intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa" nhằm nghiên cứu để làm rõ những ảnh hưởng dao động đến độ bền của đường hàn trong sản phẩm ép phun thông qua các yếu tố như: tần số, biên độ dao động, vật liệu nhựa; Phân tích, so sánh những kết quả kiểm nghiệm thu được từ đó đưa ra những đánh giá về sự ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ CHẾ TẠO MODULE RUNG ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DAO ĐỘNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG HÀN TRONG SẢN PHẨM ÉP NHỰA MÃ SỐ: SV2020-109 SKC 0 0 7 4 0 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ CHẾ TẠO MODULE RUNG ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DAO ĐỘNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG HÀN TRONG SẢN PHẨM ÉP NHỰA 109 Chủ nhiệm đề tài : VÕ MINH HIẾU – 16144048 Khóa : K16 Ngành : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TP Hồ Chí Minh, 07/2020
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ CHẾ TẠO MODULE RUNG ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DAO ĐỘNG ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG HÀN TRONG SẢN PHẨM ÉP NHỰA 109 Thuộc nhóm ngành khoa học: Kỹ thuật SV thực hiện: Võ Minh Hiếu Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 16144CL4 Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Công nghệ kỹ thuật cơ khí Người hướng dẫn : TS. LÊ MINH TÀI TP Hồ Chí Minh, 07/2020 i
  4. MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG BIỂU v DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ vii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ix TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI xi Chương 1 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHUN ÉP NHỰA 1 1.1. Công nghệ ép phun nhựa 1 1.1.1. Tìm hiểu về công nghệ ép phun 1 1.1.2. Máy ép phun 1 1.2. Quy trình ép phun 2 1.3 Một số khuyết tật trên sản phảm ép phun 5 1.4. Đường hàn trong sản phẩm ép phun 9 1.5. Tính cấp thiết đề tài 11 1.6.Mục đích nghiên cứu 13 ii
  5. 1.7. Phạm vi nghiên cứu đề tài 13 1.8.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 13 1.9 Nội dung nghiên cứu 14 1.10 Bố cục đề tài 14 Chương 2 15 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15 2.1. Rung động 15 2.1.1 Biên độ 15 2.1.2 Tần số 16 2.2. Ứng dụng của rung động 16 2.3. Vật liệu nhựa phục vụ nghiên cứu 18 2.3.1 Nhựa PC 18 2.3.2 PA6 (polyamide 6) 20 2.3.3 Nhựa ABS 21 2.3.4. Nhựa PP 24 2.4 Giới thiệu và giải thích kết cấu khuôn tích hợp hệ thống rung 29 2.5. Mẫu thử ISO 527 29 iii
  6. Chương 3 31 THÍ NGHIỆM ÉP NHỰA 31 3.1. Thiết bị thí nghiệm 31 3.1.1. Máy phát điện tùy chỉnh 31 3.1.2. Bộ khuếch đại công suất E- 470.20 32 3.1.3. Đầu rung Piezo P-225 PICA 34 3.2. Tiến hành thí nghiệm 35 3.2.1. Thông số đầu vào 35 3.2.2. Các bước tiến hành thí nghiệm 37 3.3. Kết quả và đánh giá 42 Chương 4 43 THỬ NGHIỆM ĐỘ BỀN KÉO 43 4.1. Thiết bị thí nghiệm 43 4.2. Tiến hành thí nghiệm 43 4.3 Kết quả và đánh giá thí nghiệm 46 4.3.1. Kết quả thí nghiệm 46 4.3.2. Đánh giá kết quả thí nghiệm 51 iv
  7. Chương 5 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Hướng phát triển đề tài 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê một số loại nhựa Bảng 2.2: Thống kê một số loại nhựa Bảng 2.3: Độ co ngót của nhựa Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật của Piezo P-225.10 Pica Bảng 3.2: Thông số máy rung Bảng 3.3 Thông số ép của từng loại nhựa. Bảng 4.1 Kết quả thử nghiệm độ bền kéo v
