intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Hao999 Hao999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

1.046
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng mạng xã hội của SV. Đánh giá thực trạng sử dụng MXH của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đề xuất các giải pháp đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã đề tài: ĐTCT.2020.114 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hà Nội, 2020
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã đề tài: ĐTCT.2020.114 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Thư ký đề tài: ThS. Trần Thị Phương Thúy Thành viên tham gia: ThS. Lê Vĩnh Hoàng Linh Hà Nội, 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Quản lý xã hội, phòng Công tác sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu triển khai và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, các bạn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã hợp tác, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TM. Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Quỳnh
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTSV : Công tác sinh viên CVHT : Cố vấn học tập ĐHNVHN : Đại học Nội vụ Hà Nội ĐTB : Điểm trung bình GV : Giảng viên MXH : Mạng xã hội SV : Sinh viên
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 8 6. Đóng góp mới của đề tài........................................................................... 9 7. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN12 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 12 1.2. Đặc điểm, vai trò và tác động của mạng xã hội .................................... 18 1.3. Vấn đề sử dụng mạng xã hội của sinh viên .......................................... 23 1.3.1. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ..................................... 23 1.3.2. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................................... 25 1.3.3. Thời gian, phương tiện sử dụng mạng xã hội của sinh viên .............. 27 1.3.4. Một số hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ........................... 28 1.3.5. Cách thức bảo mật thông tin cá nhân của SV trên không gian mạng ....... 30 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng mạng xã hội của sinh viên ............ 33 Tiểu kết chương 1....................................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI......................................................................... 37 2.1. Phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................................................................................ 37 2.1.1. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ..................................... 37 2.1.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên ...................................... 39 2.1.3. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................................... 45
  6. 2.1.4. Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ...................................... 48 2.1.5. Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH ............................... 63 2.1.6. Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên ........... 66 2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................................................................................ 73 2.2.1. Ưu điểm............................................................................................ 73 2.2.2. Hạn chế . .......................................................................................... 76 2.2.3. Nguyên nhân .................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2....................................................................................... 79 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......................................................................................................................................... 81 3.1. Một số giải pháp ...................................................................................................... 81 3.1.1 Tăng cường nhận thức của sinh viên về mạng xã hội .......................................... 81 3.1.2. Kết hợp nội dung sử dụng MXH vào các hoạt động trong nhà trường....... 85 3.1.3. Hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả ....... 88 3.1.4. Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa ....................................... 91 3.1.5. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV, CVHT, Đoàn thanh niên ...... 96 3.2. Khuyến Nghị .......................................................................................................... 100 3.2.1. Đối với Nhà trường và các phòng, khoa ...........................................100 3.2.2. Đối với giảng viên, cố vấn học tập ...................................................102 3.2.3. Đối với sinh viên ..............................................................................103 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 107 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 110
