intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12”

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:107

300
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Đểđạt được mục tiêu này nhà quản trị phải lựa chọn vàđưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12”

  1. Luận văn tốt nghiệp Đề tài “Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12” -1-
  2. Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Chương I. Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp I. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ....... 3 1. Khái niệm vàý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................................... 3 2.Trình tự và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................................................... 7 II. Báo cáo kế toán tài chính tài liệu chủ yếu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............................ 10 1.Khái niệm và vai trò của báo cáo kế toán tài chính ................. 10 2.Yêu cầu, trách nhiệ m, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính .... 11 3.Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính ................................ 13 a.Bảng cân đối kế toán ............................................................... 13 b.Báo cáo kết quả kinh doanh ..................................................... 17 c.Báo cáo lưa chuyển tiền tệ ....................................................... 22 d. Thuyết minh báo cáo tài chính ................................................ 25 III.Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ...... 26 1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ............... 26 2.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................................... 28 a.Phân tích tình hình vốn lưa động thường xuyên ....................... 28 b.Phân tích nhu cầu vốn lưa động thường xuyên ........................ 30 3.Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán .................................................. 30 -2-
  3. Luận văn tốt nghiệp 4.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp . 32 5.Phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................. 34 Chương II.Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu B12 .......................................................... 37 I.Khái quát chung về công ty Xăng dầu B12 .......................... 37 1.Quá trình hình thành công tyXăng dầu B12 ............................. 37 2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty ............................................................... 38 2.1Chức năng nhiệ m vụ công ty Xăng dầu B12 .......................... 38 2.2 Mạng lưới kinh doanh và tổ chức bộ máy ............................. 40 2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý ......................................................... 42 2.4 Tình hình lao động, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩ m .............. 43 2.5 Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng kế toán công ty.44 2.6 Sơ lược hệ thống kế toán công ty .......................................... 46 II.Thực trạng báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính của công ty ................................................ 48 1.Tình hình thực tế về báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính của công ty Xăng dầu B12 ........................................... 48 2.Phân tích tình hình tài chính của công ty xăng dầu B12 thông qua các báo cáo tài chính .................................................. 50 a. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ...................... 50 b.Phân tích khả năng thanh toán ................................................ 52 c. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh .................................................................... 55 d. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán ............................... 58 - Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ..................... 58 - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ...................................... 60 -3-
  4. Luận văn tốt nghiệp e.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty ........... 63 2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh .............................................. 68 III.Một số nhận xét về báo cáo tài chính,tình hình tài chính tại công ty Xăng dầu B12 ......................................................... 76 Chương III. Những giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại công ty ............................ 80 I.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 80 1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty................................ 80 2.Những định hướng của công ty Xăng dầu B12 ........................ 80 II.Các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính nâng cao tình hình tài chính của công ty Xăng dầu B12 ........................ 83 1.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .............................................. 83 a.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh ................................... 84 b.Nâng cao hiệu quả sử dụng vố lưu động .................................. 85 2.Nâng cao khả năng thanh toán ................................................. 87 3.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ m ..................................... 90 4.Tăng cường tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh ............. 94 5.Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính .................... 96 a.Hoàn thiện công tác kế toán, thông tin chính xác kịp thời ........ 96 b.Hoàn thiện nội dung và quá trình phân tích ............................. 98 III.Một số kiến nghị khác ......................................................... 99 Kết luận..................................................................................... 103 -4-
