intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tân Thượng, Di Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tân Thượng, Di Linh” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tân Thượng, Di Linh

  1. TRƯỜNG THCS TÂN THƯỢNG TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHUNG MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Năm học: 2022 – 2023 I/ KHUNG MA TRẬN: - Thời điểm kiểm tra: Tuần 09 học kì I - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Trên giấy - Cấu trúc: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 7 câu, thông hiểu: 8 câu, vận dụng: 3 câu, vận dụng cao: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 2,25 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,25 điểm; Vận dụng cao: 0,5 điểm). Mức độ đánh giá Tổng số S Nhận Thông Vận Vận Điểm Nội Đơn vị câu T biết hiểu dụng dụng cao số dung kiến thức TN TN TN TN TL TN T TL TL TL TL % KQ KQ KQ KQ KQ 1 Mở đầu Phương 1 1 2 1 3 12,5 pháp và kĩ (1,25 đ) năng học tập môn Khoa học tự nhiên. 2 Chủ đề Nguyên tử 1 1 1 1 2 12,5 1: (1,25 đ) Nguyên tử- Nguyên tố hóa học- Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  2. 3 Chủ đề 1. Tốc độ 3 1 1 1 4 15 3: Tốc chuyển (1,5đ) độ động. 2. Đồ thị 1 1 2,5 quãng (0,25đ) đường – Thời gian 3. Đo tốc 1 1 10 độ (1,0đ) 4 Chủ đề 1. Mô tả 1 1 2,5 4: Âm sóng âm. (0,25đ) thanh 2. Độ to và 1 1 1 1 2 15 độ cao của (1,5đ) âm. 5 Chủ đề 1. Vai trò 1 1 1 1 10 7: của trao (1,0 đ) Trao đổi đổi chất và chất và chuyển hóa chuyển năng lượng hóa ở sinh vật. năng 2. Quang 4 1 1 4 15 lượng ở hợp ở thực (1,5 đ) sinh vật vật. 3. Thực 2 2 5 hành (0,5 đ) chứng minh quang hợp ở cây xanh. Số câu 3 7 1 8 2 3 1 2 7 20 27 Tổng Số điểm 2,25 1,75 1,0 2,0 đ 1,25 0,75 0,5 0,5 đ 5,0 5,0đ 10đ đ đ đ đ đ đ đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50 50% 100% % Tỉ lệ chung % 70% 30% 100% II/ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Số ý TL/Số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số (Số (Số (Số ý) câu) ý) câu)
  3. Chủ đề: Mở đầu Phương - Trình bày được phương pháp và kĩ năng 1 1 C21 C1 pháp và Nhận biết trong học tập môn Khoa học tự nhiên kĩ năng - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan 1 C4 học tập Thông sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. môn - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong 1 C7 Khoa học hiểu nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). tự nhiên Chủ đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố - Nguyên - Nêu được khối lượng của một nguyên tử 1 C10 tử. Nhận biết theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng - Nguyên nguyên tử) tố hoá Thông - Từ mô hình cấu tạo nguyên tử chỉ ra số p, 1 C13 học. hiểu số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng. - Sơ lược - Vẽ được mô hình cấu tạo một số nguyên 1 C25 về bảng tử tuần hoàn các Vận dụng nguyên tố hoá học. Chủ đề 3: Tốc độ 1. Tốc độ - Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ. 2 C14 chuyển C19 động Nhận biết - Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường 1 C17 2. Đồ thị dùng. quãng đường – - Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng 1 C26 Thời gian đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong Thông 3. Đo tốc dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn hiểu độ tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. - Xác định được tốc độ qua quãng đường vật 1 C12 đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Vận dụng - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho 1 C15 trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). - Xác định được tốc độ trung bình qua 1 C27 Vận dụng quãng đường vật đi được trong khoảng thời cao gian tương ứng.
