intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: KHTN - LỚP 7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II (Từ tuần 19 hết tuần học thứ 30). - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm, Vận dụng 1,0 điểm) - Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 5 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) - Nội dung nửa đầu học kì 2: 40% (4,0 điểm) - Nội dung nửa học kì sau: 60% (6,0 điểm) Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Chủ đề hiểu cao Tự Trắc Tự Trắc Trắc Tự luận Trắc nghiệm Tự luận luậ nghiệm luận nghiệm nghiệm n 1. Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các 1 (0,25) 1 (0,25) 0,25 nguyên tố hoá học (3 tiết sau/7t) 2. Bài 5. Phân tử -Đơn chất- 2 (0,5) 1 (0,25) 3 (0,75) 0,75 hợp chất (4 tiết) 3. Bài 6. 4 (1,0) 1 4 (1,0) 2,0 Giới thiệu (1, về liên kết 0) hoá học (5
  2. Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Chủ đề hiểu cao Tự Trắc Tự Trắc Trắc Tự luận Trắc nghiệm Tự luận luậ nghiệm luận nghiệm nghiệm n tiết) 4. Bài 30+31. Trao đổi nước và 1 chất dinh 1 (1,0) (1, 1,0 dưỡng ở 0) TV và động vật (6 tiết) 5. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước (2 tiết) 6. Chương VIII. Cảm ứng ở sinh 2 (0,5) 1 (0,25) 4 (1,0) 1,0 vật (5 tiết) 7. Chương 1 (1,0) 2 (0,5) 1 4 (1,0) 2,0 IX. Sinh (1, trưởng và
  3. Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Chủ đề hiểu cao Tự Trắc Tự Trắc Trắc Tự luận Trắc nghiệm Tự luận luậ nghiệm luận nghiệm nghiệm n phát triển ở sinh vật 0) (7 tiết) 8. Bài 39. Sinh sản vô tính ở 2 (0,5) 2 (0,5) 0,5 sinh vật (2 tiết trước/3t) 9. Bài 16 Sự phản xạ ánh 1 (0,25) 1 (0,25) 0,25 sáng (2 tiết sau)/3 10. Bài 17. ảnh 1 của vật 1 (1,0) (1, 1,0 qua gương 0) phẳng (3 tiết) 11. Bài 18. Nam châm 1 (0,25) 0,25 (3 tiết) 12. Bài 19. 1 Từ trường 1 (1,0) (1, 1,0 (4 tiết) 0) Số câu 2 8 8 1 1 0 5 20 10,00 Điểm số 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 0 5,0 5,0 10
  4. Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Chủ đề hiểu cao Tự Trắc Tự Trắc Trắc Tự luận Trắc nghiệm Tự luận luậ nghiệm luận nghiệm nghiệm n Tổng số 10 điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm điểm BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHTN 7
  5. Nội dung Mức độ Số câu hỏi Câu hỏi TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm 1 C1 Yêu cầu cần đạt nguyên tố/nguyên Bài 4. Sơ lược về tố kim loại, các bảng tuần hoàn Thông hiểu nhóm nguyên các nguyên tố hoá tố/nguyên tố phi học (3 tiết sau/7t) kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. - Nêu được khái Nhận biết niệm phân tử, đơn 2 C2,C3 chất, hợp chất. Bài 5. Phân tử -Đơn chất-hợp - Đưa ra được một chất (4 tiết) số ví dụ về đơn chất và hợp chất. Thông hiểu - Tính được khối 1 C4 lượng phân tử theo đơn vị amu. - Nêu được mô hình sắp xếp C5,C6,C7 electron trong vỏ
  6. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022-2023 HỌ TÊN: ........................................ MÔN: KHTN 7 LỚP: 7/..... Thời gian: 75’ (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài (Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm) Câu 1. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 2. Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số …………. liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. A. chất. B. nguyên tố hoá học. C. nguyên tử. D. phân tử. Câu 3. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử carbon dioxide là bao nhiêu amu? A. 44. B. 28. C. 40. D. 20. Câu 5. Cho mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm. Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại có điểm giống nhau là có A. cùng số lớp electron. B. 8 electron lớp ngoài cùng.
