intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: " Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước "

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

89
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: " Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước "

  1. Luận văn Đề tài: " Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước "
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và N hà nước V iệt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng ho á, chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thú c đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính sách đó được Đ ảng và N hà nước từng bước thực hiện trong nhiều năm qua và cho đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Sự kiện này không chỉ đánh d ấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước mà cò n mở đường cho Việt Nam tiếp tục hội nhập kinh tế, mà cụ thể là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khi đó Hoa Kỳ từ trước đến nay được toàn thế giới biết đến như là mộ t siêu cường quố c về mặt kinh tế cũng như chính trị, đồng thời là một thị trường hết sức rộng lớn, đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Vì vậy trong chính sách kinh tế đ ối ngo ại của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ luôn đ ược giành một vị trí ưu tiên đặc biệt. Sau những nỗ lực từ hai phía Việt Nam và Hoa K ỳ, Hiệp định thương mại giữa hai nước đã đ ược ký kết và chính thức có hiệu lực. Đ ây có lẽ là sự kiện được mong chờ nhất trong thập kỷ q ua. Hiệp định thương V iệt- Mỹ đi vào thực thi đã mở ra triển vọ ng to lớn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt mở ra một thị trường khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.. Đó chính là lý do để em chọn đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước” cho b ài tiểu luận của mình. Đ ể ho àn thành b ài tiểu luận theo đúng mục tiêu đề ra ngoài sự cố gắng của bản thân ra thì không thể không kể đến sự tận tình chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa luật và các bạn trong lớp đã đóng góp ý kiến giú p em ho àn thành tốt bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn .
  3. A. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRƯỚC KHI KÍ HIỆP Đ ỊNH I . K hái quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 1. Khái quát về thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là mộ t nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2000 là 9.872,9 tỷ USD. Mười năm liên tục duy trì tố c độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai( tốc đ ộ tăng trưởng GDP năm 1998 là 4,3%; năm 1999 là 4,16%; năm 2000 là 4,4%). Theo thố ng kê của Worldbank thì Hoa K ỳ chỉ cần tăng trưởng 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Hoa Kỳ theo nền kinh tế thị trường tự do. Hoa K ỳ tham gia WTO, lập khối NAFTA và gần đây cam kết khố i mậu d ịch tự do 34 nước NAFTA và FTAA vào năm 2005 và là nước tiên phong trong việc phát động vòng đàm phán mới ở Doha. Thị trường Hoa K ỳ là một thị trường rất rộng, nhu cầu đ a dạng. Dân số Hoa K ỳ hiện nay là khoảng 275 triệu người, với mức thu nhập bình quân kho ảng USD 36.200. Nếu xét riêng về thu nhập hay dân số thì Hoa Kỳ không phải là nước đứng đầu nhưng nếu kết hợp cả hai yếu tố trên thì Hoa Kỳ là nước đứng đầu trên thế giới. Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, sức mạnh của nền kinh tế Hoa K ỳ liên tục được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong khi vào thời kỳ này, trên thế giới có nhiều khu vực rơi vào khó khăn, khủng hoảng mà rõ nét nhất là sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản thì GDP của Hoa K ỳ vẫn tăng lên ổn định ở mức 3 -4% GDP và tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ từ 1994 đến 2000 Đ ơn vị tính: Tỷ U SD Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 G iá Trị GDP 7054,3 7400,6 7813,2 8318,4 8781,5 9268,6 9872,9 Tăng trưởng GDP thực 4,0 2,7 3,6 4,4 4 ,3 4,1 4,4 tế(%) Nguồ n: Báo cáo kinh tế của APEC.(http://www.apecsec.org.sg)
