intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng Chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Ứng dụng Chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh" nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học trực tuyến tại Phân hiệu TP. HCM, bên cạnh đó chỉ ra những khó khăn, hạn chế khi sử dụng một số phương pháp và phần mềm dạy học trực tuyến, từ đó lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học các học phần thuộc bộ môn Tin học cho giảng viên và sinh viên Phân hiệu TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng Chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA ỨNG DỤNG CHAMILO XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN THUỘC BỘ MÔN TIN HỌC TẠI PHÂN HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: ĐTCK.2022.08 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Mai Ngọc Tuấn Hà Nội, 7/2022
  2. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA ỨNG DỤNG CHAMILO XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN THUỘC BỘ MÔN TIN HỌC TẠI PHÂN HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH Mã số: ĐTCK.2022.08 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Mai Ngọc Tuấn Thành viên đề tài: ThS. Phạm Hồng Đạc Hà Nội, 7/2022
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 6 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 7 5.1. Cách tiếp cận.......................................................................................... 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng .......................................... 7 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 8 Chương 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ................................................................................................................. 9 1.1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học trực tuyến.............................................. 9 1.1.1. Các khái niệm về dạy học trực tuyến .................................................. 9 1.1.2. Các hình thức của dạy học trực tuyến .............................................. 10 1.1.3. Thực trạng dạy học trực tuyến hiện nay ........................................... 12 1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp dạy học trực tuyến ........ 15 1.1.5. Thách thức về công nghệ đối với dạy học trực tuyến ....................... 16 1.2. Một số nhân tố tác động đến hoạt động dạy và học trực tuyến ............... 17 1.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................. 17 1.2.2. Hạ tầng thông tin .............................................................................. 17 1.2.3. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 18 1.3. Ưu điểm và hạn chế của một số nền tảng ứng dụng hỗ trợ dạy học trực tuyến hiện nay ................................................................................................. 19 1.3.1. Ứng dụng Zoom Cloud Meeting ........................................................ 19 1.3.2. Phần mềm TRANS ............................................................................. 20 1.3.3. Ứng dụng Google Meet ..................................................................... 21 1.3.4. Nền tảng Google Classroom ............................................................. 22 1.3.5. Nền tảng Microsoft Teams ................................................................ 23
  4. 1.3.6. Nền tảng mã nguồn mở Moodle ........................................................ 24 1.3.7. Nền tảng mã nguồn mở Chamilo ...................................................... 25 1.4. Khái quát hoạt động dạy học trực tuyến tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học trực tuyến các học phần Tin học tại Phân hiệu ....................................................................... 26 1.5. Hoạt động dạy học trực tuyến ở một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và bài học kinh nghiệm cho Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................. 28 Chương 2. ỨNG DỤNG CHAMILO XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN THUỘC BỘ MÔN TIN HỌC TẠI PHÂN HIỆU TP. HỒ CHÍ MINH ........................................ 31 2.1. Tìm hiểu về nền tảng mã nguồn mở Chamilo .......................................... 31 2.2. Những ưu điểm và hạn chế của Chamilo so với Moodle và một số ứng dụng khác ........................................................................................................ 