  4. Chủ đề 4: Âm thanh 1. Mô tả - Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu 1 C16 sóng âm. là Hz). 2. Độ to Nhận biết - Nêu được sự liên quan của độ to của âm với 1 C24 và độ cao biên độ âm. của âm. Thông - Giải thích được sự truyền sóng âm trong 1 C18 hiểu không khí. - Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, 1 C20 Vận dụng dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm. Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 1. Vai trò - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và 1 1 C22 C2 của trao Nhận biết chuyển hóa năng lượng. đổi chất và - Mô tả được 1 cách tổng quát quá trình 4 C3 chuyển quang hợp ở tế bào của lá cây: nêu được vai C5 hóa năng Thông trò của lá cây với chức năng quang hợp. nêu C6 lượng ở hiểu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của C8 sinh vật. quang hợp. 2. Quang - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải 1 C23 hợp ở Vận dụng thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng thực vật và bảo vệ cây xanh. 3. Thực - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh 2 C9 hành quang hợp ở cây xanh. C11 chứng minh Vận dụng quang hợp cao ở cây xanh. III/ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I. TRẮC NGHIỆM (5 đ): khoanh tròn vào đáp án đúng của mỗi câu sau: Câu 1: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, đây là kĩ năng: A. kĩ năng liên kết. B. kĩ năng dự báo. C. kĩ năng quan sát. D. kĩ năng phân loại. Câu 2: Trong cơ thể sinh vật, quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với A. chuyển hóa năng lượng. B. hấp thụ năng lượng. C. quang hợp. D. hô hấp.
  5. Câu 3: Trong quang hợp, bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò A. hấp thụ khí oxygen. B. hấp thụ và dẫn truyền nước. C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. D. hấp thụ khí cacbon dioxide. Câu 4: Trong phương pháp tìm hiểu hiểu tự nhiên, kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước: A. quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. B. hình thành giả thuyết. C. thực hiện kế hoạch. D. kết luận. Câu 5: Sản phẩm của quá trình quang hợp ở cây xanh là: A. chất hữu cơ (glucose) và khí oxygen. B. nước và khí cacbon dioxide. C. chất hữu cơ (glucose) và khí cacbon dioxide. D. ánh sáng và diệp lục. Câu 6: Vì sao lá cây có thể thu nhận được nhiều ánh sáng? A. Vì có gân lá dày đặc. B. Vì phiến lá dày. C. Vì biểu bì lá có các khí khổng. D. Vì phiến lá rộng. Câu 7: Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta dùng dụng cụ đo là: A. thước dây. B. dao động kí. C. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. D. đồng hồ treo tường. Câu 8: Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở cây xanh là: A. chất hữu cơ (glucose) và khí oxygen. B. nước và khí cacbon dioxide. C. chất hữu cơ (glucose) và khí cacbon dioxide. D. ánh sáng và diệp lục. Câu 9: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, ta dùng giấy đen để che phủ 1 phần của lá cây ở cả 2 mặt để A. hạn chế sự thoát hơi nước. B. giúp lá cây không bám bụi. C. hạn chế sự trao đổi khí. D. phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng. Câu 10: Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, được tính theo đơn vị A. amu. B. gam. C. mL. D. kg. Câu 11: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, ta đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 900 để A. làm lá cây sạch hơn. B. lá cây hấp thụ đủ nước. C. tẩy chất diệp lục trong lá. D. lá cây thực hiện quang hợp tốt hơn. Câu 12: Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là A. 40 km/h. B. 50 km/h. C. 55 km/h. D. 60 km/h. Câu 13: Số hạt mang điện trong sở đồ nguyên tử carbon sau là: A. 6. B. 12. C. 18. D. không xác định được. Câu 14: Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động
  6. Câu 15: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là: A. 20 m/s. B. 8 m/s. C. 0,4 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 16: Đơn vị của tần số là A. Ki-lô-mét (km). B. Giờ (h). C. Héc (Hz). D. Mét trên giây (m/s). Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc? A. km/g. B. m/s. C. kg/s. D. kg/m3. Câu 18: Khi bay, một số côn trùng như ong, ruồi, muỗi… tạo ra những tiếng vo ve vì A. chúng vừa bay vừa kêu. B. chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt. C. hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh. D. những đôi cánh của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh. Câu 19: Tốc độ của vật là A. Quãng đường vật đi được. B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m. C. Quãng đường vật đi được trong 1s. D. Thời gian vật đi hết quãng đường. Câu 20: Một bạn học sinh nghe thấy âm phát ra từ hai loại nhạc cụ là kèn và trống. Biết rằng âm phát ra từ kèn có tần số âm lớn hơn 100Hz so với âm phát ra trống. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Kèn phát ra âm thấp hơn âm do trống phát ra. B. Kèn phát ra âm cao hơn âm do trống phát ra. C. Kèn phát ra âm to hơn âm do trống phát ra. D. Kèn phát ra âm nhỏ hơn âm do trống phát ra. II. TỰ LUẬN (5 đ): Câu 21: (0,5 điểm) Em hãy nêu các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên? Câu 22: (0,75 điểm) Em hãy cho biết thế nào là trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vật? Câu 23: (0,5 điểm) Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào? Câu 24: (1,0 điểm) Em hãy nêu mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ âm. Câu 25: (0,75 điểm) Em hãy vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử oxygen, biết trong nguyên tử oxygen thì p = e = n = 8? Câu 26: (1,0 điểm) Mô tả hoạt động của thiết bị “ bắn tốc độ”.