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên ...................... 39 Bảng 2.2. Mục đích sử dụng MXH của sinh viên ............................................. 45 Bảng 2.3. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH của sinh viên qua nội dung “đăng tải” 48 Bảng 2.4. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH thông qua nội dung “chia sẻ” ....... 52 Bảng 2.5. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH thông qua nội dung “like” và “comment”....................................................................................................... 58 Bảng 2.6. Thời gian sử dụng MXH xét theo thời điểm ..................................... 69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên ............................................. 37 Biểu đồ 2. Thời gian sử dụng MXH mỗi ngày của sinh viên ............................ 43 Biểu đồ 3. Phương tiện truy cập MXH của sinh viên ....................................... 44 Biểu đồ 4. Thời gian sử dụng MXH xét theo thời điểm.................................... 60 Biểu đồ 5. Cách thức bảo mật thông tin cá nhân của sinh viên trên MXH ....... 63 Biểu đồ 6. Lợi ích khi sử dụng MXH của sinh viên ......................................... 66 Biểu đồ 7. Tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên ......................... 69
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 làm thế giới thay đổi nhanh chóng từng ngày, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống internet, mạng xã hội đã và đang chiếm lĩnh các kênh thông tin, giải trí, giao lưu phong phú với mọi đối tượng. Việc tham gia MXH đưa con người đến với thế giới rộng lớn, hấp dẫn, nhiều màu sắc, nơi mà ở đó những khoảng cách về địa lý, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo không còn quá nhiều ý nghĩa khi con người có cùng những mối quan tâm chung. Sự tương tác và kết nối trên không gian mạng kéo gần con người lại với nhau trên phạm vi toàn cầu. Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả. Mạng xã hội và thời đại kỹ thuật số đã đem lại những lợi thế to lớn và nâng cao chất lượng cuộc sống đối với người dùng nói chung và sinh viên nói riêng. Sinh viên trường ĐHNVHN là những người trẻ, năng động và sáng tạo việc tiếp cận, sử dụng MXH là điều tất yếu. MXH mang đến cho sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHNVHN nói riêng cơ hội được giao lưu, học học phát triển khả năng và thể hiện bản thân, SV được bày tỏ quan điểm cá nhân đối với các vấn đề của cộng đồng, của xã hội, của cuộc sống. Việc tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, diễn đàn học tập và các hội nhóm trên không gian mạng giúp sinh viên mở mang tri thức và rèn luyện kỹ năng cho bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Có thể nói, MXH không chỉ mang lại cho sinh viên cơ hội lớn kết nối bạn bè trên khắp thể giới để học hỏi, để phát triển mà còn thể hiện trách nhiệm của SV đối với các vấn đề của xã hội. Tuy vậy, MXH cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sinh viên trường ĐHNVHN. Việc liên tục cập nhật những tính năng mới, ứng dụng đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu và mục đích sử dụng đã lôi cuốn sinh viên tham gia MXH ngày càng nhiều với lượng thời gian sử dụng MXH mỗi ngày rất lớn. Sinh viên thay vì chú tâm vào học tập, rèn luyện thì ngày càng bị cuốn vào “rừng” thông tin, kho phim và kho game trên các trang mạng xã hội dẫn đến sao nhãng học hành, rời xa các mục tiêu chính trong cuộc sống. Ngoài ra, việc 1
