intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN MA TRẬN - BẢNG ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2022-2023 I. MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I (nội dung chương trình kết thúc tuần 8). - Thời gian làm bài: 60 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 04 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm. + Phần tự luận: 6,0 điểm (gồm 7 câu hỏi: Nhận biết: 1,5 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) + Nội dung nửa đầu học kì I: 100% Tổng điểm MỨC ĐỘ Tổng số câu (%) Thông Vận dụng Chủ đề Nhận biết Vận dụng hiểu cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm Chương I. Mở đầu về khoa 2,5 1 2 2 1 1 3 4 học tự (25%) nhiên (7 tiết) Chương II. Chất 2,5 1 2 1 1 1 2 4 quanh ta (25%) (7 tiết) Chương V. 6 1 1 1 1 2 8 5,0 Tế bào, (50%) chương VI. Từ tế
  2. bào đến cơ thể. (15 tiết) Tổng câu 2 10 1 4 2 2 2 7 16 23 Tổng 1,5 2,5 2,0 1,0 1,5 0,5 1,0 6,0 4,0 10,0 điểm % điểm 40% 30% 20% 10% 60% 40% 100% số
  3. II. BẢNG ĐẶC TẢ
  4. Yêu cầu cần Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ đạt TL TN TL TN 1. Chương I. Mở đầu về 3 4 khoa học tự nhiên (7 tiết) - Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. - Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc 1 C1 sống - Giới thiệu - Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông về Khoa học Nhận thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo 1 C17 tự nhiên. Các biết chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiểm vi,...). lĩnh vực chủ - Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. yếu của - Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực Khoa học tự 1 C3 hành. nhiên - Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối - Giới thiệu 1 C2 tượng nghiên cứu. một số dụng cụ đo và quy Thông - Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và tắc an toàn hiểu vật không sống. trong - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. 1 C4 phòng thực - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng hành thực hành. Vận Biết cách xử lí hoá chất khi bắn vào người 1 C19 dụng Vận Căn cứ trên kết quả đo chiều dài của một vật, tính được dụng ĐCNN 1 C18 cao 2. Chương II. Chất quanh 2 4 ta (8 tiết) - Sự đa dạng -Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng của chất ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật - Các thể của hữu sinh) chất và sự Nhận - Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta. chuyển thể biết - Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo (trạng thái) - Nêu được chất có trong các vật vô sinh, vật hữu sinh 1 C5 của chất - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự - Oxygen. 1 C7 ngưng tụ, đông đặc. Không khí Thông - Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hiểu vật vô sinh, vật hữu sinh. - Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất. 1 C6 - Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí. - So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí. - Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy. - Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc. - Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi. - Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ. - Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi. - Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc,
  5. Yêu cầu cần Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ đạt TL TN TL TN tính tan, ...). - Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự 1 C20 cháy và quá trình đốt nhiên liệu. - Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). - Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí. Vận - Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần dụng phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. - Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. - Nêu được điều kiện xảy ra sự bay hơi 1 C8 - Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt Vận độ, mặt thoáng chất lỏng và gió. dụng 1 C21 - Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. cao - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí 3. Chương V. Tế bào, chương VI. 2 8 Từ tế bào đến cơ thể. (16 tiết) - Tế bào - - Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. đơn vị cơ - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. 1 C9 bản của sự - Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. sống. - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. - Từ tế bào - Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng đến cơ thể. quang hợp ở cây xanh. Nhận - Biết được cấu tạo tế bào với 3 thành phần chính (màng tế biết 1 C10 bào, tế bào chất và nhân tế bào). - Biết được chức năng của mỗi thành phần chính của tế bào 1 C11 (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào). - Nhận biết cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào 1 C12 - Biết được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô 1 C13 - Nhận biết cơ thể là cấp tổ chức thực hiện đầy đủ các quá 1 C14 trình sống cơ bản Thông - Kích thước của một số loại tế bào 1 C15 hiểu - Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế 1 C22 bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào -> 2 tế bào -> 4 tế bào... -> n tế bào). - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ. - Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn,
