intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Hiệu quả kinh tế trồng cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Phạm Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:75

118
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Hiệu quả kinh tế trồng cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk tập trung tìm hiểu về hiệu quả kinh tế trồng cao su của công ty; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cao su; giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cao su.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Hiệu quả kinh tế trồng cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

  1. LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như  bài chuyên đề  này,   ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ   của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đỗ Thị Nga đ ã trực tiếp   hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.  Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, trường Đại   học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ  tôi trong suốt thời gian học   tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú và các anh chị  phòng Kế  hoạch­Xây   dựng cơ  bản, phòng Kế  toán­Tài chính, phòng Quản lý kỹ  thuật và lãnh đạo   công ty TNHH MTV cao su Krông Búk huyện Krông Năng đã tạo mọi điều kiện   thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã   giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình   thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  2. Lăng Văn Trình
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC  : Cơ cấu CCDC  : Công cụ dụng cụ CNCS : Công nghiệp cao su CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp DT : Diện tích GTSX : Giá trị sản xuất HĐTC : Hoạt động tài chính IRCO : International Rubber Conference Organisation  (Hiệp hội cao su thế giới) IRSG : International Rubber Study Group KTCB : Kiến thiết cơ bản KHNT : Kế hoạch nghiệm thu LN : Lợi nhuận MQK : Mủ quy khô NS : Năng suất NSBQ : Năng suất bình quân
  4. NT : Nông trường NVL : Nguyên vật liệu SL : Số lượng TCSX : tính chất sản xuất TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSCĐ : Tài sản cố định
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU
  6. MỤC LỤC  LỜI CẢM   ƠN .........................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................... v PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3 PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................4  2.1. C  ơ sở l ý lu   ận ...................................................................................................4 2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả...............................................................4  2.1.2. Yếu tố ảnh h  ưởng hiệu quả kinh tế  trồng cao su ...............................6  2.2. C  ơ sở thực tiễn ............................................................................................8 2.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất cao su trên thế giới..............................8 2.2.2 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam..............................11  PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PH  ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................15 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................15 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu  công ty  TNHH MTV cao su Krông Búk. .16 3.2.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................16 3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển........................................................16
  7. 3.2.3 Đặc điểm về kinh tế xã hội của công TNHH MTV cao su Krông Búk ........................................................................................................................ 25 3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH MTV cao su Krông  Búk.................................................................................................................33  3.3. Ph  ương pháp nghiên cứu ............................................................................34 3.3.1. Thu thập số liệu:..................................................................................34 3.3.2. công cụ xử lý số liệu...........................................................................34 3.3.3.Phân tích số liệu....................................................................................34 3.3.4. Hệ  thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................37 4.1 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của...........................37 4.1.1. Bố trí, thiết kế lô trồng cao su.............................................................37  4.1.2. Công tác quản lý bảng cạo, phân chia v  ườn cây, chế độ cạo ..................38 Chế độ cạo, giờ trút mủ :.................................................................................38   ện tích, năng suất và sản l  ượng cao su của công ty ........................39  4.1.3.  