intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả HTQT ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HTQT ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Vân Anh HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠITRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTCT.2021.124 Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Vân Anh Thành viên đề tài: TS. Hoàng Thị Hương TS. Đặng Đình Tiến ThS. Cấn Thị Thùy Linh ThS. Cao Thị Phương Thúy HÀ NỘI, NĂM 2021
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .....................................................................................13 1.1. Khái niệm, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế ở các cơ sở giáo dục đại học.......... 13 1.1.1. Hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học .........................13 1.1.2. Nội dung, hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học.......................15 1.2. Hiệu quả và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hợp tác quốc tế ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ................................................................................................................................. 19 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hợp tác quốc tế ..............................................................19 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hợp tác quốc tế ............................................21 1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ......................................................................................................................................... 23 1.3.1. Chính sách đối ngoại và định hướng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo Việt Nam .............................................................................................................................23 1.3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế .........................................................................................................................25 1.3.3. Năng lực tham gia hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học ............27 1.4. Hiệu quả hợp tác quốc tếcủa một số cơ sở giáo dục đại học và bài học kinh nghiệm29 1.4.1. Hiệu quả hợp tác quốc tế của một số cơ sở giáo dục đại học ......................29 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học ..................................................................................................................33 CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................................36 2.1. Vài nét khái quát về trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội và hoạt động hợp tác quốc tế. 36 2.1.1. Vài nét khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....................................36 2.1.2. Khái quát về hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường ............................37 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội40 2.2.1. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo ........................................................40 2.2.2. Hiệu quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học .....................................47 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội .. 52 2.3.1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân ......................................................52 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................59 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................63 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .................................64 3.1. Dự báo hoạt động hợp tác quốc tế của trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn mới ................................................................................................................................................... 64 3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động hợp tác quốc tế .............................................64 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động hợp tác quốc tế ..............................66
