intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

  1. Ngày Soạn : 14/10/2022 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 1. Về kiến thức: - Kiểm tra các kiến thức đã được học trong các bài ở giữa học kì I lớp 8: - Giúp giáo viên đánh giá được những năng lực của học sinh và đưa ra được những phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy; 2. Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận biết, kỹ năng vận dụng, kỹ năng phân tích các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức kiểm tra. 3. Về thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực, đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm giải quyết những vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. - Nghiêm túc trong kiểm tra, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến các bài học. 4. Về phát triển năng lực: Những năng lực có thể hướng tới đánh giá trong đề kiểm tra: năng lực tư duy, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực đánh giá, .. II. CHUẨN BỊ - Ra đề theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng - Làm đáp án biểu điểm III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA A. MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Tổn cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Nhận Nêu biết được được khái biểu niệm và hiện và ý nghĩa Bài 1: ý nghĩa kể được Tôn tôn những trọng lẽ trọng lẽ việc làm phải phải tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải Số câu: 3 1 4 Số 1đ 1đ 2đ điểm: 10% 10% 20% Tỉ lệ:
  2. Nhận biết Bài 2: được Liêm biểu hiện và khiết ý nghĩa lối sống liêm khiết Số câu: 3 3 Số 1đ 1đ điểm: 10% 10% Tỉ lệ: Biết Bài 3: được Tôn khái trọng niệm và người biểu khác hiện tôn trọng người . khác Số câu: 3 3 Số 1đ 1đ điểm: 10% 10% Tỉ lệ: Biết Biết Vận khái nhận dụng niệm và xét kiến biểu hành vi thức đã Bài 4: hiện của Giữ chữ của học để giữ chữ người nêu tín tín khác về quan việc điểm cá giữ chữ nhân tín Số câu: 3 0.5 0.5 4 Số 1đ 1đ 1đ 3đ điểm: 10% 10% 10% 30% Tỉ lệ: Chủ đề: Hiểu Nêu Tìm ra Pháp được được được luật và hành vi mối điểm nào vi quan hệ giống kỷ luật , phạm giữa nhau và Pháp pháp pháp khác luật luật luật và nhau nước hành vì kỉ luật giữa Cộng nào vi pháp phạm kỉ luật và hòa xã luật kỉ luật
  3. hội chủ nghĩa Việt Nam. 3 0.5 0.5 2 Số câu: 1đ 1đ 1đ 0.67 Số 10% 10% 10% 6.7% điểm: Tỉ lệ: 1 TS câu 12 4.5 0.5 18 2đ TSđiểm 4.0đ 3đ 1đ 10 20% Tỉ lệ % 40% 30% 10% 100 Họ và tên HS KIỂM TRA GIỮA KỲ I (2022 - 2023 Lớp Trường THCS MÔN: GDCD 8 Thời gian làm bài:45 phút
  4. Điểm Họ tên, chữ ký GK Họ tên, chữ ký GT Đề 1 PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (5 điểm ) (Mỗi câu đúng: 0,3 điểm) Câu 1. Người tôn trọng lẽ phải là người A. gió chiều nào, xoay chiều ấy B. ích kỷ, hẹp hòi C. chấp nhận làm những điều sai trái để đem lại lợi ích D. biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí. D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. Câu 3. Quan điểm nào sau đây không phải ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội C. Mang lại lợi ích cho bản thân mình D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp Câu 4:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết? A. Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng. B. Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng. C. Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm. D. Bớt xén công quỹ làm của riêng. Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện tính liêm khiết? A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. B. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. C. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. D.Luôn tranh giành quyền lợi cho mình Câu 6: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Không được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội rối loạn. D.Giúp bản thân cảm thấy khó chịu. Câu 7: Em không đồng tình với phương án nào sau đây? A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc D. Tất cả đều đúng Câu 8.Việc làm nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Biết lắng nghe những người xung quanh. B. Không xâm phạm đến tài sản của người khác. C. Mở nhạc to trong giờ nghỉ trưa của hàng xóm. D. Ăn mặc lỗng lẫy khi đi dự đám cưới. Câu 9: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Tôn trọng người khác. Câu 10. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng A. người khác. B .công việc. C .lời hứa. D. niềm tin. Câu 11. Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín? A.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. B.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. C.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng. D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.
