intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài "Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu"

Chia sẻ: Dothi Hoa | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

394
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư, một nội dung quan trọng trong công tác thẩm định mang tính quyết định là công tác thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu. Để làm rõ nội dung, nhóm chúng em xin trình bày đề tài " Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài "Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu"

  1. Lời mở đầu: Trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu t ư, một nội dung quan trọng trong công tác thẩm định mang tính quyết định là công tác thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu. Để làm rõ nội dung, nhóm chúng em xin trình bày đề tài " Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu". Chương 1: Lý thuyết về dòng tiền và suất chiết khấu 1.1. Dòng Tiền: 1.1.1 Khái niệm: Quá trình thực hiện dự án thường kéo dài trong rất nhiều năm, trong nh ững năm đó thường phát sinh các khoản thu và chi. Những khoản thu và chi đó đã tạo ra dòng tiền thu và chi của dự án. Dòng tiền ròng của dự án là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và khoản chi trong t ừng năm ho ạt đ ộng c ủa dự án. Dòng tiền được sử dụng chủ yếu để tính toán là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền sau thuế được xác định = Dòng tiền ròng – dòng thuế. 1.1.1.1 Các loại dòng tiền: Dòng tiền đều là các khoản tiền bằng nhau, xảy ra qua một th ời kỳ nh ất đinh. Dòng tiền không đều là các khoản tiền khác nhau x ảy ra trong m ột th ời kỳ nhất định 1.1.1.2 Dòng các khoản thu chi trong dự án dùng để tính dòng tiền - Dòng chi phí đầu tư ban đầu: Là toàn bộ chi phí bỏ ra cho vi ệc x ấy d ựng công trình và tạo ra tài sản lưu động. - Giá trị bổ sung tài sản: Gồm có chi phí đầu tư thay mới và b ổ sung tài s ản cũng như mở rộng sản xuất. - Chi phí vận hành hàng năm: Chi phí vận hành hàng năm c ủa d ự án bao gồm: chi phí nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, tiền lương, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị…. 1
  2. - Dòng thu của dự án: gồm có doanh thu và các khoản thu khác ( thanh lý tài sản cố đinh và thu hồi vồn lưu động). 1.1.1.3 Tác dụng của việc tính dòng tiền: Dòng tiền dung để tính giá trị hiện tại ròng (NPV) và giá tr ị t ương lai ròng (NFV) sau khi đã chiết khấu và tương lai hóa. Sơ đồ triết khấu dòng tiền: 0 1 2 3 n CF0 CF1 CF2 CF3 CFn Sơ đồ hiện tại hóa dòng tiền: 0 1 2 n-1 n CF0 CF1 CF2 CFn-1 CFn CFn-1(1+k) 1.1.2. Các quan điểm về dòng tiền Đứng trên các chủ thể khác nhau của nền kinh tế thì có nh ững quan đi ểm khác nhau về dòng tiền. Hiện nay việc xác lập dòng tiền dự kiến có th ể được xem xét trên 2 góc độ : Góc độ “tổng vốn đầu tư” và góc độ “chủ đầu tư”. Đối với các chủ thể là tổ chức tài trợ vốn , ngân hàng, chính ph ủ thì thường quan tâm tới dòng tiền được lập trên góc độ tổng vốn đầu tư 2
  3. bởi lẽ nó thể hiện được tiềm lưc tài chính và hiệu quả của toàn b ộ d ự án . Còn đối với chủ đầu tư họ lại ưa thích việc xác lập dòng ti ền trên góc đ ộ chủ đầu tư do nó cho thấy được phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra để thực hiện dự án và những gì họ thu được thêm so v ới khi không có, qua đó sẽ giúp chủ đầu tư thấy được lợi ích thực sự mình có được t ừ d ự án và có những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Để thấy được sự khác nhau gi ữa hai quan điểm nhìn nhận về việc xác lập dòng tiền này , sau đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích nội dung của từng quan điểm Quan điểm xác lập dòng tiền trên góc độ “ Tổng vốn đ ầu t ư” cho bi ết tổng vốn đầu tư của dự án là bao nhiêu, các khoản thu và các khoản chi của toàn bộ dự án, đối với các khoản vốn vay từ các t ổ ch ức tài chính thì đ ược tính vào tổng vốn đầu tư là khoản tiền chi để thực hiện dự án . Khác v ới góc độ “tổng vốn đầu tư”, góc độ “chủ đầu tư”lại coi vốn vay các t ổ ch ức tài chính là dòng tiền vào hay khoản thu và kho ản trả n ợ g ốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản chi. Với các dự án mà chủ đầu tư bỏ hoàn toàn vốn thì dòng tiền được xác lập trên góc độ “chủ đầu tư” với dòng tiền xác lập trên góc độ “tổng vốn đầu tư” là một. Trong báo cáo dòng ti ền của d ự án đ ược lập trên góc độ “chủ đầu tư” thì các chi phí tận dụng nh ững tài s ản s ẵn có không được tính vào vốn đầu