  4. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................................................................ 73 3.2.1. Hoàn thiện chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế gắn với quá trình phát triển của Nhà trường; hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về hợp tác quốc tế và rà soát, đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế .....................................................................................................................................73 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động hợp tác quốc tế; hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, phân cấp quản lý hoạt động hợp tác quốc tế; nâng cao tính tích cực chủ động của phòng Hợp tác quốc tế, các phòng ban liên quan và các khoa ........................................................................................................78 3.2.3. Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của Nhà trường thông qua việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động hợp tác quốc tế và đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ hoạt động hợp tác quốc tế ...................................................................................................81 3.2.4. Duy trì và mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế phù hợp các ngành, chuyên ngành đào tạo của Nhà trường.....................................................................89 3.2.5. Tăng cường đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ............................................92 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................................96 1. Kết luận ...................................................................................................................................... 96 2. Khuyến nghị .............................................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................102 PHỤ LỤC .....................................................................................................................106
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1. CTĐT Chương trình đào tạo 2. GD Giáo dục 3. ĐH Đại học 4. GDĐH Giáo dục đại học 5. GD& ĐT Giáo dục và Đào tạo 6. GV Giảng viên 7. HTQT Hợp tác quốc tế 8. NCKH Nghiên cứu khoa học 9. SV Sinh viên 10. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Trang 1. Bảng 2.1. Số lượng viên chức quản lý thực hiện công tác hợp tác 36 quốc tế từ năm 2014 đến nay 2. Bảng 2.2. Thống kê số lượng Đoàn ra/Đoàn vào giai đoạn 2014 - 37 2020 3. Bảng 2.3.Hợp tác với đối tác Campuchia 39 4. Bảng 2.4. Tổng số Bản ghi nhớ được ký kết qua từng năm của 48 giai đoạn 2014 - 2020 5. Bảng 2.5. Số lượng Đoàn vào từ năm 2014 đến năm 2020 48
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, ở mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để đối mặt và vượt qua các thách thức của toàn cầu hóa, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển phải có sự chuẩn bị kỹ càng, tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp nhận, cải biến và sáng tạo tri thức. Giáo dục do vậy trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều nước. Trong đó, giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng và được nhìn nhận như một cột trụ cho việc xây dựng và phát huy nội lực, tiến tới phát triển bền vững và sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương tham gia tích cực và chủ động vào cộng đồng quốc tế, việc hội nhập của giáo dục đại học là một quá trình tất yếu. Hội nhập quốc tế được coi như một trong những con đường cần thiết góp phần đổi mới và cải cách một cách toàn diện, căn bản nền giáo dục đại học mà đất nước ta đang mong muốn triển khai. Trong quá trình đổi mới này, cái bên trong của nền giáo dục đại học Việt Nam là quyết định nhưng cái tác động bên ngoài từ hệ thống giáo dục đại học quốc tế là không thể thiếu. Hiện nay, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được khẳng định và ghi dấu ấn đậm nét trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi nền GD nước nhà phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện và sâu sắc. Đó chính là định hướng của Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 1
  8. thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; ngày 30/5/2019, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 51-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã đẩy mạnh việc thể chế hóa quan điểm của Đảng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho đổi mới GD&ĐT. Sự chuyển mình của hệ thống GD quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng trong thời gian qua đã thể hiện sự hiện thực hóa quan điểm của Đảng và quyết tâm tổ chức thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT của Nhà nước ta. Thông qua hoạt động HTQT mỗi cơ sở GDĐH sẽ có cơ hội học hỏi, cạnh tranh và tiếp cận với các nền GDĐH tiên tiến trong khu vực và thế giới; đổi mới tư duy và cải tiến hệ thống GD phù hợp chuẩn mực quốc tế; liên kết, trao đổi, hợp tác thực hiện các CTĐT tiên tiến, đề tài, dự án NCKH, tọa đàm khoa học, hội thảo khoa học, công