intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

126
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (NAY LÀ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA). Mã số: ĐTSV. 2022.119 Chủ nhiệm đề tài : Lê Xuân Thượng Lớp : 2105QTVB Khoa : Lưu trữ học và Quản trị văn Phòng Cán bộ hướng dẫn : TS. Đoàn Thị Hồng Anh Hà Nội, tháng 4 năm 2023 1
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (NAY LÀ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA). Mã số: ĐTSV. 2022.119 Chủ nhiệm đề tài : Lê Xuân Thượng Thành viên tham gia: Trần Thị Hồng Ánh: 2105QTVB Nguyễn Thị Khôi: 2105QTVB Lê Thanh Loan: 2105QTVB Hứa Thị Thảo: 2105 QTVB Phạm Thị Lệ Thủy 2105QTVB Hà Nội, tháng 4 năm 2023 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” nhóm thực hiện đề tài đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ. Nhóm thực hiện đề tài xin được gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và giúp đỡ nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này. Nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên Cô Đoàn Hồng Anh, giảng viên Khoa Quản trị văn phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Cô là người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Quản trị văn phòng đã luôn sát sao, quan tâm, bổ sung ý kiến và tổ chức những hoạt động vô cùng bổ ích cho sinh viên thuộc Khoa. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và nâng cao nhận thức thực tiễn, được rèn luyện kỹ năng. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, tuy nhiên không tránh khỏi sai sót. Nhóm thực hiện đề tài rất hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để đề tài của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, Ngày 26 tháng 04 năm 2023 TM. Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài Thượng Lê Xuân Thượng 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm và được sự hướng dẫn của giảng viên T.S Đoàn Hồng Anh. Các số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày 26 tháng 04 năm 2023 TM. Nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài Thượng Lê Xuân Thượng 4
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 10 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 10 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 15 3.1 Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 15 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 15 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 15 4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 15 4.2.1. Về thời gian nghiên cứu ...................................................................... 15 4.2.2. Về không gian nghiên cứu .................................................................. 15 4.2.3. Về khách thể nghiên cứu..................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 16 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................. 16 5.2. Phương pháp quan sát ............................................................................... 16 5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................ 16 5.4. Phương pháp phỏng vấn............................................................................ 16 6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 16 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 17 CHƯƠNG 1........................................................................................................ 18 LÍ LUẬN CHUNG VỀ KĨ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN ................................................................................................................... 18 1.1. Một số khái niệm....................................................................................... 18 1.1.1. Khái niệm Kỹ năng ............................................................................. 18 1.1.2. Khái niệm quản lý ............................................................................... 19 1.1.3. Khái niệm thời gian............................................................................. 20 1.1.4. Khái niệm Kỹ năng quản lý thời gian ................................................. 21 1.1.5. Khái niệm sinh viên ............................................................................ 22 1.2. Tầm quan trọng của Kỹ năng quản lý thời gian........................................ 23 5
  6. 1.2.1. Nâng cao năng suất làm việc .............................................................. 23 1.2.2. Giảm bớt áp lực căng thẳng ................................................................ 24 1.2.3. Tăng quỹ thời gian cá nhân ................................................................. 25 1.2.4. Hạn chế thói quen xấu......................................................................... 26 1.2.5. Nâng cao tính kỷ luật .......................................................................... 27 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến Kỹ năng quản lý thời gian .................................... 28 1.3.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 28 1.3.2. Yếu tố khách quan ............................................................................. 