tư ban đầu của ch ủ đầu tư còn góc độ “t ổng vốn đầu tư “ thì được tính vào. Ví dụ như , một dự án mở rộng quy mô sản xuất , Với điều kiện hiện có máy móc thiết bị cũ chỉ sản xuất được 50% công suất , nếu dự án được thực hiện việc tận dụng máy móc thiết bị cũ này lại mang lại cho doanh nghiệp đạt được 80% công suất . Tuy nhiên giá trị của thiết bị cũ này lại không được phân bổ cho dự án đầu tư mở rộng khi thiết lập dòng tiền theo góc độ “chủ đầu tư” nh ưng được tính vào t ổng vốn đầu tư khi xem xét từ góc độ “tổng vốn đầu tư”. Ngo ại l ệ đ ối v ới d ự án thành phần tức là các máy móc thiết bị sản xuất s ản ph ẩm d ư th ừa là có chủ ý của chủ đầu tư để phục vụ cho các dự án tiếp theo thì những thiết bị này được tính vào chi phí của dự án đầu tư mới và khi đó phải xem xét hiệu quả tài chính trên dự án đầu tư tổng thể chứ không chỉ chú trọng vào các dự án thành phần. Để hiểu rõ hơn về cách xác lập dòng tiền trên hai góc đ ộ, bài vi ết xin đ ưa ra một ví dụ cụ thể để tính toán như sau Giả sử một dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước đóng chai với tổng mức vốn đầu tư là 100 trong đó vốn tự có của nhà máy là 60, v ốn vay ngân hàng là 40 với lãi suất là 10%/ năm, để dễ phân tích giả định nhà máy này hoạt động trong 1 năm , khấu hao bằng với vốn đầu t ư ban đ ầu, Lãi vay và 3
  4. nợ gốc trả hết vào cuối năm 1 và giả sử là không có giá tr ị thanh lý. D ự án tạo ra doanh thu năm thứ 1 là 160, khoản chi phí (bao gồm nguyên v ật li ệu chính, vật liệu phụ, năng lượng, tiền lương và các khoản có liên quan tới lương, chi phí quản lý nhưng chưa kể chi phí khấu hao và lãi vay) là 20 v ới giả định doanh thu và chi phí được thanh toán ngay . Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25 %. Khi đó ta có: Đứng trên góc độ” tổng vốn đầu tư “ thì dòng tiền năm 1 được xác đ ịnh như sau: Năm 0 1 1.Tổng vốn đầu tư 100 2. Doanh thu 160 3. Chi phí( Không có khấu hao, lãi vay) 20 4. Khấu hao 100 5. Lãi vay 4 6. Thu nhập chịu thuế 36 7. Thuế 9 h8. Thu nhập sau thuế 27 Dòng tiền -100 131 Đứng trên góc độ” chủ đầu tư“ thì dòng tiền năm 1 được xác định như sau: Năm 0 1 1.Tổng vốn đầu tư 60 2. Doanh thu 160 3. Chi phí( Không có khấu hao, lãi vay) 60(=20+40) 4. Khấu hao 60 5. Lãi vay 4 6. Thu nhập chịu thuế 36 7. Thuế 9 8. Thu nhập sau thuế 27 Dòng tiền -60 91 Từ 2 bảng dòng tiền trên ta thấy rằng khi đứng trên góc độ “chủ đầu tư” nếu không vay vốn ngân hàng thì tại thời điểm 0 ch ủ đầu tư bỏ toàn bộ vốn là -100 và thu được 131 vào thời điểm 1. Nếu chủ đầu tư vay vốn ngân hàng thì dòng tiền ở thời điểm 0 là -60 và ở thời điểm 1 là 91. Điều này cho thấy , việc đi vay vốn sẽ mang lại lợi ích cho ch ủ đầu tư nhi ều h ơn là trường hợp tự bỏ vốn. Tương tự xét đối với các dự án mở rộng s ản xu ất , tận dụng được máy móc thiết bị cũ hiện có thì lợi ích mang l ại cho ch ủ 4
  5. đầu tư cũng lớn hơn trường hợp phải tự bỏ vốn mà không có s ẵn máy móc thiết bị cho nên việc các chủ đầu tư tận dụng được nh ững tài s ản hi ện có, dư thừa mà không thu hồi được sẽ mang lại cho chủ đầu tư hiệu quả tài chính cao hơn.Từ đây ta có thể thấy được đối với các dự án tài trợ bằng vốn vay và có thể tận dụng được những tài sản sãn có s ẽ mang lại cho ch ủ đầu tư khả năng sinh lợi cao hơn các dự án mà chủ đầu tư tài trợ hoàn toàn Hiện nay, trong hầu hết các báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ mới xây dựng dòng tiền trên góc độ “tổng vốn đầu tư” mà chưa đứng trên góc độ “ch ủ đầu tư”. Do đó, dòng tiền trên góc độ “tổng vốn đầu tư” chỉ thể hiện sức mạnh tài chính của tổng thể của dự án mà chưa nhìn th ấy một cách rõ ràng hiệu quả tài chính mang lại cho chủ đầu tư. Đối với chủ đầu t ư, dòng ti ền được thiết lập trên góc độ “chủ đầu tư” cho thấy khoản chi phí ph ải b ỏ ra và lợi ích thực sự thu được khi tiến hành dự án. Bởi vậy mà, ch ủ đầu tư biết được hiệu quả tài chính mang lại cho họ, từ đó đưa ra quy ết đ ịnh đ ầu tư đúng. Quyết định thực hiện dự án của chủ đầu tư là điều kiện cần; quyết định của các nhà tài trợ vốn cho dự án và của cơ quan thẩm định và cho phép dự án đi vào hoạt động là điều kiện đủ để dự án có th ể được triển khai. Do đó, người lập dự án nên xây dựng dòng tiền trên góc độ “chủ đầu tư” bên cạnh việc xây dựng dòng tiền trên góc độ “tổng vốn đầu tư”, tuy không cần trình bày trong báo cáo nghiên cứu kh ả thi, đ ể giúp ch ủ đ ầu tư hiểu rõ những lợi ích, chi phí và hiệu quả tài chính mang lại cho chủ ðầu tý khi