  7. Câu 27: (0,5 điểm) Một bạn học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường trong 15 phút đầu đi được đoạn đường dài 2 km, đoạn đường còn lại dài 3,5 km đi trong 0,3 giờ . Tính tốc độ đi xe đạp của bạn học sinh trên cả quãng đường từ nhà đến trường. IV/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B A D C B D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A B A D C B D C B II. Tự luận: Câu Đáp án Điểm - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: 0,5 đ Bước 1: Quan sát và đặc câu hỏi nghiên cứu. 21 Bước 2: Hình thành giả thuyết. Bước 3: Lập kế hoach kiểm tra giả thuyết. Bước 4: Thực hiện kế hoạch. Bước 5: Kết luận. - Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời 0,5 đ 22 thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường. - Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật là sự biến đổi năng lượng từ dạng 0,25 đ này sang dạng khác. Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các đô thị, khu công nghiệp có 23 vai trò: hấp thụ carbon dioxide, cung cấp oxygen 0,25 đ và cây xanh giữ lại các chất khí, bụi độc hại,giúp hạn chế tiếng ồn… 0,25 đ Mối liên hệ giữa độ to của âm và biên độ dao động: 24 - Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. 0,5đ - Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ. 0,5đ Mô hình cấu tạo nguyên tử oxygen: 25 0,25 đ - Vẽ được sơ đồ có cấu tạo 2 phần: hạt nhân và vỏ. 0,25 đ - Kí hiệu được điện tích hạt nhân nguyên tử: +8.
  8. - Đánh dấu được số electron trên từng lớp: lớp 1 có 2e, lớp 2 có 6e. 0,25 đ Thiết bị “ bắn tốc độ” hoạt động như sau: - Camera được dùng chụp ảnh phương tiện chuyển động trên quãng 0,5đ Câu đường giữa 2 vạch mốc. 26 - Máy tính nhỏ đặt trong camera tự động ghi lại khoảng thời gian 0,5đ phương tiện chạy qua hai vạch mốc và tính tốc độ của phương tiện. Đổi 15 phút = 0,25 giờ 0,25đ Câu Tốc độ của bạn học sinh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là: 𝑆 2+3,5 5,5 27 v= = 𝑡 = 0,25 + 0,3 = (10 km/h) 0,55 0,25đ
  9. TRƯỜNG THCS TÂN THƯỢNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:………………………… Môn: Khoa học tự nhiên 7 Lớp: …….. Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo I. TRẮC NGHIỆM (5 đ). Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng của mỗi câu sau: Câu 1: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, đây là kĩ năng: A. kĩ năng liên kết. B. kĩ năng dự báo. C. kĩ năng quan sát. D. kĩ năng phân loại. Câu 2: Trong cơ thể sinh vật, quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với A. chuyển hóa năng lượng. B. hấp thụ năng lượng. C. quang hợp. D. hô hấp. Câu 3: Trong quang hợp, bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò A. hấp thụ khí oxygen. B. hấp thụ và dẫn truyền nước. C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. D. hấp thụ khí cacbon dioxide. Câu 4: Trong phương pháp tìm hiểu hiểu tự nhiên, kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước A. quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. B. hình thành giả thuyết. C. thực hiện kế hoạch. D. kết luận. Câu 5: Sản phẩm của quá trình quang hợp ở cây xanh là A. chất hữu cơ (glucose) và khí oxygen. B. nước và khí cacbon dioxide. C. chất hữu cơ (glucose) và khí cacbon dioxide. D. ánh sáng và diệp lục. Câu 6: Vì sao lá cây có thể thu nhận được nhiều ánh sáng? A. Vì có gân lá dày đặc. B. Vì phiến lá dày. C. Vì biểu bì lá có các khí khổng. D. Vì phiến lá rộng. Câu 7: Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta dùng dụng cụ đo là A. thước dây. B. dao động kí. C. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. D. đồng hồ treo tường. Câu 8: Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở cây xanh là A. chất hữu cơ (glucose) và khí oxygen. B. nước và khí cacbon dioxide. C. chất hữu cơ (glucose) và khí cacbon dioxide. D. ánh sáng và diệp lục.