  8. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT CAE: Computer-Aided Engineering CAD: Computer Aided Draft hoặc Computed Assisted Design CAM: Computer-Aided Manufacturin FFPP: Fiber-Filled Polypropylene FF: Fiber-Filled GFPPA: Glass Fiber-Filled Polyphthalamide LCP: Liquid Crystalline Polymer HIPS: High Impact Polystyrene HIPS: High Impact Polystyrene IRPS: Ignition Retardant Polystyrene IM: Injection Molding MR: Micareinforced PC: Polycarbonate PP: Polypropylen PA: Polyamide PPA: Polyphthalamide PZT: Piezoelectric Actuator RJII: RHEOJECTOR II SCORIM: Shear Controlled Orientation in Injection Molding VAIM: Vibration Assisted Injection Molding TFPP: Talc-Filled Polypropylene TA: Talc vi
  9. DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 : Các bộ phận của máy ép phun Hình 1.2 : Hệ thống kẹp của máy ép phun Hình 1.3 : Hệ thống phun của máy ép phun Hình 1.4 : Khuôn được làm nguội bằng khí Hình 1.5 : Khuôn được làm nguội bằng nước Hình 1.6 : Cụm kìm sử dụng cơ cấu trục khuỷu Hình 1.7 : Hệ thống đẩy bằng ty đẩy Hình 1.8 : Máy tạo hạt Hình 1.9 : Hình ảnh sản phẩm bị cong vênh Hình 1.10 : Hình ảnh sản phẩm bị lõm bề mặt Hình 1.11 : Hình ảnh sản phẩm bị thiếu liệu Hình 1.12 : Hình ảnh sản phẩm bị rỗ khí Hình 1.13 : Hình ảnh sản phẩm bị bavia Hình 1.14 : Sự hình thành đường hàn Hình 1.15 : Sơ đồ hệ thống hai piston SCORIM Hình 1.16 : So sánh độ bền kéo giữa SCORIM và ép phun với đường hàn Hình 1.17 : Sơ đồ Push - Pull Hình 1.18 : Sơ đồ hệ thống Push-Pull Hình 1.19 : Sơ đồ đơn vị kỹ thuật di chuyển ranh giới (một pin) Hình 1.20 : Sơ đồ đơn vị kỹ thuật di chuyển ranh giới (hai pin) Hình 1.21 : So sánh độ bền kéo Hình 1.22 : Sơ đồ của RHEOJECTOR II (a & b) và II-A (c & d) Hình 1.23 : So sánh độ bền kéo giữa ép phun và RHEOMOLDING với đường hàn Hình 1.24 : Áp suất khoang trong quá trình ép phun thông thường Hình 1.25 : Áp suất khoang trong VAI Hình 1.26 : Sơ đồ đơn vị kỹ thuật ranh giới di chuyển (hai pin) Hình 1.27 : So sánh độ bền kéo Hình 2.1 : Ảnh một hệ dao động điều hòa đơn giản Hình 2.2 : Tần số rung động Hình 2.3 : Phễu rung cấp liệu Hình 2.4 : Công nghệ rung siêu âm làm chảy nhựa vii
  10. Hình 2.5 : Sản phẩm nhựa PC Hình 2.6 : Sản phẩm điển hình của nhựa PC Hình 2.7 : Sản phẩm điển hình của nhựa PA6 Hình 2.8 : Công thức cấu tạo nhựa ABS Hình 2.9 : Hạt nhựa ABS Hình 2.10 : Sản phẩm điển hình của nhựa ABS Hình 2.11 : Cấu trúc hóa học nhựa PP Hình 2.12 : Kí hiệu nhựa PP trên bao bì Hình 2.13 : Ứng dụng nhựa PP Hình 3.1 : Máy phát điện tùy chỉnh AFG1022 Hình 3.2 : Bộ khuếch đại công suất E-470.20 Hình 3.3 : Bản vẽ đầu rung P-225 PICA Hình 3.4 : Sấy nhựa. Hình 3.5 : Gá đặt khuôn Hình 3.6 : Lắp đặt bộ điều khiển Hình 3.7 : Thiết lập thông số bộ dao động Hình 3.8 : Thiết lập thông số ép Hình 3.9 : Tiến hành ép nhựa Hình 3.10 : Sản phẩm sau khi ép ABS không rung Hình 3.11 : Phân loại mẫu thử Hình 4.1 : Máy đo độ bền kéo Hình 4.2 : Vạch mẫu chi tiết Hình 4.3 : Hiệu chỉnh máy Hình 4.4 : Kẹp mẫu thử Hình 4.5 : Mẫu thử sau thử nghiệm Hình 4.6 : Kết quả thử nghiệm PA6 0% thay đổi tần số Hình 4.7 : Kết quả thử nghiệm PA6 0% thay đổi biên độ Hình 4.8 : Kết quả thử nghiệm PC có dao động Hình 4.9 : Kết quả thử nghiệm PC không dao động Hình 4.10 : Kết quả thử nghiệm ABS không dao động Hình 4.11 : Kết quả thử nghiệm ABS có dao động Hình 4.12 : Ảnh hưởng của tần số tới độ bền kéo Hình 4.13 : Ảnh hưởng của biên độ dao động tới độ bền kéo Hình 4.14 : Ảnh hưởng của vật liệu tới độ bền kéo viii