Di 4.1.4. Chi phí sản xuất cao su trên một đơn vị kinh doanh...........................41 4.1.5.Kết quả sản xuất cao su của công ty...................................................42 4.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của công ty.............................43 4.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn..........................................................................43 4.2.2.Hiệu quả sử dụng đất của công ty.......................................................44 4.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty.............................................45  4.3.các yếu tố ảnh h  ưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cây cao su ..................46 4.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên......................................................46
  8. 4.3.2. Nhân tố kinh tế ­ xã hội.......................................................................47 4.3.3. Các yếu tố về điều kiện kỹ thuật.......................................................49 4.4.1. Định hướng phát triển.........................................................................51 4.4.2. Giải pháp..............................................................................................52 PHẦN 5 KẾT LUẬN.............................................................................................54 5.1.Kết Luận.....................................................................................................54 5.2.Kiến Nghị....................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................56
  9. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Ngành cao su được xác định là một trong những ngành sản xuất công   nghiệp có thế mạnh của công nghiệp Việt nam, ng ười Việt Nam đã nhận thấy  cay cao su là cây công nghiệp hàng đầu, là nguồn nguyên liệu phục vụ  cho   nhiều ngành sản xuất khác, đã được quy hoạch thành những đồn điền (nay là  những nông trường cao su rộng lớn), chủ  yếu được trồng  ở  miền Đông Nam   Bộ  và các tỉnh Tây Nguyên. Cao su không chỉ  mang lại giá trị  trong việc xuất   khẩu mủ  cao su, đem về  cho đất nước một nguồn tài chính dồi dào (cao su   chiếm vị  trí thứ  8 trong các mặt hàng xuất khẩu có giá trị), mà ngành nông  nghiệp còn nhận ra rằng trong những năm gần đây, các loại sản phẩm gia dụng   và xây dựng sử  dụng gỗ  cao su ngày càng được  ưa chuộng và đưa vào danh  mục phát triển lâu dài. Gỗ  cao su thu được trung bình 130­258m 3/ha tuỳ  loại  giống và mật độ cây trồng. Phần lớn các sản phẩm chế biến từ gỗ cao su điều   được xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 1,6 tỷ USD; ước tính kim   ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 2,7 tỷ  USD, thị  trường chủ  yếu là Mỹ  và các  nước Châu Âu, Đài Loan Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Hiệp hội cao su   Việt Nam, 2014). Ngoài ra cây cao su còn có giá trị  về sinh khối và dưỡng chất để  bảo vệ  môi trường, cải thiện về lý hoá tính của đất. Nhu cầu phân hoá học của cây cao  su trong thời kỳ trưởng thành ít hơn nhiều so với cây trồng khác nên rất thích hợp  cho việc trồng rừng, khả năng hấp thụ CO2  trong khi sản xuất ra một  tấn cao su   nhân tạo thải ra 10 tấn CO2. Hiện nay tổ chức nghiên cứu Thế  giới IRSG đang  vận động các nước tăng  cường sản xuất cao su thiên nhiên, giảm sử dụng cao su   nhân tạo (sản phẩm từ dầu thô) để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội, bảo vệ  môi trường (Tổng Công ty cao su Việt Nam, 2004).
  10. Hiện nay nước ta là nước trồng và xuất khẩu cao su với sản lượng lớn   của thế  giới điều này đưa đến khả  năng tạo được nguồn vốn đầu tư  cho các   nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm cao su kỹ  thuật cao phục vụ cho   các ngành công nghiệp khác đang phát triển (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2014).   Với những lợi ích lớn như  vậy nên ta cần phát huy thế  mạnh cao hơn của   ngành. Sản phẩm mủ  cao su  ở Việt Nam đặc biệt là ở  vùng Nam Trung bộ  có   chất lượng tốt và tương đối đồng đều do đa phần các vườn cao su đều ở  gần  các nông trường, các trạm sơ chế…Đây là một trong những điểm thuận lợi để  chúng ta phát huy thế  mạnh của m ình, dần đưa sản phẩm từ  cao su chiếm thị  phần trên Thế giới. