intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi hết môn môn Trồng trọt đại cương có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo ‘Đề thi hết môn môn Trồng trọt đại cương có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’ sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi hết môn môn Trồng trọt đại cương có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

  1. TRƯỜNG TCDTNT – GDTX BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY SẢN & CHẾ BIẾN ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Trồng trọt đại cương Mã môn học : MĐ 23 Khóa/Lớp : CNTY – KVII- 01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm). Anh (Chị) hãy trình bày vai trò của ánh sáng đối với cây trồng và biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng trong trồng trọt? Câu 2: (3 điểm). Anh (Chị) hãy trình bày vai trò của phân kali và kỹ thuật sử dụng phân kali bón cho cây trồng? Câu 3: (4 điểm). Anh (Chị) hãy trình bày cấu tạo, chức năng của bộ lá cây trồng và các biện pháp kỹ thuật điều khiển bộ lá để đạt năng suất cao? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận Hoàng Văn Chuyên
  2. TRƯỜNG TC DTNT - GDTX BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY SẢN & CHẾ BIẾN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Trồng trọt đại cương Mã môn học : MĐ 23 Khóa/Lớp : CNTY – KVII- 01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày vai trò của ánh sáng đối với cây trồng và biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng 3 điểm ánh sáng trong trồng trọt? Đáp án - Vai trò của ánh sáng 1.5 Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng thời sử dụng hóa năng do CO2 và nước sinh ra trong quá trình quang hợp tạo thành các chất hữu cơ giàu năng lượng. Năng lượng mà cây xanh cố định được động vật và sinh vật dị dưỡng khác tiêu dùng biến thành nhiệt và tỏa đi mất. 1 - Biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng 1.5 + Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, trồng các loại cây và giống cây trồng phù hợp với chế độ ánh sáng. + Tăng vụ, tăng thời gian cây trồng đồng ruộng để lợi dụng ánh sáng một cách triệt để, giảm thời gian để đất trống. Chọn cây trồng có cường độ quang hợp cao. + Trồng xen, trồng lẫn, trồng gối vụ. Tăng cường các biện pháp chăm sóc, áp dụng kỹ thuật thâm canh như bón nhiều phân, bón phân sớm, cấy dày, tưới tiêu hợp lý, phòng từ sâu bệnh hại… 2 Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày vai trò của phân kali và 3điểm kỹ thuật sử dụng phân kali bón cho cây trồng? Đáp án * Vai trò của kali đối với cây trồng 1.5
  3. - Kali tồn tại trong dịch bào tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào làm tăng khả năng hút nước của rễ cây. Kali điều khiển sự đóng mở khí khổng, làm cho tế bào khí khổng đóng khi cây trồng không hút được nước. Nhờ đó mà lá cây không bị héo, vẫn quang hợp bình thường. - Kali hoạt hóa nhiều loại men trong cơ thể sinh vật. Kali tăng cường độ quang hợp, tăng dòng vận chuyển sản phẩm của quang hợp từ lá đến các cơ quan dự trữ nhất là đường và tinh bột. Kali làm tăng khả năng chống rét cho cây. Kali xúc tiến sự hình thành bó mạch nên làm cây cứng cáp, chống đổ, chống sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng cây lấy sợi. * Kỹ thuật sử dụng phân kali 1.5 - Nếu đất nghèo cần bón lượng kali lớn hơn yêu cầu của cây để thảo mãn nhu cầu kali của đất và duy trì lượng kali trao đổi đảm bảo cho cây trồng hút được kali. - Phân kali cần bón lót và trọn đều phân vào lớp đất có rế sinh trưởng vì kali khuếch tán chậm. Đối với cây có bộ rễ ăn lên thì có thể bón thúc vào lúc rễ phát triển lên bề mặt như thời kỳ đẻ nhánh của lúa. - Trong phân chuồng có lượng kali cao, nếu bón nhiều phân chuồng và cây vùi rơm rạ thì không cần bón nhiều kali, thậm chí không cần bón nếu đất giàu kali. - Một số cây có nhu cầu kali cao như củ cải đường, khoai tây, thuốc lá, mía... cần được ưu tiên bón kali, song cần tránh không bón KCl cho những cây mẫn cảm với clo. K + đối kháng với B và Mg cho nên khi bón nhiều kali liên tục cần bón magie và bo cho thấp. Khi bón KCl và K 2SO4 cho đất chua nhất là đất có độ bão hòa bazo thấp cần chú ý bón vôi để khử chua. Câu 3: Anh (Chị) hãy trình bày cấu tạo, chức năng của bộ 3 lá cây trồng và các biện pháp kỹ thuật điều khiển bộ lá để 4điểm đạt năng suất cao? * Cấu tạo 2.0 Lá là một bộ phận của cơ quan bên xuất hiện trên thân. Người ta chia ra lá dinh dưỡng, lá phía dưới và lá mầm.
