intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống" nhằm phân tích, đề tài khảo sát hoạt động truyền thông, đánh giá hiệu quả truyền thông về loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng. Qua đó đánh giá ưu nhược điểm của báo mạng để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẰNG BÁO MẠNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG Mã số đề tài: DTSV.11.2021 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Tuệ Chi Chủ nhiệm đề tài : Trƣơng Thị Trà My Lớp : VHTT 18A Hà Nội - 2021
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do nghiên cứu .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 6 7. Bố cục đề tài .................................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẰNG BÁO MẠNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG ................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về truyền thông .................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm báo mạng ........................................................................... 11 1.1.3. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống ............................... 12 1.2. Tổng quan chung về báo mạng .............................................................. 20 1.3. Báo mạng trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật truyền thống ................................................................................................................ 21 1.3.1. Vai trò của báo mạng trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống .................................................................................. 21 1.3.2. Nội dung truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng ............................................................................................... 23 Tiểu kết chƣơng I .............................................................................................. 26 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẰNG BÁO MẠNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG ............................................................................................ 27 2.1. Giới thiệu về 3 trang báo mạng ............................................................. 27 2.1.1. Báo Dân trí ......................................................................................... 27 2.1.2. Báo VnExpress .................................................................................... 29 2.1.3. Báo Vietnamnet ................................................................................... 31 2.2. Khảo sát thực trạng truyền thông trên các trang báo mạng hàng đầu về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong năm 2020 ........ 33 2.2.1. Tần suất xuất hiện ............................................................................... 33
  3. 2.2.2. Nội dung xuất hiện .............................................................................. 35 2.2.3. Kết quả khảo sát.................................................................................. 41 2.2.4. Thành công.......................................................................................... 44 2.2.5. Hạn chế ............................................................................................... 45 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 48 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ƢU ĐIỂM, NHƢỢC ĐIỂM BÁO MẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG ................... 49 3.1 Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm của báo mạng ..................................... 49 3.1.1 Ưu đểm của báo mạng ........................................................................ 49 3.1.2 Nhược điểm của báo mạng ................................................................. 51 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng............................................... 52 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, báo mạng ....................... 52 3.2.3. Nâng cao nhận thức về vai trò của việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật truyền thống trên báo mạng ........................................................ 57 3.2.4 Tăng cường hợp tác với ngành du lịch, các trung tâm sự kiện, đơn vị nghệ thuật...................................................................................................... 61 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 70
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn bộ giảng viên khoa Quản lý xã hội – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp cho em có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực Văn hóa truyền thông nói chung và lĩnh vực truyền thông nói riêng để em có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Tuệ Chi đã dành nhiều thời gian tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống” và hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song đề tài vẫn còn nhiều điều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng năm 2020 Trƣơng Thị Trà My
