intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Quang Khải, Ninh Hoà

  1. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2023– 2024 TRẦN QUANG KHẢI MÔN: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Mục tiêu 1/- Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn 8 giữa học kì I, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2/- Năng lực: - Đọc hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sáu, bảy chữ) 3/- Phẩm chất: - Chủ động, tích cực trong việc giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Trung thực trong kiểm tra. Cẩn thận và tự lực khi làm bài. II. Ma trận đề kiểm tra MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2023-2024 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Thơ 6 chữ, 1 – 7 chữ 60 5 0 3 0 0 2 0 hiểu 2 Viết Kể lại sự việc có thật liên quan 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đến nhân vật hoặc sự kện lịch sử. Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2023-2024 Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức dung/Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Thông Vận vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ (thơ Nhận biết: sáu chữ, - Nhận diện được thể thơ. bảy chữ) - Nhận biết được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Nhận biết, phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người biết thể hiện qua văn bản. 3TN - Nhận biết được nội dung 5 TN 2TL phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. Thông hiểu: - Chỉ ra tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản. Vận dụng: - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người biết thể hiện qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của
  3. bản thân. 2 Viết Viết đoạn Nhận biết: 1* 1* 1* 1 văn ghi lại Thông hiểu: TL* cảm nghĩ Vận dụng: về một bài Vận dụng cao: thơ tự do. Viết được bài văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Tổng 5 TN 3 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 Ninh Đông, ngày 21 tháng 10 năm 2023 DUYỆTTỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Võ Thị Thanh Thúy Võ Thị Thanh Thúy
  4. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2023– 2024 TRẦN QUANG KHẢI MÔN: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Môn Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: MÙA XUÂN CHÍN Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Hàn Mặc Tử) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ : a. Thơ bốn chữ b. Thơ năm chữ c. Thơ sáu chữ d. Thơ bảy chữ Câu 2: Khổ thơ thứ nhất gieo vần: a. Vần chân – vần liền. b. Vần chân – vần cách c. Vần lưng – vần liền d. Vần lưng – vần cách Câu 3: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong ba câu thơ sau: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc a. 1/2/4 b. 2/2/3 c. 3/4 d. 2/1/4 Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất có mấy từ tượng hình, mấy từ tượng thanh. a. Không từ tượng hình và một từ tượng thanh. b. Một từ tượng hình và một từ tượng thanh. c. Hai từ tượng hình và một từ tượng thanh. d. Hai từ tượng hình và hai từ tượng thanh.
  5. Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật : “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây,” a. Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. b. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. c. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. d. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Câu 6: Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những hình ảnh thơ: a. Làn nắng ửng, khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, giàn thiên lí. b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,bao cô thôn nữ hát trên đồi,đám xuân xanh, kẻ theo chồng. c. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc. d. Khách xa, mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc, bờ sông nắng chang chang. Câu 7: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của chúng. a. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. b. Từ tượng hình: lưng chừng, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. c. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. d. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. Câu 8: Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...” a. Đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng. b. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên. c. Miêu tả sự vận động trong lòng con người, thiên nhiên. d. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng con người. Câu 9. Thông điệp tác giả gửi gắm qua bài thơ là gì? Câu 10. Viết đoạn văn ngắn thể hiện tình yêu của em đối với quê hương. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. ------------------------- Hết -------------------------
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 Thông qua bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống và hình ảnh 1,0 con người trong mùa xuân, nhà thơ Hàn Mặc Tử bày tỏ tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương sâu sắc. 10 HS nêu hành động cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách: - Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi. 0,5 - Kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc khi trở thành chủ nhân của đất nước. 0,5 -... II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm xúc về một bài thơ tự do 0,25 c. Triển khai nội dung đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ tự do 2.5 HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết; sau đây là một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả) - Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ b. Thân bài: - Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp và gieo vần, các biện pháp tu từ…) - Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo và ý nghĩa của nội dung bào thơ - Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung bài thơ - Tác dụng và ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ. Ninh Đông, ngày 21 tháng 10 năm 2023 DUYỆT TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Võ Thị Thanh Thúy Võ Thị Thanh Thúy
  7. UBND THỊ XÃ NINH HÒA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2023– 2024 TRẦN QUANG KHẢI MÔN: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) : Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: MÙA XUÂN CHÍN Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Hàn Mặc Tử) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ : a. Thơ bốn chữ b. Thơ năm chữ c. Thơ sáu chữ d. Thơ bảy chữ Câu 2: Khổ thơ thứ nhất gieo vần: a. Vần chân – vần liền. b. Vần chân – vần cách c. Vần lưng – vần liền d. Vần lưng – vần cách Câu 3: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong ba câu thơ sau: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc a. 1/2/4 b. 2/2/3 c. 3/4 d. 2/1/4 Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất có mấy từ tượng hình, mấy từ tượng thanh. a. Không từ tượng hình và một từ tượng thanh. b. Một từ tượng hình và một từ tượng thanh. c. Hai từ tượng hình và một từ tượng thanh. d. Hai từ tượng hình và hai từ tượng thanh. Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật : “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây,” a. Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
  8. b. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. c. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. d. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Câu 6: Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những hình ảnh thơ: a. Làn nắng ửng, khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, giàn thiên lí. b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,bao cô thôn nữ hát trên đồi,đám xuân xanh, kẻ theo chồng. c. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc. d. Khách xa, mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc, bờ sông nắng chang chang. Câu 7: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của chúng. a. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. b. Từ tượng hình: lưng chừng, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. c. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. d. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thĩ vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết. Câu 8: Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi; - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...” a. Đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng. b. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên. c. Miêu tả sự vận động trong lòng con người, thiên nhiên. d. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng con người. Câu 9. Thông điệp tác giả gửi gắm qua bài thơ là gì? Câu 10. Viết đoạn văn ngắn thể hiện tình yêu của em đối với quê hương. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. ------------------------- Hết -------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2