  4. Vào năm 2000, GDP của Hoa Kỳ đạt 9.872,9 tỷ USD trong khi đó hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức đứng thứ 2 và 3 thế giới về GDP chỉ đ ạt các con số tương ứng là 4.441,6 tỷ USD và 1 .873 tỷ USD. Trong những năm gần đây, G DP của Hoa Kỳ thường chiếm khoảng 27% GDP của toàn thế giới. 1.1. Tiềm năng xuấ t khẩu của Hoa Kỳ Có thể nói rằng Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. N ăm 1996, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt 874,2 tỷ USD, trong đó giá trị x uất khẩu hàng hoá đạt 6 18,4 tỷ USD. N ăm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.033,6 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 752.2 tỷ U SD. Trong cán cân thương mại Hoa K ỳ luô n là nước nhập siêu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng cán cân xuất nhập khẩu cô ng nghệ và d ịch vụ thì Hoa Kỳ luô n xuất siêu, bởi vì sức m ạnh nền kinh tế Hoa K ỳ nằm trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ. N ăm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và d ịch vụ là 1.487,606 tỷ USD, trong đó x uất khẩu hàng hoá đạt 828,432 tỷ USD và dịch vụ là 659,174 tỷ U SD. Trong năm 2001, nếu tính riêng thương mại hàng hoá hữu hình, Hoa K ỳ nhập siêu 629,854 tỷ USD thì trong thương mại dịch vụ, Hoa K ỳ lại xuất siêu 402,632 tỷ U SD. 1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ Tổng dung lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ hiện nay lớn nhất trên thế giới, trên cả liên minh Châu âu. Nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng năm 1996 là 808.3 tỷ USD. Năm 1999, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đ ã lên tới 1.161,1 tỷ U SD tăng so với năm 1996 là 352,8 tỷ USD. N ăm 2001, giá trị nhập khẩu hàng hoá của Hoa K ỳ đạt 1.458,286 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 1996. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng tiêu dùng hàng năm tăng trung bình 9,8%. Khối lượng hàng hoá tiêu dù ng trên thị trường Hoa K ỳ lớn mộ t phần do trong 9 năm gần đ ây, Hoa Kỳ đ ạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chưa từng có trong lịch sử của mình. Vì thế thu nhập và đời sống của người dân rất cao dẫn đến nhu cầu mua sắm và tiêu thụ hàng hoá tăng mạnh và luôn duy trì ở m ức cao. Ngo ài ra, cần phải hiểu Hoa Kỳ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu d ùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu x ài nhiều thì càng kích thích sản xuất và d ịch vụ tăng trưởng và d ẫn đến nền kinh tế sẽ p hát triển.
  5. 2. H ệ thống phá p luật Hoa Kỳ Tham gia vào quá trình hoạch định chính sách thương mại của Hoa Kỳ bao gồm nhiều cơ quan. Mỗi cơ quan có vai trò và chức năng khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên quan trọ ng nhất phải kể đ ến ba bộ phận sau: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ hết sức đa dạng và phức tạp. Trong quan hệ song phương, Hoa K ỳ thường áp d ụng hệ thống Thang ưu đãi (Ladder of Prefrences), theo đó các đối tác được chia làm nhiều nhóm khác nhau, với mỗ i nhóm Hoa K ỳ đều áp dụng mộ t chính sách riêng.  Luật Thương mại Hoa K ỳ Để kinh doanh xuất khẩu sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp khô ng thể không tìm hiểu những luật, quy định về thuế và hải quan của Hoa Kỳ (Tariff and Customs Laws). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa K ỳ trước khi hiệp định được ký kết 1. Thời k ỳ trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại đố i với Việt Nam Trước năm 1975, Hoa K ỳ có quan hệ thương mại với chính quyền Sài Gòn cũ. Kim nghạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ của Hoa Kỳ để phục vụ cuộc chiến tranh của xâm lược. Trong thời kỳ này, xuất khẩu sang Hoa Kỳ b ao gồm một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm...song kim nghạch xuất khẩu không đáng kể. 2. Thời kỳ sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam Đ ến năm 1994, khi Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì q uan hệ thương mại bắt đầu phát triển.Ngày 11 tháng 7 năm 1995, chính quyền Bill Clinton chính thức tuyên b ố b ình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt N am.
