intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA GIỮA KỲ I TỔ HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN Sinh học – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 140 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1. Phân tử sinh học là: A. Những chất hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào. B. Những chất vô cơ tồn tại trong tế bào. C. Những chất vô cơ, hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào. D. Những chất vô cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào. Câu 2. Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào cơ. D. Tế bào gan. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây của vi khuẩn mà được gọi là tế bào nhân sơ? A. Không có các bào quan có màng bao bọc. B. Trong tế bào chất chỉ có ribosome. C. Chưa có màng nhân. D. Có kích thước nhỏ. Câu 4. Chức năng của DNA là A. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. C. Phiên mã để tổng hợp protein. D. Cấu tạo nên tế bào. Câu 5. Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn? A. Lưới nội chất B. Plasmid. C. Ti thể. D. Nhân. Câu 6. Các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là: A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N, Mg C. C, H, O, P, Ca D. H, O, N, P, Fe Câu 7. Đâu là ngành nghề liên quan đến môn Sinh học A. Ngành Kinh tế B. Ngành xây dựng. C. Ngành Y – Dược học D. Ngành Lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội) Câu 8. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Có khả năng tự điều chỉnh. C. Là một hệ thống kín. D. Liên tục tiến hóa. Câu 9. Phát triển bền vững là: A. Là sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. 1/4 - Mã đề 140
  2. B. Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. C. Là sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. D. Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Câu 10. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì: A. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. B. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. Chức năng chính của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất. Câu 11. Những loại đường nào sau đây là đường đơn? A. Glucose, galactose, fructose. B. Glucose, lactose, sucrose. C. Sucrose, galactose, maltose. D. Lactose, sucrose, fructose. Câu 12. Những nguồn thức ăn nào sau đây cung cấp protein cho cơ thể sinh vật? A. Rau xào, thịt, cá, cơm. B. Rau xào, cá, trứng, cơm. C. Thịt, cá, trứng, sữa. D. Cơm, canh, cá, thịt. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử. C. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng. D. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật. Câu 14. Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? A. Hệ thống nội màng. B. Ribosome và các hạt dự trữ. C. Các bào quan có màng bao bọc. D. Bộ khung xương tế bào. Câu 15. Các amino acid trong phân tử protein liên kết với nhau bằng liên kết gì? A. Glycosidic B. Peptide C. Hydrogen D. Bổ sung Câu 16. Công thức cấu tạo chung của nucleotide là: A. Gốc phosphate + 1 đường deoxyribose + 1 loại nitrogeneous base. B. Gốc phosphate + 1 đường glucose + 1 loại nitrogeneous base. C. Gốc phosphate + 1 đường hexose + 1 loại nitrogeneous base. D. Gốc phosphate + 1 đường fructose + 1 loại nitrogeneous base. Câu 17. Trong các chất sau: (1). Lipid;(2). Protein; (3). Vitamin; (4). Glucose; (5). Tinh bột. Những phân tử được gọi là chất sống? A. (1), (2), (3) và (5) B. (1), (2), (3) và (4) C. (1), (2), (4) và (5) D. (2), (3), (4) và (5) Câu 18. Tính đặc thù của từng DNA do yếu tố nào sau đây quy định? A. Trật tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử DNA. B. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử DNA. C. Số lượng của các nucleotide trong phân tử DNA. 2/4 - Mã đề 140
  3. D. Hàm lượng DNA trong nhân tế bào. Câu 19. Trình tự amino acid trong một chuỗi polypeptid gọi là cấu trúc protein bậc A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 20. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào xương. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào biểu bì. Câu 21. Đặc điểm nào dưới đây làm cho đường đa (polysaccharide) có chức năng cấu trúc A. Có liên kết hydrogen giữa các phân tử nằm cạnh nhau. B. Có cấu trúc phân nhánh cao. C. Chỉ có một loại đơn phân là glucose. D. Có các liên kết cộng hóa trị rất bền vững. Câu 22. Trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng dụng sinh học mở ra tiềm năng xử lí ô nhiễm môi trường nhờ đối tượng nào sau đây? A. Thực vật. B. Vi sinh vật. C. Động vật. D. Nấm. Câu 23. Sự khác biệt trong cấu trúc của ADN và ARN thể hiện ở A. Cả DNA và RNA đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B. DNA có chức năng mang bảo quản truyền đạt thông tin di truyền, còn RNA truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein. C. DNA được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide còn ARN được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide. D. DNA được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide còn ARN được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide. Câu 24. Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại? A. Tính điều hòa nhiệt. B. Tính liên kết. C. Tính phân cực. D. Tính cách li. Câu 25. Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram+ và vi khuẩn Gram- dựa vào: A. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn. B. Số lượng plasmid trong tế bào chất của vi khuẩn. C. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào. D. Cấu trúc của nhân tế bào. Câu 26. Nhân điều khiển mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào bằng cách: A. Điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng. B. Thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con. C. Thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào. D. Ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động. Câu 27. Cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật? A. Lục lạp. B. Thành tế bào. C. Ti thể. D. Không bào. Câu 28. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là (1) Cơ thể (2) tế bào (3) quần thể(4) quần xã (5) hệ sinh thái Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là A. 2 → 3 → 4 → 5 → 1. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. II. Tự luận (3,0 điểm) Bài 1. (2.0 điểm) 3/4 - Mã đề 140
  4. Một gen có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A bằng 2 lần số nucleotide không bổ sung với nó. a. Xác định chiều dài, khối lượng của gen b. Xác định số nucleotide mỗi loại của gen Bài 2. (1.0 điểm) Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách nào? Vì sao ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 140
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2