intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết Địa 9 về cây công nghiệp

Chia sẻ: Ngoc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

104
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo 3 Đề kiểm tra 1 tiết Địa 9 về cây công nghiệp với nội dung liên quan đến: cây công nghiệp, diện tích cây trồng Đông Nam Bộ,...để làm quen với các dạng bài tập có thể xuất hiện trong kỳ kiểm tra 45 phút sắp tới của các bạn học sinh. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết Địa 9 về cây công nghiệp

  1. Trường PTDT Bán trú THCS Nghinh Tường Họ và tên:………………………… Lớp:…………….. Đề kiểm tra: 45 phút Môn địa lí A: Trắc nghiệm Khoanh tròn đáp án đúng Câu 1: Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ vì: a. Có nhiều vùng đất badan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trồng cao su b. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh c. Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, thị trường lớn d. Tất cả các đáp án trên Câu 2: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ở ĐBSCL? a. Công nghiệp khai khoáng b. Vật liệu xây dựng c. Chế biến lương thực, thực phẩm d. Cơ khí nông nghiệp Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ĐNB là: a. Đất ferarit b. Đất badan c. Đất phù xa d. Đất xám trên phù xa cổ Câu 4: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: a. 5 tỉnh/ thành phố b. 6 tỉnh/ thành phố c. 7 tỉnh/ thành phố d. 8 tỉnh/ thành phố Câu 5: Dân số ở vùng ĐBSCL năm 2002 là: a. 16,7 triệu người b. 17,7 triệu người c. 18,7 triệu người d. 19,7 triệu người Câu 6: Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh: a. Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương b. Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai c. Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương d. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng tàu
  2. B: Tự luận Câu 1: Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi để ĐBSCL trở thành vùng sản xuất cây lương thực lớn nhất cả nước? Câu 2: Cho bảng số liệu sau: Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh ( nghìn người) Năm 1995 2000 2002 Vùng Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét. HẾT
  3. Hướng dẫn chấm bài kiểm tra 45’ Địa Lí 9 A. Trắc nghiệm ( 3 điểm, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d c b c a d B. Tự luận Câu 1:(4 điểm) Có nhiều điều kiện để phát triển * Tự nhiên - Diện tích đất phù xa 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn chiếm 2,5 triệu ha… ( 0,5 điểm) - Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông Mêkông mang nhiều phù sa, diện tích mặt nước lớn…( 0,5 điểm) - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho cây trồng nhiệt đới…(0,25 điểm) - Rừng ngập mặn với diện tích lớn, là nơi cư trú của các loài tôm cá, chắn gió…(0,25 điểm) - Biển và hải đảo: Biển ấm, ngư trường rộng, nhiều tôm cá. Nhiều đảo thuận lợi cho đánh bắt cá…(0.5 điểm) * Xã hội - Đông dân, lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp…(0.5 điểm) - Thị trường tiêu thụ rộng lớn…(0,5 điểm) - Cơ sở vật chất ( máy móc, phâm bón, nhà xưởng..). (0,5 điểm) - Chính sách phát triển..( đầu tư, mở rộng thị trường…). (0,5 điểm) Câu 2: (3 điểm) * Xử lí số liệu ( 0.5 điểm) Năm 1995 2000 2002 Vùng Nông thôn Thành thị Tổng 100 100 100
  4. * Vẽ biểu đồ cột chồng, vẽ đúng, thẩm mĩ, đầy đủ tên, năm, khoảng cách đúng, chú giải…( 1,5 điểm, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) * Nhận xét - Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số( 0,5 điểm) - Dân thành thị ngày càng tăng , dân số nông thôn có xu hướng giảm (0,5 điểm)
  5. Trường THCS Nam Thái A Kiểm tra 1 tiết Tổ Sử - Địa - Anh Môn : Địa lí 9 Họ tên:…………………………. Thời gian : 45 phút (không kể giao đề) Lớp :…… Điểm Nhận xét của giáo viên I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) Khoanh tròn chỉ một ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây:(3 điểm) 1/ Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về diện tích cây trồng nào sau? a. Cao su b. Cà Phê c. Chè d. Cà 3 ý trên đều sai 2/ Trong cơ cấu kinh tế của Đông nam bộ hiện nay, khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất? a. Nông nghiệp b. Công nghiệp c. Dịch vụ d. Cả 3 ý trên đều đúng 3/ Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với khu vực nào dưới đây: a. Tây Nguyên b. ĐB. Sông Cửu Long c. ĐB. Sông Hồng d. Nam Trung Bộ 4/ Trung tâm kinh tế nào dưới đây không thuộc tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam? a. TP. Hồ Chí Minh b. Biên Hoà c. Vũng Tàu d. Đà Nẵng 5/ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh biển nào dưới đây? a. Vịnh Bắc bộ b. Vịnh Thái Lan c. Vịnh Ben-gan d. Vịnh Mê-hi-cô 6/Trung Tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: a. Cần Thơ b. Mỹ Tho c. Long Xuyên d. Cà Mau II/ TỰ LUẬN (7đ) 1. Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?(1,5đ) 2. Trình bày nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ? (3,5đ) 3. Dựa vào bảng số liệu tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2
  6. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước(cả nước = 100%) (2đ) Bài Làm ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................
