intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: Hao999 Hao999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

96
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY Mã số đề tài: TC.XDCQ.ĐTSV.2019.02 Chủ nhiệm đề tài : Đỗ Đức Hồng Đăng Lớp : 1805XDDA Cán bộ hƣớng dẫn : ThS. Phan Thị Hải Hà Hà Nội, 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu thực sự của tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong đề tài này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Chủ nhiệm đề tài Đỗ Đức Hồng Đăng
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths. Phan Thị Hải Hà (Khoa Tổ chức và Xây dựng chính quyền), người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy trong Khoa Tổ chức và Xây dựng chính quyền đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em được học tập và nghiên cứu ở Trường. Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với việc trình bày đề tài mà còn giúp chúng em rất nhiều trong công việc sau này. Chúng em xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp những ý kiến góp ý có ý nghĩa rất quan trọng để chúng em có thể hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô của \ trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nhóm chúng em tham gia học tập và nghiên cứu. Kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả phát triển Đảng trong sinh viên từ 2017 – 2019 Bảng 2: Điểm rèn luyện của dinh viên kỳ I năm học 2019 – 2020
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT KÝ HIỆU NGHĨA ĐẦY ĐỦ BGH Ban Giám hiệu TW Trung ương CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa KTTT Kinh tế thị trường Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường, Trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 4 7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4 8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 4 Chƣơng 1: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................... 6 1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa ................................................................. 7 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa ........................................... 9 1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây dựng đời sống văn hóa ................................................................................................................... 9 1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về những nội dung cơ bản xây dựng đời sống văn hóa.................................................................................................. 11 1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp xây dựng đời sống văn hóa ..... 24 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................ 31 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....................... 31
  7. 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển ....................................................... 31 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Nhà trường ...... 33 2.2. Phân tích thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Nội vụ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................... 37 2.2.1. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo quan điểm của Hồ Chí Minh ........................................ 37 2.2.2. Phương pháp xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo quan điểm của Hồ Chí Minh ................................. 40 2.3. Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................... 53 2.3.1. Về ưu điểm .......................................................................................... 53 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 60 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP .................................................................................................................. 61 3.1. Bối cảnh triển khai các giải pháp ........................................................... 61 3.1.1. Đặc điểm sinh viên trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .............. 61 3.1.2. Sự tác động của môi trường xã hội đến công tác xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên .................................................................................... 62 3.2. Giải pháp ................................................................................................ 63 3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ............................................................. 63 3.2.2. Nhóm hoàn thiện về thể chế ............................................................... 66 3.2.3. Các giải pháp khác .............................................................................. 75 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 80 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 82
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại đất nước, việc xây dựng đời sống văn hóa là một trong những lĩnh vực chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn cần được quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như thấm nhuần được tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa trong việc vận dụng, đào tạo, rèn luyện xây dựng đời sống văn hóa đặc biệt là noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên phải trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng xã hội chủ nghĩa.Đời sống văn hóa là một hình thức biểu hiện của văn hóa. Đây là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng đời sống văn hóa của học sinh - sinh viên hiện nay đang nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại. Đó là một bộ phận học sinh - sinh viên sống thiếu niềm tin, phai nhạt lí tưởng, chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc những lối sống từ bên ngoài. Đại đa số sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều có ý thức chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hầu hết sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có quyết tâm học tập cao, tinh thần tự học, tự nghiên cứu rất lớn, khả năng tư rèn luyện và vượt khó rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số sinh viên vi phạm kỷ luật, thiếu ý thức học tập, rèn luyện, lối sống thiếu lành mạnh, hiện tượng tiêu cực trong sinh viên vẫn con như đi học muộn, bỏ học không lý do, gian lận trong thi cử,… một số ít có những biểu hiện đi ngược lại các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Để phát huy tính tích cực và điều chỉnh những lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của sinh viên. Vì vậy, em quyết định chọn chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội 1