  11. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Thiết kế chế tạo module rung động ứng dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép nhựa - Chủ nhiệm đề tài: Võ Minh Hiếu Mã số SV: 16144048 - Lớp: 16144CL4 Khoa: Đào tạo Chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Lê Minh Đức 16144039 16144CL4 Đào tạo CLC 2 Lưu Gia Hòa 16144053 16144CL4 Đào tạo CLC - Người hướng dẫn: T.S Lê Minh Tài 2. Mục tiêu đề tài: Chế tạo Module rung động tích hợp vào khuôn ép nhựa. 3. Tính mới và sáng tạo: Ứng dụng rung động vào khuôn ép nhựa. Xác định mối tương quan giữa tần số dao động và vật liệu trong việc cải thiện độ bền đường hàn. 4. Kết quả nghiên cứu: Xác định được ảnh hưởng của giao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm ép phun. Từ đó xác định được tần số và biên độ dao động tối ưu của một số loại nhựa cụ thể. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Mở ra hướng đi mới trong việc khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong lĩnh vực phun ép nhựa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về hình dáng, mẫu mã, thẩm mỹ và độ bền sản phẩm ép phun 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) ix
  12. Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên) x
  13. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC - Trong nước: Luận văn tốt nghiệp Đại học của nhóm sinh viên Bùi Thanh Tuấn, Vòng Viễn Giang, Phan Doãn Lợi, và Trần Văn Dũng tại Đại học SPKT TPHCM với đề tài: “Thiết kế và chế tạo khuôn ép dùng trong nghiên cứu đường hàn trên sản phẩm nhựa”. Trong luận văn này, nhóm nghiên cứu đã bước đầu nâng cao nhiệt độ lên 90 độ C và theo dõi sự thay đổi của đường hàn. Kết quả cho thấy khi nâng cao nhiệt độ khuôn, tính thẩm mỹ của đường hàn được cải thiện, đường hàn cũng từ đó mà mờ đi. - Ngoài nước: Hiện nay, ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia. Đi kèm với đó là những vấn đề còn tồn đọng trong công nghệ ép phun. Đường hàn là một trong số đó. Vì thế trên toàn thế giới hiện nay, các nhà nghiên cứu ngày càng nghĩ ra nhiều cách để cải thiện vấn đề này. Cụ thể như: VAIM (Vibration Asssisted Injection Molding): Công nghệ ép phun được hỗ trợ rung ban đầu được phát triển bằng cách sử dụng khái niệm về RHEOMOLDING. Hệ thống này sử dụng trục vít phun để áp dụng năng lượng rung cho polymer nóng chảy trong chu kỳ đúc, do đó không cần phải sửa đổi phần cứng máy hoặc khuôn. Quá trình này bao gồm các vít bơm polymer nóng chảy vào khuôn. Tại một thời điểm xác định trước, vít sẽ bắt đầu một chuyển động dao động nén-giải nén. Điều này có thể xảy ra trong khi làm đầy hoặc sau khi khoang nhựa đã đầy. Vít tiếp tục dao động tuyến tính, cho đến khi áp suất của chu trình bão áp được thực hiện. Quá trình tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các phần của khoang, dẫn đến chuyển động của sự tan chảy polymer. SCORIM (Shear Controlled Orientation in Injection Molding): gọi là Định hướng có kiểm soát trong khuôn ép phun, hệ thống được phát minh bởi Allan et al. tại Đại học BruneiI ở Anh và được cấp bằng sáng chế đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1990 (Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 4.925.161). Hệ thống SCORIM gồm hai pít tông. Quá trình bắt đầu với việc trục vít bơm polymer nóng chảy vào một hoặc cả hai buồng. Các piston sau đó được kích hoạt để lấp đầy lòng khuôn. Các piston sau đó được kích hoạt theo cách lệch pha, khiến cho dòng chảy hoạt động qua lại giữa các piston. Push-Pull: Quá trình ép phun kéo đẩy đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ vào năm 1991 (Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 5.074.772). Gutjahr if Klockner- FerromaticDesma, Erlanger, KY, đã tạo ra phương pháp này. Nó giống với SCORIM, ở chỗ nó có hai bộ truyền động làm chuyển động các phân tử polymer. Tuy nhiên, đối với quá trình này, các bộ truyền động là các trục vít của các máy xi