  6. Cá c sản phẩm xuấ t khẩu ch ủ yếu của Việt Nam sang Hoa K ỳ từ năm 1997 đến năm 2000 (Xếp thứ tự theo kim ngạch năm 2000 từ cao xuống thấp) Đ ơn vị: Triệu USD ST N hóm các sản phẩm 1997 1998 1999 2000 T Thuỷ sản 1. 46,3 80,6 108,1 242,9 Cà phê, chè, gia vị 2. 108,2 147,9 117,7 132,9 Giầy dép và phụ kiện 3. 97,6 114,9 145,7 124,5 Nhiên liệu khoáng, dầu 4. 36,6 107,4 100,6 90,7 khoáng và chất chiết xuất Sản phẩm chế b iến từ thịt, 5. 10,4 13,8 31,5 57,7 cá, hải sản. Hàng may mặc và phụ trợ 6. 5,3 7,1 11,1 29,9 dệt kim, đ an hoặc móc Đồ gỗ và đồ dùng khác 7. 5,3 1,3 4 ,0 9,7 Sản phẩm gốm Ceramic 8. 2,1 2,5 3 ,6 5,8 Cao su và sản phẩm cao su 9. 3,0 2,9 3 ,5 6,0 . Tỷ trọ ng 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa K ỳ Đơn vị tính: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 G iá trị Thuỷ hải sản 11,9% 15,5% 18,1% 29,3% Cà p hê, chè và gia vị 27,7% 28,5% 19,6% 16,0% G iầy dép và nguyên liệu 25% 22,1% 24,2% 15,0%
  7. B. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KÝ KẾT I. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa K ỳ  Những nội dung cơ bản 1. Quá trình đàm phá n dẫn đ ến k ý kết hiệp định Quá trình đ àm phán và ký kết hiệp định giữa Cộ ng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt Nam và H ợp chủng quốc Hoa K ỳ về quan hệ thương mại ( gọi tắt là h iệp định thương mại Việt-Mỹ). Có thể nói, đây là kết quả của cả một quá trình bình thường ho á và phát triển quan hệ song phương được bắt đầu từ cuối những năm 1980 khi hai nước tiến hành hợp tác về các vấn đề nhân đ ạo của người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, đàm phán giải quyết các vấn đề về tài sả n sau chiến tranh Việt Nam và đố i thoại về các vấn đề nhân đ ạo khác như chương trình ra đi có trật tự, đoàn tụ...Từ đầu thập kỷ 90, quan hệ giữa hai nước có d ấu hiệu ấm dần lên và con đường đi đến Hiệp định thương mại song phương đã được m ở ra bằng nỗ lực của cả hai phía theo tiến trình như sau: 2. Những nội dung cơ bả n của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đánh d ấu m ột bước phát triển mới trong mố i quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước, tạo dựng tiền đề cho những bước đi sâu rộng hơn, thiết thực hơn trong quan hệ song phương Việt Nam- Hoa K ỳ. Thủ tướng Phan V ăn Khải nhận đ ịnh rằng:” Hiệp định thương mại V iêt-Mỹ khô ng chỉ đ ảm bảo lợi ích của hai nước Việt Nam và Hoa K ỳ mà còn là mộ t đóng góp tích cực cho hoà bình, ổ n định hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việc ký kết Hiệp định là phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và N hà nước Việt Nam góp phần vào công cuộc công nghiệp ho á, hiện đại ho á đất nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, theo định hướng x ã hội chủ nghĩa...”. Tổng thống Bill Clintơn cho rằng: “ Hiệp định này là m ột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình bình thường hoá, hàn gắn và ho à giải trong quan hệ giữa hai nước.” Hiệp định này được đ ánh giá là khác biệt so với các hiệp định thương mại khác thể hiện ở bảng so sánh sau đ ây: Sự khác nhau của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và các hiệp định thương mại song phương khác mà V iệt Nam đã ký kết với các nước
  8. H iệp định Thương mại Các hiệp đ ịnh thương Tiêu thức so sánh V iệt-Mỹ m ại song phương khác 1 . Cơ sở so sánh D ựa vào các tiêu chuẩn Khô ng d ựa vào các của WTO tiêu chuẩn của WTO 2 . Tính khái quát của V ừa mang tính tổng hợp Mang tính chất tổ ng H iệp định vừa mang tính chi tiết: có hợp cao, không có các các chương, mỗi chương cam kết thực hiện cụ có các điều khoản và phụ thể. lục kèm theo 3 .Nội dung của Hiệp đ ịnh K hông chỉ đề cập đ ến Chỉ đề cập đ ến khái thương mại hàng hoá mà niệm thương mại còn đề cập những lĩnh vực truyền thống: thương khác như: thương mại d ịch mại hàng hoá song vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... phương giữa các bên. 4 . Lộ trình thực hiện hiệp Có cam kết và lộ trình Khô ng có lộ trình thực đ ịnh thực hiện cụ thể, rõ ràng. hiện 5 . Cơ quan giám sát thi Có cơ q uan giám sát, đ ảm Khô ng có hành hiệp định bảo thực hiện hiệp định Hiệp định Thương m ại Việt-Mỹ dài khoảng 140 trang, gồm 7 chương với 72 đ iều và 9 phụ lục, đ ề cập tới 4 nộ i dung chủ yếu: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và q uan hệ đầu tư. Mở đầu chương là cam kết chương trình của chính phủ hai nước mong muốn thiết lập và phát triể n quan hệ kinh tế và thương mại trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ q uyền của nhau.