bố quốctế. Những hoạt động HTQT về đào tạo và NCKH giữa các cơ sở GDĐH sẽ thúc đẩy quá trình giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức, góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ GV, kết quả học tập của SV; nâng cao chất lượng đào tạo cũng như uy tín, vị thế của các trường ĐH. Những lợi ích này của HTQT đã được khẳng định trong quá trình phát triển một số trường ĐH có uy tín ở Việt Nam như: Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và tuyên truyền,… với nhiều bài học kinh nghiệm. Các cơ sở GDĐH nói chung, trường ĐH Nội vụ Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế khách quan đó. Từ khi được nâng cấp lên đại học, trường ĐH Nội vụ Hà Nộiđã tích cực thiết lập, củng cố và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, thông qua nhiều dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi sinh viên, trao đổi học thuật, chuyển giao công nghệ... mạng lưới các đối tác không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng hợp tácvới các đối tác là các cơ sở GDĐH, tổ chức quốc tế về giáo dục, đào tạo trong khu vực và quốc tế như: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ý, Mỹ,…; tổ chức được nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực đào 2
  9. tạo và NCKH (giao lưu, trao đổi GV, SV; tọa đàm, hội thảo khoa học…).trong bối cảnh ngoại giaoViệt Nam đang trên tiến trình hội nhập quốc tế,các chương trình hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo, NCKH của trường ĐH Nội vụ Hà Nội đã được quan tâm và triển khai. Thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động đào tạo và NCKH của Nhà trường tiếp cận với những giá trị, chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tiếp cận với hệ thống các tri thức khoa học mới, tiên tiến của thế giới; cập nhật và học hỏi các nội dung đào tạo hiện đại của các trường nước ngoài với sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2025, trở thành nơi “đào tạo nhiều hình thức, đa ngành, đa lĩnh vực, theo định hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành Nội vụ, nền công vụ của đất nước và hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy được tối đa hiệu quả và tương xứng với tiềm năng phát triển của Nhà trường và các đối tác. Số lượng các hoạt động hay các dự án hợp tác hàng năm còn ít, tính bền vững và chất lượng của nhiều chương trình tương đối thấp. Có những chương trình được ký kết nhưng đến khi thực hiện lại không khả thi hoặc không được triển khai. Hơn nữa, các kế hoạch, chiến lược hợp tác quốc tế của Nhà trường chưa được hoạch định ở dài hạn mà mới chỉ được đề xuất thực hiện theo từng năm hoặc lâu hơn là theo nhiệm kỳ. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động HTQT của trường ĐH Nội vụ Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng phát triển của Nhà trường và các đối tác, trong khi không gian hợp tác giữa nhà trường và các đối tác còn rất rộng lớn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài NCKH nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi, nâng cao hiệu quả HTQT của nhà trường trong giai đoạn tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành xu thế của thời đại, hoạt động HTQT ở các cơ sở GDĐH của Việt Nam đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. 3
  10. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động HTQT và hiệu quả của hoạt động HTQT là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. 2.1. Nhóm công trình đề cập đến xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học Trong xu thế hợp tác để phát triển hiện nay, quốc tế hóa GDĐH đã và đang trở thành một xu thế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó những công trình nghiên cứu về quốc tế hóa GDĐH nhận được sựquan tâm sâu sắc của độc giả. Cụ thể: Năm 2008, tác giả Briller, Ly Pham (2008) có bài “Quốc tế hóa hay không quốc tế hóa? Một bước đi quan trọng cho các trường đại học Việt Nam” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo Giáo dục Quốc tế và So sánh Lần thứ hai năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến nhu cầu và xu hướng quốc tế hóa của các trường ĐH trên phạm vi toàn cầu. Xu hướng này chắc chắn sẽ ngày càng mạnh mẽ trong thời đại toàn cầu hóa. Quốc tế hóa đã và đang trở thành vấn đề sống còn của các trường ĐH trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, trở thành một yêu cầu cần thiết để đạt được thành công trong thế giới của tri thức, hội nhập và phát triển hiện nay. Quốc tế hóa đòi hỏi những nỗ lực có kế hoạch trong việc quản lý, phối hợp GV và chương trình, nghiên cứu về các nước và các hoạt động giao lưu quốc tế, về SV và học giả nước ngoài, xây