intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội" nhằm nghiên cứu, khảo sát sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, trên cơ sở đó xác định thực trạng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC SỬ DỤNG KÊNH TRUYỀN THÔNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.52 Chủ nhiệm đề tài : Ngô Viết Quyết Lớp : CN Văn hoá Truyền thông 19A Cán bộ hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thơm Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC SỬ DỤNG KÊNH TRUYỀN THÔNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022.52 Chủ nhiệm đề tài : Ngô Viết Quyết Thành viên tham gia : Phạm Văn Cảnh Nguyễn Minh Tâm Nguyễn Thị Như Ngọc Lớp : CN Văn hoá Truyền thông 19A Hà Nội, tháng 4 năm 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Thơm – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Từ khi lên ý tưởng đến khi triển khai đề tài, nhóm em đã nhận được nhiều sự góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện tiểu luận. Em xin trân trọng cảm ơn ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của Khoa Quản lý xã hội, Trường Đại Nội vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh, chị và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2022 Sinh viên
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Thị Thơm. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong đề tài là trung thực, chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022 Sinh viên
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SEO Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEM Search Engine Marketing – Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm OOH Out Of Home – Quảng cáo ngoài trời PPC Pay Per Click -Trả tiền dựa trên mỗi cú nhấp chuột ĐHNVHN Đại học Nội Vụ Hà Nội THPT Trung học phổ thông VN Việt Nam SERPS Search Engine Results pages – Các trang kết quả của công cụ tìm kiếm CPC Cost Per Click – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột PR Public Relations – Quan hệ công chúng SMM Social Media Marketing
  6. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.4.1. Điểm mạnh và điểm yếu của Search Engine 17 Marketing
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.2.2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ tìm kiếm thông tin về 1 hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ 26 Hà Nội. Biểu đồ 2.2.2.2. Biểu đồ đánh giá về chất lượng thông tin trên 2 27 danh mục tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Biểu đồ 2.2.3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ truy cập vào các trang 3 Facebook đề tìm kiếm thông tin tuyển sinh của trường Đại học 28 Nội vụ Hà Nội. Biểu đồ 2.2.3.2. Biểu đồ thể hiện độ tuổi tìm kiếm thông tin về 4 29 hoạt động tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ Hà Nội Biểu đồ 2.2.3.3. Biểu đồ thể hiện phương thức tìm kiếm trang 5 30 web về tuyển sinh về trường Đại học Nội vụ Hà Nội Biểu đồ 2.2.3.4. Biểu đồ tỷ lệ truy cập vào các website tuyển 6 31 sinh. Biểu đồ 2.2.3.5. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng khi sử dụng 7 31 website của trường Đại học Nội vụ Hà Nội Biểu đồ 2.2.4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tham gia các nhóm trên 8 33 của trường Đại học Nội vụ Hà Nội Biểu đồ 2.2.4.2: Biểu đồ thể hiện vấn đề quan tâm của người 9 dùng trong các nhóm trên Facebook của trường Đại học Nội vụ 33 Hà Nội Biểu đổ 2.2.5. Biểu đồ thể hiện chủ đề tìm kiếm trên Facebook 10 34 về trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................5 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6 6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................6 7. Bố cục của đề tài ....................................................................................................6 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG SỐ VÀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH. ...............................................................................................8 1.1. Các khái niệm .....................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm về truyền thông ...........................................................................8 1.1.2 Khái niệm về Digital Marketing ....................................................................9 1.1.3. Khái niệm về Kênh truyền thông số.............................................................9 1.1.4. Khái niệm về phương tiện truyền thông số ...............................................10 1.1.5. Khái niệm về tuyển sinh .............................................................................10 1.1.6. Khái niệm về Truyền thông tuyển sinh .....................................................11 1.2. Vai trò, đặc điểm của truyền thông tuyển sinh ..............................................11 1.2.1. Vai trò của Truyền thông tuyển sinh .........................................................11 1.2.2. Đặc điểm của Truyền thông tuyển sinh.....................................................13 1.3. Phân loại kênh truyền thông số .......................................................................14 1.3.1. Owned Media ..............................................................................................14 1.3.2. Paid Media ..................................................................................................15 1.3.3. Earned Media .............................................................................................15 1.3.4. Social Media ...............................................................................................15 1.4. Phân loại các phương tiện truyền thông trong kênh truyền thông số ...............16