  7. KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: ĐỊA LÝ 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh đồng thời điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời (nếu cần thiết). - Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng ở các nội dung: Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long * Kiến Thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Nêu được tên các trung tâm kinh tế. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản - Nhận biết được Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn * Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan. - Rèn luyện kỹ năng giải thích, so sánh, nhận định sự việc. - Vẽ biểu đồ và nhận xét * Thái độ: - Nghiêm túc trong kiểm tra, sự yêu thích học tập bộ môn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và Tự luận.
  8. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ - Nhận biết vị trí Tại sao tuyến du địa lí, giới hạn lãnh lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến -Nhận biết vị trí, Đà Lạt, Nha Trang, giới hạn và vai trò Vũng Tàu quanh Vùng Đông của vùng kinh tế năm hoạt động Nam Bộ trọng điểm phía nhộn nhịp? Nam - Nêu được tên các trung tâm kinh tế 35%x1=3,5điểm 20% /2đ 15%/1,5đ Số câu: 4 Câu 1 câu - Nhận biết vị trí Tại sao Đồng bằng . Vẽ biểu đồ thể địa lí, giới hạn lãnh sông Cửu Long có hiện tỉ trọng sản thổ thế mạnh nghề nuôi lượng cá biển trồng và đánh bắt khai thác, cá - Nêu được tên các thuỷ sản ? nuôi, tôm nuôi ở Vùng Đồng trung tâm kinh tế Đồng bằng sông Bằng Sông Cửu lớn Cửu Long và Long - Trình bày nền Đồng bằng sông nông nghiệp ở Hồng so với cả Đồng bằng sông nước(cả nước = Cửu Long? (TL) 100%) 65%x10=6,5điểm 10%/1đ 20%/2đ 15%/1,5đ 20%/2đ Số câu: 3 2 câu ½ câu ½ câu 1 câu TSĐ: 10 2 điểm = Tổng số câu: 9 5 điểm = 50% TSĐ 3 điểm = 30% TSĐ 20%TSĐ Tỷ lệ: 100%
  9. IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN: I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) Khoanh tròn chỉ một ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây:(3 điểm) 1/ Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về diện tích cây trồng nào sau? a. Cao su b. Cà Phê c. Chè d. Cà 3 ý trên đều sai 2/ Trong cơ cấu kinh tế của Đông nam bộ hiện nay, khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất? a. Nông nghiệp b. Công nghiệp c. Dịch vụ d. Cả 3 ý trên đều đúng 3/ Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với khu vực nào dưới đây: a. Tây Nguyên b. ĐB. Sông Cửu Long c. ĐB. Sông Hồng d. Nam Trung Bộ 4/ Trung tâm kinh tế nào dưới đây không thuộc tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam? a. TP. Hồ Chí Minh b. Biên Hoà c. Vũng Tàu d. Đà Nẵng 5/ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh biển nào dưới đây? a. Vịnh Bắc bộ b. Vịnh Thái Lan c. Vịnh Ben-gan d. Vịnh Mê-hi-cô 6/Trung Tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: a. Cần Thơ b. Mỹ Tho c. Long Xuyên d. Cà Mau II/ TỰ LUẬN (7đ) 1. Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?(1,5đ) 2. Trình bày nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ? (3,5đ) 3. Dựa vào bảng số liệu tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước(cả nước = 100%) (2đ)
  10. V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. Hướng dẫn chấm: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,25 điểm. - Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp. - Lưu ý: Phần tự luận học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời. b. Đáp án – biểu điểm trắc nghiệm Câu Nội dung Điểm 1 a 0,5 2 b 0,5 3 c 0,5 I 4 d 0,5 5 b 0,5 6 a 0,5 c. Đáp án – biểu điểm tự luận Câu Đáp án Điểm - Vị trí địa lí: là trung tâm du lịch lớn nhất phía nam 0,5 - TP.HCM là nơi có nguồn thu nhập cao, mức sống dân cư cao 0,5 1 - Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang là nơi du lịch nổi tiếng như có bãi biển 0,5 đẹp nắng ấm(có nhiều khu vui chơi giải trí, có khách sạn đầy đủ tiện nghi) * Nông nghiệp: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất niều lúa gạo nhất nước ta. 0,25 + Diện tích gieo trồng 3 834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% DT trồng lúa cả 0,25 nước + Sản lượng 17,7 triệu tấn, chiếm 51,5%, Bình quân lương thực đầu 0,25 người cao 1 066,3Kg/người + Lúa trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Cửu Long, đất phù sa ngọt 0,25 - Ngoài ra vùng còn trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và các loại rau đậu. - Ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (vịt đàn) 0,25 2 - Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản rất phát triển, chiếm 50% tổng sản 0,25 lượng cả nước 0,25 - Rừng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn 0,25 * Tại vì: - Có vùng biển rộng, ấm thuận lợi cho cho việc nuôi trồng đánh bắt thuỷ 0,5 sản. - Có sông Mê Công chảy qua cung cấp nguồn tôm, cá giống tự nhiên 0,5 - Các sản phẩm từ trồng trọt, cung cấp thức ăn cho tôm, cá.... 0,5 - Xử lí số liệu đúng 0,5 3 - Vẽ biểu đồ: chính xác, rõ ràng sạch đẹp, có chú thích, cho điểm tối đa 1,5 VI. KIỂM TRA LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
