intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Đàn Tranh trong đời sống tinh thần của người Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đàn Tranh trong đời sống tinh thần của người Việt" nhằm tìm hiểu đời sống tinh thần của người với sự góp mặt của đàn Tranh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Đàn Tranh trong đời sống tinh thần của người Việt

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM Mã số đề tài: DTSV.07.2021 Chủ nhiệm đề tài : Đào Trà Linh Lớp : 1805QLVB Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuệ Chi
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM Mã số đề tài: DTSV.07.2021 Chủ nhiệm đề tài : Đào Trà Linh – 1805QLVB Thành viên tham gia : Vương Thị Kim Anh – 1805QLVA Bùi Trà My – 1805QLVA
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: ............................................. 2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 3 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 4 7. BỐ CỤC: ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ CÂY ĐÀN TRANH .................................... 5 1.1 Vài nét về cây đàn Tranh ............................................................................... 5 1.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 5 1.1.2. Những truyền thuyết cổ về cây đàn Tranh: ............................................. 8 1.2. Cây đàn tranh trong thơ ca. ........................................................................11 1.3. Cấu tạo và đặc điểm diễn tấu của đàn Tranh .............................................14 1.3.1. Cấu tạo của cây đàn Tranh: ...................................................................14 1.3.2. Kỹ thuật diễn tấu .....................................................................................16 1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn tấu của cây đàn Tranh. ...................19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: ................................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐÀN TRANH - SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT ...........21 2.1. Những quá trình Việt hóa đàn Tranh. ........................................................21 2.1.1. Hình thức. ...............................................................................................21
  4. 2.1.2. Cách diễn tấu. .........................................................................................22 2.1.3. Phạm vi sử dụng. ....................................................................................26 2.2. Nghệ thuật đàn Tranh và đời sống tinh thần ba miền Việt Nam ..............27 2.2.1. Khái niệm về đời sống tinh thần .............................................................27 2.2.2. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Bắc ............31 2.2.3. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Trung ........35 2.2.4. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Nam ...........41 2.2.5. Trình diễn đàn Tranh tại các cơ sở dịch vụ. ...........................................46 2.3. Đàn Tranh và âm nhạc hiện đại trong văn hóa ngày nay. .........................49 2.3.1. Giữ gìn và đa dạng hóa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn đàn Tranh. ..........................................................................................................................49 2.3.2. Đổi mới nội dung và hình thức để phát triển nghệ thuật đàn Tranh. ...51 2.3.3 Kết nối tinh thần của người Việt với đàn Tranh. .....................................52 TIẾU KẾT CHƯƠNG 2: ................................................................................57 KẾT LUẬN .....................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................59 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................60 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đàn Tranh trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt”, các kết quả được trình bày dưới đây là trung thực, khách quan, do