30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 32 CHƯƠNG 2........................................................................................................ 33 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......................................................... 33 2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................. 33 2.2. Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................... 35 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội......................................................................... 37 2.3.1. Nhận thức của sinh viên về Kỹ năng quản lý thời gian ...................... 37 2.3.2. Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên ........................................ 41 2.4. Đánh giá chung ......................................................................................... 51 2.4.1. Tích cực............................................................................................... 51 2.4.2. Tiêu cực............................................................................................... 53 2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên .... 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 63 CHƯƠNG 3........................................................................................................ 64 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI...................................................................................................................... 64 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và sử dụng hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ..................................................................................... 64 3.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian ....................................................................................................................... 64 3.1.2. Hiểu về bản thân ................................................................................. 65 3.1.3. Hiểu về công việc................................................................................ 67 6
  7. 3.1.4. Xây dựng kế hoạch ............................................................................. 68 3.2. Một số kiến nghị ....................................................................................... 71 3.2.1. Về phía nhà trường ............................................................................. 71 3.2.2. Đối với Khoa, trung tâm ..................................................................... 72 3.2.3. Đối với bản thân sinh viên .................................................................. 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 74 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 78 7
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Mức độ sử dụng thời gian biểu của sinh viên..................................... 47 Bảng 2.2. Biểu hiện dẫn tới lãng phí thời gian của sinh viên qua từng năm ...... 59 8
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thể hiện cách hiểu về kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên...... 37 Biểu đồ 2.2. Thể hiện vai trò của việc sắp xếp thời gian theo thời gian biểu ..... 39 Biểu đồ 2.3. Thể hiện sự đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng đối với kỹ năng quản lí thời gian. ......................................................................................... 40 Biều đồ 2.4. Thể hiện sinh viên thường dành nhiều thời gian cho hoạt động gì 41 Biểu đồ 2.5. Thể hiện quỹ thời gian dành cho hoạt động giải trí trong một ngày của sinh viên ........................................................................................................ 44 Biểu đồ 2.6. Thể hiện quỹ thời gian dành cho hoạt động nghỉ ngơi trong một ngày của sinh viên ............................................................................................... 45 Biểu đồ 2.7. Thể hiện quỹ thời gian dành cho hoạt động học tập, trau dồi bản thân trong một ngày của sinh viên ...................................................................... 46 Biểu đồ 2.8. Thể hiện số điểm trung bình chung tích lũy của sinh viên............ 49 Biểu đồ 2.9. Thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ...................................................................................................................... 49 Biểu đồ 2.10. Thể hiện nguyên nhân ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý thời gian . 55 Biểu đồ 2.11. Thể hiện biểu hiện dẫn tới việc lãng phí thời gian ....................... 58 9