  5. Luận văn tốt nghiệp LỜINÓIĐẦU Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Đểđạt được mục tiêu này nhà quản trị phải lựa chọn vàđưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn là các vấn đề về tài chính. Do đó, cơ sở của hầu hết mọi quyết định quản trịđều dựa trên những kết luậ n rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp và bằng các công cụ khác nhau. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình.Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính. Qua đó, giúp người sử dụng thông tin có thểđánh giáđược tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, để họ có thểđưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằ m nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kế toán rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin tài chính cơ bản đối với người ngoài doanh nghiệp. Do đó, sự phân tích tài chính trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo kế toán kết hợp thông tin bổ sung của các bộ phận quản lý. Chính vì thế, việc lập các báo cáo này một cách có hệ thống, số liệu phản -5-
  6. Luận văn tốt nghiệp ánh kịp thời sẽ là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với các đối tác liên quan. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính cũng như công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nên trong thời gian học tập tại trường Đại học Công Đoàn vàđược thực tập công ty Xăng Dầu B12 em đã tìm hiểu vàđi sâu nghiên cứu đề tài: “Báo cáo tài chính với việc phântích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12”. Đề tài gồm 3 chương : Chương I. Lý luận chung về báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . Chương II.Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty Xăng Dầu B12 thông qua báo cáo tài chính. Chương III. Những giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính và tình hình tài chính của công ty Xăng Dầu B12. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể CBCNV phòng Tài chính - Kế toán Công ty xăng dầu B12. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Phạ m Thị Gái đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này. -6-
  7. Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I LÝLUẬNCHUNGVỀBÁOCÁOTÀICHÍNHVÀPHÂNTÍCHTÌNHHÌNH TÀICHÍNHDOANHNGHIỆP I . Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1. Khái niệm vàý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệđể thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Hoạt động tài chính giữ vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nên việc tổng kết, phân tích vàđánh giá tình hình tài chính là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiể m tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ thông qua hệ thống các phương pháp và công cụ khác nhau nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả cũng như những rủi ro và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai . Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế luôn làđối tượng của nhiều nhó m người khác. Để có thểđưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhằ m đem lại tối đa lượng tài sản cho bản thân thì họ luôn đặt ra nhu cầu hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà cụ thể là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kế toán rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính cơ bản đối với người ngoài doanh nghiệp. Do đó, sự phân tích tài chính trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo kế toán kết hợp thông tin bổ sung của các bộ phận quản lý. Đáp ứng nhu cầu của các chủ thể sử dụng kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, bản thân phân -7-
  8. Luận văn tốt nghiệp tích chỉ ra những thay đổi chủ yếu và những chuyển biến theo xu hướng trong những mối quan hệ kinh tế xuất phát từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, từ các thông tin tài chính chi tiết hay những con số thống kê, phân tích thực sự là “việc làm cho các con số biết nói” để có thể quyết định một cách trực tiếp và hiệu quả. Chính vì thế, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như ban giá m đốc, các nhàđầu tư, cổđông, các chủ nợ, khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng, các cấp quản lý, bảo hiểm... Mỗi nhó m người này có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau trong bức tranh tài chính của đơn vị. Mặc dù mục đích của họ là khác nhau nhưng thường liên quan đến nhau và do vậy các công cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tình hình tài chính là giống nhau . - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Nhà quản lý doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu các hoạt động tài chính gọi là phân tích nội bộ. Phân tích nội bộ hoàn toàn khác với phân tích từ bên ngoài, những nhà phân tích nội bộ cóưu thế rõ ràng về chất lượng thông tin và sự hiểu biết về doanh nghiệp. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích nội bộ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Đểđạt được mục tiêu đó, người quản lý doanh nghiệp phải đưa ra các quyết sách đúng như : - Các quyết định đầu tư dài hạn và ngắn hạn. - Việc tìm kiế m nguồn tài trợ . - Sử dụng vốn và tài sản sao cho có hiệu quả cao nhất ... Như vậy, mục tiêu cơ bản và thử thách sống còn của doanh nghiệp là thanh toán được nợ và kinh doanh có lãi. Chỉ quá trình phân tích tài chính thận trọng vàđầy đủ mới có thể tìm ra mấu chốt và những vấn đề còn bất cập trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . Ví dụ như về hiệu -8-
