intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 03 trang) Mã đề 111 Họ và tên học sinh:…………..…..............…Lớp:……… SBD: ……....Phòng: …… PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (20 câu = 7 điểm) Học sinh chọn 01 phương án trả lời đúng và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời. Câu 1: Khi nồng độ ion K+ trong đất là 0,3%, trong cây là 0,5%, cây đang hấp thụ K+ theo cơ chế nào sau đây? A. Hấp thụ chủ động. B. Hấp thụ thụ động. C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán. Câu 2: Quang hợp ở thực vật là quá trình …(1)… hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa ...(2)… thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng …(3)… (1); (2); (3) lần lượt là A. diệp lục; O2 và H2O; CO2. B. diệp lục; CO2 và H2O; O2. C. lục lạp; CO2 và H2O; O2. D. lục lạp; O2 và H2O; CO2. Câu 3: Khi nói về vai trò của quang hợp đối với sinh giới, có mấy phát biểu đúng? (1) Duy trì tầng ozone. (2) Cung cấp năng lượng. (3) Giảm ô nhiễm môi trường đất. (4) Giảm hiệu ứng nhà kính. (5) Điều hoà khí hậu. A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 4: Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ tạo thành động lực nào giúp dịch dòng mạch gỗ được lưu thông? A. Động lực đẩy của rễ. B. Động lực trung gian. C. Động lực hút của lá. D. Động lực đẩy của rễ và động lực trung gian. Câu 5: Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào là đúng? A. Sự tích luỹ các chất thẩm thấu  tế bào khí khổng mất nước khí khổng đóng. B. Sự tích luỹ các chất thẩm thấu  tế bào khí khổng no nước khí khổng đóng. C. Sự tích luỹ các chất thẩm thấu  tế bào khí khổng mất nước khí khổng mở. D. Sự tích luỹ các chất thẩm thấu  tê bào khí khổng no nước khí khổng mở. Câu 6: Phát biểu nào sau đây về vai trò của quang hợp đối với cây là không đúng? A. Sản phẩm quang hợp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho thực vật. B. Hình thành chất hữu cơ tham gia kiến tạo như cellulose... C. Hình thành chất hữu cơ tham gia dự trữ năng lượng. D. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào thực vật. Câu 7: Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn oxi hoá pyruvic acid? A. 1 Glucose → 2 Lactic acid. B. 2 Acetyl CoA  4 CO2 C. 2 Pyruvic acid → 2 Acetyl CoA. D. 1 Glucose → 2 Pyruvic acid. Câu 8: Có mấy dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong các dấu hiệu sau? (1) Vận chuyển các chất. (2) Phân giải các chất và giải phóng năng lượng. (3) Thu nhận các chất từ môi trường. (4) Điều hoà. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Phát biểu nào không đúng về vận chuyển sản phẩm đồng hóa của lá ở dòng mạch rây? A. cung cấp cho hoạt động sống của cây. B. dự trữ ở củ. C. tích luỹ ở thân. D. đào thải ra ngoài qua khí khổng. Trang 1/3 - Mã đề thi 111
  2. Câu 10: Trong pha sáng quang hợp, quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học được tích luỹ ở A. ATP. B. O2. C. C6H12O6. D. NADP+. Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào làm biến đổi các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời, hóa năng tích lũy trong phân tử lớn chuyển sang hóa năng tích lũy trong các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (ATP). Mô tả này đúng với giai đoạn nào của chuyển hoá năng lượng? A. Giai đoạn tổng hợp. B. Giai đoạn phân giải. C. Giai đoạn huy động năng lượng. D. Giai đoạn tổng hợp và giai đoạn phân giải. Câu 12: Phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật như thực vật, tảo là A. dị dưỡng. B. quang tổng hợp. C. hoại dưỡng. D. hoá tổng hợp. Câu 13: Nhận định nào đúng về sự vận chuyển các chất trong cây theo dòng mạch gỗ? A. vận chuyển nước và ion khoáng theo 1 chiều. B. vận chuyển các chất theo cả 2 chiều. C. vận chuyển chủ yếu các chất hữu cơ theo 1 chiều. D. vận chuyển các amino acid và hoocmon theo 2 chiều. Câu 14: Nguồn nào không phải là nguồn cung cấp nitrogen cho cây? A. Phân bón hóa học chứa nitrogen. B. Trực tiếp từ N2 khí quyển. C. Phân giải nitrogen từ chất thải của sinh vật. D. Cố định N2 nhờ vi sinh vật. Câu 15: Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình…(1)… các chất, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho …(2)…, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật. (1), (2) lần lượt là A. hút lấy; điều tiết. B. hấp thụ; cảm ứng. C. hấp thụ; trao đổi chất. D. hút lấy; điều hoà. Câu 16: Khẳng định nào về trao đổi nitrogen là đúng? A. Cây chỉ có thể hấp thụ nitrogen dưới dạng NO3−. B. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3− vào quá trình sinh tổng hợp amino acid. C. Cây không thể sử dụng trực tiếp NH4+ vào quá trình sinh tổng hợp amino acid. D. Cây có thể dự trữ NH4+ sau khi hấp thụ chúng từ dung dịch đất. Câu 17: Hô hấp là quá trình ..., đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Nội dung trong dấu “…” là A. chất hữu cơ thành CO2 và H2O. B. chất hữu cơ thành CO2 và H2O. C. oxi hoá- khử chất hữu cơ thành CO2 và H2O. D. oxi hoá chất hữu cơ thành CO2 và H2O. Câu 18: Vai trò của nguyên tố phosphorus (P) trong cơ thể thực vật là A. thành phần cấu tạo acid nucleic, ATP, phospholipid. B. là thành phần cấu tạo của diệp lục, hoạt hóa enzyme. C. thành phần cấu tạo protein, acid nucleic và nhiều chất hữu cơ. D. giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzyme, đóng mở khí khổng. Câu 19: Quá trình di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào có đặc điểm? A. Chậm, không được kiểm soát, chọn lọc. B. Nhanh, được kiểm soát, chọn lọc. C. Chậm, được kiểm soát, chọn lọc. D. Tốc độ nhanh, không được kiểm soát, chọn lọc. Câu 20: Sắc tố hấp thụ vùng ánh sáng đỏ và xanh tím nhưng không trực tiếp tham gia chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong quang hợp là A. diệp lục a, b và carotenoid. B. diệp lục a ở trung tâm phản ứng. C. diệp lục b. D. carotenoid. Trang 2/3 - Mã đề thi 111
  3. ----------------------------------------------- PHẦN II: TỰ LUẬN (4 câu = 3 điểm) Câu 21: Các thực vật có khả năng sống ở điều kiện môi trường hạn thường có các phản ứng chống chịu như thế nào? Cơ sở khoa học của các phản ứng chống chịu đó? Câu 22: Về cơ chế quang hợp, các loài thực vật như: Xương rồng, thanh long, dứa…có đặc điểm thích nghi trước điều kiện môi trường bất lợi như sa mạc khô hạn như thế nào? Câu 23: Tiến hành thí nghiệm: Để chậu trồng cây khoai lang trong tối 2 ngày  Dùng giấy màu và kẹp ghim bọc kín một phần của phiến lá khoai  Để chậu cây ngoài sáng khoảng 4-6 giờ  Tháo bỏ giấy màu ở lá khoai  Cho 2 lá cây (1 lá có bọc giấy màu và 1 lá không bọc) vào cốc đong có chứa 100ml cồn 90%  Đun cách thuỷ trên ngọn lửa đèn cồn và để sôi 5 phút  Lấy lá cây ra khỏi cốc và rửa lá cây trong dung dịch nước ấm  Cho lá cây vào đĩa petri có chứa 20ml dung dịch iodine 0,5%  Quan sát màu sắc của phiến lá. Hãy cho biết a. Đun cách thuỷ trên ngọn lửa đèn cồn và để sôi 5 phút nhằm mục đích gì? b. Màu sắc của phần phiến lá bọc giấy màu? Giải thích? Câu 24: Cho các hạt dẻ mới khai thác (cùng loại, cùng kích thước) vào 2 túi. Túi 1 - hạt được phơi khô, túi 2 thì chưa được phơi, đặt chúng trên bàn trong điều kiện bình thường. Hai tuần sau, lấy hạt ra rang để ăn. Theo em, hạt ở túi nào ăn ngon hơn? Giải thích. ----------- HẾT ---------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 3/3 - Mã đề thi 111