  5. chính chúng em thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu. Nếu có gì không đúng, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  6. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Tuệ Chi, cô là người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho nhóm em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành bài nghiên cứu khoa học. Nhân đây cũng xin được cảm ơn những quán cà phê, quán bar và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã cho phép chúng em tham gia nghiên cứu trong quá trình viết bài. Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại chưa nhiều, người viết còn thiếu sót trong đề tài này. Kính mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để công trình đầu tay này của chúng em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2021 Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài Đào Trà Linh
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đàn Tranh là mộ t nhac cu rậ̂́t phộ̂̉ biệ̂́n trong đò i sộ̂́ng ậm nhac ổ Việ t Nam, đuoc nhiệ̀u nguò i yệu thiĉ́ h tù nộng thộn đệ̂́n thành thi. Đàn Tranh là nhạc cụ cổ truyền, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cây đàn Tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc đến ngày nay. Với tư cách là một trong những nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa, nghệ thuật riêng và độc đáo của Việt Nam, cây đàn Tranh đã có sự gắn bó khăng khít, mật thiết với đời sống tâm hồn của nhân dân ta trải qua nhiều thế kỷ. Vố i ậm sấ c trong trểo, sấng sû̉a, đàn Tranh cố thệ̂̉ đẩm nhậ n nhiệ̀u chû́ c nang biệ̂̉ u diệ̂̃n nhu độ c tậ̂́u, hoà tậ̂́u trong cấc tộ̂̉ chû́ c dàn nhac truyệ̀n thộ̂́ng... Mac dù cố nguộ̀n gộ̂́c xuậ̂́t xû́ tù đậ̂́t nuố c khấc nhung đàn Tranh đẫ đuoc Việ t hoấ rậ̂́t nhanh và trổ thành mộ t loai nhac cu dận tộ c đuoc động đẩo quậ̀n chû́ng nhận dận đốn nhậ n. Đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay thể hiện rất rõ sự đan xen giữa các giá trị cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại. Đàn Tranh Việt Nam là một cây đàn đã được lưu truyền từ thời trước, nhưng nó vẫn tiếp tục được phát triển sao cho phù hợp với xu thế hiện tại. Đời sống tinh thần ở nước ta đang diễn ra sự tương tác mạnh mẽ giữa giá trị dân tộc và quốc tế do sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Đúng vậy, khi đàn Tranh không chỉ tấu lên những khúc nhạc cổ truyền mang tính dân tộc mà nó còn có thể đem lại sự mới mẻ qua những giai điệu của nước bạn. Người Việt đã Việt hóa đàn Tranh như thế nào? Và đàn Tranh đã tồn tại trong đời sống tinh thần của người Việt ra sao, để đàn tranh trở thành một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt. Tất cả những suy nghĩ này đã thôi thúc chúng em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Đàn Tranh trong đời sống tinh thần của người Việt” 1
  8. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Hiện nay đã có khá nhiều người quan tâm tới đàn Tranh. Đặc biệt tại Học viện Âm nhạc Quốc gia và các cơ sở đào tạo nghệ thuật khác có khá nhiều nghiên cứu viết về đàn tranh. Trong Luận văn Thạc sĩ “Giảng dạy tác phẩm viết cho đàn tranh tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, của tác giả Ths. Nguyễn Khánh Chung, ông đã nghiên cứu về thực trạng giảng dạy đàn Tranh và đưa ra các giải pháp bổ sung vào phương pháp dạy và học đàn. Bên cạnh đó phải kể đến một số đề tài cũng đi vào phương thức giảng dạy đàn Tranh như: Luận văn Cao học “Biên soạn giáo trình và giảng dạy đàn Tranh bậc Trung học dài hạn tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam” của Ths. NSUT. Phạm Trà My năm 2005. Nội dung của luận đề cập đến các tác phẩm viết cho đàn tranh diễn tấu, cùng với các phương pháp giảng dạy, kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho các giảng viên giảng dạy môn nhạc cụ đàn tranh ở bậc học trung cấp. Luận văn Thạc sĩ “Khai thác kỹ năng diễn tấu tác phẩm mới cho đàn Tranh và ứng dụng trong giảng dạy tại Học viện Âm Nhạc Quốc gia Việt Nam” của Ths. NSUT. Mai Thị Lai năm 2008, tác giả đã