  9. sử dụng MXH của sinh viên đa phần là tự phát, ngẫu nhiên theo các trào lưu trên không gian mạng mà chưa đầu tư tìm hiểu kỹ những ứng dụng hay các trang MXH mà mình sử dụng. Bởi vậy, việc sử dụng MXH của sinh viên là “ảo” nhưng hệ lụy của nó lại là “thật”, tình trạng sinh viên bị kẻ xấu đánh cắp tài khoản, hình ảnh, thông tin cá nhân sử dụng vào mục đích xấu như lừa đảo, quấy rối không phải là hiếm gặp. Có thể nói, nhận thức của sinh viên trường ĐHNVHN về MXH còn nhiều hạn chế, sinh viên chưa có kỹ năng chắt lọc, kiểm chứng thông tin dẫn đến việc SV chưa nhận biết được dấu hiệu của tin giả đã tác động đến hành vi đăng tải, chia sẻ thiếu chuẩn mực của SV trên không gian mạng. Chính vì lẽ đó, sinh viên trường ĐHNVHN cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội an toàn và những hiểu biết về Luật An ninh mạng. Mỗi sinh viên cần phải được trang bị kỹ năng sử dụng MXH hiệu quả để biết chọn lọc những thông tin chính xác và nhận biết các trang mạng chính thống để tránh bị tin giả dẫn dắt cảm xúc, tư duy và hành động sai trái. Xuất phát từ những lý do đó thúc đẩy nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề: “Sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội Thời gian qua những vấn đề về “mạng xã hội” đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm rất lớn không chỉ từ các nhà kinh doanh, các nhà chính trị mà còn đặc biệt từ các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục vì tính mục đích và vai trò của nó trong mọi mặt đời sống hiện nay. Tác giả John Scott and Peter J. Carrington đã xuất bản cuốn “Cẩm nang về Mạng xã hội” đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đa dạng cho những người tham gia lĩnh vực phân tích MXH. Tác giả đã giới thiệu cho người đọc các khái niệm chính, chủ thể thực chất, phương pháp trung tâm và các cuộc tranh luận chính. Các nội dung được đề cập đến như lý thuyết mạng, ứng dụng liên ngành, mạng trực tuyến, mạng lưới vận động hành lang, mạng công ty...là kho tư liệu phong phú cho những người quan tâm đến phân tích MXH có thể tham khảo [33]. Tác giả Peter J. Carrington, John Scott, Stanley Wasserman đã viết và xuất bản cuốn“Mô hình và phương pháp phân tích mạng xã hội”. Đây là cuốn sách đi 2
  10. sâu phân tích mạng xã hội với sự tăng trưởng ồ ạt. Sự tăng trưởng này đã được kết hợp bởi sự tinh tế ngày càng tăng trong một công cụ kỹ thuật có sẵn cho người dùng [34]. Tác giả Xiaoming Fu, Jar-Der Luo and Margarete Boos đã xuất bản cuốn “Phân tích mạng xã hội, phương pháp tiếp cận liên ngành và nghiên cứu trường hợp” đã đưa ra các nhận định về sự tương tác của con người với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các cá nhân và các tổ chức khác. Mạng xã hội liên kết mọi người với nhau theo sở thích chung hoặc các loại phụ thuộc lẫn nhau. Ngày nay sự năng động của mạng lưới xã hội. ngày nay, sự năng động của mạng xã hội thường được thúc đẩy bởi việc truy cập vào các nền tảng trực tuyến hiện đại và địa lý cao, dẫn đến tương tác giữa các cá nhân lớn hơn [35]. Đây là những công trình nghiên cứu đã đưa ra các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mạng xã hội mà đề tài có thể kế thừa và phát huy trong quá trình nghiên cứu. 2.2. Các nghiên cứu về sử dụng mạng xã hội * Về các tác động và ảnh hưởng từ việc sử dụng mạng xã hội Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các cảnh báo về hiện tượng: “Các trang web cộng đồng đang gây nên nhiều thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ sở sương mù”. Trong đó, phải kể đến các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Susan Greenfield - chuyên gia thần kinh nổi tiếng của Anh đã với những nghiên cứu khẳng định:“Các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn”; Baroness Greenfield - nhà thần kinh học của Đại học Oxford, hiện giữ chức giám đốc Viện Hoàng gia Anh, cho rằng việc tiếp xúc liên tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động của não: “Các mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ làm chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng mạnh”; Baroness cũng khẳng định việc việc chơi game, chat và tham gia mạng xã hội có thể khiến cả một thế hệ mất đi khả năng tập trung trí óc: “Một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền thống sẽ bị thay thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính” [20]. Nhiều nhà tâm lý học cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư duy 3
