intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2005 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

369
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Sử lớp 12 năm 2004 - 2005 kèm đáp án giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2005 - Kèm đáp án

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ BẢNG A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/3/2004 Câu 1 (3 điểm) Những biểu hiện nào chứng tỏ phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX “dường như trong đêm tối không có đường ra”? Câu 2 (2 điểm) Lập bảng so sánh Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam trên các mặt: mục tiêu, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh, kết quả và ý nghĩa lịch sử. Câu 3 (9 điểm) Bằng sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta. Câu 4 (3 điểm) Tại sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười? Câu 5 (3 điểm) Hãy nêu các sự kiện lớn của lịch sử thế giới trong những năm 1980 và phân tích ảnh hưởng của những sự kiện đó đối với chủ trương đổi mới ở nước ta. - Hết – * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích thêm.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử - Bảng A Câu1: (3điểm) Mở đầu: Yêu cầu khách quan của lịch sử nước ta từ sau năm 1884; sự bất lực của nhà Nguyễn trước giặc ngoại xâm và sự thất bại của phong trào Cần vương chứng tỏ: không thể giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Pháp theo phương thức cổ truyền dưới ngọn cờ phong kiến; cần có phương hướng cứu nước mới. (0,5 đ) 1. Trình bày các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nêu vắn tắt ý nghĩa lịch sử, phân tích sự bế tắc của các phong trào đó: (1,5đ) - Phong trào nông dân Yên Thế - Các phong trào nông dân mang màu sắc tôn giáo - Hoạt động của Phan Bội Châu và xu hướng vũ trang bạo động - Hoạt động của Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách - Các phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản. 2. Khái quát về nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: bế tắc về phương hướng cứu nước, không tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch sử nước ta trong hoàn cảnh đương thời: (1 đ) - Chưa tìm ra lực lượng xã hội tiên tiến đủ sức lãnh đạo công cuộc cứu nước, - Không thấy được sức mạnh to lớn, quyết định của công, nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng như chưa biết cách tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, - Không tìm ra tương lai tươi sáng cho sự phát triển của dân tộc sau khi đánh đuổi ngoại xâm trong bối cảnh: chế độ phong kiến đã lỗi thời, tư sản quốc tế phản động, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc và của nhân dân, tư sản dân tộc yếu ớt, phụ thuộc đế quốc. Câu 2: (2 điểm)
  3. Nội dung Phong trào 1930 - 1931 Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 Mục tiêu - Chống đế quốc, phong kiến, - Chống chế độ phản động thuộc đòi thực hiện các quyền tự do địa, chống phát xít và chiến dân chủ, chia ruộng đất công tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áp cho nông dân và hoà bình Lực lượng - Công nhân và nông dân - Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác Hình thức và - Mít tinh, biểu tình, khởi nghĩa - Bãi công, bãi thị, bãi khoá, mít phương pháp đấu vũ trang giành chính quyền tinh, kết hợp đấu tranh công tranh khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp Kết quả và ý - Giáng một đòn quyết liệt vào - Tập hợp được đông đảo các nghĩa lịch sử bè lũ đế quốc và phong kiến tầng lớp nhân dân, xây dựng tay sai mặt trận dân tộc thống nhất rộng - Thành lập được các Xô Viết rãi - Tuy thất bại nhưng khẳng - Đảng ta đã đúc kết được nhiều định quyền lãnh đạo cách kinh nghiệm trong việc sáng tạo mạng của Đảng, của liên minh ra các hình thức hoạt động đấu công nông là cuộc diễn tập đầu tranh để phát huy sức mạnh tiên của nhân dân ta chuẩn bị sáng tạo của quần chúng. cho Cách mạng tháng Tám - Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 Chú ý: Mỗi nỗi dung so sánh của bảng trên được 0,5 điểm, yêu cầu phải điền đúng, đủ và gọn. Câu 3: (9 đ) : Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) không chỉ là một cuộc chiến tranh giải phóng…