  5. LỜI CAM ĐOAN Với đề tài “Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống.” Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của mình, trong thời gian học tập tại trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Tuệ Chi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực. Ngoài ra, trong đề tài còn sự dụng một số tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong thời kỳ hòa nhập cùng phát triển, vấn đề hội nhập quốc tế là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng chú trọng, có thể nói hội nhập quốc tế bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, nhưng không giới hạn ở đó, mà còn diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, quá trình hội nhập đã và đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội và các lĩnh vực khác. Bởi vậy để hòa nhập mà không hòa tan, Đảng ta với quan điểm “Văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển”. Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong sự điều tiết, vận động mọi mặt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người. Nhân tố văn hóa không nằm ngoài kinh tế - xã hội hay chính trị, đồng thời là một bộ phận thiết yếu trong đường lối quân sự của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần phải đặt nhiệm vụ bảo tồn các giá trị và di sản văn hóa truyền thống trong bối cảnh thế giới hiện đại, để bản sắc dân tộc độc đáo sẽ tạo nên nét riêng biệt giữa bối cảnh hội nhập. Mà các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống chính là một trong những yếu tố tạo nên nét riêng của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Khi nói đến giá trị truyền thống tức là nói đến những yếu tố tốt đẹp, tích cực, có sức lay động trái tim, khối óc, kích thích con người sáng tạo và hành động vì phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện đại, đó cũng là những giá trị để mỗi con người soi vào để tự ý thức, tự tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân mình; mỗi tổ chức cơ quan văn hóa, giáo dục và chính quyền trong hệ thống chín h trị có trách nhiệm quảng bá, tuyên truyền, phát huy các giá trị đó phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Nói đến vai trò của văn hóa, của các giá trị văn hóa tru yền thống đối với sự phát triển bền vững của đất nước trước hết là nói đến những mặt này. 1
  7. Nhận thức được vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thông là một vấn đề hết sức cấp thiết, mà đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0, với một tốc độ truyền tin nhanh đến chóng mặt, mọi thông tin đều có thể được đưa đến hàng vạn khán thỉnh giả trong vài giây, báo mạng có thể làm được rất tốt nhiệm vụ này. Nhưng việc báo mạng điện tử quá mải mê chạy theo các loại hình nghệ thật hiện đại, một bộ phận còn chỉ chăm chú vào việc soi mói đời tư văn nghệ sĩ, “giật tít câu like” mà bỏ quá xa nghệ thuật biểu diễn truyền thống lại phía sau. Các bài viết về nghệ thuật biểu diễn có tần suất xuất hiện quá ít ỏi, hiệu quả truyền thông chưa được cao… Bản thân lại đang theo học chuyên ngành Văn hóa truyền thông, nên tác giả muốn bước đầu tìm hiểu chính công việc mà bản thân đang hướng đến trong tương lai: Truyền thông văn hóa, đem những giá trị tinh thần cốt lõi, chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, giáo dục, nghệ thuật đế rộng rãi hơn với mọi tầng lớp, thế hệ Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn thông qua việc tìm hiểu hoạt động truyền thông, đánh giá hiệu quả truyền thông và tìm ra ưu, nhược điểm của báo mạng điện tử từ đó đúc rút được những kết luận, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông các loại hình biểu diễn truyền thống. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều những tư liệu, bài báo, bài nghiên cứu viết về truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung trên báo mạng. Xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, có những lời khen, đánh giá cao về khả năng đưa tin của báo mạng trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật nói chung, bao gồm cả hiện đại, đương đại và truyền thống, song, cũng có không ít những lời phê bình, về tính chính xác của thông tin trên báo mạng, hay số lượng bài viết ít ỏi về nghệ thuật truyền thống. 2
  8. Trên Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương có đăng tải một bài viết với tiêu đề “Thực trạng phát triển báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Thạc sĩ Doãn Thị Thuận, bài viết đã đưa ra những con số rất ấn tượng đánh dấu sự xuất hiện và phát triển vượt bậc của internet cũng như báo mạng. Nhưng bên cạnh những ưu điểm nổi trội của loại hình báo chí này, người viết đã thẳng thắn đưa ra những nhận xét về hạn chế của báo mạng như: “Thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, còn nhiều thông tin sai sự thật, có xu hướng đưa nhiều tin theo kiểu “giật gân”, câu khách, khai thác nhiều thông tin về các vụ án, chuyện đời tư cá nhân, các vấn đề tâm linh, mê tín dị đoan, vụ việc tiêu cực…”. Qua đó kêu gọi sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, nên tận dụng triệt để những mạnh mặt cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của báo mạng. Hay trên Thegioiluat.vn có bài “Thông tin truyền thông và việc đẩy mạnh ngoại giao văn hóa” do bạn Nguyễn Ngọc Bích gửi vào tư liệu mở, ở bài viết có chia sẻ về vai trò của văn hóa vai trò của truyền thông trong việc đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, gia tăng sức mạnh mềm cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bài viết có đánh giá cao về khả năng đưa tin của báo mạng so với các loại hình tryền thông khác. Qua bài viết này cũng thấy được vai trò quan trọng của báo mạng trong việc gia tăng sức mạnh mềm nói chung, truyền thông các loại hình nghệ thuật truyền thống nói riêng. Ngoài các tin bài trên, có thể kể đến một số công trình đề cập đến đề tài truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống có thể kể đến như: Luận văn của tác giả Trương Bích Ngọc bảo vệ năm 2010 với đề tài: “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin Văn hóa – Nghệ thuật”. Luận văn đã tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền thông khá phức tạp hiện nay. Đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách hiệu 3
  9. quả. Luận văn còn là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “văn hoá nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn hoá cổ truyền, vừa mang đậm tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả” Luận văn “Nghiên cứu "thảm họa báo mạng" trong việc thông tin về văn hóa – nghệ thuật” (2014) của Trần Thị Như Quỳnh, tác giả lên tiếng phê phán về việc đưa thông tin sai lệch của các trang báo lá cải, ở đây tác giả dùng từ “thảm họa báo mạng” để cho thấy mối nguy hiểm khi độc giả ngày một mất niềm tin vào báo mạng, đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho không cả những độc giả - người tiếp nhận thông tin, mà còn cho cả những người đưa tin, cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý siết chặt hoạt động của báo mạng. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học: “Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo mạng” của tác giả Lê Thị Thúy Hà với lượng lớn kiến thức, tư liệu quý giá về những ưu điểm, hạn chế của báo mạng trong việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn, tác giả đêu nêu rất chi tiết những hạn chế trong việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại, về việc nội dung của báo mạng ngày càng chạy theo lợi ích kinh tế mà không ngại “giật tít, câu view” đưa ra những tiêu đề gây sốc nhằm thu hút độc giả mà bỏ quên đi những giá trị cốt lõi, quên đạo đức nghề nghiệp. Đây là một tư liệu tham khảo rất quý giá hỗ trợ tác giả trong quý trình nghiên cứu đề tài. Mỗi tư liệu đều hướng tới một góc tiếp cận khác nhau, song đều là những tài liệu hữu ích cho tác giả.Như vậy, sau quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy đề tài “Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống” chưa có nghiên cứu nào đề cập đến một cách cặn kẽ và chi tiết .Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ phân tích và làm rõ hơn hiệu quả hoạt động truyền thông về loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc truyền thông nhằm giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống thông qua báo mạng. 4
  10. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đề tài khảo sát hoạt động truyền thông, đánh giá hiệu quả truyền thông về loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng. Qua đó đánh giá ưu nhược điểm của báo mạng để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cũng như việc truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng. - Khảo sát hoạt động truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng (Khảo sát trên báo VietNamNet, VnExpress, Dân trí; trong năm 2020). - Đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông, làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế về truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo mạng - Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của báo mạng. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo mạng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông (từ tần số xuất hiện, số lượng độc giả tiếp cận bài viết, số lượng độc giả phản hồi lại bài viết, nội dung bài viết..) về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng: VietNamNet, VnExpress, Dân trí. - Phạm vi nghiên cứu: Các tin, bài và hoạt động truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo VietNamNet, VnExpress, Dân trí trong năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả vận dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: 5
