intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

215
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007 là nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song đồng thời phải kết hợp chặt chẽ và góp phần tích cực trong công tác xoá đói, giảm nghèo và tăng cường công bằng xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC<br /> <br /> <br /> THẢO LUẬN<br /> MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br /> <br /> Đề tài:<br /> ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN VẤN ĐỀ<br /> XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI THỜI KỲ 2001 -2007<br /> <br /> Nhóm 3 - Lớp CH16G<br /> Danh sách các thành viên của Nhóm:<br /> 1/ Phạm Thị Bảo Oanh - Trưởng nhóm<br /> 2/ Nguyễn Ngọc Bích<br /> 3/ Nguyễn Ngọc Mạnh<br /> 4/ Phạm Thanh Nga<br /> 5/ Lê Thị Minh Ngọc<br /> 6/ Nguyễn Thị Hồng Nhung<br /> 7/ Nguyễn Thu Phương (Mã SV: 160244)<br /> 8/ Vũ Ngọc Quang<br /> <br /> Hà Nội, 02/2009<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Phát triển bền vững hiện đang là vấn đề được tất cả các quốc gia hướng tới và<br /> coi đó là phương châm cho mọi hành động của mình trong việc quản lý kinh tế, xã<br /> hội, chính trị của quốc gia.<br /> Trong xu thế hiện nay, Việt Nam coi việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn<br /> định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, gia tăng chất<br /> lượng, số lượng trong công tác xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp thiết và nó<br /> phải được tiến hành đồng thời với nhau để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các<br /> thành viên trong xã hội.<br /> Tuy nhiên, để có thể nhận thức một cách đúng và đầy đủ mức độ ảnh hưởng<br /> của tăng trưởng kinh tế tới việc xoá đói, giảm nghèo và công bằng xã hội để từ đó<br /> giúp cho các cơ quan quản lý đưa ra được những quyết định tốt, có hiệu quả là một<br /> việc không đơn giản và cần phải nghiên cứu kỹ.<br /> Vì những lý do trên mà nhóm thực hiện đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của<br /> tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội<br /> thời kỳ 2001 - 2007” để nghiên cứu.<br /> 2. Mục đích của đề tài<br /> Thông qua việc nghiên cứu tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong<br /> giai đoạn từ năm 2001 – 2007, nhóm thực hiện hướng tới hai mục tiêu chính như<br /> sau :<br /> <br /> <br /> Tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói,<br /> giảm nghèo và công bằng xã hội của Việt Nam, và ảnh hưởng của tăng<br /> trưởng kinh tế đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo và tạo công bằng xã hội<br /> của các vùng, miền của Việt Nam trong thời gian qua.<br /> <br /> <br /> <br /> Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song đồng<br /> thời phải kết hợp chặt chẽ và góp phần tích cực trong công tác xoá đói,<br /> giảm nghèo và tăng cường công bằng xã hội.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nhóm thực hiện hướng tới hai vấn đề cần nghiên cứu sau:<br /> <br /> Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam góp phần thúc đẩy<br /> xoá đói giảm nghèo và tạo công bằng xã hội: thông qua việc nghiên cứu, phân tích<br /> các số liệu thống kê từ các nguồn đáng tin cậy như: số liệu của Tổng cục thống kê,<br /> 2<br /> <br /> Báo cáo phát triển Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam,… Kết hợp với việc tính<br /> toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế và các thước đo về sự phát<br /> triển con người, thước đo nghèo khổ và bất bình đẳng xã hội..<br /> <br /> Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề gia tăng khoảng cách<br /> giàu nghèo giữa các vùng miền trong cả nước trong giai đoạn qua và xu hướng của<br /> nó trong thời gian tới.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu.<br /> Chúng tôi tập trung nghiên cứu tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam<br /> trong giai đoạn từ năm 2001 – 2007. Đồng thời, nhóm cũng xem xét mối liên hệ và<br /> ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới công tác xoá đói, giảm nghèo và công bằng xã<br /> hội của Việt Nam, cũng như ảnh hưởng của nó tới việc làm gia tăng phân hoá giàu<br /> nghèo giữa các vùng miền trong cả nước.