32 2.2.1. Về hiệu suất của ứng dụng ................................................................ 33 2.2.2. Về giao diện người dùng ................................................................... 34 2.2.3. Về các chức năng quản lý ................................................................. 35 2.2.4. Về chi phí triển khai ứng dụng .......................................................... 35 2.3. Phân tích và thiết kế hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến các học phần thuộc bộ môn Tin học cho giảng viên và sinh viên Phân hiệu TP. HCM ...... 36 2.3.1. Mô hình thành phần hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến ................. 36 2.3.2. Mô hình quy trình nghiệp vụ dạy và học trực tuyến ......................... 37 2.4. Quy trình cài đặt, xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chamilo ..................................................................... 39 2.4.1. Yêu cầu hệ thống ............................................................................... 39 2.4.2. Quy trình cài đặt, xây dựng hệ thống................................................ 40 2.5. Triển khai và vận hành hệ thống .............................................................. 45 2.5.1. Hoạt động của quản trị hệ thống ...................................................... 45 2.5.2. Hoạt động của giảng viên ................................................................. 51 2.5.3. Hoạt động của sinh viên .................................................................... 55 2.5.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm ............................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61
  5. DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải thích 1 LMS Learning Management System 2 Phân hiệu TP. HCM Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh 3 CM4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 4 SCORM Shareable Content Object Reference Model
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cảm nhận của sinh viên trong giờ học trực tuyến .............................. 13 Bảng 1.2. Nguyên nhân gây thiếu hào hứng khi học trực tuyến ......................... 14 Bảng 1.3. Thiết bị sinh viên sử dụng trong học trực tuyến ................................. 27 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát lựa chọn hình thức học của sinh viên ..................... 28 Bảng 2.1. Danh mục một số thiết lập liên quan .................................................. 50
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Biểu đồ thống kê nguyên nhân khiến sinh viên không hứng thú với học trực tuyến ............................................................................................................. 28 Hình 2.1. Bảng so sánh hiệu suất của Chamilo và Moodle ................................ 33 Hình 2.2. Đánh giá hiệu năng của Chamilo và Moodle trên Google Chrome .... 34 Hình 2.3. Mô hình thành phần hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến .................... 36 Hình 2.4. Mô hình quy trình nghiệp vụ dạy và học trực tuyến ........................... 37 Hình 2.5. Màn hình cài đặt Chamilo ................................................................... 40 Hình 2.6. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt cho hệ thống ............................................ 41 Hình 2.7. Kiểm tra các yêu cầu đảm bảo môi trường cài đặt.............................. 41 Hình 2.8. Chấp thuận các điều khoản cài đặt ...................................................... 42 Hình 2.9. Thiết lập các thông tin kết nối cơ sở dữ liệu ....................................... 42 Hình 2.10. Thiết lập thông tin tài khoản quản trị hệ thống ................................. 42 Hình 2.11. Thiết lập thông chung của hệ thống .................................................. 43 Hình 2.12. Kiểm tra thông tin cài đặt .................................................................. 44 Hình 2.13. Tiến trình cài đặt ............................................................................... 44 Hình 2.14. Kết thúc quá trình cài đặt .................................................................. 44 Hình 2.15. Cửa sổ sau khi cài đặt và đăng nhập thành công .............................. 45 Hình 2.16. Cửa sổ quản trị hệ thống ................................................................... 46 Hình 2.17. Cập nhật lại thông tin cấu hình hệ thống .......................................... 