intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra định kì HK2 Sinh lớp 6 - THCS An Bằng-Vinh An (2013-2014)

Chia sẻ: Lê Thị Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo đề kiểm tra định kì HK 2 Sinh lớp 6 - THCS An Bằng-Vinh An (2013-2014) sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài kiểm tra đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra định kì HK2 Sinh lớp 6 - THCS An Bằng-Vinh An (2013-2014)

  1. Phòng GD& ĐT Phú Vang ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 6 Trường THCS An Bằng-Vinh An NĂM HỌC 2013-2014 Môn : Sinh Học (Thời gian làm bài 45 phút) Ma trận đề kiểm tra định kì môn Sinh học 6 thời gian làm bài 45 phút Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp Hoa và sinh Thụ tinh kết sản hữu tính hạt và tạo quả. 2 tiết Câu1 20%=2 điểm 100%= 2 điểm Quả và hạt 6 Các bộ của hạt. Giải thích tiết Câu 2 điều kiện nảy mầm. Câu 3 50%=5 điểm 60%= 3 điểm 40%= 2điểm Các nhóm So sánh giữa Vì sao tảo thực vật dương xỉ với xếp vào thực 4 tiết rêu. vật bậc thấp. Câu 5 Câu 4 30%=3 điểm 67%= 2điểm 33%=1 điểm 100%=10 2 câu = 5điểm 1 câu = 2điểm 2 câu =3 điểm 50% 20% điểm 30%
  2. Phòng GD& ĐT Phú Vang ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 6 Trường THCS An Bằng-Vinh An NĂM HỌC 2013-2014 Môn : Sinh Học (Thời gian làm bài 45 phút) Câu 1. (2 đ) Thụ tinh là gì ? Hạt và quả do bộ phận nào của hoa tạo thành. Câu 2. (3 đ) Cấu tạo hạt gồm những bộ phận nào ? Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm ? Cho ví dụ. Câu 3. (2 đ) Những hiểu biết về điều kiện cần cho hạt nảy mầm được vận dụng như thế nào trong sản xuất ? Hãy giải thích? Câu 4. (1 đ) Tại sao nói tảo là thực vật bậc thấp? Câu 5. (2 đ) So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với cây dương xỉ ? Nêu đặc điểm tiến hoá ?
  3. Đáp án Câu 1. (2đ) - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. 1 đ Sau khi thụ tinh xong: - Hợp tử phát triển thành phôi 0,25 đ - Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, 0,5 đ - Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. 0,25 đ Câu 2. (3 đ) - Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. 0,75 đ - Phôi hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. 0,5 đ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 0,75 đ - Phân biệt hạt một lá mầm và hai lá mầm: + Hạt hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: đậu xanh, cải, cà chua…0,5 đ + Hạt một lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: lúa, ngô, mía. 0,5 đ Câu 3. (2 đ) - Gieo hạt cần làm đất tơi xốp để thoáng khí, rễ dễ dàng hút nước và muối khoáng.0,5 đ - Chăm sóc hạt gieo: + Chống úng….0,5 đ + Chống hạn…0,25 đ + Chống rét…0,25 đ + Gieo hạt đúng thời vụ… 0,5 đ Câu 4. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá. 1 đ Câu 5. (2 đ) So sánh cây rêu và cây dương xỉ:  So sánh được các đặc điểm: Rêu thân, lá đơn giản, rễ giả. Dương xỉ có rễ, thân lá, có mạch dẫn. 1,5 đ  Đặc điểm tiến hóa: Dương xỉ có mạch dẫn 0,5 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2