  9. vụ Hà Nội hiện nay”, để góp phần thay đổi nhận thức của những sinh viên mang suy nghĩ lệch lạc trong xã hội, nhất là giới sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: - Về sách: + Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (Đồng chủ biên), Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998. Cuốn sách là hệ thống tập hợp những bài nghiên cứu đã tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh từ nhiều phía. Các tác giả đã đưa ra một số phân tích về bản sắc văn hóa dân tộc toát ra từ Hồ Chí Minh trong nhiều suy nghĩ và hành động của Người. + Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (Đồng chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Cuốn sách tập trung trình bày những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ ChÍ Minh đối với phát triển văn hóa và xây dựng con người mới,… từ đó đề ra một số giải pháp. - Về luận văn: + Pham Tấn Xuân Tước, (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Làm rõ lý luận và thực tiễn công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. + Nguyễn Trung Hưng (2010), Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực hành đời sống mới trong Quân đội – Lý luận và thực tiễn. Luận văn phân tích, làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về thực hành đời sống mới trong quân đội. Đánh giá thực trạng việc thực hành đời sống mới trong quan đội hiện này theo quan điểm Hồ Chí Minh từ đó đề xuất giải pháp về thực hành đời sống mới trong quân đội hiện nay. 2
  10. + Nguyễn Quỳnh Nga (2011), Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đánh giá thực trạng, nội dung và đưa ra giải pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân. - Về tạp chí: + Nguyễn Ngọc Hoa, Giá trị tác phẩm “Đời sống mới” và việc vận dụng trong thực tiễn văn hóa hiện nay, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 7/2007. Tác phẩm đã trình bày những giá trị của tác phẩm “Đời sống mới” và những giá trị đó được vận dung trong thực tiễn văn hóa hiện nay. + Nguyễn Thế Nghĩa, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 2/2007. Tác phẩm trình bày một cách khái quát về Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. - Nhiệm vụ: Một là: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa và những yếu tố tác động đền công tác xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Hai là: Làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Ba là: Đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa, thực trạng vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 3
  11. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa. + Không gian: Đại học Nội vụ Hà Nội + Thời gian: từ 2015 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Kết hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,… 6. Giả thuyết nghiên cứu Thực tế đặt ra nhiều vấn đề, nếu không kịp thời khắc phục thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên, tác động đến xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu thời đại mới. Việc xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên được trường Đại học Nội vụ Hà Nội quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nếu đề tài đưa ra được những giải pháp hợp lý thì sẽ nâng cao được hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa. - Khảo sát và đánh giá khách quan về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay - Đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn 4
  12. hóa của sinh viên - một số vấn đề lý luận Chương 2: Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội trong thời kỳ hội nhập 5
  13. CHƢƠNG 1: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới chung quanh. Trong thuật ngữ "tư tưởng Hồ Chí Minh", khái niệm "tư tưởng" có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. "Tư tưởng" ở đây không phải dùng với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học(thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Khái niệm "tư tưởng" liên quan trực tiếp đến khái niệm "nhà tư tưởng". Một người xứng đáng là nhà tư tưởng, theo V.I.Lênin khi người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị-sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát. Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đă khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Văn kiện của Đại hội định nghĩa: "tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc". Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp luận cứ khoa học có sức thuyết phục để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4- 6
  14. 2001) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi". 1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa Đời sống văn hoá là cụm từ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Tiền thân của cụm từ này là cụm từ đời sống mới, tiêu đề của bài viết dưới dạng hỏi - đáp, công bố năm 1947, tác giả Tân Sinh, một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bối cảnh ra đời cụm từ này là dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh đổ thực dân Pháp và tầng lớp thống trị phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (mồng 2 tháng 9 năm 1945). Sau đó, chính quyền nhân dân non trẻ bắt tay vào sự nghiệp kiến quốc và kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Nhiệm vụ cấp bách đối với văn hoá lúc đó là diệt giặt dốt, cổ động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống giặc đói, cổ vũ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đạo đức cách mạng và sửa đổi nề nếp sinh hoạt trong đời sống của mỗi người, mỗi nhà và mỗi cộng đồng làng bản, đơn vị công tác. Đây là công việc mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chưa từng có trong các giai đoạn lịch sử trước đó nên được gọi là xây dựng đời sống mới. Trong bối cảnh trình độ học vấn của dân ta còn thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ "mới" thay cho từ "văn hoá" để cho dân dễ hiểu về xây dựng đời sống văn hoá. Có thể coi Đời sống mới là bài viết đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống văn hóa ra đời sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn 7
  15. hoá, Đảng, Nhà nước vẫn sử dụng từ "mới" được hiểu là kết tinh hàm lượng văn hoá, tri thức, cách tổ chức, giá trị mới trong xây dựng nếp sống, nền văn hoá và con người. Ví dụ ngày 15/1/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 214/CT-TW về việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội. Sau Đại hội V, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trở thành một phong trào phát triển sâu rộng trên địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, công tác, học tập tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, khái niệm về đời sống văn hoá ngày một sáng tỏ. Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người. Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn cải đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người. 8