46 Hình 2.18. Chức năng thay đổi giao diện của hệ thống ...................................... 47 Hình 2.19. Danh mục các thiết lập thông tin hệ thống ....................................... 47 Hình 2.20. Chức năng quản lý thông báo, tin tức ............................................... 48 Hình 2.21. Các chức năng quản lý thành viên .................................................... 48 Hình 2.22. Quản lý danh sách thành viên ........................................................... 49 Hình 2.23. Các chức năng quản lý khóa học, môn học....................................... 49 Hình 2.24. Danh mục các khóa học, môn học .................................................... 49
  8. Hình 2.25. Cập nhật thông tin khóa học, môn học.............................................. 50 Hình 2.26. Danh mục khóa học, môn học ........................................................... 51 Hình 2.27. Danh mục tài nguyên của khóa học, môn học .................................. 51 Hình 2.28. Danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo ........................................... 52 Hình 2.29. Danh mục bài giảng .......................................................................... 52 Hình 2.30. Tạo và quản lý bài giảng ................................................................... 52 Hình 2.31. Upload bài giảng chuẩn SCORM...................................................... 53 Hình 2.32. Các chức năng tạo bài thi, kiểm tra trắc nghiệm............................... 53 Hình 2.33. Danh mục quản lý bài tập.................................................................. 53 Hình 2.34. Quản lý, theo dõi điểm danh ............................................................. 54 Hình 2.35. Theo dõi, báo cáo các hoạt động của khóa học, môn học................. 54 Hình 3.36. Diễn đàn trao đổi thảo luận ............................................................... 55 Hình 3.37. Cửa sổ lựa chọn đăng ký khóa học, môn học ................................... 55 Hình 2.38. Tài nguyên của môn học, học phần................................................... 56 Hình 2.39. Tiến trình học tập của người học ...................................................... 56 Hình 2.40. Video bài giảng ................................................................................. 57 Hình 2.41. Cửa sổ làm bài kiểm tra .................................................................... 57 Hình 2.42. Quản lý bài tập về nhà....................................................................... 58
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CM4.0) và tác động của nó đối với giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục nhận thấy tầm quan trọng của CM4.0 là vấn đề cốt lõi cho sự sống còn của đơn vị tổ chức. Nhiều cơ sở giáo dục đã và đang triển khai hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp phương pháp dạy học truyền thống, hoặc sử dụng hoàn toàn bằng công nghệ. Đó là một sự thay đổi lớn và thật sự cần thiết vào thời điểm này. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, lây lan khắp nơi trên thế giới, sự ảnh hưởng của đại dịch đến tất cả mọi lĩnh vực đã gây nên sự xáo trộn, khó khăn cho các hoạt động, giáo dục đào tạo cũng không phải ngoại lệ. Nhiều cơ sở giáo dục đào tạo nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để duy trì hoạt động dạy học nhằm đảm bảo sự liên tục và tiến độ kế hoạch đào tạo, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học. Các nền tảng dạy học trực tuyến được áp dụng hầu hết tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Điều đó càng cho thấy, đào tạo trực tuyến trở thành một giải pháp hữu hiệu được nhiều cơ sở giáo dục sử dụng cho hoạt động dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự đa dạng của các ứng dụng trong việc dạy học trực tuyến cũng gây ra sự lúng túng cho các cơ sở giáo dục. Sự lúng túng thể hiện rõ trong việc lựa chọn giải pháp và phần mềm ứng dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học. Bởi vì vấn đề liên quan đến nhiều yếu tố: hạ tầng, nhân lực, cơ chế, tài chính và các yếu tố khác. Nhiều cơ sở giáo dục đã có nhiều năm nghiên cứu và triển khai mô hình dạy học trực tuyến, bản thân các đơn vị đã tự trang bị và xây dựng được những hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS - Learning Management System) cho riêng mình. Và hiệu quả được thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở giáo dục mới bắt đầu tìm hiểu đến mô hình e-learning, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai các hệ thống LMS thì việc lựa chọn giải pháp và phần mềm ứng dụng cần được tìm hiểu và nghiên cứu một cách cụ thể và chắc chắn. Thời gian vừa qua, Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh (Phân hiệu TP. HCM) thực hiện dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo trong lúc dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp 1