có dự án so với khi không có dự án. Trong thời gian tới, các cõ quan quản lý cần yêu cầu chủ đầu tư thiết lập báo cáo dòng tiền dự kiến theo góc độ “chủ đầu tư” trong phân tích tài chính dự án đầu t ư. Nh ờ đó, các c ơ quan thẩm định dự án có thể thấy rõ những lợi ích và chi phí mà chủ đầu tư và các bên liên quan (các bên góp vốn, ngân hàng, các tổ chức tài chính...) được hưởng và phải bỏ ra khi thực hiện dự án 1.1.3. Căn cứ và phương pháp xác định dòng tiền Dòng tiền sau thuế = Dòng tiền ròng – Dòng thuế Dòng các khoản thu và chi của dự án bao gồm: - Dòng chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án: gồm v ốn cố đ ịnh và v ốn l ưu động. Dòng chi phí này phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và những năm của tài sản lưu động ban đầu. - Giá trị đầu tư bổ sung tài sản: khoản chi phí này phát sinh n ếu tu ổi th ọ kinh tế của dự án lớn hơn tuổi thọ kỹ thuật của tài sản c ố đ ịnh ho ặc dự án có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi lượng sản xuất….. 5
  6. - Dòng chi phí vận hành hàng năm: bao gồm các kho ản chi phí x ảy ra trong những năm vận hành khai thác. Dòng chi phí này không bao gồm khấu hao và lãi vay. - Dòng thu của dự án: Dòng thu được thể hiện ở các khoản doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án. Việc xác định dòng tiền sau thuế được thể hiện qua bảng sau: Bảng xác định dòng tiền: 0 1 2 … n 1. Doanh thu 2. Thu khác 3. VĐT 4. Chi phí vận hành hàng năm(không KH và lãi vay) 5. Khấu hao 6. Lãi vay 7. Thu nhập chịu thuế (7=1-4- 5-6) 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9. Thu nhập sau thuế(9=7-8) 10. Chi phí bổ sung tài cố định 11. Dòng tiền -I 11=9+5+6- 10+2 Có hai cách xác định dòng tiền sau thuế: Theo phương pháp trực tiếp, người lập dự án liệt kê các kho ản thu, chi bằng tiền dự kiến sẽ phát sinh trong từng giai đoạn để tính đ ược dòng ti ền ròng trong suốt chu kỳ của dự án đầu tư. Theo đó: 11= (1+2) – (3+4+8+10) 6
  7. Theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền sau thuế được tính bằng cách lấy thu nhập ròng sau thuế cộng lại khấu hao, và điều chỉnh tăng (giảm) tài sản và các khoản phải trả đầu kỳ với cuối kỳ. 11= 9+ 5+ 6- 10+ Thu hồi vốn lưu động 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng tiền -Chi phí đất đai: Đây là chi phí ban đầu để hình thành vốn cố định cho các dự án đầu tư. Đối với chi phí đất đai trong cách xác lập dòng tiền thì có 2 loại: Thứ nhất là chi phí mua đất , do chi phí mua đất là một kho ản đ ầu tư riêng trong dài hạn và đất đai là tài sản cố định của doanh nghiệp cho nên trong quá trình tính toán không đưa chi phí này vào dòng tiền của dự án . Để tránh những sai sót trong quá trình các tổ chức th ẩm định dòng ti ền c ủa d ự án thì đòi hỏi loại chi phí này cần có xác nhận của các cơ quan có th ẩm quy ền và có văn bản cụ thể đúng theo quy định của bộ tài chính Thứ hai là các chi phí khác có liên quan tới đất đai những chi phí này l ại được tính vào dòng tiền của dự án bởi vì nó phục vụ cho quá trình v ận hành hoạt động của dự án. Ví dụ như: - Chi phí cải thiện, san lấp, tái định cư,giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư: Đây là chi phí cần thiết để luôn được đòi hỏi để nh ằm giúp các dự án diễn ra một cách có hiệu quả và khi xác lập dòng tiền thì nó thường được đưa vào khoản mục tổng mức đầu tư của dự án - Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất: Là khoản chi phí c ơ h ội so sánh c ủa doanh nghiệp hy sinh đất đai để thực hiện dự án đó , nó cũng là m ột kho ản mục được tính vào tổng mức đầu tư khi xây dựng dòng tiền - Chi phí thuê đất hàng năm : Đối với các dự án dùng đ ất thuê đ ể th ực hi ện thì cần phải đươc tính vào khoản mục dòng tiền ra như là một khoản chi phí hằng năm -Chi phí chìm: Là khoản chi phí là những chi phí đã phát sinh trước khi có quy ết đ ịnh th ực hiện dự án, vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng xảy ra rồi . Do đó, chi phí chìm không đ ược tính vào ngân l ưu c ủa d ự án -Chi phí gián tiếp 7
