intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/10/2023 Thời gian làm bài: 180 phút, không tính thời gian phát đề Đề thi gồm 02 câu, 01 trang Câu 1 (4,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết: Này bông hoa hồng Giá trị của mày là khoảnh khắc Ai biết mày khi đang kết nụ? Ai để ý mày khi mày úa tàn? Ôi hoa hồng, hoa hồng Phút giây này thật tuyệt vời. (Trích từ truyện ngắn Mưa Nhã Nam) Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ những dòng thơ trên. Câu 2 (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”. Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---HẾT--- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ................................................ Số báo danh: ................................... Cán bộ coi thi số 1: ................................. Cán bộ coi thi số 2: .......................................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Ngày thi: 25/10/2023 DỰ THẢO A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (4,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, lí lẽ thuyết phục.... Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cần biết trân trọng khoảnh khắc hiện tại; 0,25 cuộc sống có ý nghĩa là khi được cống hiến hết mình, làm đẹp cho cuộc đời. 2 Giải thích : 0.5 - “Hoa hồng”: tượng trưng cho cái đẹp. - Những dòng thơ đề cập đến giá trị của hoa hồng là tỏa sáng trong khoảnh khắc, ấy là khi hoa bung nở và tỏa hương, mang lại sắc hương cho đời. - Từ ý nghĩa biểu đạt của hình tượng hoa hồng, lời thơ còn mang ý nghĩa hàm ẩn về lối sống của con người: + Con người cần biết trân trọng và sống hết mình với cuộc sống hiện tại. + Con người chỉ thật sự tỏa sáng khi đem hết tâm hồn, trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho đời. -> Qua lời thơ, tác giả đã khẳng định và đề cao cái hiện tại; cổ vũ cho lối sống biết khẳng định bản thân, sống cống hiến, toả sáng và làm đẹp cho cuộc đời. 3 Phân tích lí giải 2.5 - Quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa tới, thời gian rất quý giá, một đi không trở lại, vì thế phải trân trọng và sống hết mình với hiện tại. - Việc quý trọng cuộc sống hiện tại sẽ giúp chúng ta biết nỗ lực, cố gắng mỗi ngày để có được thành công và hạnh phúc thực sự. - Bất kì người nào cũng chỉ được sống duy nhất một lần trong đời. Việc lựa chọn mình trở thành người như thế nào là do bản thân hoàn toàn quyết định. Biết quý trọng cuộc sống hiện tại, sống cống hiến và làm đẹp cho cuộc đời là lối sống lành mạnh, tích cực và ý nghĩa. - Sống hết mình và khẳng định giá trị bản thân là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người và truyền năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.
  3. - Con người có thể cống hiến, khẳng định mình trên nhiều phương diện: sức vóc, trí tuệ, năng lực, tâm hồn,... (Trong quá trình lí giải, học sinh cần có dẫn chứng minh họa) 4 Bàn luận mở rộng, đánh giá 0,5 - Nếu không biết trân trọng cuộc sống hiện tại, không biết cống hiến để góp hương sắc cho cuộc đời thì cuộc sống đó sẽ trở nên vô nghĩa, con người dễ bị tan vào quên lãng. Phê phán những người sống thụ động, hèn nhát, không dám suy nghĩ và hành động, để cuộc đời của mình “tàn úa” ngay khi còn sống. - Sống cho hiện tại nhưng cũng cần biết tôn trọng quá khứ và hướng đến tương lai. - Để mạnh mẽ và tự tin khẳng định bản thân, con người phải có sự tích lũy, học hỏi không ngừng để làm giàu trí tuệ và tâm hồn mình. 5 Bài học liên hệ 0,25 - Khẳng định triết lí trên là đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người một phương châm sống tích cực. - Bài học cụ thể cho bản thân về nhận thức và hành động. Câu 2 (6,0 điểm) a. Về kỹ năng Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 2 Giải thích 0,5 - “Cái đẹp của nghệ thuật”: là cái đẹp được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả, hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo. - “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: cái đẹp trong nghệ thuật được gợi cảm hứng từ chính hiện thực đời sống. - “Quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”: nhấn mạnh cái đẹp về tâm hồn, tư tưởng và tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. ->Ý kiến khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực đời sống và vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm nghệ thuật. 3 Lí giải vấn đề 1,0 (Học sinh dùng kiến thức lí luận văn học về đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tạo của nhà văn, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học… để lí giải, làm sáng tỏ vấn đề). - “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: + Văn học phản ánh cuộc sống và con người theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mĩ của con người. + Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tạo văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật. Hiện thực đời sống là chất liệu để sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật, là đề tài vô tận để nhà văn khai thác, phản ánh.
  4. + Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật rất phong phú, đa dạng (bức tranh thiên nhiên, đời sống, con người, đất nước, dân tộc…) - “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”: + Đẹp ở “tâm” (tâm hồn, tấm lòng, tư tưởng, thái độ của nghệ sĩ với cuộc sống, con người): Tác phẩm văn học thể hiện tình cảm, tư tưởng, ước mơ, khát vọng của nhà văn trước cuộc đời, bởi vậy qua tác phẩm văn học sẽ thấy được chân dung tinh thần của người sáng tạo. Văn học không phản ánh cuộc sống một cách bàng quan, lãnh đạm mà đều phải trải qua những dằn vặt, trăn trở, những tình cảm mãnh liệt, những khát vọng thiết tha, những tư tưởng, quan niệm riêng về chân lí đời sống, về cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu… của người nghệ sĩ. + Đẹp ở “tài” (tài năng nghệ thuật: biểu đạt qua hình thức nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…): Cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn cảm nhận, khám phá ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm và được khắc hoạ qua tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ; tạo nên sự hài hoà giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp. 4 Chứng minh Học sinh tự lựa chọn tác phẩm và có thể trình bày theo những cách khác 3.0 nhau để làm sáng tỏ ý kiến. Khi chứng minh, học sinh cần làm rõ được các vấn đề: - “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: Học sinh chỉ ra bức tranh hiện thực: thiên nhiên, đời sống, con người, đất nước, dân tộc... được thể hiện trong tác phẩm. - “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”: + Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng + Vẻ đẹp tài năng nghệ thuật 5 Đánh giá, mở rộng 0,75 - Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính: phải gắn với hiện thực cuộc sống và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống, phải thể hiện được những tư tưởng sâu sắc, tình cảm nhân văn hướng đến con người, vì con người, không ngừng trau dồi tài năng nghệ thuật để hướng tác phẩm tới giá trị chân – thiện – mĩ. - Đối với độc giả: ý kiến trên đem đến cái nhìn đúng đắn toàn diện mang tính định hướng cho người tiếp nhận văn chương về cái đẹp của nghệ thuật. 6 Khẳng định vấn đề nghị luận 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2