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải làm sao để phát triển cây  cao su một cách hợp lý và khoa học đem lại giá trị  kinh tế  cao hơn như  quy   hoạch quy mô trồng một cách cụ  thể  về  diện tích trồng, không phát triển tràn   lan, nâng cao sản lượng, chất lượng mủ, nâng cao hiệu quả chế biến, sản xuất   mủ, tìm đầu ra  ổn định, có những hợp đồng mang tính chiến lược đó là những   vấn đề  lớn đang được quan tâm. Để  làm được điều đó, công tác phân tích và  đánh giá hiệu quả kinh tế cây cao su là biện pháp tất yếu mà các doanh nghiệp  và các công ty nên làm. Đăk Lăk là tỉnh cao nguyên thuộc Miền Nam Trung Bộ  có địa hình khí  hậu, sinh thái phù hợp với việc phát triển cây cao su. Trong đó công ty  TNHH   MTV cao su Krông Búk là công ty nhà nước thuộc tập đoàn công nghiệp cao su  Việt Nam được thành lập theo quyết định số  232NN­TCCB/QD ngày 09 thang   04 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm( nay là  Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn). Công ty cao su Krông Búk chuyển đổi mô   hình từ DNNN sang công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 107/DĐ­ HDQTCSVN ngày 04 tháng 05 năm 2010 của hội đồng quản trị  tập đoàn công  nghiệp cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án chuyển đổi công ty cao  su Krông Búk thành công ty TNHH MTV (Báo cáo tài chính, 2014). Hoạt động  
  11. theo cơ  chế  thị  trường trong điều kiện cụ  thể, để  hoàn thành nhiệm vụ  với  ngân sách, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cán bộ  công  nhân viên bằng việc kinh doanh trên vườn cây của m ình thì hiệu quả kinh tế là  mối quan tâm hàng đầu, do đó tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế trồng cao su   tại công ty TNHH MTV cao su Krông Buk, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk”   để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.  1.2 Mục tiêu nghiên cứu ­ Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cao su của Công ty TNHH MTV cao su  Krông Búk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; ­ Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  kinh tế  trồng cao su của su của   Công ty TNHH MTV cao su Krông Búk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; ­ Đề  xuất các giải pháp để  nâng cao hiệu quả  kinh tế trồng cao su của   Công ty TNHH MTV cao su Krông Búk, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
  12. PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả  2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh kết quả  tổng hợp nhất của quá trình kinh tế  trên cơ  sở  xác định mối quan hệ  giữa lợi  nhuận với chi phí sản xuất hay vốn đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh  đó. Hay nói cách khác hiệu quả  kinh tế  thể hiện mối quan hệ giữa giá trị  sản  phẩm thu được với chi phí vật tư lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất ra   sản phẩm (Tuyết Hoa Niê Kdăm, 2006). Hiệu quả  kinh tế: Là một phạm trù kinh tế  thể  hiện mối t ương quan  giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả  kinh tế phản ánh trình độ  khai thác các yếu  tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý Wattpad (2013), Kết quả thu được Hiệu quả = Chi phí bỏ ra 2.1.1.2 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả  kỹ  thuật là số  lượng sản phẩm có thể  đạt được trên một chi  phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể  về  kĩ thuật hay công nghệ  áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả  kĩ thuật liên   quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn   lực dùng vào sản xuất thì sẽ  đem lại thêm bao nhiêu đơn vị  sản phẩm. Hiệu   quả  kỹ  thuật của việc sử  dụng các nguồn lực được thể  hiện thông qua mỗi  quan hệ  giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản  
  13. phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều   vào bán chất hay công nghệ  áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kĩ năng sản  xuất cũng như  môi trường kinh tế  xã hội mà trong đó kỹ  thuật được áp dụng  (Nguyễn Thế Nhã, 2004). 2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả phân bổ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá   đầu vào được tính để phán ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí,   chi thêm về đấu vào hay nguồn lực (Nguyễn Thế Nhã, 2004). Hiệu quả  được coi là thước đo phản ánh trình độ  năng lực, khả  năng  phát triển của đơn vị. Đây là một vấn đề phức tạp có mỗi quan hệ với các yếu  tố  trong quá trình sản xuất kinh doanh nh ư: lao động, tư  liệu, sản xuất, đối  tượng lao động…nên doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng  các yếu tố  cơ  bản của quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả  với một   lượng chi phí ít nhất. Đây chính là quá trình tiêu dùng đồng thời lại là quá trình  tái sản xuất ra sản phẩm mới cho xã hội mà phải bù đắp được chi phí bỏ  ra.  Quan hệ tỷ lệ giữa nguồn sản phẩm sản xuất ra và nguồn vật chất tiêu dùng là  chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội. Mục tiêu tập trung   nhất của hiệu quả kinh tế là lợi nhuận, lợi nhuận được thể  hiện ở chất lượng   và kết quả sản xuất kinh doanh, đó là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy mọi hoạt động  sản xuất kinh doanh Wattpad (2013). Để  xác định hiệu quả  sản xuất trước hết phải tính toán các khoản thu  chi thông qua tập hợp chi phí sản xuất từ đầu vào cho đến đầu ra để nhằm hạn  chế  giảm giá thành giảm chi phí đơn vị  sản phẩm, từ  đó tính toán và đưa ra  hiệu quả  sản xuất. Điều quan trọng là tìm được các nhân tố  và mức độ   ảnh  hưởng của chúng tới hiệu quả kinh tế, để  biết được biến động xấu hay tốt và   những nhân tố  nào  ảnh hưởng,  ảnh hưởng như  thế  nào để  có biện pháp điều 