  4. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐÁP ÁN KIỂM TRA GKI-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC 11 PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Mã đề: 111; 113;115; 117 Câu 21: (1.0 đ) Nội dung Điểm - Giảm kích thước lá 0, 5 - Tăng lớp cuticle - Phát triển thu nhỏ bộ rễ; - Tích luỹ chất thẩm thấu; loại bỏ sản phẩm độc hại Cơ sơ khoa học: 0. 5 - Hạn chế thoát hơi nước - Tăng cường sức hút nước của rễ; tìm kiếm nguồn nước. Câu 22: (1.0 đ) Nội dung Điểm - Hạn chế thoát hơi nước qua lá bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm 0,5 Cơ chế đồng hoá CO2 theo hai giai đoạn và thay đổi về thời gian: + Giai đoạn thứ nhất diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở: CO 2 được cố định bởi hợp chất 0.25 3C (phosphoenolpyruvate)  hợp chất 4C (oxaloacetate), sau đó oxaloacetate được chuyển hoá thành malate. + Giai đoạn thứ hai diễn ra vào ban ngày, malate được chuyển hoá thành pyruvate đồng thời 0.25 giải phóng CO2, CO2 được cố định và chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ theo chu trình Calvin. Câu 23: (0.5 đ) Nội dung Điểm a. Đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 90o: để hủy diệp lục của lá cây, giúp dễ quan sát 0.25 phản ứng màu của iodine. b. Phần phiến lá bị bị bọc giấy màu sẽ không nhận được ánh sáng  Phần lá này sẽ không tiến 0.25 hành quá trình quang hợp, không tạo ra được tinh bột  Khi nhỏ iodine, sẽ không cho màu xanh tím đặc trưng. Câu 24: (0.5 đ) Nội dung Điểm - Hạt được phơi khô hàm lượng nước thấp làm ức chế hô hấp nên quá trình hô hấp bị giảm 0.25 cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng chất hữu cơ trong hạthạt có chất lượng cao (ngon) hơn so với hạt không phơi. - Hạt không phơi khô lượng nước cao  cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng chất 0.25 hữu cơ giảm nhanh hơn so với hạt phơi khô. Mặt khác hàm lượng nước cao  vi sinh vật tấn công hạt thối, hỏng  hạt kém chất lượng (ngon) hơn so với quả phơi khô.
  5. Mã đề: 112; 114;116; 118 Câu 21: (1.0 đ) Nội dung Điểm - Phát triển mô thông khí. 0, 5 - Phát triển rễ thở. - Tổng hợp protein chống căng thẳng - Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí Cơ sơ khoa học: 0. 5 - Dẫn oxi từ thân xuống rễ; - Hấp thụ oxi không khí. - Hạn chế độc chất sinh ra trong điều kiện kị khí. Câu 22: (1.0 đ) Nội dung Điểm - Ban ngày, đóng một phần khí khổng để hạn chế mất nước 0,5  Cơ chế đồng hoá CO2 theo hai giai đoạn và thay đổi về không gian với sự tham gia của hai loại tế bào khác nhau: + Giai đoạn thứ nhất diễn ra ở tế bào thịt lá: CO2 được cố định bởi hợp chất 3C 0.25 (phosphoenolpyruvate)  hợp chất 4C (oxaloacetate), sau đó oxaloacetate được chuyển hoá thành malate. + Giai đoạn thứ hai diễn ra ở tế bào bao bó mạch: Malate được chuyển hoá thành pyruvate 0.25 đồng thời giải phóng CO2, CO2 được cố định và chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ theo chu trình Calvin. Câu 23: (0.5 đ) Nội dung Điểm a. Dùng băng giấy màu che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt: Làm cho phần lá đó không nhận 0.25 được ánh sáng  khác biệt giữa 2 phần của lá (phần nhận được ánh sáng sẽ diễn ra quá trình quang hợp, phần không nhận được ánh sáng sẽ không diễn ra quá trình quang hợp). b. Phiến lá không không bọc giấy màu sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ  Tiến hành quá trình 0.25 quang hợp, tạo ra tinh bột  Khi nhỏ iodine, tinh bột sẽ bắt màu với iodine khiến cho phần lá này có màu xanh tím đặc trưng Câu 24: (0.5 đ) Nội dung Điểm - Quả được bảo quản trong tủ lạnh ở điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp nên quá 0.25 trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả  quả ngọt hơn so với quả trên bàn. - Quả để trên bàn: do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng 0.25 đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh  quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2