  8. Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực ti ếp (–là các chi phí có thể xác định được với một sản phẩm, một dịch v ụ hay m ột ho ạt động nhất định) mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh c ủa mình. Các chi phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào,đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh.Chi phí gián tiếp được xem như sự tăng thêm trong vốn luân chuyển , sự tăng thêm trong hàng tồn kho, khoản phải trích như khấu hao, lãi vay …mà ta phải bỏ ra khi thực hiện dự án so với khi ta không th ực hiện d ự án . Do đó cần phải được tính chi phí này khi xác định dòng tiền và cần phải có biện pháp giảm thiểu tối đa loại chi phí này bởi đối với nhà đầu tư thì chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu. Chi phí th ấp, phù hợp, tỉ lệ giữa chi phí và doanh thu, tỉ lệ giữa chi phí và l ợi nhu ận càng thấp thì nhà đầu tư càng có lợi -Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một kho ản thực chi nhưng vẫn được tính vào dòng ngân lưu vì đó là một kho ản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án Chi phí lịch sử: Là chi phí cho những tài sản sẵn có c ủa công ty, đ ược s ử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài s ản b ằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ h ội thì sẽ đ ược tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí cơ hội -Chi phí giao hàng và lắp đặt: Chi phí giao hàng và lắp đặt xảy ra khi công ty mua s ắm TSCĐ ph ục vụ cho dự án phải được kể đến khi xác định dòng tiền tăng thêm Khi công ty muốn mua sắm tài sản cố định phục vụ cho dự án thì sẽ ph ải mất chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà xưởng của công ty và chi phí để lắp đặt những tài sản đó cũng sẽ đều bị tính vào nguyên giá của tài sản đó ,vì vậy nó tác động làm tăng dòng tiền chi ra của công ty. Cho nên để làm tăng giá trị dòng tiền tăng thêm thì cần gi ảm khoản chi ra. Đi ều này đòi hỏi các công ty phải có kế hoạch quản lý nhằm giảm thiểu tối đa lượng chi phí giao hàng và lắp đặt -Thuế thu nhập doanh nghiệp: 8
  9. Trong phương pháp xác định dòng tiền thì ta có th ể th ấy rằng dòng ti ền được xác định bằng công thức: Thu nhập sau thuế + khấu hao+ lãi vay- Giá trị đầu tư bổ sung+ Thu hồi vốn lưu động. Do đó thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động tới sự biến động của dòng tiền. Nếu thu ế thu nh ập càng cao thì thu nhập sau thuế thấp và dẫn đ ến dòng ti ền c ủa d ự án th ấp : Ngược lại nếu thuế thu nhập thấp thì làm cho thu nh ập sau thu ế cao t ừ đó làm tăng dòng tiền của dự án . Do đó đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để khuy ến khích đẩy nhanh các hoạt động đầu tư vào quốc gia, bởi lúc này các nhà đầu tư sẽ kì vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai - Vốn lưu động ròng tăng thêm: Là chênh lệch giữa phần gia tăng tài sản lưu động và phần gia tăng nợ ngắn hạn phải trả tương ứng Δ nhu cầu VLĐ = Δ TSLĐ – Δ Khoản phải trả Sự ảnh hưởng của vốn lưu động ròng tăng thêm đến dòng tiền theo góc độ của chủ đầu tư: chủ đầu tư luôn quan tâm tới phần vốn mà chủ đầu tư thực sự bỏ ra để thực hiện dự án và những gì họ thu được thêm so với khi không có dự án. Chủ đầu tư coi vốn vay các tổ chức tài chính là dòng tiền vào hay khoản thu và khoản trả nợ gốc và lãi là dòng tiền ra hay khoản chi. Đối với chủ đầu tư, dòng tiền được thiết lập trên góc độ “chủ đầu tư” cho thấy khoản chi phí phải bỏ ra và lợi ích thực sự thu được khi tiến hành dự án. Do đó, chủ đầu tư biết được hiệu quả tài chính mang lại cho chủ đầu tư, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng. Nếu thấy dự án có lợi, chủ đầu tư mới thuyết phục các nhà tài trợ góp vốn cho d ự án. Quy ết đ ịnh thực hiện dự án của chủ đầu tư là điều kiện cần; quyết định của các nhà tài trợ vốn cho dự án và của cơ quan thẩm định và cho phép dự án đi vào hoạt động là điều kiện đủ để dự án có thể được triển khai. Vốn lưu động ròng tăng thêm về tài sản lưu động : chủ đầu t ư đã đầu tư thêm về tài sản lưu động như Vật tư, nguyên, nhiên li ệu (ch ủng loại, số lượng, giá trị)… vào dự án đầu tư là dòng tiền chảy vào nhiều hõn. Ðầu tý nhiều tài sản lýu ðộng vào dự án làm cho dự án mang tính kh ả thi, tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hõn khi có vốn và kỹ thuật. Ðiều kiền cần và ðủ ðể tiến hành 1 dự án. 9
