intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn Trồng cây ăn quả có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi hết môn Trồng cây ăn quả có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn Trồng cây ăn quả có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Trồng cây ăn quả Mã môn học : MH22 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm). Anh (chị) hãy trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây bưởi? Câu 2: (2 điểm). Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật trồng cây nhãn? Câu 3: (4 điểm). Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của một số giống xoài có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
  2. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Trồng cây ăn quả Mã môn học : MH22 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút
  3. STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu 4,0 điểm ngoại cảnh của cây bưởi? Đáp án 1. Giá trị kinh tế 1,0 điểm - Bưởi là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình - Là loại quả giàu chất vitamin và khoáng chất 2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh a) Nhiệt độ 0,5 điểm - Cây bưởi có thể sinh trưởng ở khoảng nhiệt độ (12 - 39 0C). Nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 290C. Nhiệt độ thấp hơn 120C và cao hơn 400C cây ngừng sinh trưởng. Khả năng chịu rét của bưởi phụ thuộc vào từng giống. - Nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất và ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ rễ. - Rễ bưởi hoạt động tốt khi nhiệt độ từ 9 - 23 0C. Từ 23 - 260C cây hút đạm mạnh. - Nhìn chung, những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 200C và tổng tích ôn 2500 - 3500 0C đều có thể trồng được bưởi. b) Độ ẩm 0,5 điểm - Bưởi là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ bưởi là loại rễ nấm (Hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất dễ bị thiếu ôxi, rễ hoạt động kém dần, nếu ngập lụt kéo dài thì cây chết, rụng lá rụng quả. - Bưởi cần nhiều nước vào các thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa, phát triển quả. - Lượng nước cần hàng năm đối với 1ha bưởi từ 9000 - 12000m 3, tương đương với lượng mưa 900 - 1200mm/ năm. - Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp nước ta đáp ứng đủ nhu cầu bưởi nhưng phân bố không đều cho các tháng trong năm nên có ảnh hưởng không tốt đến năng suất và phẩm chất quả. c) Ánh sáng 0,5 điểm - Cây bưởi ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng với 0,6 cal/cm2 lá, tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 13 - 14 giờ lúc trời quang mây tạnh mùa Hè. - Muốn có ánh sáng tán xạ thì phải bố trí mật độ hợp lý. d) Gió 0,5 điểm - Tốc độ gió vừa phải sẽ có tác dụng tốt đối với vườn cam quýt. Gió lưu thông khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. - Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây, làm gãy cành rụng quả... e) Đất đai 1,0 điểm
  4. Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 02 Môn thi : Trồng cây ăn quả Mã môn học : MH22 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày quá trình biến đổi màu của vỏ quả, sự thối hỏng của quả bưởi sau thu hoạch? Công nghệ bảo quản bưởi quy mô hộ gia đình? Câu 2: (4 điểm).
  5. Anh (chị) hãy trình bày giá trị của cây xoài? Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây xoài? Câu 3: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật trồng cây nhãn? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 02 Môn thi : Trồng cây ăn quả Mã môn học : MH22 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày quá trình biến đổi màu của vỏ quả, sự thối hỏng của quả bưởi sau thu hoạch? Công nghệ 3,0 điểm bảo quản bưởi quy mô hộ gia đình? Đáp án 1. Quá trình biến đổi màu của vỏ quả 1,0 điểm
  6. Sau khi quả cắt rời khỏi cây, sự “chín” vẫn tiếp tục. Do các hoạt động của hệ men làm cho màu xanh (màu clorofin) mất dần và màu vàng (màu crotenoit) tăng dần. Vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng. Màu vỏ quả khi mới hái có thể vàng nhạt nhưng sau thời gian bảo quản màu vàng đậm hơn vì: - Do sự biến đổi màu như ở trên - Do quả bị mất nước, mặt vỏ bị nhăn nheo, kém bóng, vỏ co lại nên mất độ màu cũng tăng lên dẫn đến màu vỏ qủa sẫm màu hơn. - Quả bưởi cần tạo ra năng lượng để duy trì sự sống. Năng lượng đó là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá các đường và các chất dinh dưỡng khác, vì vậy chất khô trong quả giảm dần. Quá trình bay hơi nước trong quả cũng làm cho trọng lượng quả bưởi giảm xuống. 2. Sự thối hỏng của quả bưởi sau thu hoạch 1,0 điểm Nguyên nhân chủ yếu: - Do quả tiêu hao hết dinh dưỡng - Do tổn thương khi thu hoạch và trong bảo quản - Do môi trường bảo quản “độc” đối với quả + Môi trường quá nóng + Tích nhiệt, đọng nước + Tích tụ khí CO2 (nồng độ CO2 > 80%) + Do các hoá chất độc .... - Do vi sinh vật: Quả bưởi khi thu hoạch có thể đã nhiễm nhiều loại vi sinh vật, trong đó có một số loài gây hại cho quả trong bảo quản. 3. Công nghệ bảo quản bưởi qui mô hộ gia đình 1,0 điểm * Phương pháp thông dụng: - Trong dân gian có nhiều cách bảo quản bưởi tươi như ủ bưởi trong cát ẩm, bọc quả trong lá dong rồi xếp ở nơi thoáng mát hoặc trong hàm đất, bôi vôi cuống, úp trong nồi sành…. - Sau khi bưởi chín thu hoạch bưởi, cắt bỏ cuống, lựa chọn những quả bưởi có hình dáng dẹp, màu sắc tươi vàng, không bị xây sát.
