intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN LỊCH SỬ ­ KHỐI LỚP 12  Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 Câu 1: Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 ­ 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới  là A. sử dụng chiến thuật trực thăng vận.                                           B.tiến hành dồn dân, lập ấp chiến  lược.    C. mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định.                      D. sử dụng chiến thuật thiết xa vận.      Câu 2: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986), Việt Nam có chủ trương nào sau đây? A. Phát triển kinh tế ké hoạch hóa tập trung.      B. Tập trung cải tạo công thương nghiệp, C. Xóa bỏ sự tồn tại của thị trường tự do.            D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 3: . Chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ trong thời gian nào ? A.  Từ ngày 17 ­ 2 ­ 1979 đến ngày 5 ­ 3 ­ 1979. B.  Từ ngày 17 ­ 1 ­ 1979 đến ngày 18 ­ 3 ­ 1979. C.  Từ ngày 7­1 ­ 1979 đến ngày 5 ­ 3 ­ 1979. D. Từ ngày 17 ­ 2 ­ 1979 đến ngày 18 ­ 3 ­ 1979. Câu 4: Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9­1960) đã xác định cách mạng miền Bắc A. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. B. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. C. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam. D. có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng đất nước. Câu 5: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là: A. quân đội Sài Gòn. B. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ. C. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn. D. quân Mĩ. Câu 6: Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà  nước của dân, do dân và  vì   dân là nội dung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 ­ 1986) về A. chính trị. B. pháp luật. C. đối ngoại. D. văn hóa. Câu 7: Sau đại thắng mùa xuân 1975, tình hình Nhà nước cả nước như thế nào? A. Miền Bắc là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, miền Nam là Nhà nước tư bản chủ nghĩa B. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền hai miền. C. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. D. Nhà nước trong cả nước được thống nhất. Câu 8: Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề  ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam   trong khoảng thời gian nào? A. Cuối năm 1975 đầu năm 1976. B. Trong hai năm 1975 và 1976. C. Vào đầu năm 1975 cuối năm 1977. D. Mùa mưa năm 1974 và 1975. Câu 9: Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975? A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25­4­1976). B. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11­1975). C. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thông nhất kì họp đầu tiên (24­6 đến 2­7­1976). D. Đại hội thống nhất mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 10: Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI là gì? A. Bầu ra các cơ cao nhất của cả nước. B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Thống nhất về mặt lãnh thổ. D. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. Trang 1/5 ­ Mã đề 002
  2. Câu 11: Mục đích của đế quốc Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào  Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 là A. tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa­ri. B. hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới. C. cứu nguy cho  chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh”.    D. cứu nguy cho  chiến lược“Chiến tranh cục bộ”. Câu 12: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở  Việt Nam (1975­1976)? A. Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. Là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.  C. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Câu 13: Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ A.  biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc. B. biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. C.  biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam. D.  biên giới phía Đông và biên giới phía Tây. Câu 14: Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế ­   Đà Nẵng? A. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975. B. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1976. C. Giải phóng miền Nam trong hai  năm 1975 và 1976. D. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975. Câu 15: . Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919­1923 là A.  soạn thảo Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương B.  soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương C.  Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. D.  triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Câu 16: Vì sao Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên mở màn cuộc tấn công Xuân 1975? A. Tây Nguyên rất gần với quân đoàn 1 của chính quyền Sài Gòn. B. Tấn công Tây nguyên làm bàn đạp tấn công Huế ­ Đà Nẵng. C. Tây Nguyên rất gần với trung tâm đề kháng của chính quyền Sài Gòn. D. Tây Nguyên, địch bố phòng với lực lượng mỏng và sơ hở. Câu 17: Ngay sau khi hiệp định Giơ ne vơ được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp dựng ra chính quyền Ngô   Đình Diệm là vì A. tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. B. Mĩ muốn chi phối cách mạng miền Nam, phá hoại hiệp định Giơ ne vơ. C. Mĩ muốn độc chiếm Đông dương. D. thực hiện âm mưu cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Câu 18: Vì sao hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt   đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị (tháng 11/1939). B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 19: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỷ XX đặt  ra yêu cầu cấp bách nào đối  với Việt Nam? A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. C. Tập trung phát triển công nghiệp nặng. D. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. Câu 20: Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến  Trang 2/5 ­ Mã đề 002
