intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai" nhằm khảo sát, tìm hiểu về trang phục truyền thống và sự biến đổi trong trang phục của người của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của trang phục truyền thống người H’mông đen trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC BIẾN ĐỔI TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI Mã số: DTSV.02.2021 Chủ nhiệm đề tài : Đỗ Cẩm Anh Lớp : 1805QLVA Cán bộ hướng dẫn : Th.s Trần Thị Phương Thúy
  2. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai” là kết quả mà nhóm tự khảo sát, nghiên cứu và viết báo cáo, các nội dung nghiên cứu khoa học là trung thực, trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc cũng như trong phần tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Đỗ Cẩm Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, nhóm đề tài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Lào Cai, phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin, Thể thao thị xã Sa Pa, các gia đinh người H’mông đen trên địa bàn đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của quý cơ quan, ban ngành và toàn thể gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phương Thúy, là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên nhóm tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã hết sức cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài hoãn thiện hơn. Xin kính chúc quý thầy, cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 UBND Ủy ban Nhân dân 2 HĐND Hội đồng Nhân dân 3 UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 4 NQ Nghị quyết 5 QĐ-UB Quyết định-Ủy ban 6 QH Quốc Hội 7 QĐ-TT Quyết định-thông tư 8 QĐ - BVHTT Quyết định- Bộ Văn hóa Thông tin 9 TP Thành Phố 10 TTHH Trách nhiệm hữu hạn 11 BQL Ban quản lý
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3 4. Giả thuyết khoa học......................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4 7. Đóng góp mới của đề tài.............................................................................. 5 8. Nội dung đề tài............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ VỀ NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA TỈNH LÀO CAI........... 6 1.1. Khái quát về trang phục truyền thống.......................................................6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 6 1.1.1.1. Trang phục.......................................................................................6 1.1.1.2. Trang phục truyền thống................................................................. 7 1.1.1.3. Biến đổi văn hóa..............................................................................8 1.1.2. Đặc điểm của trang phục truyền thống.............................................. 8 1.2. Khái quát về thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai..................................................... 9 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................... 9 1.2.2. Dân cư...............................................................................................11 1.2.3. Kinh tế.............................................................................................. 12 1.2.4. Văn hóa, xã hội.................................................................................13 1.3. Tổng quan về người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai.............. 14 1.3.1. Khái quát về tộc người H’mông.......................................................14 1.3.2. Khái quát vể tộc người H’mông ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai..........15
  6. 1.3.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhóm người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai................................................... 15 Tiểu kết chương 1...........................................................................................16 CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA TỈNH LÀO CAI......................................18 2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa..................... 18 2.1.1. Chất liệu trang phục truyền thống....................................................18 2.1.2. Quy trình sản xuất ra bộ trang phục truyền thống........................... 19 2.1.2.1. Quy trình sản xuất vải lanh........................................................... 19 2.1.2.2. Quy trình in sáp ong...................................................................... 23 2.1.2.3. Quy trình cắt may thành phẩm......................................................24 2.1.3. Kiểu dáng trang phục....................................................................... 25 2.1.3.1. Trang phục truyền thống nam....................................................... 25 2.1.3.2. Trang phục truyền thống nữ..........................................................27 2.1.3.3. Trang phục của trẻ em...................................................................30 2.1.4. Cách sử dụng trang phục..................................................................32 2.1.4.1. Trang phục trong cưới xin.............................................................32 2.1.4.2. Trang phục trong ma chay............................................................ 33 2.1.4.3. Trang phục trong lễ hội................................................................. 35 2.2. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai......................................................................36 2.2.1. Biến đổi về chất liệu.........................................................................36 2.2.2. Biến đổi về cách tạo trang phục....................................................... 37 2.2.3. Biến đổi về nghệ thuật trang trí........................................................39 2.2.4. Biến đổi về phụ kiện và đồ trang sức...............................................40 2.2.5. Biến đổi về sử dụng trang phục....................................................... 40 2.2.5.1. Trang phục hàng ngày...................................................................41 2.2.5.2. Trang phục trong đám cưới...........................................................41