  4. Lá dinh dưỡng là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây. Lá phía dưới gồm những vẩy kể cả những vẩy ở dưới đất, mà chức năng của nó là bảo vệ hoặc dự trữ. Lá mầm là những lá đầu tiên của cây, số lượng đặc trưng của lá mầm là 1 hoặc cây 2 lá mầm.Trên một lá bao gồm: Phiến lá có hình thái rất đa dạng, có thể lá là nguyên, lá thùy, lá xẻ... theo hình dạng có thể là lá hình trứng, lá mũi mác.... Cuống lá là 1 phần của lá, có hình dạng kích thước và nhiều đặc tính hình thái khác nhau, cuống được xem như là một phần gấp nếp của phiến lá. Lá kèm là những phiến lồi có hình dạng và độ lớn khác nhau. Bẹ chìa là một kiểu đính đặc biệt của lá kèm * Chức năng của lá - Lá quang hợp và bốc, thoát hơi nước. Quang hợp là quá 1.0 trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. - Lá có khả năng hút các chất dinh dưỡng thông qua khí khổng và tầng cutin. * Biện pháp kỹ thuật 1.0 - Chọn giống cây trồng có bộ lá thích hợp với điều kiện vùng sinh thái, tăng vụ, tăng thời gian cây trồng đồng ruộng để lợi dụng ánh sáng một cách triệt để, giảm thời gian để đất trống. - Chọn cây trồng có cường độ quang hợp cao. Trồng theo hướng mặt trời để tận dụng ánh sáng, trồng xen, trồng lẫn, trồng gối vụ.Tăng cường các biện pháp chăm sóc, áp dụng kỹ thuật thâm canh như bón nhiều phân, bón phân sớm, cấy dày, tưới tiêu hợp lý, phòng từ sâu bệnh hại... Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận Hoàng Văn Chuyên
  5. TRƯỜNG TC DTNT - GDTX BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY SẢN & CHẾ BIẾN ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 02 Môn thi : Trồng trọt đại cương Mã môn học : MĐ 23 Khóa/Lớp : CNTY – KVII- 01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm). Anh (Chị) hãy phân tích vai trò của nhiệt độ đối với cây trồng? những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt trong trồng trọt? Câu 2: (4 điểm). Anh (Chị) hãy nêu một số loại phân có chứa đạm và những chú ý khi sử dụng phân đạm bón cho cây trồng? Câu 3: (3 điểm). Anh (Chị) hãy trình bày đặc tính sinh học của đất? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Thuận Hoàng Văn Chuyên
  6. TRƯỜNG TC DTNT - GDTX BẮC QUANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY SẢN & CHẾ BIẾN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 02 Môn thi : Trồng trọt đại cương Mã môn học : MĐ 23 Khóa/Lớp : CNTY – KVII- 01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: (3 điểm). Anh (Chị) hãy phân tích vai trò của nhiệt độ đối với cây trồng? những biện pháp nâng cao hiệu quả 3 điểm sử dụng nhiệt trong trồng trọt? Đáp án + Vai trò của nhiệt độ 1.5 - Nhiệt độ ảnh hưởng đến cây trồng bao gồm cả nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất. Cả hai nguồn năng lượng này đều có chung một gốc là năng lượng ánh sáng mặt trời. - Vì vậy những vùng nào và những mùa nào nhận được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời thì vùng đó và mùa đó có nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao và ngược lại. Mỗi loại cây trồng sống trong giới hạn nhiệt độ nhất định. + Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt 1.5 -Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, chọn cây trồng và giống cây trồng phù hợp với diễn biến nhiệt độ của từng vùng và từng mùa. Căn cứ vào tổng tích ôn của cây và tổng nhiệt độ của vùng để bố trí vụ trong năm. - Gieo trồng đúng thời vụ và tăng cường biện pháp chống rét trong điều kiện cần thiết. - Chọn, tạo các giống cây trồng chịu rét, chịu nóng để gieo trồng ở những vùng nhiệt độ thích hợp. Trồng xen, trồng lẫn và trồng gối để tận dụng nhiệt độ tăng vụ cây trồng trong năm.