  3. lược “Việt Nam hóa chiến tranh” A. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. B. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. C. thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. D. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. Câu 21: Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973  là A. Thắng lợi của nhân dân hai Miền và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). B. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tiến công chiến lược 1972. C. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại  lần thứ nhất của đế quốc Mĩ. D. cuộc tiến công chiến lược 1972 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế  quốc Mĩ. Câu 22: Tổ chức Cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Tâm tâm xã. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 23: Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959­1960) ở miền Nam Vỉệt Nam đã A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ. C. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. trực tiếp buộc Mĩ đưa quân đội tham chiến tại chiến trường miền Nam. Câu 24: Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12 ­ 1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. B. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. C. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước. D. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Câu 25: Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ  nghĩa xã hội hiện nay là A. phát huy vai trò của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. B. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng. C. xây dựng khối đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân trong chiến đấu và xây dựng. D. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ, nắm bắt cơ hội và vận mệnh mới. Câu 26: Đâu là điểm chung trong quyết định của Quốc hội khóa VI và Quốc Hội khóa I? A. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp. B. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. D. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến. Câu 27: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 ­ 1965) ở miền Nam  Việt Nam, Mỹ và chính quyền  Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây? A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc. B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét. C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”. D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”. Câu 28: Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Cách mạng tháng Tám năm 1945.  Câu 29: Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thể hi ện  ở chỗ Trang 3/5 ­ Mã đề 002
  4. A. Quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5 năm 1975 (trước mùa mưa). B. Quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn miền Nam với 3 chiến dịch lớn. C. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976. D. Tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân. Câu 30: Ai là người được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt  Nam? A. Trần Đức Lương. B. Hồ Chí Minh. C. Nguyễn Lương Bằng. D. Tôn Đức Thắng Câu 31: Nội dung nào trong Hiệp định Pa­ri năm 1973 về  Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự  nghiệp giải phóng miền Nam? A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của  Việt Nam. B. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. C. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, cam kết không dính líu …hoặc can thiệp vào  công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. D. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do. Câu 32: Điểm khác biệt về lực lượng giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” so với chiến lược “chiến   tranh cục bộ “là A. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ là chủ lực. B. quân đội Sài Gòn là chủ lực. C. quân Mĩ là chủ lực. D. cố vấn Mĩ là chủ lực. Câu 33: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ  vào: A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. C. truyền thống yêu nước của dân tộc. D. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Câu 34: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta buộc Mĩ phải A. dùng thủ đoạn ngoại giao thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô để gây sức ép với ta. B. rút khỏi chiến tranh Việt nam, rút hết quân về nước. C. huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến. D. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. Câu 35: Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong  phong trào  Đồng khởi  (1959 ­   1960)  vì A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình. C. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực. D. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công. Câu 36: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu   nước là A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao và binh vận. B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và ngoại giao. Câu 37: Trong ba mặt trận đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mặt trận nào là nhân tố  quyết định thắng lợi? A. Mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự.               B. Mặt trận ngoại giao. C. Mặt trận quân sự.                                                    D. Mặt trận chính trị. Câu 38: Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12­1986)   là: A. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN. Trang 4/5 ­ Mã đề 002
  5. B. mở rộng quan hệ với Mỹ. C. hòa bình, hữu nghị, hợp tác. D. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 39: Chiến thắng Phước Long (tháng 1­1975) của quân dân Việt Nam cho thấy A. quân đội Sài Gòn đã tan rã hoan toàn. B. sự suy yếu của quân đội Sài Gòn. C. khả năng can thiệp trở lại của Mi rất cao. D. nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành. Câu 40: Trong những năm 1961­1965, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Đông Dương hóa chiến tranh. D. Ngăn đe thực tế.                                                               ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 5/5 ­ Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2