  6. Yêu cầu cần Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ đạt TL TN TL TN tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...). - Từ sơ đồ đã cho, tính được số tế bào được sinh ra qua n lần 1 C16 phân chia (từ 1 tế bào -> 2 tế bào -> 4 tế bào->... -> 2n tế bào). Vận - Giải thích sự lớn lên của cơ thể động vật, thực vật. 1 C23 dụng Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. ĐỀ TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRUNG HỌC CƠ Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 6 SỞ Thời gian làm bài: 60 phút LƯƠNG THẾ VINH I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ 1 A, 2 B,… Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các định lí, tính chất của Toán học. B. Khoa học tự nhiên nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của khoa học. C. Khoa học tự nhiên chỉ nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lũ lụt, sét… D. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của tự nhiên. Câu 2. Khi học trong phòng thực hành cần: A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm. B. Chỉ làm thí nghiệm khi có sự hướng dẫn của giáo viên. C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ và thiết bị. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hóa học B. Sinh học C. Khoa học Trái Đất. D. Thiên văn học Câu 4. Biển báo ở hình dưới cảnh báo điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Nhiệt độ cao. C. Chất độc. D. Phải đeo găng tay thường xuyên. Câu 5. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các vật thể vô sinh (vật không sống)? A. Con voi, quả bóng B. Cái đèn, con đom đóm C. Than củi, cái quạt D. Em bé, cây dừa Câu 6. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất? A. Nước để lâu trong không khí bị bay hơi. B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ. C. Cơm để lâu trong không khí bị ôi, thiu. D. Đun nóng đường trên chảo quá nóng sinh ra chất có màu đen. Câu 7. Sự sôi là: A. quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
  7. B. quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. C. quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể hơi. D. quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng. Câu 8. Khi làm muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi nhất cho nghề làm muối? A. Trời lạnh B. Trời nhiều gió C. Trời hanh khô D. Trời nắng nóng Câu 9. Cấp độ được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống” là: A. Tế bào. B. Cơ thể. C. Quần thể. D. Quần xã. Câu 10. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là: A. Màng tế bào, ti thể, nhân hoặc vùng nhân. B. Màng tế bào, tế bào chất, ti thể. C. Màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. D. Tế bào chất, lục lạp, nhân. Câu 11. Phần lớn hoạt động trao đổi chất của tế bào xảy ra ở đâu? A. Màng tế bào B. Tế bào chất C. Nhân hoặc vùng nhân D. Không bào Câu 12. Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn cơ thể đa bào? A. Tảo lục, trùng biến hình. B. Trùng biến hình, cây quất C. Cây cam, con nai D. Tảo lục, con thỏ Câu 13. Trong cơ thể đa bào, nhóm các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau được gọi là gì? A. Cơ thể B. Cơ quan C. Tế bào D. Mô Câu 14. Cấp tổ chức có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản gọi là gì? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 15. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con kiến. C. Tế bào trứng ếch. D. Tép bưởi. Câu 16. Quan sát sơ đồ bên dưới, cho biết một tế bào trứng nếu tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần thì số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? Sơ đồ sự lớn lên và phân chia tế bào A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (0,75 điểm) Nêu các bước khi đo chiều dài bằng thước? Câu 18. (0,25 điểm) Một bạn dùng thước đo chiều dài của chiếc bút chì và ghi kết quả 6,7cm. Vậy bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là bao nhiêu? Câu 19. (0,5 điểm) Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? Câu 20. (0,75 điểm) Nêu tầm quan trọng của oxygen? Câu 21. (0,75 điểm) Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ không khí ở địa phương em? Câu 22. (2,0 điểm) Quan sát hình vẽ cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
  8. Câu 23. (1,0 điểm) Một con lợn con lúc mới đẻ được 0,7 kg. Sau một tháng nặng 3,2 kg. Theo em tại sao con lợn lại có sự lớn lên như vậy? ----- HẾT -----     HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHTN 6 (MÃ ĐỀ A) I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,25đ; Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D C B C A D D A C B C D B A D II. TỰ LUẬN: CÂU ĐÁP ÁN ĐỀ A ĐIỂM 17 - Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp Mỗi ý - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách 0,25đ - Đọc và ghi kết quả chính xác 18 Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là 0,1cm 0,25đ
  9. 19 Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần 0,5đ thiết nhất là phải làm rửa sạch tay dưới vòi nước 20 Oxygen cần cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt nhiên liệu 0,75đ 21 HS nêu được 3 ý, mỗi ý 0,25 đ. Gợi ý: 0,75đ - Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định. - Trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh. - Sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường … 22 - Giống nhau: Đều có màng tế bào và tế bào chất 0,5đ - Khác nhau: + Tế bào nhân sơ: chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân, tế bào 0,75đ chất không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. + Tế bào nhân thực: đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân, tế bào chất có hệ thống nội màng và 0,75đ các bào quan có màng bao bọc. 23 Con lợn được cấu tạo từ tế bào. 0,25đ Do sự lớn lên và sinh sản của tế bào dẫn đến sự tăng lên về kích thước và 0,5đ số lượng các tế bào trong cơ thể  Con lợn lớn lên, khối lượng tăng lên. 0,25đ DUYỆT CỦA TCM NHÓM CM GVBM Nguyễn Thị Vy Đoàn Thị Kim Ngọc TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 LƯƠNG THẾ VINH Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 6 Thời gian làm bài: 60 phút