nghiên cứu ở góc độ về kỹ thuật diễn tấu áp dụng cho đàn Tranh, tác giả đã khai thác và nghiên cứu cách diễn tấu cho các tác phẩm mang hơi thở đương đại, để từ đó mang đến một màu sắc mới, phong phú và năng động hơn trong cách diễn tấu của đàn Tranh. Tất cả các bài viết nghiên cứu của các tác giả đi trước đều có đề cập đến cây đàn Tranh, tuy nhiên mỗi tác giả lại đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của cây đàn Tranh, cụ thể là nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu, nghiên cứu những kỹ thuật mới trong các tác phẩm đương đại. Trong số các tư liệu chúng em sưu tầm được đều không đề cập đến vấn đề nghiên cứu của chúng em, nhưng đây cũng là những tư liệu quý giá giúp chúng em nghiên cứu đề tài “Đàn Tranh trong đời sống tinh thần của người Việt”. 2
  9. Bản thân là sinh viên theo học ngành văn hóa, chúng em muốn đi sâu tìm hiểu về văn hóa tinh thần của người Việt khi sáng tạo việt hóa để cây đàn Tranh trở thành một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài chủ yếu tìm hiểu đời sống tinh thần của người với sự góp mặt của đàn Tranh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tính tinh thần mà đàn Tranh mang lại cho người Việt trong cuộc sống. - Phạm vi nghiên cứu: Đàn Tranh trong cuộc sống sinh hoạt âm nhạc của người Việt hiện nay (đàn Tranh trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, trong các tụ điểm sinh hoạt của giới trẻ...) 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này nhóm chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điền dã thực địa phỏng vấn: Ngày 17/4/2021, nhóm nghiên cứu đã có mặt tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, gặp mặt và có cuộc trò truyện phỏng vấn cùng NSUT. Vũ Thị Việt Hồng. Cô là một nhà giáo một nghệ sĩ đã có những cống hiến không nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy,và biểu diễn đàn Tranh. Nhóm tác giả đã trao đổi và nhận được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích phục vụ cho đề tài như: nguồn gốc xuất hiện của cây đàn tranh, các kỹ thuật diễn tấu, sự khác biệt của cây đàn tranh truyền thống của người Việt với đàn tranh Trung Quốc…. Cùng ngày hôm đó, nhóm nghiên cứu cũng đã được phỏng vấn các bạn sinh viên đang theo học khoa Nhạc cụ truyền thống, bộ môn đàn Tranh của trường. Những thông tin mà nhóm tác giả nhận được từ các bạn sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia trong kỹ thuật diễn tấu trong các bản phối mới. Phạm vi và không gian mà đàn tranh thường biểu diễn. 3
  10. Ngày 19/4/2021, nhóm nghiên cứu có chuyến khảo sát tại một số nhà hàng, khách sạn, quán cà phê…để tìm hiểu nhu cầu thưởng thức đàn Tranh. Nhóm đối tượng là khán giả cũng mang đến những tư liệu khá thú vị và quý giá cho nghiên cứu này. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề: Với đề tài nghiên cứu là nhạc cụ truyền thống, nhóm tác giả đã không ngừng tìm kiếm những tài liệu nghiên cứu đi trước, đọc thêm những tài liệu trên internet và sắp xếp, liên kết với nhau thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh: Nhóm nghiên cứu đã lập ra một bảng thống kê về cách tiếp thu âm nhạc từ đàn Tranh của nhiều đối tượng như: đối tượng chuyên nghiệp, đối tượng lớn tuổi, đối tượng nhỏ tuổi. Qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ thống kê và đưa ra kết luận về sức ảnh hưởng của đàn Tranh đối với người Việt hiện nay. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài của chúng em là những cố gắng nghiên cứu về vấn đề người Việt đã tiếp thu, sáng tạo, sử dụng cây đàn Tranh như thế nào, vào hoạt động gì..để mang lại giá trị tinh thần cho mình. - Sự liên quan mật thiết giữa cây đàn Tranh, âm thanh giọng nói của con người, nó có sự ảnh hưởng lớn đến những vấn đề kỹ thuật của cây đàn. - Đề tài là tư liệu tham khảo cho các ngành văn hóa học, văn hóa nghệ thuật 7. Bố cục: Đề tài được kết cấu gồm các phần mở đầu, nội dung, tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm. Nội dung của đề tài bao gồm hai chương: Chương 1: Tổng quát về cây đàn Tranh. Chương 2: Đàn Tranh – sự sáng tạo của người Việt. 4
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ CÂY ĐÀN TRANH 1.1 Vài nét về cây đàn Tranh 1.1.1. Nguồn gốc Đàn Tranh không có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu thì đàn tranh Việt Nam giống với loại đàn sắt (Se) và đàn cổ tranh (Guzheng) của Trung Quốc. Lịch sử của đàn Tranh kéo dài từ lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu. Đó là một trong những nhạc cụ có dây quan trọng nhất được tạo ra ở Trung Quốc, trước khi đàn cổ tranh ra đời, người Hoa đã chế tạo ra đàn sắt (sắt cầm hoặc cổ sắt), có âm vực rộng tới 5 quãng tám. Đàn sắt là một nhạc cụ rất phổ biến trong thời Tây Chu và thời Xuân Thu. Các mẫu vật còn sót lại đã được khai quật từ những nơi như tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam và khu vực Giang Nam của Trung Quốc. Những nơi khác bao gồm Giang Tô, An Huy, Sơn Đông và Liêu Ninh. Ở Hồ Bắc, lăng mộ của Tăng Hầu Ất (cuối thập niên 400 trước Công nguyên) là một kho báu của các nhạc cụ cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm một bộ hoàn chỉnh của biên chung (chuông đồng), đàn sắt và đàn cổ cầm, chuông đá (biên khánh) và trống. Đoàn tùy tùng âm nhạc của ông gồm 21 cô gái và phụ nữ cũng được chôn cất cùng ông. Vào thời Chiến Quốc, các loại cổ tranh ban đầu đã xuất hiện, được phát triển từ đàn sắt. Niên đại về đàn cổ tranh Trung Quốc - có sự khác biệt rất rõ rệt ở phần đuôi đàn và hậu nhạc sơn theo từng thời kỳ Vì vậy, đôi khi người ta nói rằng cổ tranh về cơ bản là một phiên bản nhỏ hơn và đơn giản hơn đàn sắt rất nhiều. Đàn sắt cũng được trưng bày ở các bảo tàng lịch sử và dân tộc ở Trung Quốc, nhiều nghệ nhân cũng chơi loại đàn này và nếu như có bán ra thị trường thì giá của đàn sắt vô cùng đắt đỏ so với cổ tranh. Chính vì vậy đàn sắt vô cùng hiếm đưa vào sử dụng trong dàn nhạc dân tộc để hoà tấu nên đàn sắt luôn trở thành thứ bị quên lãng. Cũng có nhiều đề cập trong văn học Trung Quốc, như trong Kinh Thư (Cổ điển của thơ ca) và Luận ngữ của 5
  12. Khổng Tử. Sắt cầm luôn là một nhạc cụ cao cấp. Ngay từ thời nhà Chu, nó đã được sử dụng để chơi nhạc theo nghi thức để cúng tế. Từ đó cổ tranh đã trải qua nhiều thay đổi trong lịch sử lâu dài của nó. Mẫu vật lâu đời nhất được phát hiện là đàn tranh 14 dây và có niên đại khoảng 500 năm TCN, có thể trong thời Chiến Quốc (475 năm trước Công nguyên). Cổ tranh trở nên nổi bật trong triều đại Tần (221 Tái 206 TCN). Vào thời nhà Đường (618 TCN), cổ tranh có thể là nhạc cụ được chơi phổ biến nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong triều đại nhà Thanh (1644-1912 CE), các dây đàn Tranh được chuyển sang dây đồng thau. Dây hiện đại hầu như luôn được bọc thép bằng nylon. Được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970, các dây đàn đa vật liệu này đã tăng âm lượng của nhạc cụ trong khi vẫn duy trì âm sắc chấp nhận được. Cũng từ đàn sắt và đàn cổ tranh mà người Trung Quốc còn chế tạo ra hai loại đàn là đàn trúc do Cao Tiệm Ly chế tác, sử dụng một que để gõ vào dây đàn tương tự đàn tam thập lục, một tay dùng ngón để nhấn dây đàn. Đôi khi đàn trúc cũng được dùng 2 que gõ, ban đầu đàn trúc cũng chỉ vỏn vẹn 5 dây và không có con nhạn như cổ cầm, sau đó được mắc thêm con nhạn và kể từ đó đàn trúc có ba loại: 5 dây, 12 dây và 20 dây; ngưu cân cầm cũng thuộc đàn tranh chi gõ là loại đàn tranh kích thước từ nhỏ cho tới lớn như đàn sắt, sử dụng que tre để gõ tương tự đàn trúc. Thân đàn hình chữ nhật lớn và nó chuyên trị dòng nhạc dân ca ở Ôn Châu, Triết Giang và đàn yết tranh có từ thời nhà Đường, sử dụng cây vĩ để kéo mà du nhập vào bán đảo Triều Tiên trở thành đàn ajaeng. Riêng với người Choang, yết tranh của họ được gọi là tranh ni hay toả cầm, nhỏ hơn yết tranh và văn chẩm cầm - yết tranh cỡ nhỏ chỉ vỏn vẹn 9 dây. Tuy nhiên thì văn chẩm cầm không dùng từng con nhạn rời rạc mà dây đàn của văn chẩm cầm được mắc bới một cầu đàn hình vòng cung. Nếu yết tranh Trung Quốc cũng như ajaeng Triều Tiên kéo theo phương nằm ngang khi đặt đàn thì văn chẩm cầm và tranh ni được đặt dọc để chơi, giống như kéo đàn cello. Cũng chính vì thế mà họ đàn tranh Châu Á ngày càng trở nên phong phú. 6