  11. của con người. Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn ý trước khi viết bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản trên mạng. Điển hình: Sue Palmer - tác giả của cuốn sách nổi tiếng Toxic Childhood đã đưa ra nhận định: “Sự phát triển trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm nay. Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính, nhưng trước khi tham gia vào xã hội ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối quan hệ với người thực”; Nhà nghiên cứu Turkle trong cuốn Alone Togethervừa xuất bản mới đây đã bày tỏ mong muốn kêu gọi “Người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Thay vào đó, chúng ta nên tăng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thực” [30]. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mạng xã hội và đã đưa ra những kết quả nghiên cứu sau: Theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, MXH lớn nhất ở Việt Nam là Zingme của công ty VNG (Tập đoàn Vinagame), nơi phần đông người sử dụng là những thanh thiếu niên từ độ tuổi 15 – 22 [37]. Với thế hệ này, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Học hành, giao tiếp, đọc thông tin… tất cả đều qua internet. Đây là thế hệ không ngại chia sẻ trên internet - mức độ thông tin mà họ không ngại ngần bày tỏ qua internet thật là đáng ngạc nhiên đối với thế hệ già hơn. Như nhận xét của tạp chí Time trong bài viết về nhân vật của năm: “Ý thức về bản thân của chúng ta thay đổi nhiều hơn, trong khi ý thức về sự riêng tư mở rộng hơn. Những gì đã từng được coi là thầm kín thì nay được chia sẻ với hàng triệu người chỉ bằng một cú nhấp chuột” [37]. Tác giả Nguyễn Thị Hậu (2010), với bài viết MXH với lối sống của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. MXH với sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú đã cho phép người dùng hiện nay có thể tiếp nhận, cũng như chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách dễ dàng không phân biệt khó khăn về không gian cũng như thời gian. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi người công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Tác giả đã nêu rõ ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thông qua việc 4
  12. tìm hiểu nhu cầu, mục đích và hình thức sử dụng MXH góp phần giúp các bạn trẻ có thể cải thiện được việc sử dụng MXH của mình [14]. Đặc biệt, trong đề tài Cấp Nhà nước KX.01.10/16-20“Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn mạng xã hội và kinh nghiệm quản lý mạng xã hội ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; nhận diện thực trạng, vấn đề của mạng xã hội và quản lý thông tin, truyền thông trên mạng xã hội, từ đó đề xuất mô hình và giải pháp quản lý thông tin, truyền thông ở Việt Nam đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập, phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam [46]. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được các tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến sự phát triển cảu não bộ và các mối quan hệ xã hội của con người đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, các công trình này lại chưa đưa đánh giá sâu về mức độ sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng lâu dài đến học tập và sự phát triển sự nghiệp cá nhân của người trưởng thành. Đây chính là những khoảng trống nghiên cứu mà nhóm tác giả có thể xây dựng định hướng nghiên cứu mới cho đề tài nhưng cũng đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước để làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu của đề tài. * Về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên Tác giả Ana M.Martinez Aleman and Catherine Lynk Wartman (2009) đã tiến hành nghiên cứu “Mạng xã hội trực tuyến trong khuôn viên trường: hiểu những vấn đề trong văn hóa sinh viên” đã chỉ ra bất kỳ tiến bộ công nghệ nào cũng mang đến cho các nhà khoa học xã hội cơ hội hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và sự đổi mới của mạng xã hội trực tuyến đã mang đến cho những người trong chúng ta quan tâm tìm hiểu văn hóa đại học với một nền văn hóa đặc biệt phong phú. Với nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu mong muốn biết thế hệ sinh viên đại học và đại học thế kỷ 21 đánh giá cao giá trị, xây dựng và phân biệt văn hóa sinh viên trực tuyến như thế nào [32]. Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã có những nghiên cứu về những tác động của internet đến hoạt động học tập của sinh viên. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: Đề tài “Mối quan hệ của việc sử dụng internet và hoạt động học tập của 5