  10. tại TP. HCM cũng như nhiều địa phương khác. Giải pháp sử dụng phần mềm TranS (dựa trên nền tảng Zoom Cloud Meeting) đã thể hiện được sự hiệu quả trong dạy và học. Tuy nhiên, vẫn có những học phần gặp phải khó khăn khi triển khai dạy học trên nền tảng ứng dụng này. Giảng viên và người học phải kết hợp TranS với nhiều ứng dụng khác để đạt được mục tiêu và kết quả của bài học. Từ bối cảnh và những khó khăn hạn chế đã nêu, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Ứng dụng Chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh” nhằm tạo ra một công cụ hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên trong giảng dạy và học tập trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học, và có thể phát triển để hỗ trợ một số học phần khác trong chương trình đào tạo đại học tại Phân hiệu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của CM4.0 - Cuộc cách mạng mà công nghệ thông tin đóng vai trò là trung tâm đã đem lại những ứng dụng quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Theo đó, giáo dục đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức. Không gian học tập được mở rộng, công cụ truy cập thông tin và phương pháp tiếp thu kiến thức không ngừng được cải tiến, đem lại cho người học những cơ hội khám phá và học hỏi không ngừng trong một thế giới mà tri thức trở thành nền tảng của sự phát triển. Đã có rất nhiều nghiên cứu và giải pháp về công nghệ dạy học trực tuyến, dựa trên những công nghệ đó giúp mang lại sự thay đổi mạnh mẽ và hiệu quả, có thể đề cập đến các nghiên cứu và các giải pháp ứng dụng sau: a) Các nghiên cứu của nước ngoài Mô hình đào tạo trực tuyến được phát triển từ những năm 1995 khi internet trở nên phổ biến tại Mỹ và ngày càng được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Phần lớn các trường đại học nổi tiếng ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Singapore... đều sử dụng phương pháp học tập này. Có thể kể đến trường Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh - đơn vị tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa, đại học Stanford với mô hình học trực tuyến Coursera… 2
  11. Theo thống kê của Hội phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD) đến năm 2000, tại Mỹ có gần 47% các trường đại học và cao đẳng đã đưa ra các mô hình khác nhau theo hình thức đào tạo từ xa và có 54.000 khóa học trực tuyến [1]. Theo nghiên cứu của ECAR2 (Metros et al., 2002), trong số 274 viện, trường của Mỹ có ứng dụng đào tạo trực tuyến vào dạy học thì có 86% cho biết đã xây dựng các khóa học có tích hợp công nghệ [2]. Cũng tại quốc gia này, năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu xây dựng các mô hình e-learning, số người tham gia khóa học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian từ 1999-2004. Theo Elliott và Healy (2001), hoạt động đào tạo trực tuyến là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống” [3]. Resta và Patru (2010) cho rằng đào tạo trực tuyến là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học (Resta and Patru - 2010 in the UNESCO publication) [4]. Theo con số thống kê của Brandon Hall - một tổ chức chuyên nghiên cứu về đào tạo trực tuyến vào năm 2013, đào tạo trực tuyến giúp nguời học tiết kiệm được 40-60% thời gian học tập và 50-70% chi phí học tập [5]. Bên cạnh đó, việc tìm ra các giải pháp xây dựng hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến cũng được nhiều cá nhân, đơn vị tổ chức và các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng. Có những hệ thống được xây dựng dựa vào nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng và vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến, nhưng cũng đa phần lựa chọn các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng. “Phát triển môi trường học tập e-learning dựa trên nền tảng Chamilo để nâng cao kỹ năng đọc viết khoa học của sinh viên” do các tác giả F. Astriawati và Djukri đăng trên Tạp chí Journal of Physics Conference Series (12/2019) [6]. Cuốn sách “Chamilo LMS 1.9 Starter Guide: Hướng dẫn ngắn gọn về một nền tảng e-learning tuyệt vời” của tác giả Alberto Torreblanca (2015) đã đề cập đến sức mạnh của Chamilo và hướng dẫn xây dựng một e-learning đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến [7]. 3
