intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: GDCD - Lớp 12 Ngày kiểm tra: 03/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 121 (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:……….……………………….......................Lớp 12C.............SBD.............................. ĐỀ BÀI Câu 1: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự. B. Khai báo điều tra nhân khẩu. C. Tham gia giải cứu nông sản. D. Tiến hành cấp đổi căn cước. Câu 3: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật? A. Chị V, anh P và anh K. B. Anh P, chị V, anh T. C. Anh P, anh H và anh K. D. Chị V và anh P. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính thuyết phục, nêu gương. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 5: Người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây? A. Cảnh cáo. B. Phê bình. C. Khiển trách. D. Buộc thôi việc. Câu 6: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là A. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại. B. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. C. không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. D. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. Câu 7: Một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính là A. hạ bậc lương. B. cải tạo không giam giữ. C. cảnh cáo. D. tù treo. Câu 8: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 9: Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tố chức: A. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. B. Thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc C. không làm những điều pháp luật cấm làm. D. Sử dụng đúng đắn các quyền của mình. Trang 1/3 - Mã đề 121
  2. Câu 10: K đã móc túi lấy trộm tiền của Q, bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự như thế nào cho đúng với pháp luật? A. Giải ngay đến cơ quan công an để xử lý. B. Giam K, sau đó giải đến cơ quan công an để xử lý. C. Giam K lại trong một phòng kín. D. Đánh cho K một trận nhừ tử. Câu 11: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm A. vi phạm pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 12: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 13: Bức tường nhà chị H bị hư hỏng nặng do anh D (hàng xóm) xây nhà mới. Theo quy định của pháp luật anh D phải có trách nhiệm gì dưới đây? A. Xây lại căn nhà cho chị H. B. Không có trách nhiệm phải bồi thường. C. Bồi thường thiệt hại cho nhà chị H. D. Dừng việc xây nhà lại. Câu 14: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. dân sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. hình sự. Câu 15: Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật ? A. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm. B. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. C. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội. D. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. Câu 16: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. C. các quy tắc quản lý nhà nước. D. trật tự, an toàn xã hội. Câu 17: Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 18: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Xây dựng pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 19: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ? A. Vi phạm pháp luật. B. Không cẩn thận. C. Thiếu suy nghĩ. D. Thiếu kế hoạch. Câu 20: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là pháp luật có tính A. quyền lực, không bắt buộc. B. tự giác, không bắt buộc. C. quyền lực, bắt buộc chung. D. quy phạm chung nhất. Trang 2/3 - Mã đề 121
  3. Câu 21: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. D. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. Câu 22: Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới quan hệ A. sở hữu và quan hệ nhân thân. B. sở hữu và quan hệ tài sản. C. sở hữu và quan hệ hợp đồng. D. tài sản và quan hệ nhân thân. Câu 23: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và A. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. B. tổ chức thực hiện pháp luật. C. xây dựng chủ trương, chính sách. D. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước. Câu 24: Bạn X đang học lớp 12, thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 25: Sống với nhau được 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục trước ông chồng vũ phu, nóng tính đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, do không đồng ý việc bà H để dành tiền mua cho con gái một cái xe đạp để đi học, ông P đánh bà gãy tay. Biết chuyện mẹ anh P là bà K đến nhà đánh anh P nhập viện. Theo em ai vừa phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức. A. Chỉ có bà K. B. Chỉ có anh P. C. Anh P, chị H và bà K. D. Anh P và bà K. Câu 26: Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. bồi thường. Câu 27: Nhận định nào sau đây sai khi nói đến vai trò của pháp luật ? A. Pháp luật là công cụ bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân. B. Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. C. Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng. D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội . Câu 28: Anh T là giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để đầu tư nhà đất nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Anh T và cô G, anh U. B. Anh T và cô G. C. Anh T, chị H, Anh U. D. Anh T, anh U. Câu 29: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A. quyền lực của nhà nước. B. sức mạnh của tập thể. C. quy ước của cộng đồng. D. uy tín của Nhà nước. Câu 30: X mượn xe máy của chị Q chở bạn gái đi chơi. Do bị thua cá độ, X đã mang chiếc xe đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 121