  11. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu tài liệu có liên quan đến vấn đề lý luận và vấn đề được khảo sát, cung cấp những kiến thức phục vụ cho nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: phân tích kết quả khảo sát để từ đó đưa ra những kết luận, nhận xét thực trạng và hiệu quả của hoạt động truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. - Phương pháp điền dã: phỏng vấn công chúng về hoạt động truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 6. Đóng góp của đề tài - Đóng góp về lý luận: đề tài góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứu truyền thông. - Đóng góp về thực tiễn: Bằng việc khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông các loại hình nghệ thuật trên báo mạng, đánh giá hiệu quả mà báo mạng đã và đang làm được trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đồng thời chỉ ra những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những thành công, những hạn chế trong việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng, từ đó đề tài đưa ra những đề xuất kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao hơn chất lượng truyền thông. Đề tài góp phần nâng cao vai trò của báo mạng trong việc giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của truyền thông trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng Chương 2: Thực trạng truyền thông trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên báo mạng Chương 3: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm báo mạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật biểu biễn truyền thống trên báo mạng 6
  12. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẰNG BÁO MẠNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người. Ngày nay xuất hiện các thuật ngữ “xã hội truyền thông”, “yếu tố truyền thông”, “giới truyền thông”, và truyền thông là một trong những yếu tố làm phẳng thế giới. Nhưng ở nước ta, có thể nói truyền thông là một khái niệm khá mới mẻ, và mới trở nên phổ biến khoảng 10 năm trở lại đây. Một vài quan điểm nổi bật ở quốc tế Theo Joh R.Hober (1954): “truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời.” [14, tr114] Định nghĩa này không sai, nhưng theo hướng phát triển của truyền thông của hiện nay thì khái niệm này dường như chưa đủ nêu lên hết bản chất của nó. Ngày nay con người ngày càng không chỉ sử dụng tối đa các kí hiện vốn có của mình, mà còn tìm kiếm và sáng tạo ra nhiều kí hiệu khác để truyền tải thông điệp, ngay khi giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ cơ thể, có thể người ta sử dụng tổng hợp hay đơn lẻ từ ánh mắt, nụ cười đến thái độ, hành vi khác để biểu thị thông điệp của mình trong những hoàn cảnh thích hợp và đem lại hiệu quả nhanh nhất, mạnh nhất có thể. Martin P. Adelsm thì lại cho rằng “truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.” [ 14, tr114] Như vậy, truyền thông phải luôn ứng biến với tình huống cụ thể, bởi tình huống giao tiếp, truyền thông thông thường luôn thay đổi và không lặp lại, xét trên những phương diện khác nhau. 7
  13. Còn theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964): “Truyền thông là quá trình liên tục làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.”[ 14, 114] Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ giữa hai hoặc nhiều người để làm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tức là giảm khoảng tối, khoảng trống, khoảng khác biệt trong nhận thức, và khi đã hiểu biết và chia sẻ được với nhau (tức là sự tương đồng trong nhận thức tăng lên) thì hành vi ứng xử với nhau sẽ phù hợp hơn. Bởi vì những khác biệt trong nhận thức có thể dẫn đến những xung khắc trong hành vi. Theo Gerald Miler (1966): “Về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ.” [14, tr115 ] Với ý nghĩa ấy, có thể nói, truyền thông là quá trình can thiệp. Ở đây, Gerald Miler nhấn mạnh đến tình huống và nhất là mục đích truyền thông, giao tiếp trong truyền thông, quan tâm đến cái đích cuối cùng của truyền thông là thay đổi hành vi. Tuy nhiên muốn thay đổi hành vi trước hết cần thay đổi nhận thức và thái độ, nhưng muốn thay đổi hành vi và thái độ, quan trọng là được cung cấp thông tin, kiến thức. Còn theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune”có nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, các nhân với cộng đồng xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội.” [3, tr25] Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau về các vấn đề của đời sống, cá nhân, liên cá nhân, nhóm xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi cá nhân hay nhóm xã hội. Quá trình truyền thông xét đến cùng và về bản chất, là quá trình xã hội hóa con người, làm cho con người xã hội hơn, văn minh hơn, mặt khác, con người càng văn minh, xã hôi càng phát triển thì nhu cầu, năng lực và khả năng đáp ứng truyền thông càng cao. 8
  14. Nhưng trong phạm vi đề tài, tác giả xin phép dùng khái niệm của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong “Báo chí và dư luận xã hội” để định nghĩa về truyền thông như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm,..