  13. Ngưu cân cầm là đàn tranh dùng que gõ truyền thống ở tỉnh Chiết Giang, trong đó huyện Bình Dương là cái nôi ra đời của nhạc cụ này. Trước đây, dây đàn được làm từ gân bò, trải qua công đoạn rửa sạch, lấy gân từ xương bò, tách sợi, phơi khô nhưng ngày nay ngưu cân cầm hầu như sử dụng dây cước hay nhựa tổng hợp. Về giá trị bảo vệ, ngưu cân cầm có giá trị trong lịch sử, văn hóa, thực tiễn và sự khéo léo. Về mặt giá trị lịch sử, nó đã được phát triển thành công vào thời Quảng Đông kể từ thời nhà Thanh và có lịch sử hơn 100 năm. Toả cầm - đàn tranh dùng vĩ, cùng họ với yết tranh và văn chẩm cầm trong họ đàn tranh, chi kéo. là một nhạc cụ cổ xưa và đặc biệt, chỉ được tìm thấy ở Thanh Châu. Nguồn gốc của nghệ thuật đàn tỏa cầm Thanh Châu liên quan đến nguồn gốc của âm nhạc dây Trung Quốc và thậm chí cả thế giới của âm nhạc có dây. Nó có giá trị lịch sử cao để nghiên cứu sự phát triển của âm nhạc cổ đại. Đàn tranh này có thể nói là có nghĩa là "hóa thạch sống". Loại toả cầm được sử dụng phổ biến nhất ở Thanh Châu là toả cầm sử dụng dây kép. Đàn tranh của người Triều Châu Trung Quốc gồm có hai loại: truyền thống và cách tân; có ý kiến cho rằng nó được sản xuất năm 1800 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Loại này được thiết kế theo phong cách thời nhà Tống. Đàn tranh Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nặng từ loại đàn tranh Triều Châu truyền thống: có trục đàn và dây bằng thép mảnh, trong khi loại cách tân chốt dây được giấu trong hộp điều âm. Đàn tranh Triều Châu ảnh hưởng mạnh tới các trường phái lớn của hệ thống trường phái đàn tranh Trung Quốc. Âm nhạc Triều Châu là một trong những loại nhạc dân gian cổ xưa của Trung Quốc, chủ yếu lan rộng ở phía đông Quảng Đông, miền nam Phúc Kiến, Đài Loan, Hồng Kông và Macao và những nơi người Triều Châu sống ở các nước Đông Nam Á. Nó có một lịch sử lâu dài, nền tảng đại chúng của nó là vững chắc và sâu sắc, và tiết mục của nó khá phong phú. Có hàng ngàn âm nhạc hiện có. Với sự thay đổi của lịch sử, âm nhạc Triều Châu đã hình thành những đặc trưng và phong cách nghệ thuật độc đáo. Đây là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa nghệ thuật và là một di sản âm nhạc dân gian có giá trị. 7
  14. Như vậy, niên đại về đàn tranh Trung Quốc cũng cho thấy qua từng thời kỳ và từng triều đại Trung Hoa mà hậu nhạc sơn và đuôi đàn của đàn tranh có sự biến đổi khác nhau theo thời gian. Loại cổ tranh ngày nay của Trung Quốc có tiền nhạc sơn dạng chữ S gợn sóng, hoặc chữ C…1 Khoảng từ đời Trần, những dòng đàn sắt và đàn cổ tranh được du nhập từ Trung Quốc sang nước Việt. Các dòng đàn được sử dụng dưới nhiều dạng như 9 dây, 15 dây, 16 dây và thường xuyên được cải tiến biến đổi số dây cũng như chất liệu dây đàn từ dây tơ đến dây cước, dây đồng hay dây thép. Qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nó phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam. Đúng vậy, người Việt đã “Việt hoá” cây đàn, tạo ra những đặc điểm phù hợp với nền âm nhạc và đời sống của Việt Nam, khiến nó mang một phong cách đặc sắc, mang âm hưởng dân tộc Việt. 1.1.2. Những truyền thuyết cổ về cây đàn Tranh: Với một xuất xứ từ nơi nước bạn và có mặt từ lâu đời, đàn Tranh cũng có khá nhiều những câu truyện truyền thuyết rất hay dành riêng cho nó. Như đã nêu ở trên, đàn Tranh có nguồn gốc từ Trung Quốc, người ta cho rằng ngày xưa Phục Hy đã tạo ra cây đàn Sắt có 50 dây, nó đi thành một đôi với đàn Cầm. Cầm là giống trống, Sắt là giống mái, vì vậy mới có câu "duyên Sắt Cầm đừng lợt phai". Về sau đến thời vua Huỳnh Đế thấy có nhiều dây quá nên giảm lại còn 25 dây. Truyền thuyết thứ hai thì kể rằng: ngày xưa có một ông già sống chung với hai cậu con trai rất ngoan và rất thích đàn. Trong nhà, ông bố có một cây đàn Tranh 25 dây. Một hôm bỗng dưng hai cậu cùng muốn đàn Tranh một lúc mà trong nhà chỉ có mỗi một cây đàn. Lúc đầu còn lời qua tiếng lại, dần dần thành 1 Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_tranh 8
