intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

425
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn là tài liệu ôn thi lớp 6 hữu ích dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi học kì 1. Đề thi được biên soạn bám sát với chương trình học của môn Giáo dục công dân lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao nhất. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

TRƯỜNG THCS HỒ HẢO HỚN LỚP: 6/……… HS:………………………………………… Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, KHỐI LỚP 6 ĐỀ 01 Nhận xét của giáo viên I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Thời gian làm bài 15’(Mỗi câu 0.25điểm ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em chọn trong các câu sau đây: Câu 1. Ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm là: A. Góp gió thành bão. B. Tích tiểu thành đại. C. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ Câu 2. Quan niệm đúng khi nói về tiết kiệm là: A. Giàu có không cần phải tiết kiệm. B. Dù trong điều kiện nào con người cũng cần phải biết tiết kiệm. C. Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn, bị bạn bè xa lánh. D. Thời gian là vô tận không cần phải tiết kiệm. Câu 3. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là: A. Làm việc theo cảm hứng. B. Bỏ dỡ công việc giữa chừng. C. Chăm chỉ học bài không đợi ai nhắc nhở. D. Nhận việc nhưng chỉ làm cho xong. Câu 4. Ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là: A. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. B. Tiên học lễ, hậu học văn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Năng nhặt chặt bị. Câu 5. Ý kiến đúng khi nói về lễ độ là: A. Lễ độ là thể hiện lối sống văn minh của người có văn hóa. B. Không cần giữ lễ độ với người nhỏ hơn và ngang hàng. C. Lễ độ làm cho quan hệ giữa mọi người gò bó mất tự nhiên. D. Lễ độ là khách sáo thiếu chân thực. Câu 6. Biểu hiện của sự biết ơn là: A. Thăm hỏi thầy cô giáo cũ. B. Chỉ chào hỏi giáo viên trên lớp. C. Từ chối nhận chăm sóc cây cảnh ở đền thờ liệt sĩ. D. Không vâng lời bố mẹ. Câu 7. Hành vi thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên là A. Đổ rác đúng nơi qui định. B. Sử dụng bao bì bằng ni lông C. Phá rừng ngặp mặn nuôi tôm. D. Phát hoang bụi rậm. Câu 8. Câu có nội dung nói về lịch sự, tế nhị là: A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. B. Tiếng chào cao hơn mâm cổ. C. Năng nhặt chặt bị. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 9. Biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác là: A. Làm lấy có. B. Trốn tránh việc nặng. C. Hăng hái nhiệt tình. D. Ỷ lại vào người khác. Câu 10. Để thực hiện mục đích học tập học sinh cần: A. Tìm mọi cách để trở thành HS giỏi. B. Không cần hợp tác với bất kì ai. C. Lắng nghe thầy cô giảng bài, có kế hoạch tự học. D. Việc làm nào có lợi cho bản thân mới thực hiện. Câu 11. Phát biểu đúng khi nói về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là: A. Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khỏe. B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. C. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. D. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. Câu 12: Hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị là: A. Nói leo trong giờ học. C. Hòa nhã với bạn bè. TRƯỜNG THCS HỒ HẢO HỚN LỚP: 6/……… HS:………………………………………… Điểm B. Không chào hỏi giáo viên cũ. D. Ngắt lời người khác. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, KHỐI LỚP 6 ĐỀ SỐ 2 Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Thời gian làm bài 15’ Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em chọn trong các câu sau đây: Câu 1. Biểu hiện tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là: A. Thích ăn đồ tái sống. B. Thích món gì thì ăn thật nhiều. C. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. D. Để sách quá gần khi đọc. Câu 2. Ca dao, tục ngữ nói về siêng năng kiên trì: A. Gọi dạ bảo vâng. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Học một, hiểu mười. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 3. Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì là: A. Chăm chỉ học bài không cần ai nhắc nhở. B. Học bài xong mới đi chơi. C. Gặp bài tập khó thì không làm. D. Dậy sớm giúp mẹ quét nhà. Câu 4. Quan niệm đúng khi nói về tiết kiệm: A. Thời gian là vô tận không cần phải tiết kiệm. B. Tiết kiệm làm cho con người trở nên bủn xỉn bị bạn bè xa lánh. C. Giàu có không cần phải tiết kiệm. . D. Dù trong điều kiện nào con người cũng cần phải biết tiết kiệm. Câu 5. Ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm là: A. Tích tiểu thành đại. B. Học đi đôi với hành. C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. D.Vung tay quá tráng. Câu 6. Quan niệm đúng khi nói về lễ độ là cách cư xử: A. đúng mực khi giao tiếp với người khác. B. tùy tiện khi giao tiếp với người khác. C. thoải mái khi giao tiếp với người khác. D. thân mật khi giao tiếp với người khác. Câu 7. Biểu hiện thiếu tôn trọng kỉ luật là: A. Xếp hàng nay ngắn khi ra về. B. Nhận nhiệm vụ nhưng ít khi hoàn thành. C. Trong lớp học lắng nghe thầy cô giảng bài. D. Giữ trật tự nơi công cộng. Câu 8. Ca dao, tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng biết ơn: A. Ăn vóc học hay. B. Ân trả nghĩa đền. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 9. Hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị là: A. Nói leo trong giờ học. B. Không chào hỏi giáo viên cũ. C. Hòa nhã với bạn bè. D. Ngắt lời người khác. Câu 10. Biểu hiện của lối sống chan hòa là: A. Nói trống không. B. Không góp ý với bạn vì sợ mất lòng. C. Quan tâm giúp đỡ bạn bè. D. Sống khép kín. Câu 11. Ca dao tục ngữ nói về lối sống chan hòa là: A. Vung tay quá tráng B. Ăn ngay nói thẳng. C. Học, học nữa, học mãi. D. Chia ngọt, sẽ bùi. Câu 12. Câu nào sau đây có nội dung nói về học tập: A. Tiếng chào cao hơn mâm cổ. C. Giấy rách phải giữ lấy lề. B. Học một, hiểu mười. D. Học đi đôi với hành. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018. MÔN GDCD KHỐI 6 II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 13 a. (1 đ) Thế nào là tiết kiệm? b. (15 đ) Vì sao cần phải sống tiết kiệm? Câu 14 a. (2 đ) Em hãy phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai? b. ( 1.5 đ) Mục đích học tập của em là gì? Em cần làm gì để thực hiện mục đích đó? Câu 15 (1đ) Cho tình huống sau: Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc. Vào cửa rạp Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé vào tai Tuấn nhắc nhở Tuấn tắt thuốc lá nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người nghe thấy: " Việc gì phải tắt thuốc lá" Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hai bạn? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018. MÔN GDCD KHỐI 6 ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM (ĐẾ 01) I. Trắc nghiệm khách quan (3đ) (Mỗi câu 0.25điểm ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 A,B B C D A A B B C C Câu6 A Câu7 B Câu8 B Câu 11 Câu 12 B C ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM (ĐẾ 02) Câu1 A Câu2 B Câu3 C Câu4 D Câu5 A Câu9 C Câu10 C Câu 11 Câu 12 D B,D II. Tự luận (7đ) Câu 1a. (1 đ) Thế nào là tiết kiệm? - Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác. - Hà tiện, keo kiệt là hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết. - Xa hoa lãng phí là tiêu phí tiền bạc, thời gian…quá mức cần thiết. b. (1.5đ) Em hãy giải thích lợi ích của lối sống tiết kiệm trong cuộc sống? - Về đạo đức: Đây là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội,quý trọng mồ hôi công sức trí tuệ của con người - Về kinh tế: tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước - Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hoá Câu2 a.)(2 đ) Em hãy phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai? + Mục đích học tập đúng là là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau 1đ + Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (điểm số) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân ( để có nhiều tiền, sống sung sướng...)1đ b.)(1.5đ) - Học tập để có kiến thức, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt + Siêng năng, chăm chỉ, vâng lời thầy cô, ông bà cha mẹ + Tự giác học và làm bài,... + Lắng nghe thầy cô giảng bài + Trao đổi với bạn bè Câu 3. HS có thể có hiều cách diễn đạt khác nhau cần nêu được các ý chính sau: Bạn Tuấn không lịch sự, tế nhị: Hút thuốc lá nơi công cộng khi được nhắc nhở lại nói to " Việc gì phải tắt thuốc lá" --> Đáng chê trách. Bạn Quang biết tôn trọng mọi người, tôn trọng Tuấn ghé sát tay Tuấn nhắc nhở Tuấn --> Được yêu quý.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2