  5. Câu 12: Giữ chữ tín là A. biết giữ lời hứa B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối C. không trọng lời nói của nhau D. không tin tưởng nhau Câu 13: Đâu không phải là biểu hiện của kỉ luật là? A. Nội quy lớp học. B. Quy chế thi cử. C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra. D.Luật đất đai. Câu 14: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào? A. Pháp luật. B. Kỉ luật. C. Luật đất đai. D. Luật nhà nước. Câu 15: Các hành động : Đi xe lạng lách đánh võng, vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16: (1 điểm) Thế nào là tôn trọng lẽ phải. Em hãy chỉ ra 3 hành vi ngược lại với tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Câu 17: (2điểm) Theo em pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào. Em hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật Câu 18: (2 điểm) Tình huống: Lan bị ốm phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đó với lý do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a) Hãy nhận xét hành vi của Vân? b) Nếu là bạn của Vân, em sẽ khuyên Vân như thế nào Bài làm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Mỗi câu đúng: 0,3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C C D C A B C D C A A D B A
  6. PHẦN II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 16 - Tôn trọng lẽ phải là công nhận và ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những 0.5 điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ cuả mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái. - Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải: 0.5 + Xuyên tạc, bóp méo sự thật. + Vu khống, bao che, làm theo cái sai, cái xấu. + Không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng + Không dám đấu tranh chống lại cái sai. + Vi phạm pháp luật. 17 - Pháp luật và kỷ luật có quan hệ chặt chẽ. 1đ - Quy định, quy ước của tập thể phải xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật của Nhà nước. - Pháp luật là khung chuẩn để các tập thể xây dựng kỷ luật. GIỐNG NHAU Đều là qui định có tính bắt buộc, yêu cầu mọi người phải tuân theo 1đ nhằm đem lại lợi ích chung cho mọi người. KHÁC NHAU Pháp luật: - Do Nhà Nước ban hành. - Áp dụng cho mọi công dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kỉ luật : - Do một cộng đồng (một tập thể) qui định. - Áp dụng cho tất cả những thành viên trong một cộng đồng (tập thể). a) Nhận xét hành vi của Vân: Thể hiện không biết giữ chữ tín (ở đây 1đ là không biết giữ lời hứa), lí do mà Vân đưa ra không chính đáng, và 18 do đó làm mất lòng tin của các bạn và cô giáo đối với Vân b) Em sẽ khuyên Vân: + Khi mình đã nhận lời, đã hứa hẹn điều gì đó thì phải vượt mọi khó 1đ khăn, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối vợi mình. + Vân nên xin lỗi cô giáo và các bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa của mình (nếu Lan còn ốm phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong những lần khác… Họ và tên HS KIỂM TRA GIỮA KỲ I (2022 - 2023) Lớp Trường THCS MÔN: GDCD 8 Thời gian làm bài:45 phút Điểm Họ tên, chữ ký GK Họ tên, chữ ký GT
  7. Đề 2 PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (5 điểm ) (Mỗi câu đúng: 0,3 điểm) Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín? A.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. B.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. C.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng. D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn. Câu 2: Giữ chữ tín là A. biết giữ lời hứa B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối C. không trọng lời nói của nhau D. không tin tưởng nhau Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của kỉ luật là? A. Nội quy lớp học. B. Quy chế thi cử. C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra. D.Luật đất đai. Câu 4: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào? A. Pháp luật. B. Kỉ luật. C. Luật đất đa i. D. Luật nhà nước. Câu 5. Người tôn trọng lẽ phải là người A.gió chiều nào, xoay chiều ấy B. ích kỷ, hẹp hòi C. chấp nhận làm những điều sai trái để đem lại lợi ích D. biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí. D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông. Câu 7: Các hành động : Đi xe lạng lách đánh võng, vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. Câu 8: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Không được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội rối loạn. D.Giúp bản thân cảm thấy khó chịu. Câu 9: Em không đồng tình với phương án nào sau đây? A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc D. Tất cả đều đúng Câu 10. Quan điểm nào sau đây không phải ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội C. Mang lại lợi ích cho bản thân mình D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp Câu 11:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết? A.Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng. B.Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng. C.Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm. D.Bớt xén công quỹ làm của riêng. Câu 12. Hành vi nào sau đây thể hiện tính liêm khiết? A. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. B. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. C. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. D.Luôn tranh giành quyền lợi cho mình
  8. Câu 13: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là A.liêm khiết. B. công bằng. C.lẽ phải. D. tôn trọng người khác. Câu 14. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng A. người khác. B .công việc. C .lời hứa. D. niềm tin. Câu 15.Việc làm nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Biết lắng nghe những người xung quanh. B. Không xâm phạm đến tài sản của người khác. C. Mở nhạc to trong giờ nghỉ trưa của hàng xóm. D. Ăn mặc lỗng lẫy khi đi dự đám cưới. PHẦN II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 16: (1 điểm) Theo em tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào. Em hãy chỉ ra 3 biểu hiện tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Câu 17: (2điểm) Theo em pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào. Em hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật Câu 18: (2 điểm) Tình huống: Lan bị ốm phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đó với lý do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. a) Hãy nhận xét hành vi của Vân? b) Nếu là bạn của Vân, em sẽ khuyên Vân như thế nào? Bài làm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Mỗi câu đúng: 0,3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B D B D C A A B C D C D C C
  9. PHẦN II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu Đáp án Biểu điể Câu 16 - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành 0.5 mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. - Biểu hiện tôn trọng lẽ phải là 0.5 - Thực hiện tốt nội quy nhà trường - Không vi phạm pháp luật - Không ăn hối lộ - Làm việc công minh 17 - Pháp luật và kỷ luật có quan hệ chặt chẽ. 1đ - Quy định, quy ước của tập thể phải xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật của Nhà nước. - Pháp luật là khung chuẩn để các tập thể xây dựng kỷ luật. GIỐNG NHAU Đều là qui định có tính bắt buộc, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm 1đ đem lại lợi ích chung cho mọi người. KHÁC NHAU Pháp luật: - Do Nhà Nước ban hành. - Áp dụng cho mọi công dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kỉ luật : - Do một cộng đồng (một tập thể) qui định. - Áp dụng cho tất cả những thành viên trong một cộng đồng (tập thể). a) Nhận xét hành vi của Vân: Thể hiện không biết giữ chữ tín (ở đây là 1đ không biết giữ lời hứa), lí do mà Vân đưa ra không chính đáng, và do đó 18 làm mất lòng tin của các bạn và cô giáo đối với Vân b) Em sẽ khuyên Vân: + Khi mình đã nhận lời, đã hứa hẹn điều gì đó thì phải vượt mọi khó 1đ khăn, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi người đối vợi mình. + Vân nên xin lỗi cô giáo và các bạn, tiếp tục thực hiện lời hứa của mình (nếu Lan còn ốm phải nghỉ học) và giữ đúng lời hứa trong những lần khác…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2