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chứng kiến sự thành công của những con người tài giỏi, của vị doanh nhân trẻ với khối tài sản khổng lồ hay của một nhà khởi nghiệp đầy tiềm năng, tất cả đều khiến chúng ta thấy ngưỡng mộ. Song, bạn có biết cả bạn và họ đều có một điểm chung không thể phủ nhận, đó chính là thời gian. Benjamin Franklin từng nói "Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất, phí phạm thời gian hẳn là sự lãng phí ngông cuồng nhất". Mỗi ngày chúng ta đều có 24h, một năm 365 không nhiều hơn cũng không ít hơn. Và điều tạo nên sự khác biệt ở đây chính là cách bạn sử dụng chúng. Có người chỉ mất 1/3 cuộc đời để xác lập vị trí cho bản thân, nhưng có người mất cả đời cũng không thể tạo nên chỗ đứng cho riêng mình. Thời gian là một sự vận động giản đơn một chiều, từ quá khứ, hiện tại tới tương lai. Một giờ của ngày hôm nay sẽ khác một giờ ngày hôm qua và chắc chắn không thể giống một giờ của ngày mai. Từng giây từng phút đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Bước sang thế kỷ XXI, xã hội càng phát triển, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa được mở rộng từng ngày ta càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của thời gian. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 cho thấy cả nước có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp (tương ứng 2,18%). Trong số 1,2 triệu người thất nghiệp, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 30,8%, tức là khoảng 369.600 người. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các doanh nghiệp dù đang thiếu nguồn nhân lực nhưng sinh viên tốt nghiệp vẫn bị doanh nghiệp từ chối? Bởi lẽ, dựa theo thực trạng tuyển dụng và sử dụng nhân sự khi xã hội ngày càng đổi mới, các doanh nghiệp nhận thấy rằng trình độ chuyên môn giỏi chưa phải là yếu tố quyết định của một người nhân viên tốt. Điều quan trọng không kém chính là kỹ năng mềm. Các công ty đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng mềm. Và những kỹ năng mềm phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở các ứng viên là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề.... Và đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian. Nhân viên biết phân bổ thời gian hợp lý sẽ tạo ra năng suất làm việc cao. Hiểu rõ và nắm vững kỹ năng này sẽ giúp sinh viên cân bằng được quỹ thời gian của bản thân, hạn chế dành quá nhiều thời gian cho các nhu cầu cá nhân mà quên mất các công việc quan trọng khác. Tăng số giờ trau dồi bản thân, nâng cao kiến thức, tránh tình trạng "đốt cháy" thời gian vô nghĩa. 10
  11. Hơn hết, trong thời đại phát triển công nghệ số, kĩ thuật số tác động mạnh mẽ tới phần đông sinh viên, với một chiếc Laptop, Smartphone… chúng ta thoải mái lướt web, facebook, youtube, tiktok cả ngày. Chính sự tiện ích này, khiến một bộ phận sinh viên mất dần nhận thức về thời gian. Theo kết quả của quá trình khảo sát trên 200 sinh viên, giảng viên Hoàng Thị Phương, ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2015 đã phải khẳng định việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian đối với sinh viên là quan trọng. Bởi chỉ có 18% sinh viên dành thời gian ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu tài liệu, nhưng có tới 52% sử dụng thời gian vào việc lướt Facebook, chơi game và có 46% sinh viên dùng thời gian trong ngày để ngủ nướng. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ chiếm 29% trên tổng số 100%. Những con số trên đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải giúp sinh viên hình thành cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian và đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực tự sắp xếp quỹ thời gian phù hợp cho sinh viên cũng như toàn xã hội. Là sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Nội vụ Hà Nội, trong quá trình học tập và sinh hoạt nhóm nghiên cứu nhận thấy kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội Vụ Hà Nội còn nhiều hạn chế, nhiều sinh viên lạm dụng thời gian vào những điều vô ích như: Lướt Web, chơi game, tụ tập bạn bè, ngủ… để thời gian trôi đi lãng phí. Nếu thực trạng này, về lâu dài sẽ tạo nên một thói quen tiêu cực đối với sinh viên trường Đại học Nội vụ nói riêng và sinh viên toàn quốc nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần có những biện pháp nhanh nhất để khắc phục tình trạng này. Xuất phát từ thực tiễn đó, là một sinh viên ngành Quản trị Văn Phòng nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước: Kỹ năng quản lí thời gian là yếu tố quan trọng đối với sinh viên, là nhân tố quyết định sự thành bại của cuộc đời mỗi con người. Quản lí thời gian tốt giúp cho chúng ta nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc. Tầm quan trọng của Kỹ năng quản lí thời gian được rất nhiều nhà nghiên cứu đề tài hướng đến, cũng như nhiều sách báo đề cập tới. Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này: 11
  12. Nguyễn Vũ Thùy Chi, “Kỹ năng quản lý thời gian” (2007) đề cập tới thời gian và giá trị của thời gian. Việc quản lý thời gian hợp lý và sử dụng sao cho thật hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào phương thức chúng ta lựa chọn để duy trì nó mỗi ngày. Chúng ta không thể sở hữu thời gian mà chỉ có thể sử dụng nó. Chính vì thế hãy tìm hiểu, lựa chọn cho bản thân những cách thức để quản lý thời gian tốt hơn, nâng cao hiệu quả công việc và quan trọng hơn nữa là có thời gian chăm sóc cho riêng bản thân mình. Lại Thế Luyện, “Kỹ năng quản lý thời gian” (2010), NXB Văn hóa Thông tin, Tác giả đưa ra những nền tảng quan trọng đối với kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian trong hoạt động hằng ngày. Sách nhắm tới đối tượng là các bạn trẻ đang bắt đầu sự nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản lý quỹ thời gian. Trần Hữu Trần Huy, trường Đại học Tài chính - marketing (2021), tài liệu “Kỹ năng Tổ chức công việc và Quản lý thời gian” về phần quản lý thời gian đã nêu 7 sai lầm cần tránh trong quản lý thời gian. Qua đó, hướng dẫn cách phân tích, đánh giá cách chúng ta đang sử dụng thời gian hiệu quả ra sao và làm thế nào để thay đổi, quản lý và sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất để nhanh chóng đạt được mục tiêu. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Huỳnh Văn Sơn, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (2011), “Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian”. Bài báo cáo đã đề cập đến thói quen sử dụng thời gian của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy một số thói quen tích cực vẫn là trở ngại đối với sinh viên như: chia các công việc khó thành những việc nhỏ với khoảng thời gian tương ứng, xác định khoảng thời gian bị lãng phí…. Trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Sinh viên thường niên (2020) – Đại học quốc gia Hà Nội đã viết về “Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Giáo dục” các tác giả đã nêu một số kỹ năng mà sinh viên cần phát triển được các nghiên cứu đề cập tới như: Thiết lập và quản lý mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động cụ thể, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động, Kỹ năng tự đánh giá và điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch các hoạt động…để thấy rằng sinh viên cần quan tâm tới việc thiết lập mục tiêu cùng với các hoạt động cá nhân hợp lý để quản lý thời gian một cách hiệu quả. Từ những tìm hiểu, đánh giá dựa trên sự khảo sát thực tế cho thấy sinh viên trường Đại học Giáo dục đã 12
  13. nhận thức về tầm quan trọng của quản lý thời gian nhưng bên cạnh đó còn tồn tại sinh viên còn chưa thực sự quyết tâm trong việc thiết lập kế hoạch và kiên định theo đuổi mục tiêu. Các tác giả cho rằng sinh viên cần được quan tâm và giáo dục phát triển kỹ năng quản lý thời gian để nâng cao chất lượng học tập và các hoạt động khác. Trần Lương, Tạp chí Khoa học Đại học Huế (2015), “Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ”. Bài nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ chỉ ở mức độ trung bình, thấp hơn so với kỳ vọng. Số thời gian sinh viên lãng phí trung bình mỗi ngày đạt 4.16 giờ, sinh viên thường lãng phí thời gian vào các trang mạng xã hội Facebook, lướt web, chơi game, tụ tập nói chuyện …. Cao Thị Huyền, Tạp chí Khoa học Đồng Nai (2017), “Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Nai”. Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm nhất Trường Đại học Đồng Nai. Quản lý thời gian là một trong những kỷ năng cần thiết trong cuộc sống thời hiện đại. Một sinh viên không có khả năng quản lý thời gian làm ảnh hưởng tới công sức và thời gian của nhiều người khác khi làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực đòi hỏi việc chuẩn thời gian. Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của sinh viên mà còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng. Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Hiện nay, có khá nhiều quốc gia trên thế giới ngoài việc tiến hành đào tạo kiến thức chuyên ngành, họ chú trọng tới vấn đề đào tạo những Kỹ năng cho người học. Kỹ năng quản lí thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng giúp người học có thể xây dựng quỹ thời gian biểu, giúp hoàn thiện tư duy, tính cách của bản thân. Có nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này: Oubibi Mohamed, Ram Bahadur Hamal, Krim Mohamed, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục thay thế Châu Âu (2018), “A study on time management: case of northeast normal university international students”. Nghiên cứu các vấn đề về quản lý thời gian của các sinh viên quốc tế tại Đại học Sư phạm Đông Bắc (NENU) dựa trên các tiêu chí khác nhau nhằm đánh giá sinh viên thường dùng thời gian vào những việc gì và các khung giờ nào. Trong đó nghiên cứu đã chỉ ra có hơn 80% sinh viên phân bổ thời gian 13
  14. học trong khoảng thời gian 6-10 giờ và 20% dưới 6 giờ. Hầu hết tất cả sinh viên được báo cáo là không tập thể dục thường xuyên vì sức khỏe của họ và có 20% đã dành khoảng 1-5 giờ để tập thể dục. Brian Tracy, “Time Management” (2011), NXB Bloomsbury Publishing PLC. Đưa ra những lời khuyên và gợi ý thiết thực để quản lý thành công tất cả các khía cạnh thời gian trong khi học, từ việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ đến lập kế hoạch cho bài tập cá nhân, nhiệm vụ nhóm và kỳ thi. Các hoạt động và tự đánh giá giúp xác định cách học tốt nhất để có thể phát triển các chiến lược quản lý thời gian phù hợp. Francesco Cirillo, “Pomodoro - Tuyệt chiêu quản trị thời gian” (2020), tác giả đã đem đến cho bạn đọc cách quản lý thời gian vô cùng mới lạ mang tên Pomodoro. Đây là phương pháp quản lý thời gian thông minh bằng cách bấm giờ, phương pháp này giúp cho mọi người tập trung hơn vào khoảng thời gian nhất định, thường là 25 đến 30 phút. Sau khoảng thời gian đó, mọi người nên nghỉ ngơi sau đó mới bắt tay và tiếp tục thực hiện công việc để đạt được hiệu quả. J. S. Scott, “Ngay Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ" (2015), Nxb Lao Động. Tác giả đưa ra một số vấn đề bất cập của việc trì hoãn thời gian gây ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập, sự thành đạt của mỗi người. Từ đó, tác giả khuyên chúng ta nên trang bị, rèn luyện cho