intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(NB).Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới? A. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới. B. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở Châu Âu. D. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới. Câu 2(NB).Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế Châu Á? A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. B. Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Câu 3(NB). Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách – mở cửa từ năm 1978 là A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm. B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm. C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời. D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế. Câu 4(NB). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của A. đế quốc Anh. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật. D. đế quốc Mĩ. Câu 5(NB).Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945? A. phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Indonesia. D. Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền chính trị ở Đông Dương. Câu 6 (NB).Trong những năm 1954 - 1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? A. Trung lập B. Hòa bình, trung lập C. Đối đầu với Mĩ D. Đối đầu với nhóm nước sáng lập ASEAN Câu 7(NB).Quốc gia nào dưới đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai? A. Anh. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. Câu 8(NB).Trong giai đoạn 1960 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm là A. kinh tế phục hồi sau chiến tranh. B. kinh tế suy thoái kéo dài. C. phát triển “thần kì”. D. kinh tế phát triển và xen kẽ suy thoái. Câu 9(NB). Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là A. kế hoạch khôi phục châu Âu. B. kế hoạch phục hưng châu Âu. C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu. Câu 10(NB). Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 11(NB).Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, Đại biểu 50 nước họp hội nghị quốc tế ở Xan Phranxcô (Mĩ) nhằm A. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít. B.phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. thông qua hiến chương thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á. Câu 12(NB). Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của
  2. A. xu thế toàn cầu hóa. B. xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh. C. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. D. cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX. Câu 13(TH). Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào của Liên Xô vào năm 1961 có ý nghĩa mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Phóng thành công tàu vũ trụ. C. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ. D. Đi đầu trong công nghiệp điện, hạt nhân. Câu 14(TH).Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện là A. thu hút vốn đầu tư. B. “mở cửa” nền kinh tế. C. phát triển ngoại thương. D. sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Câu 15(TH). Yếu tố nào sau đây không phải là lí do thành lập tổ chức ASEAN? A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác. C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức khu vực trên thế giới (EU). Câu 16(TH). Chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi tuyên bố độc lập đến nay là A. đứng về phía Mĩ trong các cuộc chiến tranh thế giới. B. hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. C. đứng về các nước XHCN trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. D. hoà bình, trung lập, tích cực, ủng hộ phong trào giành độc lập của các dân tộc. Câu 17(TH).Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây đã thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Quân sự hóa nền kinh tế đất nước. B.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. C. Áp dụng những thành tựu khoa học–kĩ thuậtvào sản xuất. D. Trình độ tập trung sản xuất,tập trung tư bản cao. Câu 18(TH).Nội dung nào sau đây là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. D. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Câu 19(TH). Nội dung chủ yếu của các học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) làNhật Bản tăng cường quan hệ A. hợp tác kinh tế, quân sự với các nước phương Tây. B. hợp tác với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. C. hữu nghị mọi mặt với các nước châu Á. D. kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước đang phát triển. Câu 20(TH). Sự kiện khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh là A. diễn văn của Ngoại trưởng Mĩ Macsan. B. chiến lược toàn cầu của Tổng thống Rudơven. C. thông điệp của Tổng Thống Mĩ Truman. D. đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. Câu 21(TH). Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của A. sự ra đời của các công ty đa quốc gia. B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ. C. sự phát triển của quan hệ thương mại thế giới.
  3. D. quá trình thống nhất thị trường trên thế giới. Câu 22(VDT).Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ những năm 50 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ. B. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. C. Khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Làm cho phong trào cách mạng trên thế giới phát triển. Câu 23(VDT).Ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước CHND Trung Hoa ngày 1 -10 -1949 là A. chấm dứt ách thống trị của đế quốc. B. mở ra kỷ nguyên đất nước độc lập tự do, đi lên CNXH. C. ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới. D. xóa bỏ tàn dư phong kiến. Câu 24(VDT).Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây? A. Mất quyền tự chủ về kinh tế. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch. C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá. D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên. Câu 25(VDT).Điểm khác biệt nào dưới đây của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển kinh tế? A. Đầu tư bán quân trang, quân dụng. B. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh. C. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. D. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông. Câu 26(VDT). Hậu quả nặng nề nhất để lại cho thế giới trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh là A. kinh tế các nước bị thiệt hại nặng nề. B. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu. C. nguy cơ của "Chiến tranh hạt nhân", trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu. Câu 27(VDT). Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải A. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế. D. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới. Câu 28(VDC).Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX? A. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. B. Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh. C. Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên toàn thế giới. D. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh. Câu 29(VDC). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, “chiến lược toàn cầu” của Mĩ đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á vì lý do nào dưới đây? A. Ngăn chặn chủ nghĩa xã hội phát triển ở khu vực Đông Nam Á. B. Ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. C. Ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Nam Á. D. Duy trì chế độ thực dân ở khu vực này. Câu 30 (VDC).Vận dụng nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay? A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. C. Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ. D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2