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Trong đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp các Phương pháp, song chủ yếu là<br /> hai phương pháp :<br /> Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp phân tích các yếu tố cấu<br /> thành nội dung đối tượng theo mục tiêu nghiên cứu và tổng hợp để cấu trúc hoá kết<br /> quả phân tích theo tính mục tiêu.<br /> Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập các số liệu trong các kỳ kinh<br /> doanh, từ đó tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, kết luận.<br /> 6. Kết cấu của đề tài.<br /> Tên đề tài: “Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xoá đói<br /> giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007.”<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo<br /> cáo gồm ba phần chính:<br /> Chương 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo<br /> và công bằng xã hội.<br /> Chương 2: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo<br /> và công bằng xã hội thời kỳ 2001 – 2007.<br /> Chương 3: Giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo chất<br /> lượng xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội tại Việt Nam<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ,<br /> XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI<br /> 1.1. Tăng trưởng kinh tế<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về<br /> quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Đó là kết quả của tất<br /> cả các hoạt động sản xuất dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng<br /> trưởng kinh tế người ta sử dụng mức tăng thêm của tổng sản lượng của nền kinh tế<br /> (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kì sau so với thời kì trước. Như<br /> vậy tăng trưởng kinh tế được xem xét trên hai mặt biểu hiện: đó là tăng tuyệt đối hay<br /> mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân trong một giai đoạn.<br /> Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn<br /> nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng<br /> nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.<br /> <br /> 1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế<br /> - Tổng giá trị sản xuất<br /> <br /> : GO<br /> <br /> - Tổng sản phẩm quốc nội<br /> <br /> : GDP<br /> <br /> - Tổng thu nhập quốc dân<br /> <br /> : GNI<br /> <br /> - Thu nhập quốc dân<br /> <br /> : NI<br /> <br /> - Thu nhập được quyền chi<br /> <br /> : GDI<br /> <br /> 1.2. Nghèo, đói và công bằng xã hội<br /> 1.2.1. Bản chất của nghèo, đói<br /> Nghèo được hiểu là bị bần cùng hóa về phúc lợi. Theo quan niệm truyền<br /> thống, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập<br /> và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém và điều kiện sống thiếu<br /> thốn.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Định nghĩa rộng hơn coi nghèo như một hiện tượng đa chiều đưa đến sự hiểu<br /> biết rõ ràng hơn về nguyên nhân của nghèo và một chính sách toàn diện hơn hướng<br /> tới xóa đói giảm nghèo<br /> Đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó và người ta có thể cho rằng đó<br /> là điều không thể chấp nhận được trên phương diện đạo đức. Trên thực tế, nghèo vừa<br /> là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nạn đói.<br /> <br /> 1.2.2. Thước đo nghèo<br /> Thước đo nghèo về thu nhập khác nhau ở các nước khác nhau là không giống<br /> nhau. Nói chung, quốc gia càng giàu thì chuẩn nghèo quốc gia đó càng cao. Để có<br /> được sự so sánh quốc tế, Ngân hàng Thế giới đã thiết lập một chuẩn nghèo quốc tế<br /> theo thu nhập và theo sức mua tương đương<br /> <br /> Thu<br /> nhập<br /> thấp<br /> Năng<br /> suất<br /> thấp<br /> <br /> Tiêu<br /> dùng<br /> thấp<br /> <br /> Tiết<br /> kiệm<br /> thấp<br /> <br /> Đầu tư<br /> thấp<br /> Hình 1: Vòng luẩn quẩn của đói nghèo<br /> <br /> 1.2.3. Công bằng xã hội<br /> Công bằng xã hội là một khái niệm có tính lịch sử cụ thể, có nội hàm khác<br /> nhau trong những hoàn cảnh, điểu kiện khác nhau. Hiểu một cách khái quát, “công<br /> bằng xã hội nói tới một xã hội có thể cho phép mọi cá nhân và nhóm xã hội được đối<br /> xử công bằng và hưởng thụ công bằng những lợi ích của xã hội” (từ điển Wikipedia)<br /> Hai khái niệm về công bằng, gồm:<br /> - Công bằng theo chiều ngang, tức là đối xử như nhau với người có đóng góp như<br /> nhau; và:<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2