intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa được biên soạn nhằm tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong học kì 1 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo phục vụ ôn thi hiệu quả cao. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XàHƯƠNG TRÀ TỔ VẬT LÍ PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020 ­ 2021 LÍ THUYẾT Câu 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì? Hãy kể tên các dụng cụ đo độ dài? ­ Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m) ­ Các dụng cụ đo độ dài là thước kẻ, thước dây, thước mét, thước cuộn… Câu 2: Giới hạn đo là gì? Độ chia nhỏ nhất là gì? ­ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.  ­ ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 3: Trình bày cách đo độ dài của một vật? ­ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước thích hợp  ­ Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp ­ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của   thước. ­ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. ­ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Câu 4 : Đơn vi đo thể tích thường dùng là gì ? Kể tên các dụng cu đo thể tích chất lỏng ? ­ Đơn vi đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). 1l = 1dm3   ; 1ml = 1cm3 (1cc). * Các dụng cu đo thể tích chất lỏng :  ­ Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích. ­ Các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết dung tích. ­ Bình chia độ, bơm tiêm. Câu 5: Trình bày cách đo thể tích chất lỏng? ­ Ước lượng thể tích cần đo. ­ Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. ­ Đặt bình chia độ thẳng đứng.  ­ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. ­ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. Câu 6: Hãy trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong   nước bằng bình chia độ? ­ Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể  tích của phần chất lỏng   dâng lên bằng thể tích của vật.
  2. Câu 7: Hãy trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn?  ­ Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ  thì thả vật rắn đó vào trong bình tràn. Thể tích   của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. Câu 8 : Khối lượng của một vật cho ta biết điều gì ? Trên vỏ hộp sữa có ghi 397g số đó  chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp? ­ Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. ­ 397g chỉ lượng sữa chứa trong hộp. Câu 9 : Đơn vị đo khối lượng là gì ? Hãy nêu một số đơn vị đo khối lượng. ­ Đơn vị đo khối lượng là Kilôgam (kg) ­ Các đơn vị khác: g; mg; hg (lạng); tấn (t); tạ.  1 g = 1/1000 kg  ; 1 lạng = 100 g   ; 1 t = 1000 kg  ; 1 tạ = 100 kg   ; 1 mg = 1/1000 g Câu 10 : Hãy kể tên các loại cân ? ­ Cân y tế. ­ Cân tạ. ­ Cân đòn. ­ Cân đồng hồ. Câu 11: Lực là gì? Hai lực cân bằng là gì? Nêu ví dụ minh họa hai lực cân bằng? ­ Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. ­ Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực   cân bằng. ­ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Câu 12: Hãy nêu những sự biến đổi của chuyển động? Ví dụ minh họa? ­ Vật đang chuyển động bị dừng lại.  Ví dụ :  ­ Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.  Ví dụ :  ­ Vật chuyển động nhanh lên.  Ví dụ :  ­ Vật chuyển động chậm lại.  Ví dụ :  ­ Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác. Ví dụ :  Câu 13 : Nêu kết quả tác dụng của lực? Cho ví dụ. ­ Lực tác dụng lên một vật có thể  làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó   biến dạng. Hai kết quả này có thể đồng thời xảy ra. Ví dụ :  Câu 14 : Trọng lực là gì ? Nêu phương và chiều của trọng lực ? Đơn vị lực ? ­ Trọng lực là lực hút của Trái Đất. ­ Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó. ­ Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất ­ Đơn vị lực là Niutơn (N). ­ Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. ­ Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. Câu 15: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Lấy ví dụ về vật có tính chất đàn hồi? ­ Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại   trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
  3. ­ Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc   gắn) với hai đầu của nó.  * Độ biến dạng của lò xo:  ­ Độ biến dạng của lò xo khi kéo dãn là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài   tự nhiên của lò xo : l – l0..    Ví dụ :  Câu 16 : Đặc điểm của lực đàn hồi ? ­ Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 17: Dụng cụ dùng để đo lực gọi  là gì? Kế tên các loại lực kế? ­ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. ­ Các loại lực kế : có lực kế đo lực kéo, có lực kế  đo lực đẩy, và có lực kế  đo cả  lực   kéo lẫn lực đẩy. Câu 18 : Nêu cấu tạo của lực kế và cách đo lực bằng lực kế ? *Cấu tạo :  ­ Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc  và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên bảng chia độ. *Cách đo :  ­  Ước lượng độ  lớn cần đo để  chọn lực kế  có giới hạn đo và độ  chia nhỏ  nhất thích  hợp. ­ Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo. ­ Cầm lực kế và thực hiện phép đo đúng cách ­ Đọc và ghi kết quả đúng quy định. Câu 19 : Nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật ? P = 10m Trong đó:  P là trọng lượng của vật (N) ; m là khối lượng của vật (kg) . Câu 20: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị  khối lượng riêng? Công thức tính khối lượng  riêng và ý nghĩa của các đại lượng có trong công thức? ­ Khối lượng của 1 mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. ­ Đơn vị: kilôgam trên mét khối (kg/m3). m ­ Công thức: D =  V D là khối lượng riêng (kg/m3) m là khối lượng (kg) V là thể tích (m3) Câu 21: Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị trọng lượng riêng? Công thức tính trọng lượng   riêng và ý nghĩa của các đại lượng có trong công thức? ­ Trọng lượng của 1 mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. ­ Đơn vị: Niutơn trên mét khối (N/m3).
  4. ­Công thức: d =  P ; d là trọng lượng riêng (N/m3); P là trọng lượng (N); V là thể  tích  V  (m3) Câu 22 : Hãy nêu công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng ?  d= 10D BÀI TẬP Câu 1: Đổi các đơn vị sau:  a.  40 km =……………………………………m b. 10,5 m = ………………………………….km c. 34dm3 = ………………………………cm3 d. 340g = ……………………………………..kg e. 48,5 tấn = ………………………………yến f. 65 kg =…………………………………g g. 32,5 cc = …………………………………….lít Câu 2: Một xe ô tô có khối lượng 1,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu niutơn? Câu 3: Một khối kim loại có khối lượng 1,35tấn. Tính khối lượng riêng của kim loại đó? Biết   thể tích của nó là 0,5 m3. Câu 4: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể  tích 40 dm3.  Biết  khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Câu 5: Có hai bình chia độ. Bình thứ nhất có ĐCNN 0,5cm3 và có 250 vạch chia. Bình thứ hai  có ĐCNN 1cm3 và có 100 vạch chia. Bình nào có GHĐ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu cm3  Câu 6:  Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn   giới hạn đo của bình chia độ.  a. Ngoài bình chia độ  đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ  gì để  có thể  xác   định được thể tích của hòn đá?             b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2