  4. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: GDCD - Lớp 12 Ngày kiểm tra: 03/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 122 (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:……….……………………….......................Lớp 12C.............SBD.............................. ĐỀ BÀI Câu 1: Một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính là A. cảnh cáo. B. cải tạo không giam giữ. C. tù treo. D. hạ bậc lương. Câu 2: Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật ? A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. B. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội. C. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm. D. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. Câu 3: Người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây? A. Cảnh cáo. B. Phê bình. C. Buộc thôi việc. D. Khiển trách. Câu 4: Bức tường nhà chị H bị hư hỏng nặng do anh D (hàng xóm) xây nhà mới. Theo quy định của pháp luật anh D phải có trách nhiệm gì dưới đây? A. Xây lại căn nhà cho chị H. B. Dừng việc xây nhà lại. C. Không có trách nhiệm phải bồi thường. D. Bồi thường thiệt hại cho nhà chị H. Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới quan hệ A. sở hữu và quan hệ nhân thân. B. sở hữu và quan hệ hợp đồng. C. sở hữu và quan hệ tài sản. D. tài sản và quan hệ nhân thân. Câu 6: Nhận định nào sau đây sai khi nói đến vai trò của pháp luật ? A. Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. B. Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng. C. Pháp luật là công cụ bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân. D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội . Câu 7: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và A. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước. B. tổ chức thực hiện pháp luật. C. xây dựng chủ trương, chính sách. D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Câu 8: K đã móc túi lấy trộm tiền của Q, bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự như thế nào cho đúng với pháp luật? A. Giam K, sau đó giải đến cơ quan công an để xử lý. B. Giải ngay đến cơ quan công an để xử lý. C. Giam K lại trong một phòng kín. D. Đánh cho K một trận nhừ tử. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thuyết phục, nêu gương. Trang 1/3 - Mã đề 122
  5. Câu 10: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 11: Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 12: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. dân sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. hình sự. Câu 13: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. vi phạm pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 14: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 15: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. C. các quy tắc quản lý nhà nước. D. trật tự, an toàn xã hội. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tham gia giải cứu nông sản. B. Tiến hành cấp đổi căn cước. C. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự. D. Khai báo điều tra nhân khẩu. Câu 17: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Xây dựng pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 18: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là pháp luật có tính A. quy phạm chung nhất. B. quyền lực, không bắt buộc. C. quyền lực, bắt buộc chung. D. tự giác, không bắt buộc. Câu 19: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là A. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. B. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại. C. không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. D. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. Câu 20: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. D. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. Câu 21: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật? A. Chị V và anh P. B. Chị V, anh P và anh K. C. Anh P, chị V, anh T. D. Anh P, anh H và anh K. Trang 2/3 - Mã đề 122
  6. Câu 22: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ? A. Vi phạm pháp luật. B. Thiếu kế hoạch. C. Thiếu suy nghĩ. D. Không cẩn thận. Câu 23: Bạn X đang học lớp 12, thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 24: Sống với nhau được 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục trước ông chồng vũ phu, nóng tính đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, do không đồng ý việc bà H để dành tiền mua cho con gái một cái xe đạp để đi học, ông P đánh bà gãy tay. Biết chuyện mẹ anh P là bà K đến nhà đánh anh P nhập viện. Theo em ai vừa phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức. A. Chỉ có bà K. B. Chỉ có anh P. C. Anh P, chị H và bà K. D. Anh P và bà K. Câu 25: Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. bồi thường. Câu 26: Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tố chức: A. Thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc B. Sử dụng đúng đắn các quyền của mình. C. không làm những điều pháp luật cấm làm. D. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Câu 27: Anh T là giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để đầu tư nhà đất nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Anh T và cô G, anh U. B. Anh T và cô G. C. Anh T, chị H, Anh U. D. Anh T, anh U. Câu 28: X mượn xe máy của chị Q chở bạn gái đi chơi. Do bị thua cá độ, X đã mang chiếc xe đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 29: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A. quyền lực của nhà nước. B. sức mạnh của tập thể. C. quy ước của cộng đồng. D. uy tín của Nhà nước. Câu 30: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 122
  7. SỞ GDĐT KON TUM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LÊ LỢI KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GDCD, Lớp 12 Câu Mã đề 121 122 123 124 125 126 127 128 1 A A B A A B D C 2 C A A A A A A B 3 D B B D A B C D 4 B D D D D D C D 5 B D D D D B C A 6 B C C D B D A A 7 C B A B D A A A 8 D B D B B D C D 9 C D C D B D C B 10 A A A B D B A C 11 A C D D A D C C 12 D C C B C D B B 13 C C B B D C C A 14 C B C A D B A B 15 D A A A B B B B 16 A A D D B C B D 17 C D B C C A D A 18 D C C C B C B A 19 A D A B B B A D 20 C B D A B A D C 21 B A A B C A D C 22 D A D C C C A C 23 B C B A C C C D 24 C D B D C B B D 25 D B C D C B D D 26 B C D C A A D C 27 A B B A A C B D 28 B B C C A D B A 29 A A D C D A A B 30 B D A C C C D B ----- HẾT ---- Kon Tum, ngày 25 tháng 10 năm 2023 TTCM Dương Đức Trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2