  9. 1.4.1. Search Engine Marketing ..........................................................................16 1.4.2. Online PR ....................................................................................................17 1.4.3. Marketing Partnership ...............................................................................17 1.4.4. Display Advertising .....................................................................................18 1.4.5. Email Marketing .........................................................................................19 1.4.6. Social Media Marketing .............................................................................20 1.5. Vai trò của kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh ....21 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................22 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KENH TRUYỀN THONG SỐ TRONG HOẠT DỘNG TRUYỀN THONG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HA NỘI .........................................................................................................................24 2.1. Giới thiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và hoạt động tuyển sinh của trường. ......................................................................................................................24 2.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...............................................24 2.1.2 Sứ mệnh .......................................................................................................24 2.1.3 Tầm nhìn ......................................................................................................24 2.2. Thực trạng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .....................................................25 2.2.1. Hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường ........................................25 2.2.2. Truyền thông tuyển sinh trên kênh Owned Media ...................................26 2.2.3. Hoạt động truyền thông trên kênh Paid Media ........................................27 2.2.4. Hoạt động truyền thông Earned Media .....................................................32 2.2.5. Truyền thông tuyển sinh trên Social Media ..............................................34 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................37 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KÊNH TRUYỀN THÔNG SỐ TRONG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .......................................................................................38 3.1. Giải pháp chung ................................................................................................38 3.2. Ứng dụng SEM vào hoạt động quảng cáo trên Google .................................38 3.3. Thực hiện PR Online ........................................................................................41 3.4. Thực hiện Marketing Partnership ..................................................................41 3.5. Thực hiện Display Advertising ........................................................................42
  10. 3.6. Thực hiện Email Marketing ............................................................................43 3.7. Thực hiện Social Media Marketing ................................................................44 3.7.1. Facebook ....................................................................................................44 3.7.2. Youtube .......................................................................................................46 3.7.3. Tiktok ..........................................................................................................46 3.8. Khảo sát đầu vào tuyển sinh ............................................................................46 3.9. Phương pháp truyền thông ..............................................................................47 3.10. Chủ trương, cơ chế, tư duy và văn hóa truyền thông .................................49 3.11. Tổ chức các sự kiện, cơ hội truyền thông kết hợp sử dụng kết hợp kênh truyền truyền thông số nhằm tăng tương tác giữa nhà trường với các nhóm đối tượng mục tiêu. ........................................................................................................50 3.12. Nhân lực truyền thông ...................................................................................51 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................56 KẾT LUẬN ..................................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59 PHỤ LỤC .....................................................................................................................62