  14. chỉnh cũng như phát huy những tác động tốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất  kinh doanh. 2.1.1.4 Bản chất của hiệu quả kinh tế Xuất phát từ sản xuất và sự phát triển của một nền kinh tế xã hội là đáp  ứng nhu cầu ngày càng tăng về  vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong  xã hội nhân cách  ổn định. Để làm rõ bản chất hiệu quả kinh tế cần phải phân   biệt rõ  sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Kết quả  (mà là kết quả  hữu ích) là một đại lượng vật chất tạo ra do   mục đích con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung, tùy   thuộc vào từng trường hợp cụ  thể. Do mâu thuẫn giữa sự  hữu hạn của tài  nguyên và nhu cầu ngày càng tăng lên không ngừng của con người mà phải xem  xét mức chi phí và kết quả đạt được là cao hay thấp. Chính v ì vậy, khi đánh giá  kết quả  sản xuất không chỉ  dừng lại  ở lại việc đánh giá kết quả  mà con xem  xét chất lượng sản phẩm làm ra và các chi phí bỏ  ra để  thu được kết quả  đó   (Hà Văn Sơn, 2004). Hiệu quả là đại lượng dùng để xem xét kết quả đạt được tao ra như thế  nào, với chi phí là bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Đánh giá chất lượng hoạt  động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả  kinh tế . Vì vậy, bản  chất hiểu quả kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai, một lượng đầu   vào nhất định càn phải bố trí sử  dụng một cách tôt nhất để  có thể  sản xuất ra  khối lượng sản phẩm nhiều nhất với lượng đầu tư  chi phí và lao động thấp   nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày cằng tăng của xã hội (Hà Văn Sơn, 2004). 2.1.2. Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế  trồng cao su a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ­ Đất đai : 
  15. Cao su có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất xám…   Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu lớn hơn 5m.   Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ  giới từ  nhẹ  đến trung b ình, giàu dinh  dưỡng, độ pH: 5,5 – 7, đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng. Với những loại đất khác nhau thì năng suất và sản lượng của cây cao su  cũng khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. ­ Nước: Do cao su rất dễ bị  ảnh hưởng khi ngập nước, có thể  chết khi bị  ngập  nước liên tục trong 24 tiếng, nên việc thoát nước cho cây là hết sức quan trong   giúp cây khô thoáng, hạn chế sâu bệnh hại tấn công. Cây cao su có thể chịu đựng được mùa khô nhưng không kéo dài, vì vậy  lượng nước cung cấp cho cây phải được phân bổ  đều trong năm, không nhiều   quá cũng không ít quá. ­ Khí hậu: Đầy là yếu tố  có  ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới sản xuất cao su. Bao  gồm nhiều yếu tố  khác như  nhiệt độ, độ   ẩm, lượng mưa, ánh sánh, gió, độ  cao.. Nhiệt độ : cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt trong nền nhiệt từ 25­ 280c, nếu vượt quá 490c hay thấp hơn 50c cây có thể chết. Độ ẩm : độ ẩm cần thiết để cho cây phát triển tối là 75­90% Ánh sáng : Cao su là loại cấy ưa sáng, trong thời gian khai thác mủ  cây  cần nhiều ánh sáng hơn. Gió: cây cao su không chịu được gió lớn, gió lớn có thể làm gẫy cây, làm  giảm độ ẩm trong không khí gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây  cao su. b. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội ­ Lao động
  16. công tác trồng và chăm sóc cao su đòi hỏi cần phải có kỹ  thuật cao. Kỹ  thuật ở đây là kỹ năng của người lao động để trồng, chăm sóc, tạo hình và tạo   tán cho cây. Ngoài ra, cần phải có kiến thức để phòng trừ dịch bệnh làm sao cho  cây phát triển tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình sản   xuất của vườn cây. ­ Dịch bệnh Cao su là loại cây trồng có khả  năng chống chịu với thời tiết và dịch  bệnh tương đối kém nên dễ  xảy ra dịch bệnh hàng loạt, khó chữa trị. Chi phí  đầu tư cao nhưng nếu dịch bệnh xảy ra không chữa trị  được sẽ  làm giảm năng  suất đáng kể và khó thu hồi lại vốn. V ì vậy, cần phải phòng ngừa thật tốt để  tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế  trồng cây cao su.   ­ Các chính sách vĩ mô của nhà nước Đây là nhân tố quan trọng  ảnh h ưởng đến quá trình sản xuất cao su. Đó  là hệ thống các chính sách đầu vào (chính sách tín dụng, chính sách thuế, …) và   chính sách đầu ra trong sản xuất nông nghiệp (chính sách giá trần giá sàn, trợ  giá sản phẩm,…) nhằm giúp đỡ và thúc đẩy  sản xuất.  Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì  quá trình sản xuất cao su khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền  kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó,  cần có chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước để định hướng cho quá trình sản  xuất nhằm nâng cao hiệu quả  sản xuất, từ  đó nâng cao hiệu quả  kinh tế  của   cây cao su.