  9. Luận văn tốt nghiệp quảsử dụng tài sản cốđịnh còn chưa hiệu quả, vòng quay vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán không đủđáp ứng dẫn đến nguy cơ phải giải phóng tài sản để thanh toán nợđến hạn ... trên cơ sởđó mới có thể tìm giải pháp hữu hiệu để khắc phục . - Đối với các chủ nợ Các chủ nợ bao gồ m ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay, ứng trước hay bán chịu, mối quan tâm của họ thường hướng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp đi vay. Vì vậy, họđặc biệt chúýđến tiền và các khoản có thể quy thành tiền nhanh, từđó so sánh với số nợ ngắn hạn để có thể nhận biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đối với các khoản nợ dài hạn thì còn phải quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, vì khả năng này liên quan trực tiếp đến việc thanh toán vốn sẽ diễn trong tương lai. Như vậy trước khi cho vay, người cho vay phải nghiên cứu khả năng thanh toán của doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi: -Tình hình tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu ? -Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợđến hạn hạn hay không ? -Doanh nghiệp có thực hiện được doanh thu thoảđáng so với vốn đầu tư vào tài sản lưu động và cốđịnh hay không ? -Doanh nghiệp có thểđạt mức lợi nhuận là bao nhiêu trước khả năng không thểđáp ứng chi phí cốđịnh như lãi suất, tiền thuê nhàđất, các khoản chi trả cốđịnh khác...? Nếu doanh nghiệp thua lỗ, các tài sản sẽ mất giá trị bao nhiêu so với con số trong bảng tổng kết tài sản trước khi các chủ nợđược bảo hiểm chấp nhận thiệt hại. Từ những phân tích trên, các chủ nợ sẽ xem xét, dự báo được mức độ rủi ro đối với các khoản cho vay, cân nhắc giữa doanh lợi và rủi ro, đi đến quyết định có cho vay hay không ... - Đối với nhàđầu tư Đây là các doanh nghiệp, các cá nhân quan tâm trực tiếp đến tính toán các giá trị doanh nghiệp, họ giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng và sẽ cùng -9-
  10. Luận văn tốt nghiệp chịu mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Thu nhập của nhàđầu tư là tiền chia lợi tức và giá trị tăng thê m của vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp .Các nhàđầu tư lớn thường dựa vào các nhà chuyên môn những người chuyên phân tích tài chính, chuyên nghiên cứu kinh tế về tài chính để phân tích làm dự báo triển vọng của doanh nghiệp. Đối với các nhàđầu tư hiện tại cũng như các nhàđầu tư tiềm năng thì mối quan tâm trước hết của họ là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp . Các đặc điểm này có yếu tố rủi ro, sự hoàn hảo, lãi cổ phần hoặc tiền lời, sự bảo toàn vốn, khả năng thanh toán vốn, sự tăng trưởng và các yếu tố khác . Các nhàđầu tư quan tâ m đến sự an toàn về vốn đầu tư của họ thông qua tình hình được phản ánh trong điều kiện tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động của nó . Mặt khác, các nhàđầu tư còn quan tâm tới thu nhập của doanh nghiệp. Họ quan tâm tới tiềm năng tăng trưởng, các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đã giành nhưng nguồn tiềm năng gì và như thế nào, những loại rủi ro nào mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, doanh nghiệp có sử dụng đò n bẩy tài chính không ? Ngoài ra, các nhàđầu tư còn quan tâ m tới việc điề u hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp để có thể ra các quyết định đầu tư . - Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp. Lương là khoản thu nhập chính trong doanh nghiệp . Vì vậy, người hưởng lương buộc phải quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp . Cách quan tâm của người hưởng lương đến tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đơn giản hơn các đối tượng khác, câu hỏi lớn nhất mà họđặt ra là : Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, lợi nhuận đạt đến mức nào, nếu lỗ thì là bao nhiêu, triển vọng trong tương lai là tăng lên hay gặp khó khăn ? chỉ có phân tích tài chính mới có thể trả lời được câu hỏi này. - 10 -
  11. Luận văn tốt nghiệp Như vậy, có thể nói,mục đích cao nhất của phân tích tài chính làđảm bảo tối đa hoá giá trị. Quy luật cạnh tranh luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường, đểđứng vững và phát triển doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, cụ thể hợp lý tạo thế mạnh riêng cho mình. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là hết sức quan trọng, giúp nhà phân tích có thể nhận dạng một cách trung thực tình trạng “sức khoẻ’’ của doanh nghiệp, từđóđề ra chiến lược kinh doanh phù hợp . 2.Trình tự và phương pháp phân tích tình hình tài doanh nghiệp Trình tự phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp - Xác định mục tiêu phân tích Mỗi chủđềđều có những yêu cầu khác nhau đối với công tác phân tích tài chính. Vì vậy, họ cần đi sâu vào những nội dung khác nhau trong quá trình phân tích. Xác định mục tiêu phân tích sẽ giúp nhà phân tích sử dụng những phương pháp thích hợp và tập trung vào những vấn đề cụ thể hơn. Những người sử dụng khác nhau sẽđưa ra các quyết định khác nhau theo những mục đích khác nhau : - Quyết định quản lý doanh nghiệp - Quyết định mua bán tín phiếu - Quyết định chấp nhận hay từ chối tín dụng - Quyết định mua toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp ... Phân tích tài chính của nhóm người sử dụng khác nhau đòi hỏi phải đáp ứng vấn đề chuyên môn của mỗi nhóm. - Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dựđoán tài chính nó bao gồm cả những thông tin nội bộđến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và các thông tin khác nhau, những thông tin về số lượng và giá trị trong đó: các thông tin kế toán phả n - 11 -