  7. 2.2.5.3. Trang phục trong lễ hội................................................................. 42 2.2.6. So sánh biến đổi trong trang phục của người H’mông đen với người H’mông khác....................................................................................43 2.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai................................................44 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................44 2.3.2. Nguyên nhân khách quan................................................................. 45 Tiểu kết chương 2...........................................................................................46 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TRANG PHỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA TỈNH LÀO CAI......................................................................................47 3.1. Ý nghĩa của trang phục truyền thống của người H’mông đen............... 47 3.1.1. Phản ánh tư duy kỹ thuật thủ công...................................................47 3.1.2. Phản ánh mỗi quan hệ của người H’mông với môi trường sống.............................................................................................................47 3.1.3. Phản ánh đời sông kinh tế xã hội của người H’mông..................... 48 3.1.4. Là sản phẩm văn hóa tạo nên đặc trưng văn hóa.............................49 3.1.5. Mang giá trị thẩm mĩ........................................................................50 3.2. Xu hướng biến đổi trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai.................................................................... 51 3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của người H’mông đen......................................................................................... 52 3.3.1. Những vấn đề đặt ra......................................................................... 52 3.3.2. Những giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống.......................... 54 3.3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về giá trị của bộ trang phục truyền thống H’mông đen............................................ 54 3.3.2.2 Giảng dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp và giá trị của bộ trang phục truyền thống H’mông đen..................................................................56
  8. 3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, giữ gìn nét đẹp và phát huy giá trị của bộ trang phục truyền thống H’mông đen trên địa bàn....................57 3.3.2.4. Quảng bá rộng rãi và tạo điều kiện để đưa bộ trang phục truyền thống vào ngành du lịch..................................................................59 3.3.2.5. Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hoặc cuộc thi về trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số............................................ 61 3.3.2.6. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa ở địa phương.......63 Tiểu kết chương 3...........................................................................................64 KẾT LUẬN..........................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................67 PHỤ LỤC ............................................................................................................70
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta nhận biết một dân tộc. Trang phục không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người mà trang phục còn mang dấu ấn xã hội. Trang phục chỉ ra nguồn gốc và bản sắc văn hóa của dân tộc đó, cũng là cơ sở là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu trật tự xã hội của cộng đồng tộc người nào đó. Dân tộc H’mông là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’mông sinh sống ở Việt Nam có khoảng 80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: H’mông – Dao và được chia ra làm các ngành: H’mông trắng (Môngz Đơư), H’mông hoa (Môngz Lênhs), H’mông đen (Môngz Đuz), H’mông xanh (Môngz Dua), Người ta phân biệt được các ngành là do trang phục của họ. Trang phục của cả nam và nữ dân tộc H’mông đều là do đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ làm ra. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú, người phụ nữ H’mông đã trở thành người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt. Người H’mông đen ở Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai cũng vậy, qua bao đời nay trang phục của họ đã trở thành giá trị văn hóa, mang dấu ấn xã hội và có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tuy vậy, trong bối cảnh giao lưu văn hóa trang phục và cách sử dụng trang phục truyền thống bị tác động làm cho biến đổi rất nhiều. Để góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số trong đó có trang phục của Người H’mông đen, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H'mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu khảo sát chỉ ra nhưng nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp giữ gìn giá trị truyền thống trang phục này trước nguy cơ mai một. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc H’mông nói riêng luôn là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý 1