bản thân thói quen quản lý thời gian và nhằm hướng tới giải pháp sử dụng thời gian hiệu quả, hợp lý sẽ giúp chúng ta vượt qua được những hạn chế, rào cản, khuyết điểm của bản thân để đạt được mục tiêu đã đặt ra. David Allen, “Sẵn Sàng Cho Mọi Việc” (2018), NXB Lao động, cuốn sách cung cấp những nền tảng quan trọng cũng như những bí quyết thiết yếu thúc đẩy bạn đón nhận thử thách mới trong cuộc sống và công việc. Để đạt hiệu suất cao, bạn sẽ học cách Giải quyết những việc dở dang. Hoàn thành những công việc dở dang, cho dù là các dự án trọng yếu hay những công việc vặt vãnh tồn đọng cần giải quyết, sẽ là nền tảng tạo nguồn sinh lực dồi dào hơn, minh mẫn hơn để bạn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì xảy ra. Khi nào gạt bỏ được những yếu tố tiêu tốn năng lượng của bạn, hãy Tập trung hiệu quả. Martin Manser (2014), “Quản lý thời gian”, Xuân Chi dịch, Nxb LĐXH. Cuốn sách không chỉ đơn giản là bài học về cách thức chúng ta sử dụng thời gian. Đó chính là cách thức chúng ta sống cuộc sống của mình. Trong cuốn sách “Quản lý thời gian” 14
  15. gồm có 50 bí quyết được chia thành 7 chương mà tác giả đã học đươc: hiểu về bản thân, hiểu về công việc, ngăn nắp, làm việc tốt hơn, làm việc nhóm tốt hơn, giao tiếp hiệu quả hơn, kiểm soát thời gian. Nếu bạn theo đuổi bảy bí quyết này bạn sẽ biết cách sử dụng thời gian của bạn một cách hợp lý, cách để sống hiệu quả, cách để tận dụng những sự việc bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Từ việc khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. - Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khảo sát vấn đề kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính Quốc gia). 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về thời gian nghiên cứu Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2023. 4.2.2. Về không gian nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.2.3. Về khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 200 sinh viên lựa chọn ngẫu nhiên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 15
  16. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt quá trình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm đã nghiên cứu và tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tiến hành tìm kiếm, thu thập thông tin từ những tài liệu, các công trình liên quan để tiếp cận với nội dung của đề tài nghiên cứu. Khi thu thập tài liệu, cần phải phân tích tài liệu, tóm tắt nội dung, xử lý thông tin liên có mối quan hệ với đề tài. Qua đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. 5.2. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát các hoạt động trong ngày của sinh viên trong trường, từ đó thu thập những sự kiện cụ thể về vấn đề quản lí thời gian của sinh viên. Qua đó, mang lại cho nhóm nghiên cứu những tài liệu, cụ thể, cảm tính trực quan, góp phần nhằm xây dựng nên đề cương nghiên cứu và những vấn đề lí luận để làm cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu sau này. 5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Dựa vào các phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến trên thực tế về vấn đề liên quan đến Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các kết quả khảo sát đảm bảo được tính khách quan, khoa học. Qua phương pháp này, tác giả có những đánh giá chính xác về thực trạng Kỹ năng quản lí thời gian. 5.4. Phương pháp phỏng vấn Được sử dụng trong quá trong quá trình khảo sát thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong quá trình học tập, làm việc, nhằm thu thập những dữ liệu làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài đã hệ thống, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng quản lí thời gian với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 16
  17. Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng quản lí thời gian cũng như các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đề xuất ra những giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện cũng như sử dụng hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian trong cuộc sống và công việc của sinh viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Bài nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong khoa, cũng như tất cả những bạn sinh viên trong toàn trường. 7. Cấu trúc đề tài Bài nghiên cứu bao gồm 3 chương với những nội dung chính: Chương 1. Lí luận chung về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Chương 2. Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3. Giải pháp hoàn thiện Kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 17