dựng các quan hệ HTQT và phục vụ lợi ích công. Tác giả cũng đề cập đến những nguyên nhân cả nội tại và ngoại tại thúc đẩy việc quốc tế hóa các trường ĐH hiện nay. Tác giả Phạm Thị Ly (2009) trong bài viết“Vai trò của HTQT trong việc xây dựng trường Đại học theo chuẩn mực quốc tế cho Việt Nam”, đăng trên website: http://ired.edu.vn/vn, ngày 04 tháng 10 năm 2009 đã phân tích và làm sáng tỏ nhu cầu bức thiết về việc xây dựng những trường ĐH Việt Nam có chất lượng cao theo những chuẩn mực đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Cụ thể, tác giả lý giải: chất lượng đào tạo thấp dẫn đến hệ quả bùng nổ làn sóng du học và những chương trình liên kết với nước ngoài như một giải pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao để tham gia thị trường lao động toàn cầu. Tuy nhiên, du học kéo theo vấn đề chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám, cònGDxuyên biên giới cũng đặt ra nhiều nguy cơ, vì các nhà cung cấp dịch vụ 4
  11. GD nước ngoài thường là các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận sẽ không coi lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia đối tác là ưu tiên của họ. Do đó, các trường ĐH không thể phát triển mà không chú trọng tới HTQT và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế để có thể tồn tại vàduy trì khả năng cạnh tranh của mình trong một môi trường toàn cầu. Trong bài viết “Quốc tế hóa giáo dục đại học - cơ hội và thách thức” của tác giả Trần Thị Tuyết (Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2012. Tác giả tập trung làm rõ những thuận lợi và khó khăn do quá trình quốc tế hóa GDĐH mang lại cho một nước mà nền GD còn đang phát triển ở một chừng mực khá khiêm tốn như Việt Nam. Trong đó, một trong những thuận lợi cơ bản mà quốc tế hóa GD đem lại là tạo điều kiện cho các trường ĐH trong nước có cơ hội mở mang tầm nhìn, tiếp cận với những nền GD tiên tiến để tiến tới chuẩn hóa CTĐT thông qua các chương trình, dự án liên kết đào tạo, hợp tác đào tạo. Từ đó, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế của Nhà trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là yêu cầu, đòi hỏi không chỉ các trường ĐH mà cả các nhà quản lý GD ở tầm vĩ mô cần phải có đủ năng lực để hiểu rõ các chương trình và đối tác quốc tế, để biết cách lựa chọn các đối tác thích hợp và rút ra được những bài học thực sự thiết thực để dần nâng cao chất lượng GDĐH trong nước. Cuốn sách “Hợp tác và hội nhập quốc tế: Lý luận và thực tiễn” của tác giả Hoàng Khắc Nam, Trần Văn Thành trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017, cuốn sách đề cập đến tính tất yếu của Hợp tác và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có hợp tác, hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học. Trong cuốn sách “Quốc tế hóa Giáo dục Đại học Việt Nam” (Internationalisation in Vietnamese Higher Education) do nhà xuất bản Springer (nhà xuất bản quốc tế có trụ sở tại Đức) ấn hành năm 2018, nhóm tác giả chủ yếu là người Việt Nam tập trung làm rõ các xu hướng, thách thức và tiềm năng của quốc tế hóa GDĐH Việt Nam thông qua việc phân tích lý thuyết và mô hình quốc tế hóa đương đại cũng như các mô hình, điểm mạnh, cơ hội, hạn chế trong 5
  12. quốc tế hóa GDĐH Việt Nam. Cuốn sách có sự tham gia cộng tác của các nhà nghiên cứu GD, xã hội học, quản lý nhân sự và kinh tế, do PGS.TS Trần Thị Lý và GS Simon Marginson là đồng chủ biên, cùng sự tham gia của TS. Hồ Thị Thúy Nga, TS. Phạm Hùng Hiệp. Nội dung của cuốn sách cung cấp cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về những khía cạnh chính như: Sự dịch chuyển SV và GV, đặc biệt là ra nước ngoài; HTQT về xây dựng chương trình và giảng dạy; các chương trình liên kết; thành lập các trường ĐH quốc tế và học viện quốc tế; quốc tế hóa nghiên cứu trong nghiên cứu, đánh giá hiệu suất và kết quả nghiên cứu theo các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các trung tâm, viện nghiên cứu chính có sự hợp tác và hỗ trợ bởi các đối tác quốc tế;... 2.2. Nhóm công trình đề cập đến hoạt động HTQT và quản lý hoạt động HTQT ở các trường Đại học An Thuỳ Linh (2004) với đề tài luận văn thạc sỹ “Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội”. Luận văn tập trung nêu cơ sở lý luận về tổ chức công tác quan hệ quốc tế và bối cảnh chung của GDĐH thế giới trong xu thế hội nhập toàn cầu. Tác giảcũng đi sâu nghiên cứu và làm rõ vai trò của công tác quan hệ quốc tế, khẳng định đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và hội nhập của hệ thống GDĐH Việt Nam nói chung và ĐH Quốc gia Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quan hệ quốc tế của ĐH Quốc gia Hà Nội. Bùi Thị Giang (2009) với đề tài luận văn thạc sỹ “Biện pháp quản lý các dự án HTQT về đào tạo tại Trường Đại học Giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn đã đưa ra lý luận về quản lý các dự án HTQT về đào tạo; phân tích thực trạng công tác quản lý dự án HTQT về đào tạo tại Trường ĐH Giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án HTQT về đào tạo. Tuy nhiên, luận văn này được thực hiện khi số lượng các dự án HTQT về đào tạo của Nhà trường còn ít, đơn vị phụ trách các dự án HTQT về đào tạo tập trung vào một đơn vị chủ lực. Do vậy, các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất mới chỉ tập 6