  10. đi sâu nghiên cứu. Các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn chuỗi góc độ lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kinh tế, dân tộc học, mĩ học, kĩ thuật đã đề cập đến nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến trang phục. Các học giả đã nhận ra vai trò của trang phục trong nghiên cứu lịch sử tộc người, điều đó được thể hiện qua một số công trình: Dân tộc Mèo – các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Bế Viết Đẳng – là những nghiên cứu bước đầu về tộc người H’mông với nguồn gốc lịch sử, tên gọi; đời sống vật chất và tinh thần của họ. Dân tộc H’mông ở Việt Nam của tác giả Cư Hoà Vần và Hoàng Nam - Trong công trình này, hai tác giả đã giải thích và đặt lại tên gọi người H’mông là “Mông” (Không có tiết tố H) và cung cấp một cách hệ thống các sinh hoạt văn hoá, trong đó có nhiều phong tục, tập quán của người H’mông Tập tục chu kỳ đời người của các dân tộc người - ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam đó lý giải về phong tục tập quán trong chu kỳ đời người bao gồm các tục liên quan đến sinh đẻ và nuôi con, tập tục đánh dấu sự trưởng thành, tập tục trong cưới xin, ma chay… Văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam - Truyền thống và hiện đai của tác giả Vương Duy Quang đó giúp chúng ta hiểu rừ hơn văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam, sự biến đổi của nó ra sao qua thời gian và những biến cố trong lịch sử, nhất là giai đoạn gần đây khi Việt Nam đang thực thi chính sách đổi mới và đang chịu tác động mạnh mẽ của những xáo động trên thế giới và khu vực như hội nhập và phát triển, toàn cầu hoá; Dân ca Mèo của tác giả Doãn Thanh, đã tập trung nghiên cứu về các thể loại dân ca của người H’mông, trong đó nổi bật nhất là phần “Tiếng hát làm dâu” đã giúp người đọc hiểu biết rõ hơn về phong tục, tập quán của người H’mông. Văn hoá dân tộc H’mông Hà Giang của Trường Lu và Hùng Đình Quý, Đời sống văn hoá dân tộc Mông tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến nay, luận văn 2
  11. thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hòa, đó khái quát nguồn gốc, dân số, kinh tế truyền thống, đời sống vật chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ xó hội của người H’mông ở Hà giang đồng thời cũng đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của đồng bào H’mông ở Hà Giang từ năm 2000 đến 2006. Văn hoá người H’mông ở Nghệ An của tác giả Hoàng Xuân Lương cho chúng ta thấy các đặc trưng văn hoá đặc sắc, độc đáo của người H’mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Nghệ An… - Viện Dân tộc học Việt Nam đã viết cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” hay những bài viết trên tạp chí, văn hóa dân gian, các nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, dân tộc học. - Tác giả Diệp Trung Bình đã viết cuốn “Hoa văn trên vải dân tộc H’mông”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu riêng về trang phục như: Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam”. Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở quan trọng về lý luận và thực tiễn để nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H'mông đen ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát, tìm hiểu về trang phục truyền thống và sự biến đổi trong trang phục của người của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của trang phục truyền thống người H’mông đen trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa trang phục, văn hóa tộc người. - Khảo sát, tìm hiểu về trang phục và những biến đổi trong trang phục tại 3
  12. của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. - Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. 4. Giả thuyết khoa học Tìm hiểu về sự biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiện cứu Khảo sát trang phục truyền thống và những biến đổi trong trang phục của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trang phục truyền thống của dân tộc H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. - Phạm vi thời gian: Khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế điền dã dân tộc học Đây là phương pháp được áp dụng trong chuyến đi thực tế của chúng em. Phương pháp này đem lại những luận cứ thực tiễn cho đề tài, tài liệu cụ thể, những minh chứng sống động nhất từ thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. - Phương pháp so sánh Phương pháp để so sánh sự thay đổi trong cách làm ra một bộ trang phục truyền thống của người H’mông đen xưa và nay. So với ngay nay trang phục đã bị biến đổi như nào để từ đó đưa ra phương pháp để giữ gìn, bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống nhưng vẫn phù hợp với thời đại. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4
  13. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận về trang phục người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa lý thuyết cũng như nghiên cứu các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác. Trên cơ sơ các công trình nghiên cứu đó, tiếp thu, kế thừa các thông tin có liên quan để đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất. 7. Đóng góp mới của đề tài - Làm rõ những nét giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc Hmông đen ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Chỉ ra những biến đổi trang phục hiện nay của dân tộc H’mông đen. - Đề xuất một số các biện pháp có tính khả thi góp phần bảo tồn trang phục truyền thống. - Đề tài là tư liệu để tham khảo cho sinh viên ngành Quản lý văn hóa. 8. Nội dung đề tài Chương 1: Khái quát về trang phục truyền thống và về người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai Chương 2: Nhận diện trang phục truyền thống và những biến đổi trong trang phục của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai Chương 3: Ý nghĩa của trang phục và những vấn đề đặt ra nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của người H’mông đen ở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai 5
