intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1.      SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM                   KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 ­2023  TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ                MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12       ( Đề này gồm  01 trang)                                   Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)                                                                           I. ĐỌC  HIỂU: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yên cầu: NƠI DỰA Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào... Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một  điệu         múa kì lạ. Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. * * * Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng   bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ  bước không còn vững lại chính là nơi dựa vào cho người chiến sĩ kia đi qua   những thử thách. (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, 1983) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài  thơ.(0.75) Câu 2: Giải thích nhan đề : Nơi dựa.(0.75đ) Câu 3: Hai phần của văn bản có gì giống nhau?(1 đ ) Câu 4: Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong   cuộc sống?( 0.5đ) II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta đi ta nhớ những ngày      Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...    Thương nhau, chia củ sắn lùi  Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.  Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Ðịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ                Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan     Nhớ sao ngày tháng cơ quan     Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều  Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
  2. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, Tr. 111) ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12 (KIỂM TRA GIỮA KÌ I) NĂM HỌC 2022­2023 I/ĐỌC HIỂU NỘI DUNG ĐIỂM 3.0 1/Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm. 0.75 2/Câu 2: Nơi dựa – chỗ (nơi, vị trí, người, vật) để ta dựa vào nhằm có thêm  0.75
  3. sức mạnh (cả vật chất và tinh thần). Nơi dựa trong bài thơ là nơi  dựa về mặt tinh thần, tình cảm của mỗi con người. 3/Câu 3: Hai phần của bài thơ có cách cấu trúc và hình tượng tương tự như  nhau. Cụ thể là: Số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau và mỗi phần đều  1.0 có 2 hình tượng nghệ thuật cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ. 4/Câu 4:  HS trả lời theo cách hiểu riêng của mình, lập luận cần chặt chẽ, có  0.5 sức thuyết phục. Song cần có hướng trả lời  như sau: ­ Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi “nơi  dựa” vững chắc cho mỗi người không phải là những người trẻ, khỏe,  đầy đủ về vật chất... mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối, bé  nhỏ, mong manh (như em nhỏ, cụ già...). “Nơi dựa” thực sự của  mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy sự bình tâm, niềm tin  tưởng, sự bình yên... để vượt qua những khó khăn trong cuộc  sống. II/ LÀM VĂN   7.0 1/ ­Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị  luận:  Mở  bài nêu được vấn đề;  0.5 thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. 2/ ­Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về nội dung và nghệ  0.5 thuật của đoạn thơ. 3/ ­Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều  cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ   0.5 * Cảm nhận về đoạn thơ: 4.0 a/ Nội dung: trong hoài niệm của nhà thơ, Việt Bắc tiếp tục được tái  hiện trong nỗi nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những ngày sống và hoạt  động ở Việt Bắc biết bao gian khó nhưng thật nghĩa tình và thơ  mộng. + Nhớ con người Việt Bắc nghèo nhưng nghĩa tình sâu nặng. + Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ. + Nhớ những ngày kháng chiến gian khổ nhưng tình thần rất lạc  quan, yêu đời, gắn bó bên nhau. + Nhớ âm thanh đặc trưng của núi rừng. ­> Cái tôi hóa thành cái ta chung khẳng định tình cảm của người  kháng chiến đối với quê hương cách mạng, b/Nghệthuật: ­ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu và đậm sắc màu sắc dântộc. ­ Kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu chất gợi cảm. c/Nhận xét, đánh giá:   ­Tấm lòng thủy chung; lòng biết ơn chân thành của người cán bộ với   1.0 nhân dân Việt Bắc thể hiện qua nỗi nhớ miên man. ­Cội nguồn của tình cảm yêu quê hương, đất nước, tự hào về  truyền  thống đạo lí thủy chung cuả dân tộc. ­ Đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 4/ ­Chính tả, ngữ  pháp:  Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  pháp Tiếng  0.25 Việt 5/ ­Sáng tạo: Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  nghị  luận; có cách  0.25 diễn đạt mới mẻ. ­Hết­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2