  12. Luận văn tốt nghiệp ánh tập trung trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp, là những thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo kế toán trong doanh nghiệp . - Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tình hình tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở góc độ nghiên cứu khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đặt ra: xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích đánh giá xác định nguyên nhân của các kết quảđãđược phục vụ cho quá trình dựđoán và quyết định . Trong việc xử lý thông tin, người ta chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để là m việc với thông tin đó. Phương pháp phân tích tài chính: bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằ m tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằ m đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp . - Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp trong thực tế người ta có thể sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp so sánh - Đểáp dụng phương pháp so sánh cần phải bảo đảm các điều kiện có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nội dung tính chất vàđơn vị tính toán ...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn bàng số tuyệt đối, số tương đối huặc số bình quân, nội dung so sánh gồ m : + So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự thâm hụt hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - 12 -
  13. Luận văn tốt nghiệp + So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số với số thực hiện kỳ trước để thấy mức phấn đấu của doanh nghiệp. + So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, của các doanh nghiệp khác nhau đểđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được. + So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳđể tháy sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tượng đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực, các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi của các đại lượng tài chính .Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các định mức để nhận xét, đánh giá tinh hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các tỷ lệ tài chính được phâ n thành các nhóm tỷ lệ tài chính đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm, tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phậ n của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích người phân tích lựa chọn các nhó m tỷ lệ khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. II. Báo cáo kế toán tài chính tài liệu chủ yếu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.Khái niệm và vai trò của báo cáo kế toán tài chính +Báo cáo tài chính là những bản báo cáo được lập dựa vào nhưng bản báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các - 13 -
  14. Luận văn tốt nghiệp sổsách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thời hạn nhất định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vịđể ra quyết định phù hợp. + Tác dụng vàý nghĩa của báo cáo tài chính. °Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng các thông tin kinh tế rất rộng rãi: Các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, cổđông chủđầu tư, chủ tài trợ. Vì vậy, báo cáo tài chính có vai trò quan trọng mà cụ thể là : + Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiể m tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện, có hệ thóng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. + Cung cấp nhưng thông tin số liệu để kiểm tra, giá m sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chếđộ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. +Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích đánh giá những khả năng và tiề m năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. ˜Ngoài các vai trò trên báo cáo kế toán tài chính còn có nhiều tác dụng đối với người sử dụng các thông tin tài chính. + Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: dựa vào các báo cáo kế toán tài chính để nhận biết vàđánh giá khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn công nợ, thu chi tài chính để ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. + Đối với các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp như các nhàđầu tư, chủ nợ, ngân hàng các đối tác kinh doanh ... Dựa vào các báo cáo kế toán tài chính để doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và tài - 14 -
  15. Luận văn tốt nghiệp chính của doanh nghiệp, để quyết định phương hướng và quy môđầu tư, khả năng hiệp tác, liên doanh cho vay. +Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các báo cáo kế toán tài chính doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp cóđúng chính sách, chếđộ và pháp luật không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghiệp vụ với Nhà nước và khách hàng. - 15 -
  16. Luận văn tốt nghiệp 2. Yêu cầu và trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Theo quyết định 167/ Bộ Tài Chính tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo đúng quy định của chếđộ kế toán doanh nghiệp. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng các báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Yêu cầu đối với báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính phải được lập đúng mẫu theo quy định của Bộ tài chính đã ban hành như các bảng CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ chính xác nghĩa là các thông tin số liệu trên báo cáo phải phản ánh đúng thực trạng tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính khách quan đó là việc báo cáo tài chính được công khai cho các cơ quan chức năng, các nhàđầu tư… - Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đả m bảo cho quá trình kiể m tra, đối chiếu được thuận lợi. +Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho các doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con ( công ty trực thuộc ) thì phải gửi kèm bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng nă m của công ty con. - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằ m trong các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính nă m chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậ m nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - 16 -