  9. Những quy định về thương mại hàng hoá trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ A. Quy chế đối x ử tối huệ quốc (Quy chế MFN) Quy chế tối huệ q uốc- MFN( Most Favoured Nation) được xem là viên đá tảng trong hiệp đ ịnh Thương m ại Việt-Mỹ . Đ iều 1, Chương I của Hiệp định này quy định nội dung cụ thể của quy chế tối huệ quốc, đó là: "Mỗ i bên giành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử g iành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ tại hoặ c được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cả cá c vấn đề có liên quan tới: A. Mọ i loại thuế quan và phí đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu, bao gồm cả cá c phương pháp tính các loại thuế quan và ph í đó: B. Ph ương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu ho ặc xuất khẩu, và việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó. C. Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả nh ững quy đ ịnh về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tả i. D. Mọ i loại thu ế và phí kh ác trong nước đánh trực tiếp hoặ c gián tiếp vào hàng nhập khẩu. E. Luật, quy định và cá c yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phố i, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nộ i địa và F. Việc á p dụng các hạn chế đ ịnh lượng và cấp giấ y phép. Đồ ng thời, các bên sẽ loại b ỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp giấy phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với mọi hàng hoá và d ịch vụ, ngoại trừ những trường hợp đ ược quy định cụ thể trong Phụ lục B và C của Hiệp định này và những hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp giấy phép và kiểm soát được GATT 1994 cho phép. II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định 1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ Sau khi hiệp định thương m ại Việt-Mỹ được ký kết và phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 10-12 -2001. Hiệp đ ịnh Thương mại Việt-Mỹ đã mở ra triển vọng giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu
  10. của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng tăng. Một phần là do sau khi hiệp định thương mại Việt Hoa K ỳ có hiệu lực thì hàng ho á của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa K ỳ đã được hưởng quy chế tối huệ q uốc. Như vậy các doanh nghiệp V iệt Nam có thể giảm tương đối m ức giá bán ra do mức thuế quan bao gồm trong giá đã giảm xuống. Vì thế, theo lý thuyết của kinh tế họ c vi mô, ứng với mỗ i m ức giá b án ra của doanh nghiệp Việt Nam, lượng cầu của thị trường Hoa K ỳ sẽ thay đổi. Cụ thể, khi hàng hoá của Việt Nam bán với mức giá thấp hơn trước kia (do được hưởng quy chế tối huệ quốc) thì số lượng người mua ở Hoa K ỳ đố i với hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng. Trên đ ồ thị ta có thể thấy, khi hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tố i huệ quốc, thì giá cả của hàng hoá Việt Nam sẽ bán với mức giá P và ứng với mức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ là Q . Cung-Cầu cân bằng tại điểm N. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi do quy chế tối huệ quốc mang lại, đ iều này làm cho giá cả hàng hoá bán ở thị trường Mỹ giảm (do thuế là một trong những yếu tố cấu thành nên giá bán) xuống mức giá Po, ứng với m ức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ tăng lên đ ến Qo. Do nhu cầu tăng mạnh, sẽ dẫn đến các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đ ường cung sẽ dịch chuyể n từ S sang S’. Cung-Cầu sẽ cân bằng tại điểm M. Đồ thị cung cầu của hàng hoá V iệt Nam tại thị trường Hoa K ỳ, có và không có MFN P S S’ N P Po M D Qo 0 Q Q