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để mở rộng hiểu biết và thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cả cộng đồng xã hội nói chung. Bản chất xã hội của truyền thông là thông tin – giao tiếp xã hội, liên kết xã hội và can thiệp xã hội.” [14, tr116] Quá trình truyền thông có thể chia thành những yếu tố cơ bản như sau: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG Quá trình truyền thông bắt đầu từ nguồn (người gửi), người có ý nghĩ muốn truyền đạt sang người nhận. Nguồn là người khởi xướng thông điệp và có thể là một hoặc nhiều người cùng làm việc với nhau. Thông điệp là những tín hiệu mà nguồn truyền cho người nhận. Nó có thể bao gồm các biểu tượng được thiết kế để truyền những ý nghĩ của người gửi. Phần lớn các thông điệp chứa đựng ngôn ngữ của nó dưới dạng lời nói hoặc chữ viết, tuy nhiên cũng có thể có những hành vi phi ngôn ngữ được sử dụng để thông tin về thông điệp, ví dụ như ngôn ngữ cơ thể (nhăn mặt, mỉm cười, lắc đầu…). Quá trình chuyển những thông điệp dự định thành những biểu tượng mà nó được sử dụng để truyền đi được gọi là quá trình mã hóa. Việc mã hóa có thể rất đơn giản nhưng cũng có nhiều trường hợp việc mã hóa là rất khó khăn, ví dụ như tìm đúng từ ngữ để giải thích tại sao việc thực hiện nhiệm vụ của thuộc cấp 9
  15. của bạn là không phù hợp. Có bốn điều kiện ảnh hưởng đến việc mã hóa là kỹ năng, quan điểm, kiến thức và yếu tố văn hóa – xã hội. Ví dụ như tác giả một quyển sách không thể thông đạt cho sinh viên hiểu tốt nếu kỹ năng viết kém. Quan điểm và yếu tố văn hóa xã hội sẽ chi phối hành vi của chúng ta và từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự thông đạt. Ví dụ như giáo viên mong muốn sinh viên nắm bắt được quá nhiều chủ đề, và có thể sinh viên không thể theo kịp. Cuối cùng, mọi người chỉ có kiến thức trong một phạm vi nhất định, và tất nhiên chúng ta không thể thông đạt những gì chúng ta không có hiểu biết về nó. Kênh là phương tiện mà qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến người nhận. Nó là đường dẫn thông tin qua đó thông điệp được truyền một cách vật lý. Kênh chủ yếu cho việc thông đạt giữa các cá nhân là giao tiếp trực tiếp giữa hai người. Một số kênh truyền thông đại chúng bao gồm radio, tivi, báo và tạp chí, fax, internet… Những thông điệp được viết ra giấy là cách phổ biến, nhưng nhiều tổ chức hiện nay đang hướng đến việc sử dụng rộng rãi những phương tiện thông tin hiện đại như thư điện tử thông qua hệ thống internet. Màn hình máy vi tính được cho là kênh chủ yếu cho những thông điệp được viết ra. Người nhận thông tin sẽ nhận được thông điệp từ người gửi và vì vậy cần phải giải mã thông điệp. Giải mã là quá trình trong đó các biểu tượng được diễn dịch bởi người nhận. Việc giải mã cũng chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện như quá trình mã hóa, nghĩa là những điều kiện về kỹ năng, quan điểm, kiến thức và yếu tố văn hóa – xã hội. Phản hồi là thông điệp từ người nhận đến người gửi. Phản hồi rất có giá trị để đánh giá được hiệu quả của quá trình thông đạt. Người gửi có thể biết được người nhận hiểu đúng ý nghĩ của mình không nhờ vào phản hồi. Nhiễu: là những yếu tố bên ngoài tác động vào trình truyền thông làm cho thông tin bị sai lệch, nhiễu tùy vào hoàn cảnh và phương tiện truyền thông mà tồn tại thành nhiều dạng khác nhau, ví dụ như truyền thông trực tiếp thì tiếng ồn là một dạng tồn tại của nhiễu. 10
  16. 1.1.2. Khái niệm báo mạng Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến đều là những tên gọi khác nhau của loại hình báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet. Nhưng trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng thuật ngữ báo mang để gọi chung loại hình báo chí này. Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo mạng), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet. Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo mạng (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này. Báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo mạng được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo mạng được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo mạng cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo mạng đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tác giả, đề tài sử dụng khái niệm báo mạng được dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo mạng là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên 11
  17. mạng internet, có ưu thế trong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”. 1.1.3. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sỹ cụ thể nào đó. Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC... Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó. Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm. Đó là cách định nghĩa của từ điển Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy tại Việt Nam có nhiều hình thái ý thức được coi là nghệ thuật chỉ dưới con mắt của một số người, phần đông còn lại không hiểu ý nghĩa mà hình thái đó muốn truyền tải và cho rằng đó là vô nghĩa. Lý do ở đây là không phải nghệ thuật lúc nào cũng phải sinh động, cụ thể và gợi cảm, nói đúng hơn là không phải ai cũng nhìn hình thái đó một cách sinh động, cụ thể hay gợi cảm. Có một câu nói khá thú vị về nghệ thuật có thể bổ sung vào để giúp bạn hiểu rõ hơn: "Nghệ thuật không phải là sự thật khách quan, đó chỉ là những sự thật khác nhau qua những lăng kính khác nhau" Và nghệ thuật biểu diễn là một thành tố nằm trong nghệ thuật, còn nghệ thuật truyền thống chính là loại hình nghệ thuật được tồn tại lâu đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Việt Nam là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Cùng với văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa mang bản sắc văn hóa riêng từ lâu đời, phản ánh 12