  11. Họ và tên:…………………………………………………… KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỊA LÍ 9* Lớp: 9A…… Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của gáo viên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0.5đ). Tỷ trọng dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm : a. 30 % b. 45 % c. 90 % d. 100 %. Câu 2: (0.5đ). Loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là: a. Hồ tiêu b. Điều c. Cao su d. Cà phê. Câu 3: (0.5đ). Vấn đề bức súc nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là: a. Nghèo tài nguyên b. Đông dân c. Thu nhập thấp d. Ô nhiễm môi trường. Câu 4: (0.5đ).Nhận định nào sau đây không đúng với đồng bằng Sông Cửu Long? a. Năng suất lúa cao nhất b. Diện tích đồng bằng rộng lớn nhất c. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất d. Xuất khẩu nông sản lớn nhất cả nước. Câu 5: (0.5đ) Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long là: a. Sản xuất hàng tiêu dùng b. Dệt may c. Chế biến lương thực, thực phảm d. Cơ khí. Câu 6: (0.5đ). Một loại hình dịch vụ khó tìm thấy ở các vùng khác ngoài đồng bằng Sông Cửu Long là: a. Chợ đêm b. Chợ nổi c. Chợ gỗ d. Chợ phiên. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ). Câu 1: (2đ).Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Câu 2: (2đ). Dân cư ở đồng bằng Sông Cửu Long có đặc điểm gì? Tại sao phải gắn quá trình phát triển kinh tế của vùng với việc nâng cao dân trí và quá trình đô thị hoá? Câu 3: (3đ). Dựa vào bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THUỶ HẢI SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC (nghìn tấn). Năm 1995 2000 2002 Lãnh thổ ĐB Sông Cửu Long 820 1170 1350 Cả nước 1580 2250 2650 Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ hải sản ở đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét. Bài làm ............................................................................................................................................
  12. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ): Câu 1: d (0.5đ). Câu 2: c (0.5đ). Câu 3: d (0.5đ). Câu 4: a (0.5đ). Câu 5: c (0.5đ). Câu 6: b (0.5đ). II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7đ): Câu 1: (2đ) HS trình bày được những nội dung cơ bản: - Đông Nam Bộ có dạng địa hình thoải ( bán bình nguyên) với đất ba dan, đất xám, phù sa cổ màu mỡ. (0.5đ) - Vùng có khí hậu ấm áp quanh năm là điều kiện tốt để thâm canh, tăng vụ. (0.5đ) - Vùng biển giàu tiềm năng : Thuỷ hải sản, dầu khí, giao thông vận tải, du lịch… (0.5đ). - Nông nghiệp có nhiều điều kiện phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng. (0.5đ) Câu 2: (2đ). HS trình bày được các nội dung cơ bản: - Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đông dân ( 16.7 triệu người – 2002 ). (0.5đ) - Là nơi hội tụ của nhiều dân tộc : Kinh, Hoa, Khơ me, Tày, Nùng, Thái… (0.5đ) - Trình độ dân trí thấp thiếu lực lượng lao động khoa học kỷ thuật, thiếu cán bộ quản lý. (0.5đ) - Cần phải nâng cao dân trí để cung cấp lực lượng lao động khoa học kỷ thuật, cán bộ quản lý cho vùng trong tương lai và nâng cao tốc độ đô thị hóa cho tương xứng với sự phát triển kinh tế của vùng. (0.5đ) Câu 3: (3đ) HS vẽ đúng biểu đồ 1,5đ; nhận xét được những nội dung cơ bản 1,5đ: Bieå ñoà n löôï g thuyû i saû ôû ng baèg Soâg u saû n haû n ñoà n n - Vẽ biểu đồ: Cöû Long vaø nöôù giai ñoaï 1995 - 2002. u caû c n - Nhận xét: 3000 2650 Saû löôï g ( nghìn taá ) n * Nhìn chung sản lượng thủy hải sản ở 2500 2250 đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước 2000 1580 tăng liên tục từ 1995 đến 2002. (0.5đ) 1500 1350 ÑB Soâg Cöû Long n u 1170 *Trong đó: 820 Caû c nöôù n 1000 - Đồng bằng Sông Cửu Long: từ 1995 – 500 n 2002 : 7 năm tăng 530 nghìn tấn - Cả nước : từ 1995 – 2002 : 7 năm tăng 0 1070 nghìn tấn. (0.5đ) 1995 2000 2002 * Đồng bằng Sông Cửu Long và cả Naêm nước phát triển mạnh về thuỷ hải sản là nhờ vào nhiều điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội. Nhưng cần chú ý bảo vệ môi trường, nâng cao công nghệ chế biến, ổn định thị trường… để thuỷ hải sản ở đồng bằng Sông Cửu Long phát triển bền vững hơn ở tương lai. (0.5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2