  10. Vốn lýu ðộng ròng tăng thêm do giảm các khoản ph ải trả nh ư n ợ ngắn hạn, lãi vay… Dòng tiền để đầu tư vào dự án s ẽ nhi ều h ơn và s ử dụng có hiệu quả hơn. Tránh được các khoản chi phí không cần thiết, không liên quan đến dự án -Tác động của dự án đến các bộ phân khác của công ty: Một số công ty , tập đoàn lớn có thể cùng một lúc thực hiện nhiều dự án , hoạt động với số lượng vốn lớn và chúng có th ể có ảnh h ưởng đ ến nhau theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Tùy thuộc vào mục đích mà các d ự án có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động kinh doanh của công ty, do đó s ẽ tác động đến doanh thu, chi phí bỏ ra đối với dự án đó . Hay nói cách khác là nó sẽ làm thay đổi dòng tiền của công ty. Do đó để hạn chế ảnh hưởng xấu và phát huy tác động tích cực của dự án đối với dòng tiền cũng như hiệu quả hoạt động của công ty thì cần phải làm gì? Điều này c ần đ ược công ty cân nhắc kĩ lưỡng. Một dự án đươc tiến hành mà làm cho tổng lợi nhuận của công ty bị giảm xuống trong một thời gian dài thì không nên tiếp tục. Hay một dự án có khả năng hỗ trợ, làm tăng lợi nhuận của toàn công ty thì nên được tiếp tục phát triển. 1.2. Suất chiết khấu 1.2.1. Khái niệm suất chiết khấu: Tỷ suất “r” được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong kì phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện t ại hoặc t ương lai, đồng thời nó được dùng làm độ đo thời hạn để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Xác định tỉ suất “r” có ý nghĩa rất quan trọng t ới vi ệc đánh giá tính thành bại của dự án. Để xác định được chính xác lãi xuất r dựa trên cơ sở là lãi suất th ực thì chúng ta trước hết phải phân biệt rõ lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa: - Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát bi ểu mứa lãi su ất không trùng với thời đoạn ghép lãi. - Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát triển m ức lãi trùng v ới th ời đoạn ghép lãi. Đối với tỷ suất r thì việc xác định cũng dựa vào nguồn vốn. vốn ch ủ y ếu từ 2 nguồn đó là: vốn chủ sở hữu và vồn vay. Đối với nguồn vốn vay thì tỷ suất r dựa vào lãi suất thực tế trên thị trường. lãi suất này được ngân hàng nhà nước công bố, và phụ thuộc chủ yếu vào 10
  11. các yếu tố như: cung cầu tiền tệ, lạm phát, ổn định kinh t ế, các chính sách của nhà nước… Đối với nguồn vồn chủ sở hữu thì tỷ suất này được xác định b ởi chính chi phí cơ hội cao nhất của khoản tiền bỏ ra có th ể sử dụng vào vi ệc khác. Vấn đề xác định chính xác tỷ suất này cũng có ảnh hưởng rất lớn tới suất chiết khấu chung của toàn bộ dự án. Cũng như khâu thẩm định tỉ suất chiết khấu và thẩm định khía cạnh tài chính dự án. 1.2.2. Các quan điểm lựa chọn tỷ suất chiết khấu: Tỷ suất chiết khấu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Do vậy việc xác định tỷ suất chiết khấu một cách chính xác là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận và xác định tỷ suất này lại có những điểm khác nhau. Dưới đây là 3 góc độ được đưa ra xem xét, đó là: quan điểm của chủ đầu tư, quan điểm của Nhà nước và quan điểm của các tổ chức tín dụng (Ngân hàng) 1.2.2.1. Quan điểm của chủ đầu tư: Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng tiền phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng tiền vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ g ốc ở dòng tiền ra. Nói cách khác, chủ đầu tư (chủ sở hữu) quan tâm đến dòng tiền ròng còn lại cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay. Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu, vì ch ỉ tính trên dòng tiền của chủ sở hữu. Lưu ý: Dòng tiền của chủ sở hữu bằng (=) dòng tiền tổng đầu tư trừ (-) dòng ti ền vay và trả nợ. 11
  12. Ví dụ: Có số liệu của một dự án đơn giản như sau: - Vòng đời dự án: 2 năm - Tổng vốn đầu tư (đầu năm 1, tức cuối năm 0): 1000 (đơn vị ti ền); trong đó, vốn đi vay: 400, lãi suất 8%, trả đều (vốn và lãi) trong 2 năm. - Tổng dòng tiền ròng của dự án (chưa tính tiền vay và trả nợ): năm th ứ 1: 800, năm thứ 2: 600 (đơn vị tiền). - Suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu: 20%; thuế suất bằng không. Hãy thẩm định dự án theo hai quan điểm: nhà cho vay và chủ đầu tư. Trước hết, ta tính dòng tiền trả nợ hằng năm Năm 0 1 2 DNĐK 400 208 Lãi phát sinh 32 17 Trả nợ (đều) 224 224 - Nợ gốc 192 208 - Lãi vay 32 17 DNCK 400 208 0 (i) Báo cáo tiền theo quan điểm chủ đầu tư (chủ sở hữu) Năm 0 1 2 Tổng tiền ròng -1000 800 600 Tiền vay và trả nợ 400 -224 -224 Tiền vốn chủ sở hữu -600 576 376 NPV với re=20% : 141 IRR 41% Vốn chủ sở hữu chỉ chi đầu tư năm 0 là: 600, dòng thu (ròng) của chủ sở hữu trong năm 1 là: 576 và năm 2 là: 376. Đó là ti ền c ủa ch ủ sở h ữu, ch ỉ quan tâm đến dòng tiền còn lại cho mình, sau khi trừ (-) dòng chi trả n ợ. Một lưu ý đặc biệt là, giá trị NPV chênh lệch không nhiều gi ữa hai quan điểm nhưng đối với IRR thì chênh lệch khá lớn (41%>>27%). Nếu giả định dự án sử dụng 100% vốn chủ sở hữu mà không huy động nợ vay, dòng ti ền chủ sở hữu bằng với tổng tiền ròng thì IRR theo quan điểm chủ s ở h ữu cũng bằng với IRR theo quan điểm tổng đầu tư, tức chỉ bằng 27% 12