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, truyền thông được coi là quan trọng hàng đầu trong công tác tuyển sinh của các trường đại học. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển, đóng góp vào xây dựng chất lượng đào tạo nhà trường. Ở bất kỳ trường đại học nào, thu hút lượng thí sinh luôn được quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong giai đoạn hiện đại hóa hiện nay thì ở bất kỳ lĩnh vực nào truyền thông cũng rất quan trọng trên con đường phát triển của lĩnh vực đó. Để có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh, truyền thông tuyển sinh nhất thiết phải có sự nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng truyền thông, đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, đem lại sự hài lòng cho các đối tượng còn thu hút góp phần vào sự phát triển chất lượng hoạt động truyền thông của nhà trường, phát triển của nền giáo dục Việt nam, làm cho nhà trường vận hành hiệu quả và đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu của xã hội. Một trong những kênh truyền thông đem lại hiệu quả cao và có ưu thế vượt trội trong thời đại hiện nay đó là kênh truyền thông số. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì các kênh truyền thông số đang dần thay đổi các phương tiện truyền thông truyền thống trước đó. Thông qua các kênh truyền thông số sẽ đưa thí sinh hay phụ huynh tiếp xúc một cách nhanh nhất và gần nhất đến các thông tin thiết yếu của cơ sở giáo dục muốn tìm kiếm. Hơn nữa, đối với cơ sở giáo dục, chỉ cần vài giây sau khi đăng tải có thể tiếp cận được hàng ngàn đối tượng khác nhau ở khắp các vùng miền. Việc sử dụng các kênh truyền thông số vào hoạt động truyền thông tuyển sinh đang là một trong các phương thức của hầu hết các cơ sở giáo dục và dự kiến sẽ là kênh truyền thông hiệu quả nhất trong tương lai. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.” Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông, sử dụng các kênh truyền thông, tìm hiểu nội dung hoạt động tuyển sinh của 1
  12. Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đề tài phân tích, đánh giá, xác định thực trạng việc sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động Truyền thông trong công tác tuyển sinh và việc áp dụng các kênh truyền thông số phục vụ tuyển sinh là hoạt động quan động quan trọng trong chuỗi các hoạt động phục vụ công tác tuyển sinh được diễn ra hàng năm. Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, cùng với xu thế hiện đại hóa, internet được đưa vào cuộc sống con người một cách phổ biến, hoạt động truyền thông và đặc biệt là truyền thông trong công tác tuyển sinh lại vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những phương án, đề án, Văn bản chỉ đạo về việc áp dụng truyền thông vào trong công tác đào tạo Giáo dục. Trong nhiều năm qua đã có một số tác giả có những bài nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về hoạt động truyền thông trong công tác tuyển sinh: Theo luận văn thạc sĩ của học viên Trường Thanh Bình (2013), [2] Luận án đã phân tích vai trò, mô hình truyền thông marketing, các công cụ truyền thông marketing, quy trình truyền thông marketing và cuối cùng là phân tích về truyền thông marketing trong thị trường giáo dục đào tạo Việt Nam. Tiếp theo học viên đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Với mục đích cuối cùng là đưa ra những giải pháp khả thi để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho công tác marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Theo bài báo của tác giả Hoàng Mi (2018) [9], tác giả Hoàng Mi đã nêu lên những luận điểm, các lý luận cụ thể cùng với các nghiên cứu của tác giả nước ngoài. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể, phân tích rõ xu thế của các trường đại học được đề cập tới, cùng với đó là việc đề xuất giải pháp giúp phát triển mạnh mẽ hoạt động Truyền thông, đặc biệt là hoạt động truyền thông trong hoạt động tuyển sinh của các trường đại học. Từ đó khẳng định cần phải tiếp cận nhanh và áp dụng triệt để các kênh thông tin, công nghệ số trong việc truyền thông 2
  13. giáo dục, hình ảnh của nhà trường tới với nhiều đối tượng và đặc biệt chú tâm tới thí sinh và phụ huynh. Theo luận văn thạc sĩ của học viên Nông Thu Trang (2019) [17], luận án đã phân tích một số vấn đề chung về truyền thông marketing, với mục đích đi sâu vào tìm hiểu hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên các đánh giá thực trạng về hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường. Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội. Theo báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của nhóm tác giả ThS. Cao Anh Thịnh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Hà Thị Thu Thủy (2020). [16] Báo cáo đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học. Tiếp đó phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tuyển sinh tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020. Cuối cùng nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia – Đại học Kinh tế Quốc dân (2020). [5] Các bài tham luận đã trình bày những nội dung, đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông và đặc biệt là truyền thông số trong các trường Đại học với bối cảnh hội nhập Quốc tế và phát triển công nghiệp hiện đại 4.0. Bên cạnh những thế mạnh về các phương pháp được đổi mới cũng mang lại một số khó khăn, thách thức nhất định. Một số trường Đại học còn chưa chủ động trong công tác truyền thông, còn giữ khuôn khổ truyền thống ít đổi mới, ít cập nhật, chưa chú trọng nhiều tới chất lượng thông tin. Từ đó các nhóm tác giả nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, định hướng nhằm phát triển hoạt động truyền thông trong các trường Đại học. Trong bài viết của Ban truyền thông Trường cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ Nghệ Việt Nam (2021). [1] Bài viết đã phân tích vai trò của công tác truyền thông đối với hoạt động tuyển sinh của nhà trường, đánh giá về thực trạng của công tác truyền thông tuyển sinh trước khi có sự thay đổi là chưa đạt được những kết quả 3
