intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến” để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 10 Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. (Mời trầu - Hồ Xuân Hương, SGK Văn học 10, tập 1, NXB Giáo dục 2000, trang 156) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 3. Quả cau, miếng trầu ở câu thơ đầu được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu thơ: Có phải duyên nhau thì thắm lại Câu 5. Trong bài thơ có một thành ngữ, anh/chị hiểu như thế nào về thành ngữ ấy? Câu 6. Qua bài thơ, tác giả gửi gắm thông điệp gì? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích sau: …Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan(1) chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.(2) Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình(3) khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối(4)vẫn còn thơm lây… (Trích Trao duyên - Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục 2012, trang 104) * Chú thích: 1. Keo loan: thứ keo chế bằng huyết chim loan, dùng để gắn kết các vật. 2. Quạt ước, chén thề : hai người tặng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm, uống rượu thề nguyền chung thủy. 3. Hiếu tình: hiếu với cha mẹ, tình với người yêu. Hiếu: một phạm trù đạo đức quan trọng của đạo Nho. Hi sinh quyền lợi riêng tư, cá nhân, kể cả tình yêu cho hiếu là một nguyên tắc ứng xử phổ biến của người xưa. 4. Chín suối: tức “cửu tuyền”, chỉ âm phủ - cõi của người chết theo quan niệm xưa .................................Hết................................ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4,0đ 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng : 0 điểm 2 Chủ thể trữ tình trong bài thơ: Hồ Xuân Hương. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng : 0 điểm 3 Quả cau, miếng trầu được miêu tả qua những chi tiết: 0,5 - Quả cau : nho nhỏ. - Miếng trầu: hôi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời đúng 01 ý : 0,25 điểm 4 Câu thơ là lời ướm hỏi của thi sĩ: nếu có tình cảm chân 0,75 thành thì hãy thắm lại như miếng trầu. - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời một trong hai ý của đáp án : 0,5 điểm 5 - Thành ngữ: xanh như lá, bạc như vôi. 0,75 - Ý nghĩa: Vô ơn, bạc nghĩa, sống thiếu tình người Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời một trong hai ý của đáp án : 0,5 điểm 6 Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương gửi đến người đọc thông điệp 1,0 về khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Hướng dẫn chấm - Trình bày thuyết phục : 1,0 điểm - Trình bày chung chung : 0,5 đến 0,75 điểm - Trình bày thiếu thuyết phục : 0,25 điểm II LÀM VĂN 6,0đ Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích sau: …Cậy em em có chịu lời, Ngậm cười chín suối(4)vẫn còn thơm lây… 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,5đ thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
  3. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng của Thúy 0,5đ Kiều khi tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học 3,5 sinh sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau: a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích. 0,5 Hướng dẫn chấm - Giới thiệu tác giả, tác phẩm : 0,25điểm - Giới thiệu đoạn trích : 0,25điểm b. Tâm trạng của Thúy Kiều 3,0 * Lời nhờ cậy (Chuẩn bị tâm lí cho Thúy Vân) 0,75 - Từ ngữ: “cậy”, “chịu” => Tin tưởng, hy vọng, gửi gắm. Ý thức việc mình sắp nói quan trọng, thiêng liêng. - Hành động: “lạy”, “thưa” => Đảo lộn ngôi vị diễn tả việc nhờ cậy nghiêm túc, trang trọng với thái độ kính cẩn, hạ mình, khẩn khoản, tha thiết. => Tâm trạng day dứt, đau đớn, khó nói; Lời nhờ cậy xúc động, chân thành, tế nhị, thuyết phục lí - tình. * Giãi bày lòng mình 1,0 - Kể về hoàn cảnh éo le của mình“đứt gánh tương tư”: tình yêu tan vỡ nhưng bất lực. - Kể vắn tắt về mối tình sâu nặng với Kim Trọng “Khi gặp…khi ngày…khi đêm” - Kể về các biến cố xảy ra với gia đình “sóng gió bất kì” khiến Thúy Kiều đứng trước sự lựa chọn khó khăn, day dứt: “bên tình, bên hiếu” - Xin Thúy Vân “chắp mối tơ thừa” để nối duyên với Kim Trọng. => Sử dụng phép điệp, thành ngữ, điển tích, lời lẽ ngắn gọn, chân thành gợi sự cảm thông sâu sắc => Tâm hồn cao đẹp của Thúy Kiều. * Thuyết phục Thúy Vân 0,75 - Tuổi xuân: “Ngày xuân…” - Tình máu mủ ruột thịt: “Xót tình máu mủ…” - Lấy cả cái chết của kẻ bạc phận để nhờ cậy em “thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối” => Vận dụng sáng tạo thành ngữ tăng tính thuyết phục của lời nói; Giọng thơ khẩn khoản, tha thiết bộc lộ sự biết ơn chân thành khi những điều khó nói được giãi bày => Khéo léo, tinh tế, thông minh, sắc sảo, chu đáo, hiểu mình, hiểu người. * Đánh giá: 0,5 - Nội dung: + Tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn của Thúy Kiều khi trao
  4. duyên. + Thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. + Sự yêu thương, đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du. - Nghệ thuật: + Sử dụng thành công thể thơ lục bát. + Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. + Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, vận dụng sáng tạo thành ngữ. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ sâu sắc: 3,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc : 2,0 đến 3,0 điểm - Trình bày chung chung hoặc chưa rõ: 0,25 đến 1,75 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng đúng quy 0,5đ tắc, quy định trong tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ 1,0 sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm - Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm. Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10,00 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2