  15. cãi nhau dữ dội. Ông bố nghe tiếng cãi lộn, mới đi vào hỏi cớ sự ra làm sao . Khi hiểu ra sự tình, ông bố mới khuyên môt trong hai người nên nhường cho người kia đàn trước. Nhưng rốt cuộc cũng không sao hòa giải được. Quá tức giận, ông ta mới đi tìm một cây rừu, rồi xách cây đàn chặt ra làm đôi theo chiều dọc để làm thành hai cây đàn tranh: một cây 13 dây, bây giờ còn thấy ở miền Bắc Trung Quốc và ở Nhật Bản, còn cây kia 12 dây hiện vẫn còn thấy ở Mông Cổ và Đại Hàn. Lại có một giả thuyết khác cho rằng cây đàn Tranh Trung Quốc là do ông Mông Điềm sáng chế ra vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Hình thù cây đàn Tranh Trung Quốc rất giống cây đàn Tranh Việt Nam nhưng to hơn. Bề dài cây đàn khoảng 1m5, mặt đàn làm bằng cây ngô đồng. Đàn có 13 dây tơ theo truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây sắt theo truyền thống Quảng Đông, được căng dài trên mặt âm bảng , cũng có một hàng trục và một hàng nhạn xê dịch được. Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón áp út của bàn tay phải để gảy và ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi mồi như người Việt. Lý giải về cái tên đàn Tranh, có tích khá giống với truyền thuyết thứ hai kể rằng xưa kia có một viên ngoại giàu có đã đặt người làm một cây đàn Sắt để trong phủ. Nhà có hai cô con gái đều biết âm luật, một hôm nọ trùng hợp cả hai người đều cao hứng muốn đàn mà lại không ai chịu nhường ai đàn trước. Cả hai tranh cãi nảy lửa, cha thấy vậy tức giận bổ dọc cây đàn thành hai mảnh, một bên 13 dây, bên còn lại 12 dây để mỗi người giữ một khúc. Cũng vì vậy mà cây đàn không nguyên vẹn, chẳng đánh nhạc được nữa. Hành động giành giật cây đàn của hai chị em trong tiếng Hán gọi là "zheng" qua tiếng Việt là Tranh. Chữ Tranh ở đây mang sắc nghĩa tranh giành. Ở Nhật cũng có một loại đàn Tranh, hay còn gọi là đàn Koto. Theo truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ thứ 7 ở Phù Tang có một người nữ thuộc dòng quý tộc tên là Ishikawa Iroko, trong một lần đi ngao du ở miền quê cô vô tình đi ngang một hang động và nghe được âm thanh thánh thoát vang lên. Trong hang là một đạo sĩ Trung Hoa đang gảy đàn cổ tranh, cô đem lòng cảm mến ngay lập tức xin thọ giáo. Iroko trở về thuật lại cho mọi người nghe nhưng không ai tin, lúc dẫn tất 9
  16. cả lên núi xem thì chỉ thấy một vầng mây trắng bay ra rồi lơ lửng trên đỉnh núi. Cô trở về mở lớp dạy đàn tranh và thành lập môn phái Kyushu. Về sau đàn được nhà sư Kenjun cải tiến và sáng tác cho những nhạc khúc riêng, người Nhật gọi là đàn Koto. Khi Trung Quốc có rất nhiều thể loại đàn Tranh như Guzheng, Cổ Cầm…thì Hàn Quốc một trong những quốc gia được hội nhập với cây đàn Tranh cũng có tới ba cây đàn là: Geomungo, Gayaguem và Ajaeng. Về hai cây đàn Geomungo và Gayaguem, người ta kể lại rằng: thuở xưa ở nước Cao Ly (Đại Hàn và Triều Tiên ngày nay) dưới vương triều Goguryeo có một cây đàn tranh được tiến cống sang từ Trung Quốc. Thế nhưng người Guguryeo không biết đây là loại nhạc khí gì và cách sử dụng ra sao. Bấy giờ tể tướng hiền đức Wang San Ak đã chỉnh sửa lại cây đàn và nghĩ ra cách tấu riêng cho nó. Lần đầu ngài chơi đàn đã có một con hạc đen bay xuống nhảy múa ngay trước mặt, trong tâm thức người phương Đông thì hạc là loài vật xuất hiện ở những nơi thái bình, thịnh vượng. Từ đó người ta truyền tai nhau rằng Wang San Ak chính là thần linh xuống trần gửi một điềm báo tốt lành cho triều đại Goguryeo. Ajaeng là cây đàn được biết đến ít hơn nhưng cũng xuất hiện ở Hàn Quốc từ thời Cao Ly. Tới thời Joseon, nhạc cụ này chủ yếu chỉ được dùng để tấu nhạc cung đình. Trọng tâm của âm nhạc cung đình Hàn Quốc là sự hài hòa với vũ trụ, thế gian, chứ không mang mục đích lay động lòng người nên có nhịp điệu chậm, hùng tráng. Bởi vậy, âm thanh trầm và sâu lắng của đàn tranh Ajaeng rất phù hợp với âm nhạc cung đình. Một câu truyện truyền thuyết được kể ở thời Joseon rằng: Thời Joseon, có một nhà quý tộc có tên là Kim Un-ran, ông bị bệnh về mắt và mất thị lực từ khi còn rất trẻ. Lúc bấy giờ, những người mù thường làm thày bói là công việc của tầng lớp dân hạ đẳng nhất trong xã hội. Nhà quí tộc Kim Un-ran thường mượn tiếng đàn tranh Ajaeng thổ lộ nỗi hận và tâm cảm buồn rầu của mình. Có lần nhà quí tộc Kim Un-ran dừng bước và ngồi kéo đàn tranh Ajaeng bên ngoài hàng rào một ngôi đền. Tiếng đàn nghe da diết não nùng buồn thảm. Bỗng dưng ông nghe thấy tiếng khóc vọng ra từ trong đền. Tiếng đàn Ajaeng của Kim Un-ran đã làm các hồn ma trong đền chùa thức tỉnh. Ông hoảng hốt cầm đàn 10
