: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là? A. Ruồi B.Muỗi C.Bọ ngưạ D.Ong mật Câu 14: Hãy sắp xếp các đặc điểm của ngành Động vật không xương sống tương ứng với từng ngành. 1. Ngành Động vật nguyên sinh. a) Cơ thể hình trụ đối xứng tỏa tròn. 2. Ngành ruột khoang. b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi. 3. Các ngành giun. c) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng ki tin, thường phân đốt. 4. Ngành thân mềm. d) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 5. Ngành chân khớp. e) Cơ thể là một tế bào, có kích thước hiển vi. 2
  3. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 g) Cơ thể đối xứng tỏa tròn, miệng có tua miệng và tế bào gai bảo vệ. h) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitn, chân phân đốt và có cánh. Đáp án: 1-e ; 2-a, g ; 3 – d ; 4- b ; 5 – c, h II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhƣng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không? - Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn. Câu 2: Đặc điểm chung của ngành thân mềm? + Thân mềm, cơ thể không phân đốt. + Có vỏ đá vôi bảo vệ. + Hệ tiêu hoá phân hoá. + Có khoang áo phát triển. + Cơ quan di chuyển thường đơn giản Câu 3: Vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng? - Vì lớp xà cừ do biểu mô áo tiết ra lấy chất đá vôi từ nước uống và thức ăn của trai. Câu 4: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? - Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng. Câu 5: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? - Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. Câu 6: Em thƣờng gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá nhƣ thế nào? - Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lai vết đó ở trên lá cây. Câu 7: Cơ thể trai đƣợc cấu tạo nhƣ thế nào? + Phần đầu: tiêu giảm + Phía ngoài: Áo tạo thành khoang áo có ống hút và ống thoát nước. + Phần giữa: có 2 tấm mang ở mỗi bên. + Trong: có thân và chân trai. Câu 8: Vây cá có chức năng gì? - Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. 3
  4. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 + Vây chẵn (vây ngực và vây bụng): giữ thăng bằng giúp cá rẽ phải, rẽ trái, lên xuống. + Vây lẻ (vây lưng và vây hậu môn): giữ thăng bằng theo chiều dọc. + Khúc đuôi mang vây đuôi. Câu 9: Địa phƣơng em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhƣng an toàn cho môi trƣờng? - Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện, …) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại. - Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ, - Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy đèn … 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0