  11. S: Đường cung khi không có MFN S':Đường cung khi có MFN D:Đường cầu P :Giá bán ra khi chưa được hưởng MFN Q : Số lượng hàng hoá bán được khi chưa được có MFN Po: Giá bán ra khi được hưởng MFN Qo: Số lượng hàng hoá bán đ ược khi có MFN Về lý thuyết, sau khi hiệp đ ịnh thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, hàng ho á của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên, lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị hàng hoá cũng tăng, điều này tạo nên độ ng lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất để đáp ứng đ ược nhu cầu trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp sẽ tăng thêm số nhân công, đồ ng thời tăng cường việc sử dụng các yếu tố đ ầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng... Chính đ iều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế V iệt Nam phát triển. 2. Tình hình xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam Hiện nay Việt Nam chủ trương nhập khẩu các hàng ho á cô ng nghệ cao, các máy móc để phục vụ cho công cuộc cô ng nghiệp hoá, hiện đ ại hoá đất nước. Những máy móc mà Việt Nam hiện có hầu hết từ các nước x ã hộ i trước kia, nay đã trở nên lạc hậu. N ếu Việt Nam khô ng tiếp cận được các công nghệ mới thì không những Việt Nam sẽ khô ng bao giờ thu hẹp đ ược khoảng cách phát triển đồng thời nền kinh tế của Việt Nam sẽ không có đủ năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, Hoa Kỳ vố n là nước đ ứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. Đặc biệt, trong cơ cấu thương mại của Hoa K ỳ thì hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao chiếm ưu thế gần như tuyệt đố i. Đáng chú ý là các cô ng nghệ nguồn không chỉ các nước đang phát triển mua mà ngay cả những nước cô ng nghiệp phát triển như Nhật Bản, các nước EU cũng phải mua từ Hoa K ỳ. Do có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này, các công ty Hoa Kỳ luôn chú trọng tăng cường đầu tư, sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này.
  12. Tình hình nhập khẩ u của Việt Nam từ Hoa K ỳ (5 nhóm hàng chủ lực và tổng kim nghạch) Đ ơn vị: Triệu USD N ăm ` 2001 2002 2000 2001 Mặt hàng (Đ ến tháng 5) (Đ ến tháng 5) Lò hạt nhân, máy móc có khí 78,3 78,9 28,0 33,7 Thiết bị đ iện và nghe nhìn 30,2 34,9 11,0 17,7 Bông 14,5 29,2 11,5 16,0 Chất dẻo 17,7 22,1 8,5 9,9 Phân b ón 28,6 19,4 3,4 18,5 Tổng kim nghạch 330,5 393,8 138,9 186,3 Nguồn: USITC http://www.usitc.gov 3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Như đ ã đề cập ở trên, tính bổ sung giữa hai nền kinh tế, cùng tính đa dạng của thị hiếu và nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bước đầu tìm được chỗ đứng cho một số mặt hàng cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp, chất lượng vừa phải trên thị trường Hoa K ỳ. N goại trừ nhiên liệu khoáng và dầu mỏ, các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa K ỳ chủ yếu là nông-thuỷ, hải sản chế biến, hàng dệt may, giày dép và đồ da...Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng bởi tận d ụng đ ược nguồn nguyên liệu rẻ, có kỹ thuật, tài nguyên về thuỷ, hải sản, khoáng sản phong phú và trên hết nó phù hợp với cơ cấu phát triển hàng hoá V iệt Nam trong giai đo ạn kinh tế hiện nay. Mặt khác kể từ khi hiệp định có hiệu lực, V iệt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với Hoa K ỳ, nên không còn phải chịu sự chênh lệch giữa thuế MFN và khô ng MFN cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng có ưu thế cạnh tranh so với các nước khác. 3.1. Hàng dệt may Hoa Kỳ là nước luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng d ệt và may mặc. Nhóm hàng dệt may cũng là một trong những nhóm hàng nhập khẩu lớn
  13. của Hoa Kỳ với nhu cầu về m ẫu m ã hết sức đa dạng. Mỗi năm, Hoa K ỳ nhập khẩu tới hàng chục tỷ U SD hàng dệt may với sức mua ngày càng tăng: Năm 1994 là 43 tỷ U SD, năm 1995 là 50 tỷ USD, đến năm 1998, 1999 con số này đã tăng lên tới gần 60 tỷ U SD. Năm 2001, Mỹ nhập khẩu 75,438 tỷ U SD. Trung bình giá trị nhập khẩu hàng dệt may chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành dệt may phát triển m ạnh ở Việt Nam vì có lợi thế là lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu gần 1,8 tỷ U SD hàng dệt may ra nước ngoài. Tuy trước đây, thị trường Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ không ngừng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. K im ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa K ỳ Đ ơn vị: Triệu USD Năm 2002(tháng 1 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Mặt hàng đến tháng 9) H àng dệt 3,59 5 ,32 7,10 11,20 16,80 17,3 234,75 H àng may 20,01 20,60 21,34 25,20 29,90 28,0 365,25 Tổng cộ ng 