  13. 1.2.2.2. Quan điểm của các tổ chức tín dụng (Quan điểm tổng đầu tư): Nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng tiền của tổng vốn đầu tư, tức xem xét tới tổng dòng tiền chi cho dự án (kể cả ph ần đóng thu ế) và tổng dòng tiền thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá). Quan điểm nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư. Theo đó, các ngân hàng cho vay s ẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án. Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay. Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến dòng tiền của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa v ụ phải “chia sẻ” với chủ sở hữu. Ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai ch ủ sở hữu. Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng tiền bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ sở hữu. Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào : Chi phí cơ hội của vốn - Tỷ lệ lạm phát - Tỷ lệ rủi ro của các dự án - Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền ( WACC) sẽ được tính theo công thức sau : WACC = E% x re + D% x rd Trong đó: D% = D/(D+E) và E% = E/(D+E) - E: Vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư - D: Vốn vay trong tổng vốn đầu tư - re: lãi suất sinh lời mong muốn của chủ đầu tư - rd: lãi suất vay vốn - Ví dụ (tiếp theo vi dụ của phần 1.2.4.1) 13
  14. (ii) Báo cáo tiền theo quan điểm tổng đầu tư (nhà cho vay) Năm 0 1 2 Tổng tiền ròng -1000 800 600 WACC=15.2% NPV = 147 IRR = 27% Dự án có tổng dòng chi đầu tư năm 0 là: 1000, tổng dòng thu (ròng) năm 1 là: 800 và năm 2 là: 600. Đó là tiền của tổng đầu tư, không quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn. 1.2.2.3. Quan điểm của Nhà nước: Nhà nước đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh t ế, xã h ội đ ể cân nh ắc các lợi ích và chi phí. Do đó, việc lựa chọn tỷ suất chi ết kh ấu theo quan điểm của Nhà nước chính là tỷ suất chiết khấu xã hôi (r s), phản ánh chi phí xã hội của việc sử dụng vốn. Đây được xem nh ư là một trong nh ững công cụ điều tiết vĩ mô hoạt động đầu tư. Tỷ suất chiết khấu xã hội do các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra dựa trên các căn cứ: - Tỷ lệ lãi suất vay tại các thị trường vốn trong nước và nước ngoài. - Lãi suất này được điều chỉnh thông qua việc tính đến các đi ều ki ện hiện tại của một quốc gia. Việc điều chỉnh này được thực hiện như sau: + Đối với nước cho vay vốn: r s nhỏ hơn tỷ lệ lãi suất thực tế trren thị trường vốn quốc tế. + Đối với nước đi vay vốn: r s lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị trường vốn quốc tế. 1.2.3. Căn cứ và phương pháp xác định suất chiết khấu Để xác định tỷ suất “ r ” phải căn c ứ vào đi ều ki ện c ụ th ể c ủa t ừng dự án. Phải xác định được cơ cấu các nguồn vốn huy động. Đối với trường hợp dự án đi vay vốn thì tỉ suất r được xác định: + Nếu phân tích dự án trước thuế thì tỉ suất r= rvay 14
  15. + Nếu phân tích dự án sau thuế thì tỉ suất r của dự án được xác định bằng công thức: r = rvay * ( 1- T ) T là thuế suất Đối với trường hợp dự án đi vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì t ỉ suất r của dự án được xác định bằng bình quân gia quyền lãi suất từ các nguồn huy động. Trong trường hợp này nếu các nguồn vay ở các th ời điểm khác nhau thì phải tính chuyển về cùng một mặt bằng thời gian, sau đó tình tỉ suất của dự án theo công thức trên. Đối với trường hợp dự án đi vay vốn từ nhiều nguồn với mức kỳ hạn khác nhau thì phải đưa về cùng một mức kỳ hạn, thường thì kỳ h ạn năm sau đó đưa về cùng một mặt bằng thời gian nếu vay ở các th ời điểm khác nhau, sau đó tính r theo công thức (*). Công thức chuyển kỳ hạn: là lãi suất kỳ hạn năm là lãi suất kỳ hạn t m là số kỳ hạn t trong một năm Đối với các nguồn vốn góp thì tỉ suất r theo th ỏa thu ận c ủa các bên góp vốn Đối với nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu thì tỉ suất r được xác định là mức lãi cổ phần hay cổ tức. Nếu nguồn vốn là vốn tự có thì tỉ suất r được xác định phải bao hàm lạm phát và chi phí cơ hội. Trong đó chi phí cơ h ội đ ược xác đ ịnh là t ỉ su ất lợi nhuận của nền kinh tế hoặc của hoạt động kinh doanh mà chủ đầu tư thực hiện trước đó. r= ( r cơ hội + 1)(1+f) – 1 r cơ hội : chi phí cơ hội 15