  17. Luận văn tốt nghiệp -Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. -Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng nă m thì phải gửi báo cáo tài chính quý IV (quý kết thúc) vào ngày 31/12 và có số luỹ kế từđầu năm tài chính đến hết ngày 31/12 +Nơi nhận báo cáo tài chính Nơi nhận báo cáo Các loại doanh Thời hạn S ở t ài Cục Sở thống DN cấp Cơ quan nghiệp lập báo cáo chính thuế kê trên đăng ký KD 1. Doanh nghiệp Quý, năm x x x x x n h à n ướ c 2.Doanh nghiệp Năm x x x x có vốn ĐTNN 3.Các loại doanh Năm x x nghiệp khác 3.Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồ m 4 biểu mẫu sau: +Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) +Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) +Lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03-DN) +Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN)  Ngoài ra ,để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính,yêu cầu chỉđạo điều hành các nghành,các Tổng công ty ,các tập đoàn sản xuất, liên hiệp xí nghiệp, các công ty liên doanh ... có thể quy định thê m các báo cáo tài chính chi tiết khác. a. Bảng cân đối kế toán - 17 -
  18. Luận văn tốt nghiệp Khái niệm và kết cấu của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điể m nhất định, là tài liệu quan trọng để phân tích đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán chia là m hai phần: Phần “Tài sản” vàphần “Nguồn vốn” được trình bày dưới dạng 1 phía (bảng cân đối báo cáo ) hoặc hai phía (bảng cân đối kế toán ). + Phần tài sản - Phản ánh hai loại tài sản là TSCĐ và TSLĐ. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán thể hiện vốn bằng tiền của doanh nghiệp cóở thời điể m lập bảng cân đối kế toán .Xét về mặt pháp lý ,đây là vón thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. + Phần nguồn vốn - Phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp bao gồm công nợ và vốn chủ sở hữu .Xét về mặt kinh tế ,đây là các chỉ tiêu thể hiện các nguồn tài sản mà doanh nghiệp hiện có. Xét về mặt pháp lý, đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng góp vốn cho doanh nghiệp kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc đánh giá khái quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Các đặc điểm sau đây của nó rất hữu ích cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp : - Các chỉ tiêu được phản ánh dưới hình thức giá trị nên nó cho phép tổng hợp, đánh giá toàn bộ tài sản. - Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần tài sản và nguồn vốn,do vậy tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn bằng nhau. - 18 -
  19. Luận văn tốt nghiệp Thông qua các đẳng thức của bảng cân đói kế toán,ta có thểđánh giáđược thực trạng tài chính của doanh nghiệp. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .Khái niệm Báo cáo hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt dộng kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. . Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh gồ m 3 phần : Phần I :Lãi ,lỗ. Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồ m kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Phần II:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí,lệ phí và các khoản phải nộp khác. Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừđã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giả m và còn được giả m cuối kỳ thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. * Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo - Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ trước - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9 và tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ’’.Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước’’. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 19 -
  20. Luận văn tốt nghiệp  Khái niệm mục đích lập báo cáo Nếu bảng cân đối kế toán cho biết nguồn lực của cải và nguồn gốc của những tài sản đó; báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính kết quả lãi lỗ trong kỳ kinh doanh thì báo cáo lưu chuyển tiền tệđược trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợđầu tư bằng tiền của daonh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển người ta có thểđánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động của tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dựđoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Chính vì vậy, mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bày cho người sử dụng biết tiền tệđược sinh ra bằng cách nào và doanh nghiệp đã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo. Người sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và sử dụng các mặt chính sau đây: 1-Dựđoán các lượng tiền mang lại từ hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp thông qua việc xem xét việc thu và chi tiền trong quá khứ. 2-Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 3- Chỉ ra mối quan hệ giữa lãi (lỗ) ròng và luồng tiền tệ bởi doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận nếu hoạt động kinh doanh của họ thiếu tiền. 4- Xác định nhu cầu tài chính cần thiết trong tương lai của doanh nghiệp như nhu cầu đầu tư TSCĐ, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá khả năng sinh lợi ... Nội dung và kết cấu của báo cáo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần : Phần I: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền bán hàng tiền thu - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0