23,60 25,92 28,44 36,40 46,70 45,3 650 Nguồn : USITC Trade Database 2. Nhóm giải pháp vi mô 2.1. Áp dụng hệ thống quản lý chấ t lượng tiên tiến trên thế giới Sau khi đã nắm vững được các thông tin về thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp phải chủ động cải tiến sản phẩm cũng như dây chuyền sản xuất để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như những quy định hết sức khắt khe do Hoa K ỳ quy định.Trước mắt để có thể xâm nhập vào thị trường Hoa K ỳ thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp d ụng một trong những mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng như : +ISO 9000: Đ ây là hệ thố ng quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đề cập đến các yếu tố chính sách trong quản lý chất lượng như chính sách chỉ đạo về chất
  14. lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, bao gói, phân phối, xem xét đánh giá nội bộ, dịch vụ sau khi bán hàng, kiểm soát tài liệu, đ ào tạo. + ISO 9001: áp d ụng khi doanh nghiệp muốn đ ảm bảo chất lượng trong sản phẩm, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật( phổ biến vì nó không bao gồm khâu thiết kế) + ISO 9003: áp d ụng khi doanh nghiệp muốn b ảo đảm chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng giành cho doanh nghiệp làm ra sản phẩm, chủ yếu dùng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm hay dịch vụ đạt đúng yêu cầu đề ra. 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đ ầu tư vào một số lĩnh vực sau: - Ngo ài nguồn vốn đầu tư trong nước, các doanh nghiệp cần phải thu hút và tận dụng tối đa các nguồn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc là vốn việc trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nghành sản xuất sử dụng công nghệ cao nhằm tạo những sản phẩm có chất lượng tốt và đồ ng đều, có sức cạnh tranh trên thị trường. 2.3. Chủ động tiếp cận công nghệ thông qua việc tích cực sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống internet Thương mại điện tử tuy mới xuất hiện nhưng đang phát triển rất nhanh và có tiềm năng cũng rất lớn. Thương mại điện tử có nhiều điểm ưu việt và thực sự là một cô ng cụ mới cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước hết, người bán và người mua được nối trực tiếp với nhau, không hạn chế về không gian và thời gian, cho nên các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường. 3.1 Dệt May Theo Luật Nhãn hiệu sản phẩm len năm 1993 đối với tất cả các sản phẩm có chứa sợi len nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và theo Luật Nhãn hiệu sản phẩm lông, da thú, thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu có giá thành hay giá b án từ 7 U SD trở lên phải ghi nhãn, m ác và nước xuất xứ. Do đó tất cả hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa K ỳ đều phải được ghi nhãn, nêu rõ tên
  15. nhà sản xuất và nước chế tạo, gia công sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến thương hiệu cũng như nhãn mác của sản phẩm. 3.2 Hàng nông sản Tuy nghành nông sản đã có một số mặt hàng được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận song hiện nay vẫn cò n nhiều lợi thế chưa được khai thác và p hát huy tương xứng với tiềm năng. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp chưa được khai thác đ ưa vào xuất khẩu như nhóm hàng hạt có dầu, các sản phẩm thịt gia cầm, một số loại hoa quả nhiệt đới (chuối, quả có mùi..). Những sản phẩm đã được khai thác xuất khẩu như cà phê, cao su, chè và gia vị thì hầu hết là ở dạng thô (chiếm tới 70-80%), do đó không có lợi thế trong cạnh tranh. N guyên nhân chính của tình trạng trên là: Cơ sở hạ tầng yếu, thiếu tính đồng bộ của các yếu tố sản xuất (đ iện, nước, vốn, kỹ thuật...) tại các vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng nông sản. Cô ng nghệ sau thu hoạch còn rất nhiều bất cập, máy móc thiết bị sản xuất còn sử dụng cô ng nghệ cũ, lạc hậu chế biến tiêu hao nhiều nguyên liệu nhưng chất lượng còn thấp. Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu còn yếu kém, không hiệu quả, lưu thông chồ ng chéo, tranh mua, tranh bán, gây tổn hại đ ến lợi ích chung trong kinh doanh xuất khẩu cũng như lợi ích người sản xuất.