  14. ép phun riêng biệt Lúc đầu, trục vít chính làm đầy khuôn và tiếp tục đổ đầy cho đến khi vít đồng hành được lấp đầy. Sau đó, các trục vít di chuyển qua lại để dao động sự tan chảy polymer. Các phương án trên đều ít nhiều cải thiện được độ bền đường hàn trên sản phẩm. Ví dụ như nghiên cứu của VAIM đã tăng từ 25% - 67% độ bền đường hàn. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Khắc phục những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực phun ép nhựa. - Khả năng ứng dụng rung động vào khuôn ép nhựa - Mối tương quan giữa tần số dao động và vật liệu trong việc cải thiện độ bền đường hàn. - Khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về hình dáng, mẫu mã, thẩm mỹ và độ bền sản phẩm ép phun. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Chế tạo Module rung động tích hợp vào khuôn ép nhựa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập, phân tích và biên dịch tài liệu liên quan tới kỹ ảnh hưởng của dao động đến độ bền đường hàn trong sản phẩm phun ép nhựa: đảm bảo tính đa dạng, đa chiều và tận dụng được các kết quả của các nghiên cứu mới nhất, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. + Phương pháp phân tích thực nghiệm: - Dựa trên các kết quả và thất bại trong thực nghiệm, lựa chọn được cấu hình thiết bị phù hợp, tối ưu hóa được quy trình thu thập kết quả thí nghiệm. - Áp dụng quy trình thí nghiệm trên các thiết kế khác nhau của khuôn (có rung động và không có rung động) + Phương pháp phân tích so sánh: Dựa trên các kết quả về mô phỏng và thực nghiệm so sánh giữa 2 thiết kế của khuôn (có rung động và không có rung động) về các yếu tố: - Thay đổi giá trị biên độ và tần số thiết bị rung. xii
  15. - Thay đổi vật liệu nhựa. Từ đó làm sáng tỏ lý thuyết và kết quả có tính thuyết phục cao. - Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dao động hỗ trợ trong quá trình phun ép nhựa. -Cụ thể: Lắp đặt hệ thống rung động hỗ trợ phun ép nhựa hợp lý, từ đó tiến hành thí nghiệm để đưa ra các số liệu, thông tin thực tế sau đó phân tích, so sánh kết quả thí nghiệm khi phun ép nhựa trong trường hợp có và không có dao động hỗ trợ. Cuối cùng đưa ra kết luộn về tính khả thi cũng như ưu, nhược điểm về các kết quả sau khi ứng dụng hệ thống rung động hỗ trợ. xiii
  16. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHUN ÉP NHỰA 1.1. Công nghệ ép phun nhựa 1.1.1. Tìm hiểu về công nghệ ép phun Công nghệ ép phun là một kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Mặc dù đây là một quy trình có nguyên lý đơn giản nhưng nó phải trải qua nhiều bước để tạo ra được sản phẩm cuối cùng. Ép phun là một quy trình sản xuất phổ biến, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nhựa. Nó là quá trình phun nhựa nóng chảy vào lòng khuôn để tạo ra hình dáng sản phẩm mong muốn. Nhiều vật dụng hàng ngày chúng ta sử dụng được sản xuất theo phương pháp ép phun. Từ những chi tiết máy có hình dáng phức tạp như bánh răng, pulley đến những sản phẩm đồ gia dùng thường ngày như ly nhựa, chén nhựa, bàn, ghế,... Công nghệ ép phun có khả năng tạo ra những sản phẩm có hình dáng đơn giản đến phức tạp, khả năng tự động hóa cao và rất phù hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc hoặc hàng khối. 1.1.2. Máy ép phun Máy đúc nhựa hay còn được gọi là máy ép phun, bao gồm hai bộ phận chính: Bộ phận phun và bộ phận kẹp. Khuôn ép có thể được gá chặt vào máy ép phun ở vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang, phụ thuộc vào kích thước hoặc yêu cầu kỹ thuật trong quá trình ép. Các hệ thống kênh dẫn nóng hoặc kênh dẫn nguội có thể được lựa chọn phù hợp tùy thuộc vào sản phẩm được ép. Có nhiều loại máy ép phun khác nhau, một số loại điển hình như: khí nén, cơ khí, điện,... Hình 1.1: Các bộ phận của máy ép phun 1