  16. f : tỉ lệ lạm phát Xác định tỷ suất r của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với vi ệc đánh giá dự án đầu tư, nó được sử dụng để tính chuyển các khoản thu chi v ề cùng mặt bằng thời gian và được sử dụng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Vì vậy cần phải dựa vài từng trường hợp cụ th ể để xác định chính xác tỷ suất r, giúp cho việc đánh giá hi ệu qu ả c ủa d ự án được chính xác hơn. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới suất chiết khấu - Cơ cấu các nguồn vốn huy động: Nguồn vốn của mỗi dự án thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn vốn lại có một mức lãi khác nhau. Từ công th ức xác đ ịnh suất chiết khấu, ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn (các nguồn vốn được huy động, tỷ trọng từng nguồn) có ảnh hưởng trực tiếp đến suất chiết khấu. Ví dụ: khi dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì chính chi phí cơ hội tốt nhất của vốn chủ sở hữu (thu nhập tốt nhất trong số các cơ hội đầu tư bỏ qua để thực hiện dự án) có thể được lựa chọn l àm lãi suất chiết khấu. Thu nhập bỏ qua ở đây chính là thu nhập kỳ vọng. Khi nguồn vốn tài trợ cho dự án là nguồn vốn vay thì m ức lãi su ất th ỏa thuận giữa các bên cho vay và đi vay có thể trở thành lãi suất chiết khấu. Còn trong trường hợp nguồn vốn hỗn hợp, mức lãi suất chiết khấu được tính như công thức ở trên, tức là phụ thuộc vào lãi suất của từng nguồn vốn cũng như tỷ trọng của từng nguồn. - Tính chất của dự án: + Lĩnh vực hoạt động: điều này quyết định đến sự ưu đãi của các tổ ch ức tài trợ, ngân hàng đối với khoản vay của dự án. Nếu lĩnh vực của dự án thuộc vào lĩnh vực được khuyến khích thực hiện, thì d ự án có th ể đ ược hưởng một số ưu đãi như mức lãi vay thấp hơn, điều này dẫn đ ến m ức lãi suất chiết khấu cũng thấp hơn so với các dự án khác. + Mức độ rủi ro: ảnh hưởng đến tâm lý của chủ sở hữu nguồn vốn được huy động. Một dự án có độ rủi ro lớn thì khi đầu t ư vào d ự án, ch ủ đ ầu t ư kỳ vọng lợi nhuận thu được lớn tức là mức lãi suất mà chủ sở h ữu ngu ồn vốn đưa ra sẽ cao hơn. Điều này khiến cho mức lãi suất chiết kh ấu tăng lên. 16
  17. - Tình hình kinh tế xã hội: Suất chiết khấu phản ánh chi phí sử dụng vốn. Mà chi phí sử dụng vốn thường được nhìn nhận trên góc độ thị trường nên nó chịu tác động lớn của tình hình kinh tế xã hội. + Tình hình kinh tế: nền kinh tế ổn định hay gặp khủng hoảng, lạm phát,… tác động trực tiếp đến giá trị của tiền, mức độ rủi ro c ủa các d ự án, … Khi nền kinh tế không ổn định thì mức lãi suất thường ở mức cao hơn. Từ đó sẽ khiến suất chiết khấu cao hơn. + Tương tự như vậy tình hình chính trị, xã hội ổn định, … làm giảm mức độ rủi ro của dự án - Các chính sách của nhà nước: Trong từng thời kỳ phát triển, Nhà nước có các chính sách cụ th ể riêng. Các chính sách này cũng tác động đến suất chiết khấu của dự án. Ví dụ như: trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước ưu tiên phát triển cho lĩnh vực nào thì các dự án trong lĩnh vực đó có th ể được hưởng các ưu đãi (m ức lãi suất thấp hơn), hoặc nếu chính ph ủ thực hiện chính sách th ắt ch ặt ti ền tệ, thắt chặt tín dụng thì chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên dẫn đến vi ệc tăng suất chiết khấu,… - Trong trường hợp có sử dụng vốn chủ sở hữu thì chi phí cơ hội tốt nhất của nguồn vốn chủ sở hữu còn phụ thuộc vào quan điểm, khả năng của chủ đầu tư, của doanh nghiệp. Bởi vì việc xác định chi phí cơ hội là rất khó nên cần yêu cầu phải có chuyên môn, cần phải nhìn nhận đầy đủ các cơ hội có thể xảy ra. Đồng thời việc đưa ra mức lãi suất cho nguồn vốn chủ sở hữu cũng có ý kiến chủ quan của chủ đầu tư nên không tránh khỏi việc chủ đầu tư có th ể đưa ra một mức lãi suất thấp hơn (khiến cho dự án đạt hiệu quả cao hơn). 17
  18. Chương 2: Công tác thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu 2.1. Hoạt động thẩm định dòng tiền 2.