  13. trung vào việc nâng cao chất lượng cho một đơn vị quản lý dự án chủ lực. Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động HTQT về đào tạo của Nhà trường, nhóm các giải pháp cần được xây dựng toàn diện, hệ thống hơn với nhiều đơn vị quản lý dự án hợp tác về đào tạo khác nhau. Ngô Thùy Linh (2013), “Quản lý các dự án HTQT về đào tạo của trường Đại học Giao thông vận tải đến năm 2020”, Luận văn thạc sỹ Chuyên ngành Quản lý giáo dục, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề về hoạt động quản lý các dự án HTQT về đào tạo, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý các dự án HTQT về đào tạocủa trường ĐH Giao thông vận tải đến năm 2020; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Nguyễn Đỗ Minh Hằng (2014), “HTQT của Trường Đại học Giao thông Vận tải từ 1994 đến 2013”, Luận văn thạc sỹ Chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn cũng đã chỉ ra hoạt động HTQT và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT của trường ĐH Giao thông vận tải giai đoạn 1994 - 2013. Vũ Thanh Vân (2014), Đề tài “Đề án hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”. Trong đề tài, tác giả đã đưa ra chiến lược phát triển HTQT của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những giai đoạn sắp tới trên cơ sở đánh giá nội dung hoạt động HTQT của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian vừa qua. Hoàng Thị Hương (2014), “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nâng cao chất lượng, hiệu quả HTQT giáo dục và đào tạo ở các trường đại học nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục số 339, tr. 9. Bài viết trình bày quan điểm về HTQT trong GD, đào tạo; mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả HTQT trong các trường ĐH; phân tích cơ hội, thách thức, thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong quá trình HTQT của các trường ĐH nước ta. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn của HTQT ở các trường ĐH nước ta; bài viết đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả HTQT như: tăng cường công tác quản lý, đa dạng hóa nội dung và hình thức HTQT theo hướng phù hợp các 7
  14. chuyên ngành đào tạo và khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nhà trường. Tác giả Vũ Thanh Vân (2015) với đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”. Qua công trình nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến thực trạng HTQT của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn 2010 - 2015, trên có sở đó để đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Trang (2016) trong bài viết“Tầm quan trọng của HTQT với các trường đại học tại Việt Nam” đăng trên website: http://eba.htu.edu.vn/, ngày 15 tháng 11 năm 2016 đã làm rõ tầm quan trọng của hoạt động HTQT đối với các trường ĐH tại Việt Nam qua hai vấn đề chính: sự cần thiết của HTQT đối với sự phát triển của các trường ĐH tại Việt Nam và vai trò của HTQT đối với sự phát triển của các trường ĐH tại Việt Nam. Nguyễn Anh Thư, Đặng Kim Hồng, Trần Đào Nhị Vy, Quách Khả Quang (2018), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT tại trường ĐH Đồng Tháp”, Tạp chí quản lý giáo dục. Bài viết phản ánh thực trạng hoạt động HTQT của Trường ĐH Đồng Tháp trong thời gian 05 năm từ 2012 - 2017 và đề xuất được sáu giải pháp thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động HTQT và sự phát triển toàn diện của Nhà trường. Tác giả Nguyễn Thị Dung Huệ (2017) với đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các ngành ngôn ngữ thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương” đã nhấn mạnh đến hoạt động HTQT nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ GV của trường Đại học Ngoại thương nói chung và giảng viên các ngành ngôn ngữ nói riêng thông qua hợp tác, trao đổi GV với các đối tác nước ngoài của trường ĐH Ngoại thương. Ngoài ra, thông qua các đối tác đã thiết lập, trường ĐH Ngoại thương có thể gửi GV các ngành ngôn ngữ đi học tập nâng cao ở các cơ sở đối tác này. Đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2018 “Đánh giá tác động của việc du học và thực tập tại Nhật Bản đến việc nâng cao năng lực của SV chuyên ngành Tiếng 8