  18. truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị vật chất,tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật truyền thống đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam. Nhắc đến nền văn hóa phong phú, đa dạng của Việt Nam không thể không nhắc đến loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối... từ lâu đã đi vào tâm thức người Việt như sản phẩm tinh thần cần được gìn giữ. Điểm đặc biệt của nghệ thuật biểu diễn truyền thống chính là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Loại hình nghệ thuật này không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Có thể kể ra một số loại hình tiêu biểu : Múa rối nước: Nói đến sự đời và phát triển của Múa rối nước thì qua một số công trình nghiên cứu của những người nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu về nghệ thuật Múa rối thì nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong lịch sử, gắn liền với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam cho thấy: năm 1121 Múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ Vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý mà hiện nay đang được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Từ những con Rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, 13
  19. thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật Múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Như vậy có thể nói, Nghệ thuật Múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỷ XI – XII gắn liền với những điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt của người nông dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Ra đời bởi trí tưởng tượng phong phú của những người nông dân chất phác đã góp phần hình thành nên nghệ thuật Múa rối. Đây là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… trên “sân khấu” này là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây… Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.1 [PL- ảnh 1] Ca trù (ả đào): “Ca trù có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian đồng bằng Bắc bộ, có thể ra đời từ sớm hơn nhưng hiện nay chúng ta chỉ có được tư liệu sớm nhất là vào thế kỷ XV, căn cứ vào bài thơ Nghĩ hộ tám giáp bài văn thưởng cho cô đào được giải sáng tác trước năm 1500 của Tiến sĩ Lê Đức Mao, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Bài thơ này chép trong Lê tộc gia phả (A.1855) có hai lần nhắc đến 2 chữ ca trù, cho biết: hát cửa đình là hát để thờ thần trong dịp đầu xuân và việc hát ca trù đã có dùng thẻ để thưởng cho đào nương. Như vậy, đình Đông Ngạc, Hà Nội là nơi diễn ra lệ hát thờ từ rất sớm. Và đây cũng là nơi gìn giữ được tục lệ thưởng đào rất đặc sắc.” Đây là câu trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Xuân 1 REDSVN, Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng, Theo CINET (2011) 14
  20. Diện - chuyên ngành Hán Nôm, nhà nghiên cứu ca trù Việt Nam khi được Báo Hà Nội mới phỏng vấn về nguồn gốc của Ca trù2 Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được xác định là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp cấp thế giới. Đây là Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng tác động rộng lớn, có phạm vi tới khoảng 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.. Ca trù là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc. Ngày 23 tháng 2 năm 2020 vừa qua, nhằm ngày giỗ tổ nghiệp ca trù, Google lần đầu tiên tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này bằng biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời trên trang chủ. . [PL- ảnh 2] Chầu văn: Theo ý kiến của trang Hành trình tâm linh tổng hợp thì đa số các tài liệu về hát chầu văn đều thống nhất: Hát chầu văn có lịch sử hình thành lâu dài, ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong sách “Kiến văn tiểu lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) có ghi: “Thời Trần (1255- 1400) có lối hát trước mặt Đế Vương, gọi là hat Chầu”. Từ thế kỷ XVII, chầu văn phát triển mạnh ở Nam Định cùng với quá trình hình thành quần thể các di tích trọng điểm ở Nam Định như Phủ Dầy (xã Kim Thái, Huyện Vụ Bản), Phủ Qảng Cung (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên), đền Bảo Lộc (ã Mỹ Phúc, Huyện Mỹ Lộc),… sau đó phát triển ra các vùng lân cận như Hà Nam, Thái Bình và ngày càng lan tỏa ra nhiều vùng trên cả nước. Từ năm 1954, hát Chầu văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là hành động mê tín dị đoan. Từ năm 2000 cho đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các chính sách của Đảng và nhà nước dần dần thay đổi về các tín ngưỡng dân gian thì nghi lễ này mới được khôi phục trở lại. 2 Báo Hà Nội mới, Nguồn gốc ra đời cả ca trù, HNM. http://hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/1000_nam_thang_long/54821/v7873%3B-ngu7891%3Bn-g7889%3Bc-ra-273%3B7901%3Bi- c7911%3Ba-ca-tru 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2