  17. bỏ chạy, còn các hồn ma chắc cũng thán phục khả năng chơi đàn Ajaeng xuất chúng của ông. Về đàn Tranh Việt Nam cũng có một truyền thuyết thú vị về cái tên Tranh của nó. Có một giả thuyết cho rằng tiếng đàn khi đánh lên nghe giống như âm từ “tranh”. Nhưng hiện tại giả thuyết này đã không được chấp nhận vì sự phi lí của nó. Theo một ý nghĩ đơn giản hơn thì người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng đã đổi tên cho cây đàn vì nó đã được cải tiến lên không còn là 16 dây nữa. Khi đàn đã có 17-19 dây thì gọi là đàn Thập Lục sẽ không được hợp lý, nên người miền Bắc đã gọi nó bằng một cái tên khác là đàn Tranh, còn người miền Nam vẫn gọi với cái tên cũ. 1.2. Cây đàn tranh trong thơ ca. Đàn Tranh Việt Nam có âm thanh vô cùng trong trẻo, ngân vang, giàu tình cảm. Loại nhạc cụ này vừa thích hợp để diễn tấu những bản nhạc da diết, tình cảm, lại vừa phù hợp để thể hiện những bản nhạc tươi vui, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đàn Tranh với thanh âm trong trẻo như nói lên bao tâm tư, tình cảm của người gảy đàn. Càng nghe ta càng thấy bồi hồi. Để có được những thanh âm ngân vang, đi vào lòng người, các nghệ nhân đàn Tranh phải sử dụng và phối hợp tốt các kỹ thuật nhấn, rung, vỗ, … để thổi hồn vào tiếng nhạc. Cũng chính vì sự linh hoạt cũng như cái hồn ẩn trong những âm thanh trong trẻo, đàn Tranh được chọn dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như dàn nhạc Tài tử, Cải lương, dàn nhạc Chèo, dàn Nhã nhạc, dàn nhạc dân tộc tổng hợp... Đàn Tranh còn có thể đổi bậc dây Hò tùy theo hơi cao thấp của người ca. Nhờ điều đó, Đàn Tranh không chỉ được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc mà còn xuất hiện nhiều trong thơ ca. Với thanh âm trong trẻo, tiếng đàn Tranh dễ chạm sâu vào trong trái tim người thưởng nhạc. Có lẽ vì thế, trong thơ ca chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh ẩn dụ của đàn tranh đặc biệt là những bài thơ, bài ca dao về tình cảm đôi lứa. “Đàn tranh dậy xệ̂́ dậy xang Anh còn thuong ban, ban khoan lậ̂́y chộ̀ng” 11
  18. Câu ca dao lục bát tuy ngắn gọn nhưng lại khiến người đọc người nghe cảm nhận được cái gì đó rất buồn, rất day dứt, cũng đầy tiếc nuối cho một mối tình còn dang dở của đôi trẻ. Thanh âm của đàn tranh vốn trong trẻo, đặt vào trong hoàn cảnh một mỗi tình dang dở lại càng chạm đến sâu trái tim người đọc, người nghe. Dường như cảm nhận được cả tiếng đàn buồn man mác đâu đây. Hay như ở một bài thơ khác: “Đàn tranh sánh với đàn cầm Một đây, một đấy đáng trăm lạng vàng Còn đang tạc đá ghi vàng Ngô đồng nỡ bỏ phượng hoàng ngẩn ngơ Mấy năm em cũng xin chờ Cầm bằng tóc bạc như tơ cũng đành” 2 Theo như cách ví von của người xưa, mặt đàn tượng trưng cho vòm trời, đáy đàn tượng trưng cho mặt đất, trời đất giao nhau, gặp gỡ giữa năm cung. Còn ngày nay, hình ảnh ấy vượt ra ngoài cách nhìn của cổ nhân và được diễn tả khác đi. Cầu đàn và con nhạn dùng đỡ dây cũng hóa sinh động hơn qua đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Hải Phương: "Tay em như ướp bằng thơ Hóa thân thành bướm vờn hoa sóng dài Mặt đàn như nước sông đầy Cho cầu nổi sóng, cho bầy nhạn sa…" Người đàn vui thì điệu nhạc rộn ràng, người đàn buồn thì điệu nhạc như thở dài chua xót… Đàn tranh quả là có biết bao điều lý thú! Dường như đến với âm thanh của đàn tranh người ta bỗng muốn sống sâu sắc hơn, bởi tự trong tiếng nhạc luôn ẩn chứa những dư tình. Càng nghe ta càng cảm thấy bồi hồi. Học một nhạc cụ dân tộc mà ta ngẫm ra nhiều điều có ích. 2 https://cadao.me/the/dan-tranh/ 12