  15. Nhật thương mại trường Đại học Ngoại thương”của Tiến sĩ Trần Thị Thuỷ đề cập đến hoạt động HTQT trên lĩnh vực đào tạo thông qua trường hợp du học Nhật Bản của SV trường ĐH Ngoại thương, thông qua nội dung HTQT này đã có tác động tích cực đến quá trình nâng cao chất lượng SV chuyên ngành của nhà trường. Trong “Đề án Chiến lược phát triển trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội xây dựng Đề án chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 nhằm gắn kết chặt chẽ đổi mới GD với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế phát triển của khoa học và công nghệ; đồng thời đáp ứng yêu cầu về việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác ngành nội vụ, nền công vụ có trình độ cao, tay nghề vững vàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt là vấn đề HTQT của nhà trường. Như vậy, trên cơ sở những công trình khoa học đã được công bố, việc nghiên cứu, thực hiện đề tài liên quan đến vấn đề tăng cường hiệu quả HTQT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai.Tuy nhiên, thực tế ở nước ta hiện nay, các công trình đề cập đến hoạt động HTQT và vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động HTQT ở các trường ĐHcòn mới mẻ với số lượng đề tài, công trình nghiên cứu rất ít. Hầu như chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động đào tạo quốc tế nói chung và quản lý các dự án HTQT về đào tạo nói riêng tại các trường ĐH.Do đó, để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động HTQT của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội thì có một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ như: cơ sở khoa học về hoạt động HTQT và hiệu quả hoạt động HTQT ở cơ sở GDĐH; đánh giá thực trạng hiệu quả HTQT tại trường ĐH Nội vụ Hà Nội để có được phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu HTQT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Đây là vấn đề căn bản, quan trọng nhưng đang là khoảng 9
  16. trống đòi hỏi cần phải được nghiên cứu, làm rõ trong đề tài này. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả HTQT ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả HTQT ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau: - Một là, phân tíchcơ sở khoa học của hoạt động HTQT và hiệu quả hoạt động HTQT ở cơ sở GDĐH. - Hai là, đánh giá thực trạng hiệu quả HTQT tại trường ĐH Nội vụ Hà Nội giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Ba là, dự báo xu hướng HTQT và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả HTQT tại trường ĐH Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động HTQT tại trường ĐH Nội vụ Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. - Phạm vi không gian: Trường ĐH Nội vụ Hà Nội cơ sở Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động HTQT ở trường ĐHNội vụ Hà Nội từ năm 2014 (tính từ khi Trường ĐH Nội vụ Hà Nội kiện toàn phòng HTQT và những hoạt động HTQT trong Nhà trường được đẩy mạnh) đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đối ngoại và định hướng HTQT về GD&ĐTViệt Nam để làm rõ hiệu quảHTQT tại trường 10
  17. ĐH Nội vụ Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài như: Các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về HTQT; chiến lược, đề án, chương trình HTQT của một số trường ĐH ở nước ta nhằm làm sáng tỏ khung lý thuyết và thực tiễn của đề tài; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm tác giả tiến hành chọn đối tượng khảo sát là các viên chức quản lý, giảng viên của Nhà trường, thiết kế bảng câu hỏi và xử lý kết quả điều tra phục vụ phân tích thực trạng của hợp tác quốc tế ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội; - Ngoài ra, đề tài có kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác của khoa học xã hội và nhân văn tùy vào thực tiễn tình hình nghiên cứu. 6. Nguồn tài liệu Các nguồn tài liệu mà nhóm tác giả sử dụng trong đề tài là: - Các tài liệu sưu tầm: + Đề tài NCKH các cấp đã được bảo vệ thành công có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; + Các bài báo có liên quan đến nội dung đề tài được đăng trên các Tạp chí; + Các tài liệu liên quan đến hoạt động HTQT của các trường ĐH ở Việt Nam; + Đề án Chiến lược phát triển trường ĐH Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; + Các báo cáo của phòng HTQT, trường ĐH Nội vụ Hà Nội các năm từ năm 2014 đến năm 2020. - Các văn bản, thông báo, định hướng phát triển... trong đó có đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HTQT ở trường ĐH Nội vụ Hà Nội trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 7. Ý nghĩa của đề tài Đề tài đóng góp quan trọng cho việc áp dụng các giải pháp quản lý và hoạt động HTQT đối với nhà trường, các khoa, phòng ban, GV, SV; nâng cao hiệu quả 11