  10. I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ 1 A, 2 B,… Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các hiện tượng tự nhiên B. Các tính chất của tự nhiên C. Các quy luật tự nhiên D. Tất cả các ý trên Câu 2. Việc cần làm trong phòng thực hành là: A. Ăn uống trong phòng thực hành B. Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo C. Ngửi, nếm hóa chất D. Chạy nhảy làm mất trật tự. Câu 3. Nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng thuộc lĩnh vực nào? A. Hóa học B. Sinh học C. Thiên văn học D. Khoa học Trái Đất. Câu 4. Biển báo ở hình dưới cảnh báo điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Nhiệt độ cao. C. Chất độc. D. Thủy tinh dễ vỡ. Câu 5. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các vật thể hữu sinh (vật sống)? A. Cây mía, con mèo B. Ngôi nhà, lọ hoa C. Con gà, xe đạp D. Máy quạt, cây bàng Câu 6. Quá trình nào thể hiện tính chất hóa học của chất? A. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí sẽ bị gỉ B. Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ C. Nước cho vào tủ lạnh thì đông thành đá, để ngoài không khí sẽ bị chảy ra D. Cho một thìa đường vào cốc. Câu 7. Sự nóng chảy là: A. quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. B. quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. C. quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. D. quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí. Câu 8. Khi làm muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì không thuận lợi cho nghề làm muối? A. Trời lạnh B. Trời nhiều gió C. Trời hanh khô D. Trời nắng nóng Câu 9. Cấp độ được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống” là A. Cơ thể. B. Tế bào. C. Quần thể. D. Quần xã. Câu 10. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là: A. Màng tế bào, ti thể, nhân hoặc vùng nhân. B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể. C. Chất tế bào, lục lạp, nhân. D. Màng tế bào, chất tế bào, nhân hoặc vùng nhân. Câu 11. Thành phần nào là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào? A. Màng tế bào B. Tế bào chất C. Nhân hoặc vùng nhân D. Không bào Câu 12. Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào?
  11. A. Vi khuẩn, nấm rơm. B. Nấm men, con thỏ. C. Cây hoa mai, con bướm. D. Nấm men, vi khuẩn. Câu 13. Trong cơ thể đa bào, nhóm các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau được gọi là gì? A. Tế bào B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan Câu 14. Cấp tổ chức có khả năng thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản gọi là gì? A. Tế bào B. Cơ quan C. Hệ cơ quan D. Cơ thể Câu 15. Vật nào dưới đây có thể quan sát bằng kính lúp? A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Tế bào vi khuẩn. C. Tế bào trứng cá chép. D. Tế bào của lá cây. Câu 16. Quan sát sơ đồ bên dưới, cho biết một tế bào trứng nếu tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần thì số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? Sơ đồ sự lớn lên và phân chia tế bào
  12. A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (0,75 điểm) Nêu các bước khi đo chiều dài bằng thước? Câu 18. (0,25 điểm) Một bạn dùng thước đo chiều dài của sách Khoa học tự nhiên và ghi kết quả 27cm. Vậy bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là bao nhiêu? Câu 19. (0,5 điểm) Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng? Câu 20. (0,75 điểm) Nêu tầm quan trọng của oxygen? Câu 21. (0,75 điểm) Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ không khí ở địa phương em? Câu 22. (2,0 điểm) Quan sát hình vẽ cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật, em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật? Câu 23. (1,0 điểm) Một con gà con lúc mới nở được 35g. Sau một tháng nặng 0,3kg. Theo em tại sao con gà lại có sự lớn lên như vậy? ----- HẾT ----- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHTN 6 (MÃ ĐỀ B) I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,25đ; Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B A C A A C A B D C D B D C C II. TỰ LUẬN:
  13. CÂU ĐÁP ÁN ĐỀ B ĐIỂM 17 - Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp Mỗi ý - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách 0,25đ - Đọc và ghi kết quả chính xác 18 Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là 1cm 0,25đ 19 Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay 0,5đ 20 Oxygen cần cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt nhiên liệu 0,75đ 21 HS nêu được 3 ý, mỗi ý 0,25 đ. Gợi ý: 0,75đ - Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định. - Trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh. - Sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường … 22 - Giống nhau: + Đều có những thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và 0,5đ nhân + Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất …. 0,5đ - Khác nhau: + Tế bào thực vật: Có thành tế bào, có không bào lớn nằm ở trung tâm, 0,5đ có lục lạp. + Tế bào động vật: Không có thành tế bào, không bào nhỏ chỉ có ở một 0,5đ số động vật đơn bào, không có lục lạp. 23 Con gà được cấu tạo từ tế bào. 0,25đ Do sự lớn lên và sinh sản của tế bào dẫn đến sự tăng lên về kích thước 0,5đ và số lượng các tế bào trong cơ thể  Con gà lớn lên, khối lượng tăng lên. 0,25đ DUYỆT CỦA TCM NHÓM CM GVBM Nguyễn Thị Vy Đoàn Thị Kim Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2