  17. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất cao su trên thế giới Nguồn cung cao su tự nhiên năm 2014 sụt giảm và được dự  báo tiếp tục  khan hiếm trong những năm tiếp theo. Sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan,  Indonesia và Malaysia chiếm khoảng 70% sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu –  ước tính giảm trên 6% trong năm 2014 do lũ lụt trầm trọng vào những tháng  cuối năm 2013 và dự  báo sẽ  tiếp tục giảm do El Nino gây khô hạn trong năm   2014.   Tuy   nhiên   sản   lượng   cao   su   tại   các   quốc   gia   Trung   Quốc,   Srilanka,  Campuchia, Việt Nam lại có mức gia tăng. Theo dự báo của Hiệp hội các nước  sản xuất cao su tự nhiên toàn thế giới ước đạt 10,4 triệu tấn, cao hơn mức 9,5   triệu tấn năm 2014 (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2014). Theo dự  báo của tổ  chức nghiên cứu cao su quốc tế  ( IRSG), từ  năm   2010, nhu cầu cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng liên tục đến năm 2019. Trong đó,   năm 2014 mức tiêu thụ  cao su tự  nhiên khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so với  năm 2013. Nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ gia tăng do sự hục hồi của nền  kinh tế  thế  giới đây giá cao su tự  nhiên tăng liên tục trong thời gian qua. Kết  thúc năm 2014 giá cao su tự nhiên giao dịch tại thị tr ường  Băng Cốc, Singapore  đạt mức tăng gần 100% so với thời điểm đầu năm. Về thị  trường cao su tự nhiên trên thế  giới, Tập đoàn nghiên cứu cao su  Quốc tế (IRSG) đưa ra số liệu  năm 2014, tiêu  thụ cao su thiên nhiên của Thế  giới đạt 9,6 triệu tấn trong khi sản lượng sản xuất chỉ  đạt 10,804 triệu tấn,   thiếu hụt 92.000 tấn. Nếu không có sự thay thế bổ sung thì đến năm 2020, tình  trạng thiếu hụt cao su thiên nhiên sẽ trở nên nghiêm trọng. Dự  báo, nhu cầu cao su thiên nhiên của Thế  giới sẽ  tiếp tục tăng cao  trong 5 năm tới với tốc độ trung bình 3,3%/năm. Nguồn cung không đáp ứng đủ  nhu cầu đã đẩy giá cao su tăng mạnh trong năm 2014. Mặt khác, giá dầu thô trên 
  18. thị trường thế giới liên tục tăng cao hơn so với các năm trước làm cho giá cao su  tổng hợp (nguyên liệu sản xuất chủ  yếu là từ  dầu mỏ) tăng từ  mức giá bằng   giá cao su tự  nhiên (đầu năm 2008) lên mức cao hơn 30% vào đầu năm 2010.   Điều này làm cho các công ty trên thế giới chuyển hướng sang sử dụng cao su  tự  nhiên để  sản xuất nhiều hơn trước. Những biến động về  thị  trường cao su  tự nhiên trong vòng 10 năm qua cho thấy, rủi ro lớn nhất là biến động giá cao su  tự nhiên trên thị trường cao su thế giới và trong nước. Giá mủ cao su có thể giảm  mạnh, xuống dưới giá thành sản xuất làm cho người trồng và chế biến cao su bị  lỗ. Năm 1996, giá cao su tự nhiên trên thế giới bằng với mức giá trung bình năm  2005 (1.370 USD/tấn) nhưng sau đó trượt dốc gần như không phanh ba năm liền,  năm 1999, giá xuống đáy vực, chỉ  còn 555 USD/tấn, ba năm tiếp theo, giá xoay   quanh mức đáy làm cho hàng loạt người trồng cao su khốn khổ và năm 2003, giá   lại tăng mạnh cho đến nay (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2014). Sản lượng cao su thế  giới năm 2014 ước đạt 10,712 triệu tấn, tăng hơn   năm 2013 khoảng 152.000 tấn hoặc 1,5 %. Những nước có sản lượng cao su  tăng đáng kể  là Malaysia, Inđônêsia, Việt Nam và  Ấn Độ. Giá cao đ ã thúc đẩy  người trồng cao su tăng đầu tư để gia tăng năng suất và diện tích. Bảng 2.1: Sản lượng sản xuất, tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới  năm  2011­2014 Đvt: ngàn   tấn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Sản lượng sản xuất 9893 9876 9500 10400 Sản lượng tiêu thụ 9783 9726 9560 10430 Nguồn: (Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế IRSG)