  7. 2 Câu 2: (4 điểm). Anh (Chị) hãy nêu một số loại phân có 4 Điểm chứa đạm và những chú ý khi sử dụng phân đạm bón cho cây trồng? Đáp án * Một số dạng phân đạm chính 1.0 Sulphat amon: (NH4)SO4 Clorua amon : NH4Cl Nitrat amon : NH4NO3 Phân ure : CO(NH2) * Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm 3.0 Tùy thuộc vào đặc điểm của cây trồng : - Bón đạm ở giai đoạn trước để tăng diện tích quang hợp tạo tiền đề cho việc tăng năng suất. - Bón đạm ở giai đoạn sau nhằm duy trì diện tích quang hợp và thúc đẩy sự vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ. - Lượng đạm bón tùy thuộc vào nhu cầu đạm của từng loại cây trồng và giống cây trồng. Những giống chịu phân có tiềm năng cho năng suất cao yêu cầu đạm nhiều hơn. + Bón đạm cần dựa vào đặc tính của đất : - Đất giàu đạm khi bón cần tính toán và bón kết hợp với phân lân, phân kali. Đất có thành phần cơ giới nặng có thể bón đạm tập trung vì NH4+ được keo đất hấp phụ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ cần bón nhiều lần theo yêu cầu của cây. - Đất chua, mặn cần chọn loại phân đạm cho phù hợp, tránh làm tăng độ chua, mặn cho đất. + Dựa vào tình hình thời tiết khí hậu : - Nếu thời tiết khô hạn kéo dài, trong đất còn nhiều tàn dư phân bón do cây vụ trước để lại thì không nên bón nhiều đạm cho vụ sau. Ngược lại sau thời kỳ nhiệt độ cao, mưa nhiều chất hữu cơ bị phân giải mạnh và bị rửa trôi mạnh thì phản bón đạm nhiều hơn. Không nên trộn phân đạm có gốc amon với vôi, tro hoặc các loại phân có phản ứng kiềm. Vì như vậy sẽ làm mất đạm dưới
  8. dạng NH3. + Dựa vào cây trồng trước: Nếu cây trồng trước là cây họ đậu thường làm giàu đạm cho đất cần giảm lượng phân bón. Ngược lại cây trồng trước là cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng N để tạo năng suất kinh tế thì cần bón tăng lượng đạm. 3 Câu 3: (3 điểm). Anh (Chị) hãy trình bày đặc tính sinh học 3 Điểm của đất? Đáp án * Các sinh vật sống trong đất Đất là môi trường sống của các loại sinh vật. Sinh vật đóng 1.5 vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất, ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất và độ phì đất. các sinh vật trong đất chia làm 3 nhóm : - Vi sinh vật : có nhiều trong đất, trung bình một gam đất có hàng trăm triệu con, khả năng sinh sản của chúng rất lớn. Vi sinh vật có vai quan trọng trong biến đổi chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở trong đất. - Thực vât : thực vật màu xanh tạo ra một khối lượng lớn chất hữu cơ cung cấp cho đất. Hoạt động của thực vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm, tính chất và độ phì của đất. - Động vật : động vật trong đất gồm nhiều loại từ nguyên sinh động vật như : giun đến các loại côn trùng như dế, mối, kiến và động vật có xương như chuột... tác dụng của chúng gồm 2 mặt : + Ăn chất hữu cơ rồi qua quá trình tiêu hóa biến thành các chất hữu cơ đơn giản cung cấp thức ăn cho cây. + Làm cho đất thêm nhiều hang hốc, tới xốp, thoáng khí, xới trộn các lớp đất với nhau mà điển hình là giun đất. *Điều kiện hoạt động của vi sinh vật đất 1.5 Trong các loài sinh vật sống trong đất thì vi sinh vật đóng vai trò quan trọng. Để phát triển các loài vi sinh vật yêu cầu những điều kiện môi trường nhất định và dinh dưỡng. - Điều kiện môi trường : yêu cầu điều kiện môi trường thích hợp. + Nhiệt độ : thích hợp khoảng 20 – 250C, sinh vật có thể chịu
  9. nhiệt độ ở 600C. + Không khí : tất cả các loài vi sinh vật đêu cần O 2 hô hấp song lượng oxy hô hấp khác nhau. Vi sinh vật hảo khí chỉ sống được trong điều kiện đủ oxy, vi sinh vật yếm khí sống trong điều kiện thiếu oxy. + pH của môi trường : thích nghi với pH trung tính. - Điều kiện dinh dưỡng : các chất hữu cơ và khoáng chất vi sinh vật lấy từ đất. Tùy theo khả năng sử dụng chất dinh dưỡng người ta chia sinh vật thành 2 loại là vi sinh vật hóa sinh và vi sinh vật tự dưỡng. Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN Nguyễn Đức Thuận Hoàng Văn Chuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2