  17. 1.2. Quy trình ép phun Một quy trình ép phun bao gồm 3 bước: vật liệu nhựa được bơm vào lòng khuôn, làm nguội, lấy sản phẩm. Tuy nhiên, có 6 bước phức tạp khác bên trong các bước này. Quá trình kẹp Bộ phận kẹp bao gồm các tấm kim loại. Trong quá trình kẹp, 2 phần khuôn sẽ được kẹp chặt lại với nhau dưới lực kẹp thích hợp để phù hợp với quá trình phun nhựa và quá trình làm mát. Hình 1.2: Hệ thống kẹp của máy ép phun Quá trình phun Vật liệu nhựa đã được làm nóng chảy trong khoang chứa liệu của máy ép, được bơm dưới áp suất phun cao vào lòng khuôn thông qua 1 trục vít. Hình 1.3: Hệ thống phun của máy ép phun 2
  18. Quá trình bão áp Khi nhựa nóng chảy đã được bơm vào lòng khuôn, áp suất sẽ được tạo nhiều hơn để đảm bảo vị trí các hốc trong lòng khuôn được điền đầy. Quá trình này sẽ tạo áp suất từ phương pháp thủy lực hoặc cơ khí. Quá trình làm nguội Sau khi kết thúc quá trình bão áp, nhựa sẽ được làm nguội và đông cứng bên trong lòng khuôn. Có 2 phương pháp làm nguội phổ biến trong khuôn ép phun:  Làm nguội bằng khí nhờ vào sự bức xạ nhiệt của thép làm khuôn ra môi trường xung quanh. Hình 1.4: Khuôn được làm nguội bằng khí  Làm nguội bằng nước hoặc hỗn hợp ethylene glycol và nước thông qua các kênh dẫn chứa chất làm nguội được bố trí trong các tấm khuôn. Hình 1.5: Khuôn được làm nguội bằng nước 3
  19. Quá trình mở khuôn Trong quá trình mở khuôn, tấm di động sẽ được tách ra khỏi tấm cố định nhờ lực kéo từ cụm kìm của khuôn. Cụm kìm của khuôn thường có 2 loại chính: loại sử dụng cơ cấu trục khuỷu và loại sử dụng cơ cấu thủy lực. Hình 1.6: Cụm kìm sử dụng cơ cấu trục khuỷu Quá trình đẩy sản phẩm Quá trình đẩy được thực hiện nhờ vào hệ thống đẩy sản phẩm, trong quá trình này sản phẩm sẽ được đẩy rớt ra khỏi lòng khuôn. Hệ thống đẩy sản phẩm rất đa dạng, một số dạng thông dụng thường được sử dụng như: ty đẩy, tấm đẩy, khí nén. Hình 1.7: Hệ thống đẩy bằng ty đẩy 4
  20. Sau quy trình ép phun, đối với nhựa nhiệt dẻo thì kênh dẫn và cuống phun còn sót lại sau qua trình ép cùng với những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được tái chế bằng cách đặt vào máy nghiền nhựa, còn được gọi là máy Regrind hoặc máy tạo hạt, sẽ biến sản phẩm phế liệu thành dạng viên. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm giảm chất lượng của vật liệu nhựa ban đầu. Do đó, trong quá trình tạo hạt cần phải được trộn với nguyên liệu thô theo tỷ lệ thích hợp để nhựa có thể tái sử dụng trong quá trình ép phun. Hình 1.8: Máy tạo hạt 1.3 Một số khuyết tật trên sản phảm ép phun Cong vênh Mô tả: Cong vênh là hiện tượng mà sản phẩm nhựa sau khi ép xong, đưa ra ngoài môi trường tự nhiên bị cong vênh so với thiết kế. Khuyết tật này thường thấy ở những sản phẩm nhựa dạng tấm dài, dạng bưởng trên ô tô,… Nguyên nhân gây ra cong vênh sản phẩm nhựa: Thường là do bản thân sản phẩm bị co ngót quá lớn, co ngót không đều giữa các phần dẫn đến cơ chế tác động của ứng suất dư (residual stresses) tạo thành trong quá trình ép. Mức độ cong vênh phụ thuộc vào hệ số co ngót của nguyên liệu. - Các nguyên nhân khác như: + Độ dày sản phẩm không đồng nhất, thiếu gân tăng cứng (đối với các sản phẩm dạng hộp, có thành mỏng và kích thước tương đối lớn). + Hình dạng, vị trí, số lượng, vị trí đặt kênh dẫn nhựa (channel), vị trí cổng phun (gate) không thích hợp. [2] 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0