  16. Từ những phân tích nêu trên, tác giả cho rằng: Đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người. 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa 1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây dựng đời sống văn hóa Đời sống văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng của văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên lo nghĩ, dành tâm trí xây dựng một nền văn hóa mới, đời sống mới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra cho dân tộc ta một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH. Ngay trong những ngày đầu độc lập, Nhà nước Dân chủ Nhân dân vừa ra đời đã phải tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt cho sự tồn tại của mình. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, khó khăn chồng chất lại một lần nữa thử thách nhân dân ta: nền tài chính đất nước kiệt quệ, nạn đói đe dọa, đại đa số nhân dân không biết chữ… Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ xây dựng lối sống mới cho phù hợp với chế độ mới: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính”[11,tr7]. Ngày 3-4-1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Đến đầu năm 1947, dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, với bút danh Tân Sinh (nghĩa là đời sống mới, cuộc sống mới, cách sinh hoạt mới...), Người đã viết và cho xuất bản tác phẩm Đời sống mới (20-3- 2017) với mục tiêu xây dựng một lối sống mới phù hợp với điều kiện mới của 9
  17. cuộc kháng chiến, kiến quốc. Trong tác phẩm, Người chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ta: “Trong lúc này, người thì lo đánh giặc, người thì lo phá hoại, người thì lo tản cư, toàn dân ai cũng khó nhọc vất vả. Kêu gọi thực hành đời sống mới, chẳng không hợp thời sao? Hợp thời lắm. Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”[11,tr7]. Đây cũng chính là nhiệm vụ cấp bách sau khi giành được độc lập: giáo dục lại tinh thần nhân dân. Theo Người, xây dựng đời sống là trực tiếp góp phần xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Văn hóa mới, đời sống mới mà Hồ Chí Minh đã phát động trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và mãi đến tận cuối đời, đó thực chất là Người muốn đưa văn hóa vào cuộc sống nhân dân như một động lực để sửa đổi lối sống với những thói hư tật xấu trong xã hội như: lười biếng, xa hóa, gian xảo, tham ô, dị đoan, mê tín. Người Việt Nam yêu nước, dũng cảm, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, sáng mắt, sáng lòng đi vào cuộc kháng chiến với tinh thần hồ hởi và niềm tin thằng lợi, là minh chứng hùng hồn của sức mạnh động lực văn hóa. Như vậy là việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ rất sớm, khi vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng sống,… Và cuộc vận động này đã trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi ngay từ khi cách mạng mới thành công và nhân dân ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hết sức quyết liệt, cuộc sống còn trăm bề thiếu thốn. Cuộc vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên những chuyển biến to lớn trong đời sống văn hóa của nhân dân ta. Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm rất độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hóa. Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng mà lại thường được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Điều đấy đã được Hồ Chí Minh chỉ ra khi nói về nội dung của đời sóng mới 10
  18. cũng như cách thức xây dựng đời sống mới trong một nước Việt Nam. Khái niệm Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao của văn hóa, của đất nước độc lập và xã hội học. 1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về những nội dung cơ bản xây dựng đời sống văn hóa 1.1.2.1. Xây dựng đạo đức Xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới cần phải được xây dựng trong một nước Việt Nam độc lập và xã hội chủ nghĩa là đạo đức mới, hay còn gọi là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận và dày công xây đắp trong thực tiễn là đạo đức mang bản chất và phẩm chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp nhuần nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và những tinh hoa đạo đức của loài người. “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.[12,tr292] Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh rất hay sử dụng những khái niệm, phạm trù đạo đức đã quen thuộc với dân tộc ta từ lâu đời, trong đó có đạo đức Nho giáo, Phật giáo, nhưng Người đã đưa vào đó những nội dung mới, có khi hoàn toàn mới, đồng thời Người bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì thế mà có sự hòa nhập những giá trị đạo đức mới với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân, với mọi người. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức mới là nền tảng của người cách mạng bởi vì, theo Người, sự nghiệp cách mạng tiêu diệt xã hội cũ, xây dựng xã hội 11
  19. mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp, là một “sự nghiệp khổng lồ”, đầy gian khổ, phức tạp, cần một sự phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên định, lòng dũng cảm và hy sinh lớn của nhiều thế hệ cách mạng. Không chăm lo xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng khó có thể thực hiện được đến cùng mục tiêu cao cả của cách mạng. Theo cách diễn đạt bình dị của Người, đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi Đảng đang tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh đã khái quát và cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, và yêu cầu việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phải là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với phẩm chất nười cách mạng, người đảng viên. Như vậy, Hồ Chí Minh, nền đạo đức mới của dân tộc ta bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa diện mạo và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, của Văn hiến Việt Nam hiện đại. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới. Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng (công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, bộ đội, công an, già trẻ, thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc, tôn giáo...) trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con người, trong mọi phạm vi (cá nhân, gia đình, làng xóm, phố phường, tập thể..) và trong các quan hệ phong phú, phức 12
  20. tạp, tinh tế của con người.... Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Vận dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng “hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳng vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh còn yêu cầu cao hơn: đó là “tận trung, tận hiếu”, có như vậy mới xứng đáng là Đảng của đạo đức và văn minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt Nnam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ à cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời mình. “Đầu tiên là công việc đối với con người”, trong bản bổ sung cho Di chúc, Hồ Chí Minh đã viết như vậy và toàn bộ sự nghiệp của Người cũng đã chứng minh cho tư tưởng nhân văn cao cả này. Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái... hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người, nhưng trước hết là dành 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2