  14. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ VỀ NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở THỊ XÃ SA PA TỈNH LÀO CAI 1.1. Khái quát về trang phục truyền thống 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Trang phục Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa khái niệm về trang phục. Tác giả Lê Ngọc Thắng cho rằng: “Trang phục gồm y phục (khăn, áo, nón, váy, quần...) và đồ trang sức (trâm, vòng cổ, hoa tai, vòng tay, xà tích...) [23, tr.6] hoặc cụ thể hơn: “Trang phục là cách ăn mặc của con người. Mỗi một thành phần dân tộc trên đất nước ta có một nếp sống văn hóa đặc thù nên cách ăn mặc cũng phản ánh những sắc thái phong phú, đa dạng đó” [24, tr.16]. Tác giả Trần Thị Thu Thủy đã đưa ra khái niệm “trang phục” gắn với chức năng và của nó: ‘‘Trang phục là những phương tiện vật chất bao gồm y phục, trang sức được con người sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động văn hóa xã hội khác; thể hiện cách ứng xử văn hóa trong mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người” [25, tr.48]. Tác giả Nguyễn Anh Cường cho thấy: “Trang phục bao gồm y phục và trang sức, là cách thể hiện ăn mặc của mọi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang tính đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một trong những khía cạnh thể hiện rõ nét nhất tính tộc người” [26, tr.22]. Tác giả Võ Thị Mai Phương cũng khẳng định rằng trang phục gồm y phục và trang sức: “Trang phục bao gồm y phục và trang sức của một tộc người cụ thể. Trang phục là những vật thể cụ thể, song nó còn chứa đựng nhiều thông tin văn hóa mang bản sắc tộc người” [27, tr.12-13]. Qua những cách khái niệm về trang phục ở trên có thể thấy, mỗi nhà khoa học có góc nhìn khác nhau nhưng cơ bản là thống nhất theo nhận định của Lê Ngọc Thắng ở chỗ trang phục bao gồm y phục và trang sức: 6
  15. + Y phục bao gồm khăn, áo, nón, váy, quần... Do đó, y phục là bộ phận quan trọng nhất trong bộ trang phục, bao gồm những đồ để mặc như khăn, áo, quần, váy... Chẳng hạn, áo dùng để che phần trên của cơ thể; quần để che phần dưới của cơ thể tính từ bụng trở xuống, có hai ống để che hai chi dưới; váy để che phần dưới của cơ thể từ bụng trở xuống, không chia thành hai ống như quần; yếm để che phần ngực của phụ nữ nên có lúc gọi là áo ngực... Liên quan đến y phục, còn có các từ ngữ như xiêm y (váy áo), y quan (áo mũ), nội y (đồ mặc lót bên trong)... + Trang sức gồm trâm, vòng cổ, hoa tai, vòng tay, xà tích... Như vậy, trang sức được hiểu là những phụ kiện trang trí được mang trên cơ thể con người, với mục đích sử dụng rất phong phú. Con người có thể dùng trang sức với quan niệm để làm đẹp, cũng có thể dùng theo quan niệm dân gian như bảo vệ sức khỏe, chống tà ma,... Chất liệu và trang trí hoa văn trên trang sức thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật của tộc người ở từng thời kỳ. Trang sức được coi là yếu tố văn hóa vật chất, nên được nghiên cứu đi kèm với y phục. + Bên cạnh đó, còn có những phụ kiện đi kèm theo y phục được hiểu là những đồ để làm tăng vẻ đẹp hay tăng giá trị của y phục. Đó là đồ để đội như mũ, nón, khăn... để đi như giày, dép, ủng, tất,... 1.1.1.2. Trang phục truyền thống Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác [28, tr.1053]. Vì vậy, khái niệm trang phục truyền thống trong có thể hiểu là các thành tố của bộ y phục và các đồ trang sức được tộc người tạo ra và sử dụng đã lâu đời, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác,... Như vậy, trang phục truyền thống hiện nay được hiểu là trang phục truyền thống còn được duy trì, bảo lưu trong bối cảnh hiện tại, bao gồm: Trang phục truyền thống nguyên bản, tức trang phục đó được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ mà hiện nay vẫn đang tồn tại. Trang phục dạng truyền thống, nghĩa là trang phục đó đã có sự biến đổi nhưng chưa thay đổi hẳn, nên vẫn giữ 7
  16. được những điểm cơ bản so với bộ truyền thống nguyên bản về kiểu dáng các thành tố, các màu sắc. Trong khi Âu phục đã dần dần chiếm ưu thế trên toàn cầu, quốc phục được duy trì là trang phục đặc biệt dùng vào những ngày lễ liên quan đến truyền thống văn hóa hoặc những dịp mang tính cách trang nghiêm, trịnh trọng. Trong khi trang phục truyền thống có thể bao gồm nhiều loại quần áo từ người nhà quê đến bậc vương giả nhưng quốc phục là trang phục trang trọng nhất của thường dân dành cho các dịp khánh tiết. 1.1.1.3. Biến đổi văn hóa Có nhiều cách hiểu khác nhau về biến đổi văn hóa. Hiểu một cách rộng nhất, biến đổi văn hóa có thể hiểu là: một sự thay đổi so với một tình trạng văn hóa hoặc một nền văn hóa có trước dưới những tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi văn hóa được đề cập đến là sự biến đổi về cấu trúc của văn hóa, về các thành tố của văn hóa và các giá trị văn hóa. Và sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. [21, tr.36] “Biến đổi văn hoá bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hoá. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi” [22, tr.65-66]. 1.1.2. Đặc điểm của trang phục truyền thống Trang phục nói riêng là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm. dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Dần dần, trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con 8