  10. Câu 9: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, ta dùng giấy đen để che phủ 1 phần của lá cây ở cả 2 mặt để A. hạn chế sự thoát hơi nước. B. giúp lá cây không bám bụi. C. hạn chế sự trao đổi khí. D. phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng. Câu 10: Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, được tính theo đơn vị A. amu. B. gam. C. mL. D. kg. Câu 11: Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh, ta đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 900 để A. làm lá cây sạch hơn. B. lá cây hấp thụ đủ nước. C. tẩy chất diệp lục trong lá. D. lá cây thực hiện quang hợp tốt hơn. Câu 12: Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là A. 40 km/h. B. 50 km/h. C. 55 km/h. D. 60 km/h. Câu 13: Số hạt mang điện trong sơ đồ nguyên tử carbon sau là: A. 6. B. 12. C. 18. D. không xác định được. Câu 14: Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động. Câu 15: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là A. 20 m/s. B. 8 m/s. C. 0,4 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 16: Đơn vị của tần số là A. Ki-lô-mét (km). B. Giờ (h). C. Héc (Hz). D. Mét trên giây (m/s). Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc? A. m/g. B. m/s. C. kg/s. D. kg/m3. Câu 18: Khi bay, một số côn trùng như ong, ruồi, muỗi… tạo ra những tiếng vo ve vì A. chúng vừa bay vừa kêu. B. chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt. C. hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh. D. những đôi cánh của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh. Câu 19: Tốc độ của vật là A. Quãng đường vật đi được. B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
  11. C. Quãng đường vật đi được trong 1s. D. Thời gian vật đi hết quãng đường. Câu 20: Một bạn học sinh nghe thấy âm phát ra từ hai loại nhạc cụ là kèn và trống. Biết rằng âm phát ra từ kèn có tần số âm lớn hơn 100Hz so với âm phát ra trống. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Kèn phát ra âm thấp hơn âm do trống phát ra. B. Kèn phát ra âm cao hơn âm do trống phát ra. C. Kèn phát ra âm to hơn âm do trống phát ra. D. Kèn phát ra âm nhỏ hơn âm do trống phát ra. II. TỰ LUẬN (5 đ): Câu 21: (0,5 điểm) Em hãy nêu các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên? Câu 22: (0,75 điểm) Em hãy cho biết thế nào là trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vật? Câu 23: (0,5 điểm) Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào? Câu 24: (1,0 điểm) Em hãy nêu mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ âm. Câu 25: (0,75 điểm) Em hãy vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử oxygen, biết trong nguyên tử oxygen thì p = e = n = 8? Câu 26: (1,0 điểm) Mô tả hoạt động của thiết bị “ bắn tốc độ”. Câu 27: (0,5 điểm) Một bạn học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường trong 15 phút đầu đi được đoạn đường dài 2 km, đoạn đường còn lại dài 3,5 km đi trong 0,3 giờ . Tính tốc độ đi xe đạp của bạn học sinh trên cả quãng đường từ nhà đến trường. -----------------------------HẾT-----------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2