  13. sinh viên” Mã số Q.CL.05.01 [25] của Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn An Ni. Đề tài đã tiến hành khảo sát 640 sinh viên của 10 trường đại học, trong đó 5 trường ở Hà Nội và 5 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh; Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái quát chung về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay đóng một vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và học tập của sinh viên [25]; Tác giả Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014), với bài viết: “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” chỉ ra trong các MXH sinh viên thường dùng thì Facebook được sử dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%), với thời gian sử dụng trải dài từ 1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày. Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ MXH [8]. Tác giả Nguyễn Hoàng Ánh (2018), với bài viết: “Chúng ta sử dụng mạng xã hội một cách thông thái?” đã chỉ ra những tiềm năng khổng lồ của mạng xã hội đối với người sử dụng nhưng cũng chỉ ra những mối nguy hại từ mạng xã hội mà con người cần phải lưu ý khi sử dụng mạng xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc mà người dùng mạng xã hội phải tuân thủ để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Như vậy, bài viết gợi mở cho nhóm nghiên cứu những ý tưởng tiếp cận dưới góc độ hành vi sử dụng MXH của sinh viên hiện nay [47]. Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2018), với bài viết: “Sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay” đã thống kê một số trang mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam hiện nay như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Myspace... và một số mạng nội địa như Zingme, Go.vn, Yume.vn… với nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu hết sức đa dạng: kết nối - giao tiếp, tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kinh doanh... của thanh, thiếu niên. Bài viết đã điều tra thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên Việt Nam với một số nội dung như: 6
  14. mục đích sử dụng mạng xã hội; đối tượng kết nối; địa điểm và phương tiện sử dụng; ngôn ngữsử dụng trên mạng xã hội…Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài viết sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với nhóm nghiên cứu trong quá trình điều tra, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến các nội dung đề tài của mình [17]. Đây cũng là định hướng của nhóm nghiên cứu khi thực hiện đề tài, nghiên cứu việc sử dụng Facebook dưới góc độ tâm lý học để có những cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động sử dụng mạng xã hội của sinh viên [8]. Đề tài “Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Hải Dương”, luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Nguyễn Thị Bắc (2018) đã khảo sát và đánh giá hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại học Hải Dương. Tác giả đánh giá cao tác động của mạng xã hội đối với sinh viên, nhưng cũng chỉ ra những biểu hiệnhành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên như: Thời gian sử dụng; nội dung chia sẻ; nội dung đăng tải; mục đích khi nhấn nút like...Những số liệu và phântích trong đề tài là nguồn tư liệu để nhóm nghiên cứu tham khảo và có những đối chứng so sánh khi đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội [7]. Tóm lại, vấn đề sử dụng MXH được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới những góc độ tiếp cận, các tác giả chỉ ra thực trạng và biện pháp khác nhau để đạt được mục đích nghiên cứu của vấn đề. Tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về MXH nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề sử dụng MXH của sinh viên trường ĐHNVHN. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề sử dụng MXH của sinh viên trường ĐHNVHN là nội dung mới cần được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng mạng xã hội của SV - Đánh giá thực trạng sử dụng MXH của SV trường ĐHNVHN. - Đề xuất các giải pháp đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHNVHN. 7
  15. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng mạng xã hội của sinh viên - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung các nội dung sau: ./ Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ./ Mức độ sử dụng MXH của sinh viên ./ Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ./ Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ./ Cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên MXH của sinh viên ./ Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên. + Phạm vi về thời gian: Khảo sát việc sử dụng MXH của sinh viên năm học 2019 - 2020 + Phạm vi về khách thể : Khách thể chính: 575 sinh viên đại học, hệ chính quy; khánh thể phụ: 70 Giảng viên, Cố vấn học tập (GV,CVHT) tại trường Đại học Nội vụ, cơ sở Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu và các nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc xây dựng tổng quan và lịch sử vấn đề nghiên cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài. - Phương pháp điều tra bảng hỏi (Anket): Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nhu cầu sử dụng mạng xã hội, mức độ sử dụng mạng xã hội (thời gian sử dụng và thiết bị vào mạng...), mục đích, hành vi sử dụng MXH của sinh viên, cách thức bảo mật thông tin, những lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH của sinh viên. Với đề tài này chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu điều tra một lần theo lát cắt ngang và sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 02 loại phiếu: phiếu dành cho SV và phiếu dành cho GV, CVHT (Phụ lục 1 và 2); Chúng tôi sử dụng các hình thức khảo sát phát phiếu trực tiếp và khảo sát bằng phiếu online thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, các forum.... Trước khi gửi phiếu và sau khi nhận phiếu trả lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước làm sạch phiếu. Kết quả 575 phiếu thu về đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính khách quan trong kết quả nghiên cứu. 8
  16. - Phương pháp quan sát: để thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh viên, nhóm nghiên cứu quan sát hành vi sử dụng MXH của sinh viên trong mỗi giờ lên lớp và quan sát các hoạt động sử dụng MXH trên các trang cá nhân của sinh viên. Để từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng MXH của sinh viên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: để thu thập thêm thông tin về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu đối với: Đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường (Phụ lục 03); Đại diện Lãnh đạo các đơn vị (Phụ lục 04); Giảng viên, cố vấn học tập (Phụ lục 05) và sinh viên (Phụ lục 06). - Phương pháp thống kê toán học: Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà sinh viên cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng PP thống kê toán học để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các lựa chọn, tính điểm trung bình cho các item. + Tỷ lệ %: ./ Câu hỏi mang tính kiểm chứng (câu 1) ./ Trong các câu hỏi có hai phương án: Lựa chọn và không lựa chọn (câu 3, câu 5, câu 6, câu 7, câu 9, câu 10, câu 11) ./ Đối với các câu hỏi có thanh đo, phép thống kê này sẽ được sử dụng khi cần thiết: Giá trị trung bình (Mean): Dùng để tính điểm trung bình của các item trong câu hỏi và tính giá trị trung bình của các thang đo trong toàn bộ bảng hỏi. Đối với các câu hỏi dạng thang đo (câu 2, Câu 4, Câu 8) chúng tôi sẽ xếp thứ tự theo thang đo của từng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng item của từng thang. Trong một thang có n item thì tương đương n thứ tự. Việc xếp thứ tự này chỉ có ý nghĩa trong tương quan với các item của thang và trong tổng mẫu của nghiên cứu. Ví dụ: Câu 2 có 8 item các điểm trung bình (ĐTB) của từng item xếp thứ tự từ 1 đến 8. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài đã khảo sát và đưa ra những số liệu thực tế về vấn đề sử dụng MXH của sinh viên trường ĐHNVHN, trong đó chỉ ra thời gian sử dụng MXH trung bình mỗi ngày, nhu cầu, mục đích sử dụng MXH của sinh viên làm cơ sở đánh giá mức 9
  17. độ lệ thuộc vào MXH của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những hành vi sử dụng trên không gian mạng làm căn cứ để nhà trường nắm bắt, định hướng hành vi sử dụng MXH của sinh viên trong thời gian tới. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, PP quan sát, PP phỏng vấn sâu với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đề tài cung cấp số liệu đáng tin cậy về mức độ tương đồng và khác biệt trong đánh giá vấn đề sử dụng MXH của sinh viên dưới góc độ các góc độ khác nhau. Là căn cứ để đề xuất các khuyến nghị đối với Nhà trường, các phòng khoa, GV, CVHT và sinh viên về vấn đề này. Ngoài ra, đề tài đã làm rõ nhận thức chưa đầy đủ của sinh viên về lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng MXH cũng như cách thức bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng. Đây chính là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để phòng CTSV, các khoa trung tâm nghiên cứu đề xuất các hoạt động, các chuyên đề, các tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về MXH. Thông qua số liệu thực tiễn của đề tài, đoàn thanh niên sẽ có cơ sở xây dựng và tổ chức những hoạt động ngoại khóa bổ ích lôi cuốn sinh viên tham gia nhiều hơn, tích cực hơn, hiệu quả hơn nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào mạng xã hội do thiếu sân chơi dành cho sinh viên trong nhà trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp nhà trường có cách nhìn nhận tổng quan về vấn đề sử dụng mạng xã hội của sinh viên, từ đó có những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội sinh viên trường ĐHNVHN trong thời gian tới. Trên cơ sở khái quát thực trạng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được các nhóm giải pháp mang tính khả thi như tăng cường nhận thức của sinh viên về mạng xã hội; hướng dẫn các kỹ năng sử dụng MXH hiệu quả; kết hợp các nội dung sử dụng MXH vào các hoạt động khác trong nhà trường; tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa; nâng cao trách nhiệm của GV, CVHT, chuyên viên chuyên trách và sinh viên trên không gian mạng; Thiết lập bộ hướng dẫn sử dụng MXH cho sinh viên trong thời gian tới. Các giải pháp được trình bày chi tiết với các biện pháp thực hiện được trình bày cụ thể đảm bảo triển khai có hiệu quả vào thực tiễn. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu đã có những đề xuất cụ thể đối với BGH nhà trường, các phòng khoa; với GV,CVHT và sinh viên để các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng MXH được sớm triển khai trong thời gian tới. 10
  18. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về sử dụng mạng xã hội của sinh viên Chương 2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 11
  19. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm mạng xã hội Khái niệm MXH nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau, mỗi tác giả đưa ra khái niệm mạng xã hội dựa trên hướng nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Hải Nguyên đưa ra khái niệm về MXH: mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Tác giả giải thích thêm, mạng xã hội được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời những người chưa quen gia nhập và thành bạn bè trong website của mình. Các thành viên khác sẽ lặp lại quá trình trên và tạo nên một trang mạng liên kết rộng lớn không phân biệt không gian địa lý của các thành viên [23]. Tác giả Đặng Thị Nga trong luận văn thạc sỹ “Nhu cầu sử dụng Mạng xã hội của sinh viên cao đẳng sư phạm Thái Bình” đã đưa ra khái niệm: Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Mạng xã hội là dịch vụ internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian [25]. Tác giả Tống Thị Thu Hương trong luận văn thạc sĩ “Nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên trường Đại học FPT đưa ra khái niệm: Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối những thành viên là người sử dụng dịch vụ đó tạo thành một cộng đồng ảo trên Internet, thông qua tương tác của các thành viên và cùng kết nối. Mỗi người là một mắt xích trong mạng lưới truyền tải thông tin đó, tạo nên một xã hội online, có những điểm tương tự và khác riêng đặc trưng so với xã hội thực ngoài đời [17]. Tác giả Nguyễn Thị Bắc trong luận văn thạc sỹ của mình đã đưa ra khái niệm: “MXH là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của MXH” [3]. Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về MXH cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là rất lớn. Bởi vậy, để thống nhất một cách hiểu, một khái niệm về mạng xã hội là điều không dễ dàng. Điều này dẫn đến có những cách hiểu 12
  20. chưa đúng, đầy đủ về khái niệm MXH đã gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tại Khoản 22, Điều 3 Chương 1. Những quy định chung nêu rõ: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”[6]. Có thể nói, MXH là khái niệm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Hiện nay, số lượng các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng, các tính năng được cập nhật và nâng cấp liên tục nhằm thỏa mãn nhu cầu, mục đích sử dụng của người dùng trên khắp thế giới với các độ tuổi khác nhau. Một số trang MXH có thể kể đến như: Facebook: là một mạng xã hội được thành lập bởi Mark Zuckerberg với những người bạn học tại trường Đại học Harvard là sinh viên Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Thành viên được quyền sử dụng trang Facebook ban đầu được giới hạn bởi những người sáng lập cho sinh viên Harvard, nhưng sau đó đã được mở rộng đến các trường đại học khác trong khu vực như đại học Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Về sau Facebook dần dần được nâng cấp để hỗ trợ cho tất cả các sinh viên tại các trường đại học trước khi trở thành một trang mở dành cho học sinh trung học, và cuối cùng là cho bất cứ ai ở độ tuổi 13 trở lên. Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. YouTube: là nền tảng video phổ biến nhất hiện nay. Sự đơn giản của YouTube là một trong nhiều lý do khiến nó bùng nổ về mức độ phổ biến trong những năm qua. YouTube giúp tạo nội dung dễ dàng, chia sẻ với một lượng lớn khán giả. Các nội dung được chia sẻ rất đa dạng. Chẳng hạn như hướng dẫn làm 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2