  12. Rất nhiều website về giáo dục đánh giá Chamilo là một trong số các LMS miễn phí phù hợp để xây dựng nền tảng e-learning từ mã nguồn mở này. b) Các nghiên cứu trong nước Trước năm 2002, tại Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu và tìm hiểu về đào tạo trực tuyến không nhiều. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, tại các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề dạy học trực tuyến và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo tại Việt Nam. Có thể kể đến như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003; Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004. Trong số đó, hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin - ĐHQGHN và Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến, triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và đạt được kết quả như: Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách khoa HN, Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến - Đại học Vinh, Đại học Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm HN, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh,... Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường các nền tảng hỗ trợ đào tạo trực tuyến. Tuy các ứng dụng này chưa phải là sản phẩm lớn hoàn chỉnh nhưng nhìn chung đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mô hình đào tạo trực tuyến ở Việt Nam. Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và quốc tế, e-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và còn nhiều nỗ lực mới tiến kịp các nước. Các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án liên quan đến đào tạo trực tuyến được nghiên cứu và công bố rất nhiều, có thể kể đến các công trình sau: Luận văn Thạc sĩ “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Văn Vui, đề cập thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm. 4
  13. Luận án Tiến sĩ “Xây dựng học liệu E-learning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn đề cập đến việc xây dựng hệ thống học liệu E-learning đáp ứng yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của giáo viên tiểu học. Luận án Tiến sĩ “Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Lan Thu đưa ra giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến ở các trường đại học tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo dục Đại học và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Courses): Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam” của tác giả Vũ Hữu Đức. Tác giả nghiên cứu và đề xuất định hướng phát triển phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và mô hình E-learning phù hợp cho giáo dục Việt Nam về các phương diện: thể chế, đạo đức, văn hoá, công nghệ, giáo dục, đánh giá và quản trị. Nguyễn Anh Tuấn, tác giả bài viết “E-learning - một hình thức đào tạo từ xa cần phát triển trong giáo dục đại học Việt Nam” đăng tại Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Sơ kết chương trình đào tạo từ xa NEU - Edutop theo phương thức E- learning”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014. Các bài viết của các tác giả tham gia Hội thảo Khoa học Quốc gia “Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” năm 2017 đề cập đến giáo dục đào tạo trực tuyến, có ý nghĩa rất lớn đến khả năng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ e-learning cho dạy và học trực tuyến tại Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và các giải pháp được đưa ra để hỗ trợ dạy và học trực tuyến, trong đó đa phần là sử dụng các nền tảng mã nguồn mở, như Moodle, LitmosLMS, TalentLMS,… hoặc các phần mềm thương mại như Blackboard, Claroline, Dokeos… Tuy vậy, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến mã nguồn mở Chamilo. Điều đó cho thấy, nền tảng này vẫn thực sự mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù trên thế giới, có khoảng 4500 website [8] (thử nghiệm cũng như chính thức) của các tổ chức, các đơn vị trường học đã áp dụng triển khai nền tảng này. 5