  19. Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan đã minh họa về cây đàn tranh rất sinh động bằng rất nhiều áng thơ của các thi hữu. Có lẽ các nhà thơ với tâm hồn đa cảm của mình khi nghe tiếng đàn tranh đã cầm lòng không đặng mà viết nên những lời ca ngợi: "Thoạt tiên gieo một chuỗi cười Ngón mềm nhún nhảy trên mười sáu dây" (Nguyễn Văn Thinh) Cái ngón Á độc đáo chỉ có ở đàn tranh qua đôi tai của nhà thơ Nguyễn Văn Thinh nghe như "một chuỗi cười". Có người lại nghe như tiếng nước chảy, có người lại nghe thành tiếng gió thổi lá cây… Thật vô vàn hình tượng! Trong văn hóa phương Đông, đàn cầm đứng đầu các loại nhạc cụ, tượng trưng cho đức hạnh của người quân tử bới được làm từ nguyên vật liệu rất quý. Còn đàn Tranh cũng được xem là “một chín – một mười” khi được đặt cạnh nhau. Câu thơ này không đơn thuần là thể hiện sự “đôi bên xứng lứa vừa đôi” mà còn ẩn sau đây cả cái chí làm việc lớn, công thành danh toại rồi mới tính đến lập thân của người quân tử. Và song song với đó là hình ảnh người phụ nữ sắt son chờ đợi dẫu cho bao năm tháng. Ở bài thơ này, đàn tranh không chỉ gợi lên, không chỉ là hình ảnh ẩn dụ tượng thanh nữa. Mà nó gợi lên cho người đọc một hình ảnh về người phụ nữ cao quý, tài giỏi, đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ xưa. Để thật xứng đáng khi đứng cạnh một “đàn Cầm” quý giá. Chỉ qua hai đoạn thơ rất gắn, ta đã có thể thấy được hình ảnh của đàn Tranh trong thơ ca. Nó không chỉ đem đến cho người đọc, người nghe nhưng thanh âm vạng vọng mà còn gợi lên những hình ảnh rất đỗi sống động, Khiến người đọc, người nghe dễ cảm nhận hơn về dụng ý của tác giả gửi gắm trong bài thơ ấy. Trải qua bao thế kỷ, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, đàn Tranh có thể coi là nhân chứng sống trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam. Và hi vọng rằng, những giá trị tốt đẹp của đàn Tranh cũng như văn hóa chơi đàn sẽ được bảo tồn và lưu giữu mãi về sau. 13
  20. 1.3. Cấu tạo và đặc điểm diễn tấu của đàn Tranh 1.3.1. Cấu tạo của cây đàn Tranh: Với tư thế về kiểu dáng gọn nhẹ, đặc biệt âm điệu giàu sức biểu cảm và khả năng diễn tấu phong phú, từ vị trí cây đàn “quý tộc” chốn cung đình xa hoa, dần dần đàn tranh càng hòa mình với đời sống của tầng lớp nhân dân lao động bình dân; bên cạnh các nhạc cụ dân tộc khác như: nhị, sáo, đàn bầu… Trải qua hằng trăm năm phát triển, chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc thế giới, đàn tranh Việt Nam có các loại đàn tranh: đàn tranh 15 dây, đàn tranh 16 dây, đàn tranh Việt Nam 17 dây và đàn tranh Việt Nam loại 19 dây. Hình dáng đàn Tranh dài, có 16 dây bằng kim loại, mặt đàn nhô lên hình vòng cung, từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn. Khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn, gọi là nhạn đàn. Để tăng âm từ nửa cung lên một cung thì đàn cần chuyển đổi dây. Sau này, đàn Tranh rất phổ biến, được đứng thứ 3 trong bộ tam huyền của dàn nhạc tài tử. Vì đàn Tranh được thiết kế theo thể thức nhiều dây nên khi tấu nhạc đàn phát ra âm thanh đanh tiếng, khi tấu chữ đàn thường là song thanh. Chính vì thế, khi hết một câu, một đoạn nhạc nào đó, đàn thường lặp lại một nốt. Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn là những quãng tám dài hoặc chậm, ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây. Đàn Tranh là nhạc khí dùng hòa tấu, độc tấu, đêm cho hát, ngâm thơ, đàn tranh cũng để chơi cho nhiều loại nhạc như dàn nhạc tài tử, nhã nhạc, nhạc chèo, nhạc dân tộc tổng hợp… Cho tới ngày nay, đàn tranh không chỉ dừng lại ở 16 đây mà được phát triển thành đàn tranh 17 dây, đàn tranh 19 dây và đàn tranh 21 dây để đáp ứng được hình thức diễn tấu. Đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng. Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu Dù được biến tấu thành 17 dây hay 19 dây, đàn tranh đều có dạng hình hộp dài. Phần khung đàn tranh thiết kế hình thang có chiều dài dao động từ 110–120 cm. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2