  17. người. Trang phục thể hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi. Trang phục liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn hóa. Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người. Bên cạnh đó, trang phục truyền thống còn có một số các đặc trưng khác để phân biệt 54 dân tộc anh em trên cả nước và thị hiếu của từng vùng. Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ... Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và mỗi trang phục lại mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng, từng miền, chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những nếp nhà sàn thường mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô-típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở vùng núi, cao nguyên phụ nữ thường mặc váy, nam giới đóng khố... Song nhìn chung trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc. Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các thiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang phục của người dân tộc. 1.2. Khái quát về thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Sa Pa là một thị xã vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời. Tối 28/12/2019, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Sa Pa dưới sự chứng kiến 9
  18. của đông đảo người dân và du khách. Thị xã Sa Pa tiền thân là thị trấn Sa Pa khởi thủy từ năm 1994. Sau 25 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Sa Pa đạt được những kết quả rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngày 11/9/2019 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 767 về việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường, xã thuộc thị xã Sa Pa, trên cơ sở giữ nguyên toàn bộ 681,37 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 81.857 người của huyện Sa Pa cũ. Sau khi thành lập, thị xã Sa Pa sẽ còn lại 16 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 10 xã và 6 phường, giảm 2 đơn vị hành chính so với hiện tại. Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai, nằm trong toạ độ địa lý 22°20′8″B 103°50′31″Đ Có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai Phía tây giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Phía nam giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Văn Bàn Phía bắc giáp huyện Bát Xát. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị xã Sa Pa có diện tích tự nhiên 682,37km2, với độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m. Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam. Tại ngã ba ranh giới phía Tây của thị xã Sa Pa với các huyện Tam Đường 10
  19. và Tân Uyên, trên địa bàn xã Hoàng Liên là ngọn núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương, cao gần 3.143m. Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15 - 40C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 33C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 0C (cá biệt có những năm xuống tới - 3,20 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 - 7.8000C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm. Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65% - 70%. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác. Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng, mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3, 4 và không thường xuyên trong các năm. 1.2.2. Dân cư Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 65.695 người, mật độ dân số đạt 96 người/km². Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó (Phù Lá). Tỉ lệ các dân tộc H'mông chiếm 51,65%, Dao chiếm 23,04%, Kinh chiếm 17,91%, Tày chiếm 4,74%, Giáy chiếm 1,36%, Phù Lá chiếm 1,06%, Hoa và các dân tộc khác chiếm 0,23%,... Các đồng bào dân tộc cư 11
  20. trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan… Mặc dù phần lớn cư dân Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng khu vực trung tâm thị xã lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng: Hội Roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch. Hội Sải sán (đạp núi) của người H'mông. Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày chợ phiên ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy và kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình. 1.2.3. Kinh tế Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Sa Pa đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Là một vùng đất từ nền nông nghiệp lạc hậu độc canh thuần nông, tự cung, tự cấp dần trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện theo hướng du lịch và dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp và xây dựng. Cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Các vùng chuyên canh được hình thành, sản xuất hàng hóa phát triển, sản lượng lương thực ngày một tăng. Cơ sở hạ tầng được quan tâm xây dựng, đường giao thông liên thôn, liên xã được mở mang, trụ sở, trạm xá, trường học từ thị trấn đến nông thôn đầu được xây dựng khang trang. Với thế mạnh của Sa Pa có tiềm năng to lớn về du lịch và nông nghiệp vùng Á nhiệt đới núi cao. Trên cơ sở được Nhà nước và tỉnh quan tâm chọn là trọng điểm đầu tư phát triển, Đảng bộ thị xã Sa Pa đã tích cực tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ trong nước, của tỉnh, của nhiều tổ chức quốc tế và huy động 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2