  18. CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ KĨ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm Kỹ năng Quá trình sinh sống và làm việc của con người luôn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố kiến thức, kỹ năng. Kiến thức là một phần quan trọng của sự phát triển song kỹ năng lại giúp con người có thể vận dụng tốt những kiến thức đó vào đời sống thường ngày. Trong những năm gần đây, “kỹ năng” là từ được quan tâm rất nhiều ở Việt Nam, từ phạm vi quốc gia đến phạm vi các cơ quan, doanh nghiệp. Họ đòi hỏi nhân viên của mình một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán.... Tuy vậy, cho đến nay định nghĩa về khái niệm này vẫn chưa có sự thống nhất. Khi nghiên cứu khái niệm kỹ năng, có rất nhiều quan điểm được đưa ra. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân sẽ có những định nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như: Theo L.Đ. Lêvitôv - nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Quan điểm này nhấn mạnh một người có kỹ năng là người không chỉ đơn thuần nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn phải vận dụng vào thực thế một cách đúng đắn, giúp cho công việc đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, trong cuốn “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Vũ Dũng khẳng định: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. Theo ông, kỹ năng được hiểu đơn giản là việc biết ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp được trau dồi học hỏi vào thực hiện các nhiệm vụ phù hợp, đúng cách mang lại kết quả, đạt mục tiêu đề ra. Mặc dù có nhiều khái niệm liên quan được đưa ra nhằm bổ sung, tạo nên một định nghĩa chính xác nhất. Tuy nhiên, hiện nay kỹ năng được hiểu chung là “Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm trên đây, Ta có thể rút ra khái niệm “kỹ năng” được hiểu là năng lực của con người trong việc vận dụng những tri thức, kinh nghiệm thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn, để nhận biết, phán đoán và sử dụng phương pháp một cách phù hợp với từng tình huống nhằm đạt hiệu quả cao. 18
  19. 1.1.2. Khái niệm quản lý Bản thân khái niệm quản lý mang tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đồng thời, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều cách lý giải khác nhau. Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đã đưa ra định nghĩa quản lý theo những cách riêng của họ. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: Theo thuyết quản lý của H. Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Với cách lý giải này Fayol khẳng định quản lý là hoạt động tất yếu của mọi cơ quan, tổ chức, được đảm bảo thực hiện bằng năm chức năng gọi chung là “kế, tổ, đạo, kiểm”. Cụ thể bao gồm hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Quan điểm này có tính phát hiện to lớn, phục vụ trực tiếp trong hoạt động quản lý của nhiều nhà lãnh đạo hiện nay. Nhưng theo H. Koontz (1993) thì khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức)”. Cũng như Fayol, Koontz hiểu rất rõ tính “thiết yếu” cần thiết của quản lý trong mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Với ông quản lý là nghệ thuật phối hợp nhịp nhàng, logic những nỗ lực của các cá nhân trong những công việc, nhiệm vụ riêng lẻ nhằm đạt được các mục đích chung của toàn tổ chức. Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích". Đây là một tư tưởng vô cùng tiến bộ, tư tưởng của ông hướng tới việc hành động nhiều hơn là suy nghĩ, với mục tiêu tập trung vào lợi ích, kết quả đạt được trong quá trình vận hành quản lý. Song, dưới góc độ thời gian thì quản lý được hiểu là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm soát thời gian một cách có ý thức phù hợp với các hoạt động cụ thể, để tăng tính hiệu quả, năng suất làm việc. Sử dụng thời gian hiệu quả sẽ cho phép con 19
  20. người "lựa chọn" trải nghiệm, quản lý các hoạt động trong thời gian cho phép và mang lại lợi ích thiết thực. Như vậy, quản lý là quá trình tác động có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu đề ra. Trong đó, chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đối tượng quản lý (khách thể quản lý) là tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. 1.1.3. Khái niệm thời gian Thời gian là thuật ngữ được dùng phổ biến trong cuộc sống, thường ngày. Tuy nhiên, khái niệm về thời gian khá trừu tượng, để định nghĩa được nó không phải điều dễ dàng. Theo từ điển tiếng Việt, thời gian là hình thức tồn tại cơ bản vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục không ngừng. Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Mac-Lenin dùng để chỉ về một hình thức tồn tại của vật chất (cùng với phạm trù vận động, trong đó không gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở ví trí nhất định, kích thước nhất định) và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Trong khi đó thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. thời gian thể hiện sự sắp đặt của sự ra đời và cái chết của vạn vật. Ý nghĩa của nó là vô tận và chưa từng có trước đây. Các nhà Toán học lại quan niệm thời gian một chiều được xem là liên tục. Với Newton: “Thời gian là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị phổ quát khắp mọi nơi”. Còn Anhxtanh cho rằng: “Thời gian là tương đối”. Trong vũ trụ gồm các Thiên hà đang giãn nở, các ngôi sao quay và các hành tinh xoắn ốc, ở trong đó tốc độ nhanh chậm của thời gian là khác nhau. Do đó, quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi thứ đều là tương đối. Thời gian trong Vật lý được định nghĩa bởi phép đo của chính nó: “thời gian là những gì được đọc trên đồng hồ”. Trong kinh điển, vật lý phi tương đối, nó là một đại lượng vô hướng, giống như chiều dài, khối lượng và điện tích, thường được mô tả như một đại lượng cơ bản. Những khái niệm về thời gian khác có thể được rút ra bằng cách 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2