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của công tác thẩm định dòng tiền Sự cần thiết phải thẩm định dòng tiền - Do vai trò của dòng tiền trong một dự án. Có thể nói dòng ti ền có vai trò giống như dòng máu trong cơ thể ,dòng tiền quyết định đến hoạt động của 1 dự án, bản thân dòng tiền lại bao gồm nhiều yếu tố thu chi quyết định : +Đánh giá tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp hay một dự án +Đánh giá vấn đề với khả năng thanh khoản, bởi vì có lãi không có nghĩa là có khả năng thanh khoản tốt. Một công ty làm ăn có lãi nh ưng thi ếu tiền mặt thì hoàn toàn có thể phá sản. +Để tính toán tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROR). Các dòng doanh thu và chi phí được sử dụng như đầu vào cho các mô hình phân tích tài chính như IRR hay NPV. +Để kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một doanh nghiệp khi người ta cho rằng số liệu kế toán không phản ánh chính xác th ực t ế kinh doanh c ủa doanh nghiệp - Đặc điểm của một dự án là sử dụng nguồn vốn lớn, thời gian dài , các yếu tố bất định thường xuyên thay đổi ảnh hưởng tới dòng tiền , và ảnh hưởng tới sự thành bại của dự án, trong đó có các yếu tố lãi suất ,l ạm phát , ...ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị dòng tiền từng thời kì. -Đặc điểm công tác xác định dòng tiền có nhiều phức tạp, không tránh kh ỏi sai xót và những nhận định chủ quan, ngoài ra dòng tiền còn phụ thuộc chặt chẽ vào tỉ lệ chiết khấu, thế nên đòi hỏi phải được xem xét thẩm định cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư 18
  19. Ý nghĩa công tác thẩm định dòng tiền Làm tốt công tác thẩm định dòng tiền không nh ững giúp ch ủ đ ầu t ư đưa ra được những hành đông đúng đắn , tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp các tổ chức khác dễ dàng có được quyết định phù hợp. + Đối với chủ đầu tư: công tác thẩm định dòng tiền giúp chủ đầu tư biết được về độ tin cậy của dòng tiền đã xác định , tức là nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, dự tính tiềm năng hoạt đ ộng đ ể đ ưa ra quyết định có đầu tư hay không + Đối với cơ quan có thẩm quyền: là căn cứ để ra quyết định có cấp giấy phép cho dự án không? Có tài trợ vốn hoặc ưu đãi gì? + Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng:từ công tác th ẩm định dòng ti ền, các tổ chức tín dụng sẽ thấy được tiềm năng tài chính của dự án, kh ả năng thanh khoản và là căn cứ để ra quyết định cho vay , tài trợ vốn cho dự án 2.1.2. Nội dung thẩm định dòng tiền 2.1.2.1 Các bước thực hiện công tác thẩm định dòng tiền Các bước công tác thẩm định dòng tiền: - thẩm định tính hợp lý của các bảng dự trù tài chính: phân tích, th ẩm đ ịnh tính chính xác hợp lý, hợp lệ và phù hợp với thực tế của các bảng dự trù tài chính. Nếu các giả ðịnh chýa hợp lý, các số liệu có đ ộ chính xác không cao thì phải xây dựng lại các bảng dự trù trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành và dựa trên các kết quả thẩm định về th ị trường, k ỹ thuật, tổ chức nhân sự… - Thẩm định dòng tiền ra: bao gồm công việc xác định cơ cấu các dòng tiền và tỉ trọng các bộ phận cấu thành dòng chi phí dự án. Chú ý đến lĩnh vực của dự án(xây dựng công trình hay sản xuất kinh doanh. Bởi vì mỗi dự án có các bộ phận liên quan đến dòng tiền là khác nhau. Khi đó trong công tác thẩm định đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia am hiểu v ề lĩnh v ực này. Thường thì các tổ chức thẩm định sẽ thuê chuyên gia hoặc lập ra các ban chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực đó. Chú ý vấn đ ề liên quan v ới phân tích, 19
  20. thẩm định kỹ thuật của dự án.(liên quan máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu sử dụng,…) 2.1.2.2. Ví dụ minh họa: Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh học của công ty TNHH Phú Đ ạt đã được Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Bắc ninh phê duyệt cho vay vốn và hiện nay đã thực chất đi vào hoạt động. Trong dòng chi của dự án sản xuất kinh doanh này bao gồm: 1/ chi phí nguyên vật liệu chính phụ ; 2/chi phí năng lượng điện nước 3/ chi phí bao bì 4/chi phí lương 5/chi phí cho BHXH+ BHYT (25% lương) 6/ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị (10%) 7/ khấu hoa phương tiện vận chuyển (10%) 8/khâu hao hạng mục xây dựng (10%) 9/ Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng(30% vốn cố định) 10/chi phí quản lý (10% lương) 11/ Chi phí trả lãi vay + vốn huy động cho năm xây dựng (9%/ năm) 12/ chi phí dự phòng và chi phí khác (5% vốn đầu tư) 13/chi phí bán hàng (5% doanh thu) 14/ chi phí vận chuyển (5% doanh thu) 15/ chi phí sử dụng đất 16/ chi phí tồn kho (20% doanh thu) Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là chi phí cho lương công nhân và nguyên vật liệu chính phụ. - Thẩm định dòng tiền vào : chú ý vấn đề thổi phồng hiệu quả dự án, luôn tìm cách giảm chi phí và nâng mức lợi nhuận. Căn cứ vào phân tích, th ẩm định về mặt thị trường sẽ cho biết cung và cầu sản phẩm dự án liệu có 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2