  14. tốt. Tuy nhiên, nhà trường đã nhìn nhận được sự phát triển của xã hội và đổi mới cách thức truyền thông trong phục vụ công tác tuyển sinh. Bài viết cũng đưa ra những sự đổi mới của nhà trường trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá thương hiệu cho nhà trường nói chung và công tác tuyển sinh nói riêng, chú trọng đầu tư và huy động tối đa các nguồn lực và có sự liên kết với các cơ quan truyền thông, báo chí khác. Từ đó, khẳng định với những giải pháp mới và sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế trong điều kiện hiện nay, chắc chắn công tác tuyển sinh của Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam sẽ đạt hiệu quả cao và ngày càng được đổi mới, bắt kịp thời kỳ cách mạng công nghệ số 4.0 hiện nay. Theo bài báo của Ngô Xuân Hiếu (2021), [8, 47, 77-89.] Bài báo đã nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông tuyển sinh trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Bài báo đã phân tích vai trò của truyền thông nói chung và truyền thông tuyển sinh trực tuyến nói riêng. Tiếp đó là đánh giá khách quan về thực trạng của hoạt động truyền thông tuyển sinh trực tuyến của một số trường đại học hiện nay và Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp thực tiễn giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông tuyển sinh trực tuyến tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Các công trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra đầy đủ về mặt lý luận, thực tiễn về truyền thông nói chung và truyền thông cho hoạt động tuyển sinh nói riêng. Để từ đó đưa ra các tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề về truyền thông tuyển sinh của các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ nói riêng. Các công trình trong nước đã cho thấy những quan niệm cơ bản đến định hướng phát triển các hoạt động truyền thông tuyển sinh, góp phần đa dạng phong phú thêm loại hình truyền thông tuyển sinh này, để dễ tiếp cận hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động truyền thông tuyển sinh. Những quan niệm, định hướng đó đã giúp cho đề tài của nhóm em có nhưng có sở, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ 4
  15. được tiếp cận một cách thuận lợi nhất đối với các loại ấn phẩm truyền thông. Tuy nhiên, các công trình trên nghiên cứu về các hoạt động truyền thông cho công tác tuyển sinh nêu trên lại có những đặc điểm khác với Trường Đại học Nội vụ hoặc chưa đi sâu vào tìm hiểu việc sử dụng kênh truyền thông số cho hoạt động truyền thông tuyển sinh. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (phân hiệu chính), tác giả nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào được thực hiện tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Và đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại trường. Những công trình nghiên cứu trên đã cho những kiến thức vô cùng hữu ích để nhóm em tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài tiểu luận: “Sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động Truyền thông trong công tác tuyển sinh qua các phương tiện truyền thông số của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thúc đẩy sự phát triển, hạn chế khắc phục những điểm yếu trong hoạt động truyền thông tuyển sinh thông qua các phương tiện truyền thông số của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Phạm vi không gian: Phạm vi đề tài chỉ tập chung vào việc nghiên cứu các hoạt động, tổ chức, các phương pháp áp dụng trong công tác tuyển sinh diễn ra tại trường đại học Nội Vụ Hà Nội (địa bàn TP. Hà Nội và các khu vực lân cận) thông qua các phương tiện truyền thông số. Phạm vi thời gian: Dùng các số liệu, dữ liệu được khảo sát, thu thập các thông tin và minh chứng được sử dụng trong đề tài giới hạn trong phạm vi từ năm 2019 tới nay. 5
  16. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu, khảo sát sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, trên cơ sở đó xác định thực trạng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sử dựng các kênh truyền thông số của trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi biểu mẫu qua các ứng dụng trên mạng xã hội thịnh hành tại Việt Nam đối với các đối tượng tiềm năng có liên quan. Phương pháp phân tích dữ liệu, số liệu qua các năm (từ năm 2019 tới nay) để có cái nhìn tổng thể nhất về quá trình hoạt động tuyển sinh, và hiệu quả của hoạt động tuyển sinh qua các năm, nhằm đổi mới và phát huy hơn nữa tính hiệu quả trong việc sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 6. Đóng góp của đề tài Đánh giá thực trạng của hoạt động sử dụng các kênh truyền thông số trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đưa ra những phương pháp, công cụ mới phù hợp với xu thế hiện tại, hiệu quả cho công việc, xây dựng được mục tiêu, kế hoạch dài hạn cho hoạt động tuyển sinh và nhiều hoạt động diễn ra trong trường. Qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng Giáo dục của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm ba 6
  17. chương như sau: Chương I: Lý luận chung về truyền thông số và truyền thông tuyển sinh Chương II: Thực trạng sử dụng kênh truyền thông số trong hoạt động truyền thông tuyển sinh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kênh truyền thông số trong công tác truyền thông tuyển sinh trường Đại học Nội vụ Hà Nội 7
