intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS CHÂU ĐỨC TỔ KHXH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 Năm học: 2021- 2022 I. MA TRẬN - Hình thức : Trắc nghiệm khách quan 100% Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng Vận dụng cao thấp - Xử lý tình HS nhận biết HS lí giải được: huống khi có được: bạn đánh - Khái niệm về lẽ nhau trong - Ý nghĩa câu tục lớp phải 1. Tôn ngữ trọng lẽ - Thái độ, hành vi “gió chiều nào theo phải tôn trọng lẽ phải và không tôn chiều ấy” trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải 4 2 1 7 câu Số câu 1,6 0,8 2,8 đ Số điểm 0,4 16% Tỉ lệ 8% 4% 28 % - Xử lý tình - Đánh giá HS lí giải được: huống về Liêm được hành vi - Khái niệm về - Ý nghĩa câu tục khiết nhận hối lộ Liêm khiết. ngữ: “Đói cho sạch, của người rách cho thơm” khác. - Thái độ, hành vi Liêm khiết và - Vì sao chúng ta cần - Nhận xét 2. Liêm không Liêm khiết. phải sống liêm khiết? khiết được hành vi nhặt được của rơi, tìm người trả lại. Số câu 4 2 1 2 9 câu Số điểm 1,6 0,8 0,8 0,4 3,6 điểm Tỉ lệ 16% 8% 4% 8% 36 %
  2. - Lí giải được bản - So sánh - Khái niệm kỉ chất vi phạm của được điểm luật. hành vi quay cóp khác biệt - Thái độ, hành vi trong thi cử. giữa pháp 3. Pháp tôn trọng kỉ luật - Đặc điểm của pháp luật và kỉ luật và kỉ và không tôn luật. luật. luật. trọng kỉ luật - Ý nghĩa câu tục - Xử lý tình Pháp luật - Khái niệm pháp ngữ “muốn tròn phải huống khi nước luật. có khuôn, muốn vuông phải có thấy bạn của Cộng hòa - Thái độ, hành vi XHCN tôn trọng pháp thước”. mình vượt Việt Nam. luật và không tôn đèn đỏ khi trọng pháp luật. tham gia giao thông. Số câu 4 3 2 9 câu Số điểm 1,6 1,2 0,8 3,6đ Tỉ lệ 16% 12% 36 % 8% T.Số câu 12 7 6 25 câu T.Số điểm 4,8 2,8 2,4 10 đ Tỉ lệ 48 % 28% 24% 100% II. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng =0,4 điểm) Câu 1: Lẽ phải là những điều A. bản thân mình thấy nhiều người làm thì mình cho là đúng. B. đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. C. phù hợp với lợi ích của bản thân mình. D. mình cho là đúng và mình sẽ thực hiện. Câu 2: Câu tục ngữ “gió chiều nào theo chiều ấy” thể hiện A. tôn trọng lẽ phải. B. không tôn trọng lẽ phải. C. tôn trọng người khác. D. không tôn trọng người khác. Câu 3: Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải. A. Chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà. B. Dung túng cho kẻ giết người C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. D. Hỗn láo với người lớn tuổi.. Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là tôn trọng lẽ phải. A. Công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ điều đúng đắn. B. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực C. Không chấp nhận và không làm theo những việc sai trái. D. Không cần phải lắng nghe ý kiến của mọi người và sẵn sàng tranh luận. Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tôn trọng lẽ phải? A. Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy. 2 2
  3. B. Không vi phạm đạo đức, pháp luật và không nói sai sự thật C. Bao che cho hành vi sai trái của bạn vì đó là bạn thân của mình D. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái… Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Được nhiều người xung quanh mình nể sợ. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Câu 7: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Cổ vũ cho cả hai bên đánh nhau tiếp. D. Lấy điện thoại ra quay clip. Câu 8: Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ? A. Tôn trọng người khác B. Liêm khiết.. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Giữ chữ tín. Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống liêm khiết? A. Không tham lam, không tham ô, không nhận hối lộ. B. Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân. C. Không từ chối nếu người ta đưa hối lộ cho mình. D. Không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.. Câu 10: Hành vi nào sau đây là sống liêm khiết? A. Kiên quyết không nhận hối lộ B. Không giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn C. Không làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích Câu 11: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của liêm khiết? A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh. B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm. C. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo. D. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân. Câu 12: Vì sao chúng ta cần phải sống liêm khiết? A. Giúp ta đàng hoàng, tự tin trong cuộc sống. B. Giúp ta được người khác tôn trọng lại C. Giúp ta được nổi tiếng, nhiều người biết tới. D. Giúp ta sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, được mọi người kính trọng. Câu 13: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến đức tính gì ? A. Khiêm tốn. B. Liêm khiết. C. Cần cù. D. Dũng cảm. 3 3
  4. Câu 14 : “Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông Tuấn đã nhận hối lộ”. Em đồng ý với đánh giá nào dưới đây về hành vi của ông Tuấn A. Ông Tuấn chỉ nhận hối lộ một vài lần thì không sao B. Ông là người liêm khiết nhưng chẳng qua vì hoàn cảnh C. Ông Tuấn là người sống không liêm khiết D. Lỗi là do người đưa hối lộ chứ không phải do ông Tuấn Câu 15: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đánh mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì? A. P là người tiết kiệm. B. P là người vô cảm. C. P là người giả tạo. D. P là người liêm khiết, tốt bụng Câu 16: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống đó, em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình. Câu 17 : Pháp luật là …… A. những quy định của một trường học. B. những quy ước của một cộng đồng C. những quy tắc xử sự chung.của cả nước D. quy định của một bệnh viện. Câu 18: Pháp luật do........ ban hành? A. Viện kiểm sát B. Nhà nước C. Chính phủ D. nhân dân Câu 19: Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp? A. Giáo dục, cưỡng chế. B. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. thuyết phục, cưỡng chế D. do từng địa phương đề ra. Câu 20: Kỉ luật là những quy định, quy ước của ...................................... về những hành vi cần tuân theo nhằm tạo sự thống nhất trong hành động. A. Nhà nước 4 4
  5. B. mỗi cá nhân C. một cộng đồng (một tập thể) D. chính quyền địa phương Câu 21 : Hành vi : Quay cóp trong thi cử vi phạm điều gì? A. pháp luật. B. kỉ luật. C. luật lao động D. luật An toàn giao thông Câu 22 : Câu tục ngữ “muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói lên sự cần thiết của A. sống liêm khiết. B. giữ chữ tín. C. pháp luật và kỉ luật. D. tôn trọng người khác. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật? A. Tính thống nhất. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính bắt buộc. D. Tính xác định chặt chẽ. Câu 24: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc. B. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc, nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật không bắt buộc mọi người tuân theo còn kỉ luật thì bắt buộc. Câu 25: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn của mình vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông? A. Nhanh chóng vượt đèn đỏ theo bạn vì không thấy chú cảnh sát giao thông. B. Bỏ qua vì việc đó không liên quan đến bản thân mình. C. Đường vắng nên bạn tranh thủ vượt đèn đỏ cũng không sao. D. Nhắc nhở bạn lần sau không vi phạm vì rất dễ dẫn tới tai nạn nguy hiểm. III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ( Mỗi ý đúng bằng 0.4 điểm) 1. B 2. B 3. C 4. D 5. C 6. A 7. A 8. B 9. C 10. A 11. C 12. D 13. B 14. C 15. D 16. A 17. C 18. B 19. B 20. C 21. B 22. C 23. A 24. B 25. D 5 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2