intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ Tổng Nội nhận Kĩ dung/đ thức TT năng ơn vị kĩ Nhận Thông Vận V. năng biết hiểu dụng dụng cao Đọc (số Đoạn 1 4 1 1 0 6 câu) văn Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Viết (số bài văn 1* 1* 1* 1 1 ý/câu) nghị luận Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 40 30 20 10 100 thức
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơ Mức độ Kĩ năng Nhận Thông Vận Vận n vị kiến đánh giá biết hiểu dụng dụng cao thức Đọc hiểu Đoạn Nhận 4 TL 1TL II I văn. biết: 1 TL - Phương thức biểu đạt. - Nhận ra nội dung của văn bản. - Nhận biết sự việc xãy ra trong đoạn trích. - Kiểu câu chia theo mục đích nói, hành động nói. Thông hiểu: Giải thích được hình ảnh ẩn ý trong văn
  3. bản. Vận dụng: Rút ra bài học cho bản thân. 2 Viết Viết bài Nhận 1* 2* 1* văn nghị biết: 1* luận Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn nghi luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ gây ấn
  4. tượng. Tổng 4 TL 1TL 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung (%) 70% 30% PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 LÝ TỰ TRỌNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Đọc hiểu (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo nguồn https://www.goctamhon.com) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0.5 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau:“Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ!”. Câu 3. (1.0 điểm) Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên như thế nào? Dựa vào văn bản, em hãy cho biết vì sao ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già? Câu 4. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.
  5. Câu 5. (1.0 điểm) Theo em, hình ảnh hai nhân vật ngọn gió và cây sồi ẩn ý cho hai kiểu người như thế nào trong xã hội? Câu 6. (1.0 điểm) Từ hình ảnh hai nhân vật ngọn gió và cây sồi em rút ra bài học gì cho bản thân mình? II. Làm văn (5.0 điểm) Nhân dân ta có câu: “Rừng vàng biển bạc” nhưng hiện nay nạn phá rừng đang diễn ra nóng bỏng. Em hãy viết bài nghị luận chứng minh rằng “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8 I. Phần đọc hiểu (5.0 điểm) PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản - Tự sự. 0,5 Câu 2: HS xác định mục đích nói, hành động nói. - Mục đích nói: Cảm ơn. 0,5 - Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc. Câu 3: Hình ảnh cây sồi già hiện lên; ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già. - Khi bị ngọn gió dữ dội băng qua, hình ảnh cây sồi già hiện lên: vẫn 1,0 đứng hiên ngang, không bị khuất phục, vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không hề gục ngã. - Ngọn gió không bao giờ có thể quật ngã được cây sồi già vì: Cây có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Câu 4: Nội dung chính Truyện kể về ngọn gió tỏ vẻ ta đây, hống hách, muốn mọi vật phải ngã 1,0 rạp khi gió cuốn qua nhưng nó hoàn toàn thất bại trước cây sồi già. Câu 5: HS nêu được hai kiểu người trong xã hội: + Ngọn gió: người trẻ tuổi, ngạo nghễ, hung hăng, ỷ sức khỏe, nông 1,0 cạn... + Cây sồi: người già dặn, điềm đạm, vững vàng, không gục ngã trước
  6. khó khăn thử thách, khiêm tốn… Câu 6 (1,0 điểm) Mức độ Nội dung Điểm Mức 1 Học sinh trả lời được nội dung sau: - Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống, chúng ta không nên quá kiêu 1,0 căng, ta đây, luôn muốn thể hiện mình thì thật là nông cạn. - Chúng ta cần phải kiên trì, mạnh mẽ, vững vàng, cần tôi luyện trong nghịch cảnh như cây sồi già để vượt qua những khó khăn, thử thách… Mức 2 Học sinh trả lời được một trong hai ý trên. 0,5 Mức 3 Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0 II. Làm văn (5.0 điểm) VIẾT 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0,25 Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài. 0,25 viết bài nghị luận làm sáng tỏ nhận định: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. b. Triển khai vấn đề: c. 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về rừng, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: chứng minh bảo vệ 0,5 rừng là bảo vệ cuộc sống. 2. Thân bài: a. Giải thích. - "Rừng" là một quần xã sinh vật trong tự nhiên, trong rừng có cây rừng là chủ yếu. 0,25 Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật khác nhau. 0,25 - "Bảo vệ " là giữ gìn, ngăn chặn những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của con người, tự nhiên để tài nguyên rừng phát triển. => Khẳng định vai trò của việc bảo vệ rừng đối với đời sống con người. 0, 25 b. Chứng minh.
  7. - Rừng mang lại cho con người sức khỏe, duy trì sự sống: Cây rừng đã cung cấp 0,25 cho con người lượng ô-xi cần thiết, bầu không khí trong lành, cung cấp các loài thảo mộc tự nhiên quý giá làm cây thuốc quý chữa bệnh,.. - Rừng bảo vệ cuộc sống bình yên của con người: rừng là lá chắn xanh cho bộ đội 0,25 ta tránh khỏi tầm kiểm soát của địch,... Rừng là thành trì vững chắc chống xói mòn, sạt lở đất, duy trì nguồn nước,… - Rừng góp phần vào phát triển kinh tế: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 0,25 giấy và một số ngành công nghiệp xuất khẩu. Các loài cây gỗ quý chế tạo ra những thành phẩm thủ công, mỹ nghệ,… Rừng nguyên sinh mang lại giá trị du lịch cao. c. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Hiện nay, rừng đang bị phá hủy nghiêm trọng: 0,5 + Diện tích rừng đang dần bị thu hẹp, chất lượng rừng đang bị xuống dốc trầm trọng bởi bàn tay của chính con người. + Lâm tặc vì lợi ích kinh tế mà chặt phá rừng bất hợp pháp. + Hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy chưa có dấu hiệu giảm. + Nạn khai thác rừng trái phép vẫn liên tục diễn ra trên cả nước - Hậu quả: tác động trực tiếp đến tài nguyên rừng, gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống 0, 5 chính chúng ta. * Biện pháp bảo vệ rừng 0, 5 - Trồng cây gây rừng, bảo vệ các cây quý, nhân giống cây rừng - Phòng chống cháy rừng, không phá rừng bừa bãi - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng 3. Kết bài: Khẳng định vai trò của việc bảo vệ rừng, rút ra bài học nhận thức và 0, 5 hành động của bản thân trong việc bảo vệ rừng d. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp, hấp 0,25 dẫn Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Phụng Nguyễn Minh Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2