  14. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng dạy và học trực tuyến tại Phân hiệu TP. HCM, bên cạnh đó chỉ ra những khó khăn, hạn chế khi sử dụng một số phương pháp và phần mềm dạy học trực tuyến, từ đó lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học các học phần thuộc bộ môn Tin học cho giảng viên và sinh viên Phân hiệu TP. HCM. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng dạy và học trực tuyến tại Phân hiệu TP. HCM. - Tìm hiểu một số phương pháp và ứng dụng các phần mềm dạy học trực tuyến đang triển khai thực hiện tại Phân hiệu TP. HCM, từ đó đưa ra những khó khăn, hạn chế khi áp dụng các giải pháp này. - Tìm hiểu về mã nguồn mở Chamilo, so sánh ưu điểm và hạn chế của Chamilo với một số nền tảng dạy học trực tuyến LMS phổ biến hiện nay. - Thực hiện xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học các học phần thuộc bộ môn Tin học cho giảng viên và sinh viên Phân hiệu TP. HCM dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chamilo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Một số vấn đề liên quan đến dạy học trực tuyến; - Tìm hiểu về mã nguồn mở Chamilo; - Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thực trạng dạy và học trực tuyến tại Phân hiệu TP. HCM. - Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. HCM. - Xây dựng và triển khai vận hành hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. HCM. 6
  15. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận lịch sử: Tìm hiểu quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy và học trực tuyến từ trước đến nay dưới góc độ so sánh với các phương pháp truyền thống để thấy sự thuận tiện, hiệu quả và xu thế của giáo dục với CM4.0. - Tiếp cận thực tiễn: Khảo sát và đánh giá hoạt động dạy học trực tuyến đối với một số học phần, chủ yếu là các học phần thuộc bộ môn Tin học đang được triển khai tại Phân hiệu TP. HCM. Từ đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn và hạn chế để đưa ra giải pháp phù hợp. - Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu một số mô hình và ứng dụng hỗ trợ dạy học trực tuyến. Căn cứ thực trạng, nhu cầu và tình hình thực tiễn của Phân hiệu TP. HCM để xây dựng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến cho giảng viên và sinh viên của Phân hiệu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu các tài liệu liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo; đặc điểm, bản chất, ưu điểm, hạn chế của các phương pháp dạy học, đưa ra những đánh giá, so sánh giữa các phương pháp. Từ đó vận dụng vào việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến dựa trên nền tảng e-learning. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống so với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thực hiện các chuyến khảo sát, tìm hiểu các ứng dụng e-learning ở một số cơ sở giáo dục đại học; tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của hoạt động dạy học các học phần thuộc bộ môn Tin học. - Phương pháp điều tra: Phương pháp này nhóm nghiên cứu sử dụng các phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá và so sánh giữa các ứng dụng công nghệ thông tin có thể sử dụng vào hoạt động dạy và học, từ đó đề xuất các ứng dụng nổi bật và hiệu quả nhất. 7
  16. - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Sử dụng khảo sát bằng các bảng hỏi đối với giảng viên (giảng dạy các học phần Tin học và một số học phần khác) và sinh viên đang học tại Phân hiệu TP. HCM về các nội dung liên quan đến công trình nghiên cứu. Từ đó phân tích tổng hợp để làm rõ những khó khăn, hạn chế và nhu cầu của giảng viên và sinh viên. - Phương pháp xử lý số liệu: Thông qua số liệu thu thập được từ các phương pháp điều tra và phỏng vấn bảng hỏi, nhóm nghiên cứu thực hiện xử lý số liệu (thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS). Dựa trên số liệu tổng hợp làm căn cứ và cơ sở để xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến trên nền tảng e-learning. - Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp thử nghiệm hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến đối với học phần Tin học cơ bản 2, học kỳ 2, năm học 2021- 2022 cho sinh viên đại học chính quy. Bên cạnh thực hiện 70% giảng dạy trực tiếp trên lớp, khối lượng bài học còn lại giảng viên và sinh thực hiện các hoạt động dạy học trên hệ thống. Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn, đánh giá kết quả. Qua đó đề xuất cải tiến kỹ thuật để có thể triển khai rộng hơn đối với các học phần khác. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, các danh mục, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 02 chương như sau: Chương 1. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy học trực tuyến Nội dung chương 1 tìm hiểu các vấn đề về dạy học trực tuyến, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế của một số nền tảng ứng dụng hỗ trợ dạy học trực tuyến hiện nay. Đồng thời, khái quát hoạt động dạy học trực tuyến ở một số cơ sở giáo dục đào tạo và tại Phân hiệu TP. HCM. Chương 2. Ứng dụng Chamilo xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến đối với các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh Nội dung chương 2 tập trung tìm hiểu về mã nguồn mở Chamilo, so sánh Chamilo với một số ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến khác. Từ đó đưa ra đề xuất lựa chọn Chamilo làm nền tảng xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến các học phần thuộc bộ môn Tin học tại Phân hiệu TP. HCM. 8
  17. Chương 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 1.1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học trực tuyến 1.1.1. Các khái niệm về dạy học trực tuyến Đào tạo trực tuyến hay dạy học trực tuyến còn gọi là E-learning (Electronic learning) khởi điểm là mô hình dạy và học từ xa đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu phát triển từ rất lâu. Đây là một hoạt động dạy học dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-learning. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-learning như sau: • Theo PGS.TS. Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: “E-learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông”. • E-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). • E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). • E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center). • Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, Video Tape, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (Sun Microsystems, Inc). • E-learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Trong phạm vi của đề tài này, “Dạy học trực tuyến” được hiểu đơn giản là phương thức sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông 9
  18. nhằm truyền tải nội dung giữa người dạy và người học. Trong đó, các thiết bị được kết nối với một máy chủ có lưu trữ các bài giảng và học liệu điện tử thông qua một phần mềm hoặc nền tảng nhất định. Các bài giảng có thể được biên soạn dưới các hình thức video, đồ họa, hình ảnh, âm thanh. Ngày nay, E-learning được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong công tác giáo dục đào tạo tại các trường học và trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Mọi cá nhân và doanh nghiệp đều có thể lập ra các lớp học ảo để quản lý và đào tạo nhân viên, sinh viên chỉ thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến. Trong dạy học trực tuyến, có hai khái niệm cần phải phân biệt đó là: - Công cụ dạy học online: Đây là các phương tiện giúp người dạy và người học cùng tham gia vào cùng một thời điểm và có thể tương tác với nhau. Một số công cụ hỗ trợ học online thông dụng là: Zoom, Skype, Hangouts, Google Meet,... Với các công cụ này, hoạt động dạy và học chỉ giúp người dạy và người học tương tác với nhau trong thời gian thực (real time). Khi kết thúc buổi học, các thông tin liên quan đến bài học sẽ không còn lưu giữ. - Nền tảng E-learning: Đây là các hệ thống học trực tuyến cho phép tổ chức các buổi học trong thời gian thực và các khóa học trực tuyến - nơi người học có thể truy cập bất cứ thời gian nào, mọi nơi, mọi lúc, sử dụng tài liệu được tải lên hệ thống để tự học. Người học có thể tham gia học tập bất kể khi nào. Nguồn video bài giảng, học liệu, hệ thống bài tập, bài kiểm tra, thảo luận và trao đổi… đều được thực hiện trên hệ thống. 1.1.2. Các hình thức của dạy học trực tuyến * Dựa vào các phần mềm học trực tuyến trên nền tảng đám mây Đây là hình thức học tập đang đi đầu xu hướng nhờ sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây. Theo đó, các lớp học online sẽ được tổ chức nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm thiết lập trên đám mây. Đặc điểm vượt trội của hình thức này đó chính là tính tương tác cao và đa dạng giữa người dạy và người học. Các phần mềm học trực tuyến trên đám mây cung cấp một số tính năng để hỗ trợ quá trình học tập như chia sẻ màn hình thiết bị, sử dụng các bảng viết, chế độ bật tắt âm thanh, giơ tay phát biểu… Cùng với đó, bằng mô hình lớp học online trên nền tảng đám mây, giảng viên có thể soạn giáo án và giảng dạy từ bất kỳ đâu. Trong khi học sinh, sinh viên 10