  7. - Bôi vôi vào cuống quả bưởi - Để bưởi ở nơi thoáng mát, trong nồi đất ủ bưởi trong cát ẩm hoặc bọc quả trong lá dong (mỗi lá 1 quả) - Xếp quả vào nơi thoáng mát hoặc trong hầm đất, hoặc hang đá nơi vùng núi cao. Thời gian bảo quản trên dưới 1 tháng. * Nhược điểm: + Tỉ lệ thối hỏng cao có khi lên 20 - 30% + Tốn nhiều công sức và diện tích cất trữ, bảo quản + Hiệu quả kinh tế thấp. 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày giá trị của cây xoài? Yêu cầu 4,0 điểm điều kiện ngoại cảnh của cây xoài? 1. Giá trị của cây xoài 1,0 điểm - Xoài là cây ăn quả mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình đặc biệt là miệt vườn của miền đông Nam bộ. - Tỷ lệ phần ăn được chiếm 70% trọng lượng quả. Hạt chiếm 13%, tổng số chất tan chiếm 16%, axit xitric 0,2%; Đường tổng số 11 - 12%; Giá trị nhiệt lượng là 70calo/100g xoài. 2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh a. Nhiệt độ 1,0 điểm Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây xoài sinh trưởng, phát triển là 24 - 260C. - Vùng trồng xoài nhiệt độ trung bình tối thấp phải đạt 15 0C, tối thấp tuyệt đối là 2 - 40C. Xoài có thể chịu được điều kiện nhiệt độ cao lên tới 44 - 450C nhưng phải cung cấp đủ nước. - Mặc dù là cây ăn quả nhiệt đới, nhưng hiện nay có rất nhiều nước, vùng có điều kiện Á nhiệt đới như Đài Loan, Israel, Florida (Mỹ), Nam Phi, Trung Quốc… - Ở vùng nhiệt đới xoài có thể trồng được ở độ cao 1000m, nhưng muốn có năng suất cao và ổn định vùng trồng xoài chỉ nên giới hạn từ độ cao 600m trở xuống để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp tới sinh trưởng của cây. b. Độ ẩm 1,0 điểm - Xoài có thể sinh trưởng, phát triển tốt mà không cần tưới ở những vùng mà lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1500mm, thậm chí vùng có lượng mưa khoảng 500mm/năm, phân bố đều vào các giai đoạn lộc sinh trưởng và giai đoạn quả lớn
  8. cũng có thể trồng được xoài, - Những vùng có lượng mưa nhỏ hơn 500mm muốn phát triển trồng xoài thì đòi hỏi phải có tưới nước. - Những vùng có lượng mưa lớn hơn 1500mm cũng không thật thuận lợi cho trồng xoài vì thân lá phát triển tốt, ra hoa ít và đặc biệt sâu bệnh hại phát triển mạnh. - Trong một năm cây xoài cần phải có một khoảng thời gian khô hạn vào thời điểm cuối năm để tạo điều kiện cho phân hoá mầm hoa. - Thời gian xoài nở hoa yêu cầu thời tiết khô ráo để tạo thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành quả. - Các giống xoài địa phương trồng ở miền Bắc sở dĩ đậu quả ít là do hoa nở sớm, gặp điều kiện nhiệt độ thấp, mưa phùn kéo dài. - Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất cho xoài ra hoa, đậu quả ở miền Bắc Việt Nam từ 18 - 250C, ẩm độ từ 55 - 750C. c. Ánh sáng 0,5 điểm - Xoài cần nhiều ánh sáng, vì vậy các biện pháp kỹ thuật cần được tăng cường ánh sáng cho xoài, tránh những chướng ngại vật che khuất ở các vùng quy hoạch trồng xoài - Chú ý đặc biệt tới phương pháp cắt tỉa mới nhằm làm tăng cường ánh sáng cho vùng giữa, ngoài tán xoài. d. Đất đai 0,5 điểm - Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: Đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông… Tuy nhiên, các loại đất trồng xoài đều phải có tầng dầy ít nhất 1,5 - 2m. - Đất lý tưởng để trồng xoài là đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 - 7,7. - Ở vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên thành gò cao sao cho mực nước ngầm luôn luôn cách gốc ít nhất 1m. 3 Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật trồng cây nhãn? 3,0 điểm 1. Thời vụ trồng 0,5 điểm - Vùng Đông Bắc và Tây bắc trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5). - Vùng Bắc Trung bộ trồng vào cuối mùa mưa.
  9. - Vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ và Tây Nguyên: Bắt đầu trồng nhãn khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6 - 7 hàng năm. - Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: Trồng vào đầu mùa mưa, thường vào tháng 9 hàng năm. 2. Làm đất 1,5 điểm a. Kích thước hố: - Hố trồng nhãn có kích thước 1x1x0,7m (Miền Đông, Miền Trung và Tây Nguyên) - Nên làm mô trên đất đã được lên liếp, mô đất đắp thành hình tròn đường kính khoảng 0,6 - 0,8m, độ cao thường 0,3 - 0,6m với vùng thấp trũng dễ ngập úng b. Khoảng cách trồng: Trồng cây trong vườn có thể theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật, hình nanh sấu hoặc theo đường vành nón cho vườn đồi ở vùng đồi núi. Khoảng cách trồng thay đổi từ 4 - 8m tùy vào giống, đất đai và mô hình trồng. Giống nhãn sinh trưởng rất mạnh nên có thể trồng thưa hơn so với các giống nhãn khác. Có thể trồng với khoảng cách 5x4m hoặc 6x5m. 3. Bón phân 0,5 điểm Đất trong hố hoặc đất đắp mô được trộn với thuốc sát trùng, một ít phân bón lót hỗn hợp hoặc dùng Phân Vi Sinh HUMIX (0,5 - 1kg) trộn đều vào mỗi hố, mô đất trước khi đặt cây giống 2 - 3 ngày. 4. Cách trồng 0,5 điểm Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần nếu nắng khô, nếu có mưa thì ngừng tưới.
  10. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2