  7. C. cùng số electron. D. 2 electron lớp ngoài cùng. Câu 6. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Khi tham gia hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử oxygen, mỗi nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Hợp chất ion không có tính chất nào? A. Là chất rắn ở điều kiện thường.
  8. B. Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. C. Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện. D. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 9. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là giúp sinh vật A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. B. tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài. C. tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa. D. có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Câu 10. Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật nhằm A. biến đổi kích thích của môi trường. B. trả lời kích thích của môi trường. C. phát tán kích thích của môi trường. D. điều tiết kích thích của môi trường. Câu 11. Sắp xếp lại các bước chứng minh tính hướng nước của cây. (1) Chuẩn bị 2 chậu đất/cát như nhau (2) Khi cây phát triển có 3 – 5 lá, đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu sao cho nước ngấm vào đất mà không ngập úng cây. (3) Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm. (4) Sau 3 – 5 ngày, nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ. A. (1) -> (2) -> (3) -> (4). B. (1) -> (3) -> (2) -> (4). C. (4) -> (3) -> (2) -> (1). D. (1) -> (4) -> (2) -> (3). Câu 12. Hiện tượng nào không phải là hiện tượng cảm ứng ở thực vật? A. Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại. B. Cây sưa rụng lá vào mùa đông. C. Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh. D. Hoa hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời. Câu 13. Sinh trưởng là quá trình tăng về A. chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. B. kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. C. khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. D. kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  9. Câu 14. Phát triển bao gồm A. sinh trưởng và phân chia tế bào. B. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh đột biến về hình thái cơ thể. D. phân chia và phân hóa tế bào, phát sinh các đột biến để hình thành cơ quan mới. Câu 15. Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành. B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành. C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng. D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng. Câu 16. Quan sát vòng đời của muỗi sau đây: Để tiêu diệt muỗi hiệu quả, nên tác động vào các giai đoạn A. trứng và ấu trùng. B. trứng và muỗi trưởng thành. C. nhộng và muỗi trưởng thành.
  10. D. muỗi tiền trưởng thành và muỗi trưởng thành. Câu 17. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra A. đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của loài. B. cá thể mới (con) đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. C. các loài mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới. D. các đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới. Câu 18. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần 2 cá thể. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. D. chỉ cần giao tử cái. Câu 19. Trong các hình ảnh sau, hình nào xảy ra hiện tượng phản xạ? A B
  11. C D Câu 20. Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm. B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm. C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Nêu sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron trong phân tử sodium chloride (NaCl). Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng? Câu 3 (1,0 điểm). Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Câu 4 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng? Câu 5 (1,0 điểm). Dựa vào tính chất của ảnh của vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng trong các hình sau.
  12. ------------HẾT------------ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: KHTN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án D C A A B A B D A B B C D B A A B B B C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron trong phân tử sodium chloride (NaCl): + Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne. 0,25 điểm + Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar. 0,25 điểm + Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau để hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm). Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì: + Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định. 0,25 điểm + Cơ thể cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. 0,25 điểm
  13. + Nếu chỉ ăn một loại thức ăn thì cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm chí có thể mắc bệnh tật. 0,5 điểm Câu 3 (1,0 điểm). Khái niệm sinh trưởng và phát triển. + Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên. 0,5 điểm + Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. 0,5 điểm Câu 4 (1,0 điểm) Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng - Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là những đường cong không cắt nhau, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam. (0,25đ) - Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc theo kim nam châm nằm cân bằng trên đường sức từ đó. (0,25đ) - Mật độ của đường sức từ cho ta biết độ mạnh yếu của từ trường: Càng gần đầu nam châm, đường sức từ càng dày (từ trường càng mạnh); càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa (từ trường càng yếu). (0,5đ) Câu 5 (1,0 điểm) Vẽ đúng 1 hình: 0,5 điểm; 2 hình: 1,0 điểm ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2