  18. Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG SỐ VÀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về truyền thông Theo cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, truyền thông là “quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,... chia sẻ kỹ năng hoặc kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của nhóm, của cá nhân, của cộng đồng và xã hội.” [4]. Trong cuốn Mass Communication Research Methods , first published 1998 by Macmillan Press LMD, England thì cho rằng, truyền thông là “quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác nhiều được chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.”[4] Theo Frank Dance (1970) Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thanh cái chung của hai hoặc nhiều người. Theo quan niệm này quá trình truyền thông có thể làm gia tăng tính độc quyền hoặc phá vỡ tính độc quyền [4] Theo S Schachter, Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên. Điều này phụ thuộc vào mục đích và môi trường , cũng như phương thức truyền thông [4] Theo Thanh Tuấn, truyền thông (communication) là “hoạt động liên quan đến các vấn đề về giao tiếp (communicate) và chia sẻ thông tin. Cụ thể, hoạt động truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Truyền thông chính là một phần trong Promotion (xúc tiến) – một chữ P trong 4Ps. Người làm Truyền thông không phải là làm marketing, vì các hoạt động truyền thông không trực tiếp ảnh hưởng đến sản phẩm hay giá cả. Marketing sử dụng Truyền thông như một công cụ để thực hiện các mục tiêu marketing như phát triển thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu,… Chính vì vậy, làm Marketing cũng là đang làm Truyền thông.” 8
  19. [19] Theo Thảo Tâm, khái niệm truyền thông được hiểu là “quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.” [14] 1.1.2 Khái niệm về Digital Marketing Xu thế phát triển của công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu đối với đa số các doanh nghiệp. Tuy vậy, khi tìm hiểu đến những định nghĩa, khái niệm liên quan đến lĩnh vực này, có rất nhiều kết quả trả về với nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau, khiến chúng ta khó khăn để nhận biết và tiếp cận với những thông tin chính xác, phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến một số góc nhìn và khái niệm về Digital Marketing của những chuyên gia, học giả nổi tiếng trên thế giới về Marketing. Theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”. Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”. Nhìn chung, Digital Marketing là các hoạt động marketing và trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Internet và kỹ thuật số. 1.1.3. Khái niệm về Kênh truyền thông số Theo Hoàng Thanh Hằng (2019), truyền thông số là “sự truyền thông trong môi trường kỹ thuật số, thông qua việc truyền và dẫn thông tin trên các thiết bị điện tử chuyên dụng và hỗ trợ đắc lực cho con người. Các phương tiện công nghệ điện tử hỗ trợ cho truyền thông được con người tạo ra để hỗ trợ không ngừng cho công tác truyền thông và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiện nay. Truyền thông số là hình thức truyền thông mới khi người ta sử dụng các phương tiện truyền thông 9
  20. kỹ thuật số như báo điện tử, tivi, radio, các thiết bị điện tử viễn thông như điện thoại, và internet để truyền đạt các thông điệp của mình đến với đông đảo quần chúng. Vì vậy, hiện nay, chúng ta đã quen với việc tiếp cận các chiến dịch, hoạt động truyền thông từ các kênh truyền thông số như vậy, thay vì những cách thức truyền thống do sự lan tỏa mạnh mẽ của hình thức truyền thông này.” [7] Theo Blog chia sẻ 247.net, truyền thông kỹ thuật số – Digital Media là “nói đến những phương tiện đi lại truyền thông và được mã hóa để những máy móc hoàn toàn có thể sử dụng được. Thông qua những thiết bị bị điện tử chuyên sử dụng để tương hỗ những nhà truyền thông để từ đó tạo, xem, phân phối hoặc sửa đổi, dữ gìn và bảo vệ những bản truyền thông khác nhau. Truyền thông số là sự truyền thông trong môi trường kỹ thuật số, thông qua việc truyền và dẫn thông tin trên các thiết bị điện tử chuyên dụng và hỗ trợ đắc lực cho con người. Các phương tiện công nghệ điện tử hỗ trợ cho truyền thông được con người tạo ra để hỗ trợ không ngừng cho công tác truyền thông và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiện nay.” [3] Truyền thông số là hoạt động truyền thông trong môi trường kỹ thuật số, thông qua việc truyền dẫn thông tin bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử chuyên dụng để truyền đạt các thông tin, thông điệp đến với các nhóm đối tượng truyền thông. 1.1.4. Khái niệm về phương tiện truyền thông số Phương tiện truyền thông kỹ thuật số (tiếng Anh: Digital Media) là “bất kỳ phương tiện truyền thông nào được mã hóa ở định dạng máy đọc được. Phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể được tạo, xem, phân phối, sửa đổi và được lưu trữ trên các thiết bị điện tử kỹ thuật số. Kỹ thuật số có thể được định nghĩa là bất kỳ dữ liệu nào được biểu thị bằng một loạt các chữ số, phương tiện truyền thông nhắc đến một phương thức truyền phát hoặc truyền thông tin đến người tiếp cận, phương tiện kỹ thuật số đề cập đến bất kỳ loại thông tin nào được phát qua màn hình. Điều này bao gồm văn bản, âm thanh, video và đồ họa được truyền qua internet hoặc mạng viễn thông, xem được trên internet.” [24] 1.1.5. Khái niệm về tuyển sinh 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2