  19. có thể học và làm bài thi online như hình thức học truyền thống. Tại lớp học tương tác trực tuyến, người học có thể trao đổi thảo luận với người dạy trực tiếp bằng lời nói hoặc qua các tin nhắn, diễn đàn. Nhờ vậy, giảng viên có thể điều tiết bài giảng, mở rộng, đào sâu các vấn đề tùy theo mức độ tiếp thu của người học. Điều đó giúp người học sẽ tiếp thu bài học hiệu quả. Một số nền tảng hỗ trợ phổ biến: - Zoom Cloud Meeting: Nền tảng cho phép người dùng có thể tổ chức các buổi họp, hội nghị và lớp học trực tuyến. Ứng dụng này hỗ trợ người dùng sử dụng video, trò chuyện trực tiếp, chia sẻ màn hình, gửi file,… Zoom gần như cung cấp mọi công cụ để giúp buổi học online diễn ra thuận tiện và hiệu quả nhất. - Google Classroom: Theo khảo sát, nền tảng này là một trong những nền tảng đem lại trải nghiệm hài lòng cho người sử dụng nhất. Tiêu chí hoạt động của Google Classroom tập trung vào 3 chức năng chính đó là: giao tiếp, trao đổi tài liệu học tập và lưu trữ bài giảng. Đây cũng là 3 nhu cầu thiết yếu của cả người dạy và người học mà những phần mềm học trực tuyến luôn luôn phải có. * Thông qua các khóa học online Các khóa học online được xem là hình thức phổ biến nhất của E-learning. Nội dung bài giảng được xây dựng theo từng chủ đề, từng môn học, từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, người học cũng sẽ được cung cấp giáo trình, tài liệu, slide bài giảng, video hướng dẫn,… để có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới một cách thuận tiện và trực quan nhất. Toàn bộ những tài liệu, video và slide sẽ được tổng hợp để tạo thành các khóa học, các gói khóa học trên những website học trực tuyến E-learning. Người học có thể chủ động lựa chọn khóa học dựa trên nhu cầu, năng lực và sở thích cá nhân. Khác với hình thức học qua tương tác trực tuyến, những video bài giảng ở đây đều được chuẩn bị, thiết kế và quay dựng sẵn dựa theo nội dung chương trình học. Người học có thể chủ động xem lại video khi cảm thấy chưa hiểu rõ hoặc lướt qua một phần nội dung nào đó nếu đã nắm chắc phần kiến thức của bài học. Một số nền tảng phổ biến: - Edumall: Website bán khóa học online nổi tiếng với số lượt truy cập hàng tháng luôn nằm ở mức cao nhất. Các khóa học chủ yếu đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, nội dung được gói gọn trong video kéo dài 3 - 4 phút. 11
  20. - Unica: Website bán khóa học online ở nhiều lĩnh vực đa dạng. Nội dung các khóa học được đầu tư kỹ lưỡng. Nền tảng cung cấp các công cụ hỗ trợ tối đa cho quá trình học tập của học viên - Udemy: Nền tảng E-learning được yêu thích nhất hiện nay với hơn 74 triệu lượt truy cập hàng tháng trên toàn cầu. Các khóa học Udemy thường là về các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ, phát triển bản thân, thiết kế, marketing, chăm sóc sức khỏe,… * Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online Hình thức phổ biến thứ ba của E-learning là việc tự học từ những tài liệu, giáo trình được chia sẻ hoặc được bán trên các nền tảng online. Với một số lĩnh vực, người học có thể trực tiếp tìm kiếm thông tin được chia sẻ miễn phí online. Với những vấn đề mang tính chuyên sâu, người học có thể tìm và chọn mua một số loại sách, giáo trình đã được số hóa, có thể đọc và tải về từ các nguồn online. Bên cạnh đó, có khá nhiều website bán ebook, giáo trình học online. Đây cũng có thể xem là một nguồn tài liệu hữu ích và giá trị khác mà các bạn có thể tham khảo. Một số nền tảng phổ biến: - Google Scholar: Dịch vụ giúp bạn tìm kiếm những tài liệu mang tính học thuật từ những nguồn nghiên cứu đáng tin cậy, bao gồm cả tài liệu được chia sẻ miễn phí và tài liệu từ những trang web cần trả phí. - Slideshare: Slideshare là nền tảng cho phép chia sẻ các tài liệu chủ yếu dưới dạng slide trình chiếu hoặc PDF. Mặc dù số lượng và nội dung tài liệu rất đa dạng nhưng chất lượng và mức độ tin cậy của tài liệu không đồng đều. Trên đây là 3 hình thức dạy học trực tuyến phổ biến. Tác động của đại dịch Covid-19 đã tác làm cho các hình thức học trực tuyến này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của công nghệ điện toán đám mây hứa hẹn sẽ đem đến cho người dùng những nền tảng E-learning chất lượng và hiệu quả nhất. 1.1.3. Thực trạng dạy học trực tuyến hiện nay Nhóm tác giả thực hiện đề tài này đã tiến hành khảo sát một số đối tượng là sinh viên, giảng viên và tiến hành thu thập thông tin của 400 sinh viên năm 1, 2, 3, 4 của một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thực hiện thu thập bằng hình thức lập phiếu khảo sát để tìm hiểu về nhận thức, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2