  18. HTQT trong công tác giảng dạy và NCKH, nâng cao uy tín và thương hiệu củaNhà trường. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học. Chương 2: Hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Thực trạng và nguyên nhân. Chương 3: Dự báo và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 12
  19. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. Khái niệm, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế ở các cơ sở giáo dục đại học 1.1.1. Hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học 1.1.1.1. Hợp tác quốc tế Hiện nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong quá trình phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong quá trình đó, các quốc gia, vùng lãnh thổ tiến hành các mối quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế khác nhằm đạt được mục đích chung là chia sẻ lợi ích về: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh… trên cơ sở tuân thủ các chế định chung. Hội nhập quốc tế đã thúc đẩy các quốc gia HTQT với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế trên nhiều mặt của đời sống xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng khác nhau. Trong đó, có HTQT về văn hóa - xã hội nhằm chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần, GD, tiến bộ khoa học và công nghệ,… Trước hết, giải nghĩa thuật ngữ “hợp tác” theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2010: “Là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”, còn “quốc tế” là “các nước trên thế giới trong quan hệ với nhau”1. Trong cuốnQuan hệ quốc tế, những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, do Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam đồng chủ biên đã đưa ra định nghĩa về HTQT: “HTQT là sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các mục đích chung”2. Định nghĩa này đề cao mối quan hệ hợp tác trong hòa bình vì mục đích chung của tất cả các bên trong quan hệ quốc tế. HTQT bao gồm: hợp tác song phương (một nước với một nước khác); hợp tác đa phương (một nước với nhiều nước khác trong một hiệp định ký kết); 1 Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa 2 Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ quốc tế, những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, NXB Chính Trị Quốc Gia, tr118 13
  20. hợp tác của một nước với một tổ chức quốc tế như: Liênhiệp quốc (UN), Tổ chức GD, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO)… Theo các cách luận giải trên, HTQT được hiểu là sự tương tác,phối hợp giữacác chủ thể quan hệ quốc tế trên các mặt của đời sống xã hội với tính chất, phạm vi và hình thức khác nhau theo những thỏa thuận, cam kết nhất định;cùng hướng tới mục đích chung, bình đẳng và có lợi. So với các mối quan hệ hợp tác ở trong nước, HTQT là mối quan hệ hợp tác đặc biệt bởi nó được xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở ý chí, nguyện vọng, mong muốn của các chủ thể là các quốc gia hay các tổ chức mang tính khu vực và quốc tế. Có thể làm rõ hơn khái niệm HTQT thông qua một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, đặc điểm cơ bản của HTQT là có sự tham gia của từ hai chủ thể trở lên và có sự tham gia của yếu tố quốc tế. Trong quá trình HTQT, những cam kết, quy định mang tính khu vực, quốc tế và quy định pháp luật của mỗi quốc gia luôn được tôn trọng và bảo đảm. Thứ hai, xét về mặt hành vi, HTQT là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể trong mối quan hệ quốc tế; thể hiện sự thiện chí, sự trao đổi, sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong giải quyết các vấn đề cụ thể. Sự tương tác này hoàn toàn trái ngược với sự tương tác mang tính bạo lực, xung đột. Thứ ba, xét về mặt mục đích, sự HTQT giữa các quốc gia là hướng đến mục đích chung, lợi ích chung của các bên; không xâm phạm, gây tổn hại đến lợi ích của nhau. Thứ tư, xét về mặt kết quả, sự HTQT giữa các quốc gia thường đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không thỏa mãn. Thứ năm, thông qua HTQT, các chủ thể trao đổi các nguồn lực với nhau như: nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực,... Như vậy, HTQT là một hình thức tương tác hòa bình giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế thông qua nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực nhằm mục đích chung nào đó. Thông qua HTQT, lợi ích hay nguyện vọng của các bên được tôn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2