  16. KẾT LUẬN Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, một siêu cường kinh tế, khái niệm Quy chế Tối huệ quốc(MFN) trước đây đã được chuyển sang gọ i là Q uy chế Thương mại bình thường( N TR), điều này cho thấy nế u mộ t quốc gia nào đó chưa được hưởng Quy chế Tối huệ q uốc của Hoa Kỳ tức là quố c gia đó vẫn chưa có quan hệ thương mại bình thường với Hoa K ỳ và cũng có nghĩa là chưa thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó có thể thấy đ ược ý nghĩa cũng như tầm quan trọng to lớn của việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa K ỳ, đồ ng thời mở đường cho Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá. Chúng ta một lần nữa khẳng định rằng Hiệp định có hiệu lực đang và sẽ tạo cơ hộ i tốt giúp cho Việt Nam đẩy m ạnh thưong m ại hàng hoá sang Hoa K ỳ- một thị trường lớn và đầy tiềm năng, do hàng hoá của chúng ta đ ược hưởng mức thuế ngang b ằng với các đối tác thương mại khác của Hoa Kỳ. K ết quả này đã được khẳng định dựa trên các tổng kết nghiên cứu thực tế cũng như tính toán kinh tế lượng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ không chỉ đem đến những thuận lợi m à ngược lại, Việt Nam sẽ phải đối m ặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai thực thi Hiệp định bởi đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn b ị thực sự kỹ càng cho thị trường Mỹ, vì vậy khả năng đ áp ứng cho các đ ơn hàng lớn cò n rất hạn chế. Khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước chưa cao và chưa phong phú nên còn phụ thuộ c nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những rào cản của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là những thách thức lớn đ ối với quố c gia, chẳng hạn nguy cơ mất chủ quyền... Tuy nhiên, ở mộ t khía cạnh nào đó thì chính những thách thức lại là động lực thú c đẩy sự phát triển.
  17. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo trình luật kinh tế (Trường Đại học Quản lý kinh doanh Hà Nội 2. Bộ thương mại. Báo cáo công tác của các tham tán th ương mại Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ sắp tới (2001) 3. Ấn phẩm của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Tái b ản lần 2 năm 2002). Xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 4. Ấn phẩm của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2002). Kinh doanh với Hoa Kỳ 5. V ụ Âu Mỹ, Bộ thương mại. Báo cáo Quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ và triển vọng h ợp tác (12-2000) 6. Dự án VIE/99/002. Báo cáo về hội nhập kinh tế và chiến lược phát triển của Việt Nam (5-2000)
  18. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 A. TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮAVIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRƯỚC KHI KÍ HIỆP ĐỊNH.................................................................................. 2 I . Khá i quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ........ 2 1. Khái quát về thị trường Hoa K ỳ .......................................................... 2 GDP và tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ từ 1994 đến 2000 ..................... 2 1.1. Tiềm năng xuất khẩu của Hoa K ỳ .................................................... 3 1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa K ỳ ................................................... 3 2. Hệ thống pháp luật Hoa K ỳ ............................................................... 4 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và H oa Kỳ trước khi hiệp định được ký kết ......................................................................................................... 4 1. Thời kỳ trước khi H oa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt N am................................ ........................................................................ 4 2. Thời kỳ sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt N am ............................................................................................................... 4 B. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ SAU .......................................... 6 I. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa K ỳ  Những nội dung cơ bả n . 6 1. Quá trình đ àm phán dẫn đến ký kết hiệp định ..................................... 6 2. Những nộ i dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ............. 6 II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định ................................................................................................... 8 1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ ................. 8 2. Tình hình xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam .............................. 10 2.1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới ........... 11 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam .................. 12 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2