  19. Theo IRSG, tổng khối lượng cao su thiên nhiên được tiêu thụ  trong năm  2014 khoảng 10804 ngàn tấn, cao hơn năm 2011 khoảng 7.1 % , chủ  yếu do   giảm lượng tiêu thụ   ở  Hoa Kỳ  và một số nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Tây   Ban Nha, Thổ  Nhĩ Kỳ. Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về  tiêu thụ  cao su   thiên nhiên trên thế giới chiếm trên 26 %, kế đến là Hoa Kỳ,Nhật và Ấn Độ. Đvt: ngàn tấn Nguồn: ( Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế IRSG) Biểu đồ 2.1: Sự biến động sản lượng sản xuất, tiêu thụ cao su thiên nhiên  thế giới  năm 2011­2014 Theo IRSG, tổng khối lượng cao su thiên nhiên được tiêu thụ  trong năm  2014 khoảng 10804 ngàn tấn, cao hơn năm 2011 khoảng 7.1 % , chủ  yếu do   giảm lượng tiêu thụ   ở  Hoa Kỳ  và một số nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Tây   Ban Nha, Thổ  Nhĩ Kỳ. Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về  tiêu thụ  cao su   thiên nhiên trên thế giới chiếm trên 26 %, kế đến là Hoa Kỳ,Nhật và Ấn Độ. Lượng cao su tổng hợp được sử dụng trong năm 2015 ước khoảng 12610   ngàn tấn, hơn năm 2014 khoảng 2.1 %. Một số nhà chế  biến sản phẩm cao su   như Goodyear đã tăng sử dụng cao su tổng hợp do khoa học công nghệ sinh hóa  phát triển. 2.2.2 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam Nghị quyết Đại Hội lần thứ XI của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn   Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện  đại hoá đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ 
  20. văn minh“.đất nước từng bước vượt qua khó khăn thách thức, nền kinh tế  đạt  mức tăng trưởng khá và  ổn định. Một số  lĩnh vực văn hoá – xã hội có tiến bộ,   quốc phòng, an ninh, được giữ  vững. Ngành cao su trong bối cảnh hợp tác và   hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, tiếp tục phát triển, thực  hiện thắng lợi nhiều mục tiêu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của ngành. Cao su là một ngành không thể thiếu được trong các ngành sản xuất công   nghiệp cũng như đời sống hàng ngày của con người. Đặc biệt khi trình độ khoa  học công nghệ ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng nâng  cao, từ  đó đòi hỏi trình độ  khoa học, công nghệ  càng đạt tới hoàn thiện h ơn.  Chính vì vậy từ  rất lâu cây cao su là cây công nghiệp đã xác định vị  trí của nó   trong   ngành   công   nghiệp   cũng   như   ở   các   nước   như:   Anh,   Pháp,   Braxin,  Indonesia, Malaysia (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2014). Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cao su lớn trên thế giới,   nguồn lao động rẻ  và dồi dào, khí hậu rất thích hợp để  phát triển cây cao su.  Theo Bộ  Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn,   chỉ  có 63% diện tích cao su  được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển c òn rất lớn (Hiệp hội cao su  Việt Nam, 2014). Năm 2014 là năm có nhiều biến động của ngành cao su Việt Nam, sản  lượng, năng suất và giá xuất khẩu (giá xuất khẩu bình quân năm 2014 là 370  USD/tấn, năm 2013 chỉ  có 363 USD/tấn FOB). Trung Quốc là thị  tr ường xuất  khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam năm 2011 – 2012 (chiếm tới 60% sản  lượng xuất khẩu) đến năm 2013 – 2014 do biến động chính thị  trường xuất  khẩu sang Trung Quốc thụt giảm đáng kể. Ngành cao su Việt Nam đ ã có những  bước chủ  động tìm thị  trường mới, và có những kế  hoạch chính sách tăng sản  lượng suất khẩu sang các nước truyền thống như  Hàn Quốc , Nhật (chiếm  26%), Đức, Mỹ... . Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2011­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2