  4. 1. Sơ lược về sự mở đầu của cuộc kháng chiến, bối cảnh, đường lối kháng chiến. (0,5) 2. Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho toàn dân tộc: Đánh bại cuộc xâm lược của đế quốc Pháp, giải phóng tổ quốc. Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ VN DCCH, nhân dân ta đã lần lượt tiến hành các chiến dịch lớn: (trình bày vắn tắt kết quả và ý nghĩa lịch sử ). (4,5 đ) - Chiến đấu ở các đô thị (0,5 đ) - Chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947) (1 đ) - Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) (1 đ) – Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và cuối cùng với chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. (2đ) 3. Đồng thời, với chủ trương “kháng chiến – kiến quốc”, 9 năm kháng chiến cũng là 9 năm dân tộc ta còn tiếp tục từng bước thực hiện các mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra từ ngày thành lập góp phần cơ bản nâng cao khả năng, tinh thần và lực lượng chiến đấu đánh bại quân xâm lược Pháp. (4 đ) Cách mạng tháng Tám và năm đầu tiên sau cách mạng đã thực hiện một bước quan trọng các mục tiêu cách mạng: lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ mới với chính thể dân chủ cộng hoà lần đầu tiên trong lịch sử. (0,5 đ) Trong những năm kháng chiến, chúng ta đã: (3,5 đ) - Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân (0,5 đ) - Xây dựng nền văn hoá, nền giáo dục mới (dân tộc, khoa học, đại chúng) (1 đ) - Tiếp tục phát triển và cải tạo nền kinh tế, thực hiện từng bước các nhiệm vụ của cách mạng dân chủ: (2đ) + Chính sách giảm tô 25% + Chia ruộng đất công và ruộng đất của thực dân, Việt gian cho nông dân + Đặc biệt, Đại hội 2 của Đảng (1951) đã nêu nhiệm vụ tiến hành cách mạng ruộng đất, xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp phong kiến. Trên cơ sở đó thực hiện: 1953: Từ cương lĩnh ruộng đât đến ban hành sắc lệnh “cải cách ruộng đất”. Cho đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ, thực hiện 5 đợt triệt để giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
  5. 4. Kết luận: 9 năm kháng chiến chống Pháp là 9 năm chiến tranh giải phóng dân tộc đồng thời xây dựng xã hội mới. Câu 4: Tại sao ở nước Nga 1917…(3 điểm) - Tình hình nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917. Nhấn mạnh những mâu thuẫn trong lòng nước Nga trước cách mạng. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nổ ra vào tháng 2 là không tránh khỏi (0,5 điểm) - Diễn biến chính và kết quả cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 (0,5 điểm). - Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai (từ tháng 4 đến tháng 7/1917), sau cách mạng tháng Hai nước Nga vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhiều mâu thuẫn vẫn tồn tại đòi hỏi phải giải quyết. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản bất lực trước những vấn đề cấp bách: hoà bình, ruộng đất, cứu đói.Tình thế cho một cuộc cách mạng vô sản đã chín muồi (1 điểm) - Diễn biễn chính và kết quả cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (0,5 điểm) - Tính tất yếu của hai cuộc cách mạng này trong năm 1917 (0,5 điểm) Câu 5: ( 3đ ) 1. Đặt vấn đề: Trình bày vắn tắt về bối cảnh dẫn đến công cuộc đổi mới ở nước ta 2. Nêu 4 nhóm sự kiện lớn có ảnh hưởng đến chủ trương đổi mới (Mỗi ý 0,75đ) 2.1. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc theo hướng kinh tế thị trường bắt đầu diễn ra từ 1978. Đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm (do có nhiều tương đồng về văn hoá truyền thống và kinh tế xã hội, mặc dù trong thời gian này quan hệ Việt – Trung còn căng thẳng, chưa được bình thường hoá. 2.2. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô là một sự khích lệ quyết tâm đổi mới. Nhưng sự không thành công sau đó dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu để lại nhiều bài học kinh nghiệm về con đường cải tổ, về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, về quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình cải tổ… 2.3. Thành công của các NICs ở Đông Á và khu vực đã gợi ý nhiều bài học kinh nghiệm về cách thức, con đường phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ kinh tế nông nghiệp cổ truyền, có các quan hệ xã hội theo kiểu Á Đông.
  6. 2.4. Xu thế hợp tác và cạnh tranh thay thế dần xu thế đối đầu và xung đột trong quan hệ quốc tế. Tình huống này buộc các quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế khép kín không mở cửa như Việt Nam phải định hướng lại tư duy về phát triển. 3. Kết luận: Chủ trương đổi mới ở Việt Nam là do đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, là sự gặp gỡ giữa sự năng động, sáng tạo của quần chúng với sự nhạy cảm, sáng suốt của lãnh đạo. Đồng thời những biến đổi quan trọng của tình hình thế giới trong những năm 1980 đã ảnh hưởng lớn đến chủ trương đổi mới của nước ta, đồng thời gợi ra những bài học kinh nghiệm mà nước ta có thể tham khảo ở các mức độ khác nhau.
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2004-2005 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 10/3/2005 Câu 1. (3 điểm) Hãy so sánh Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau: Nội dung so sánh Phong trào Cần vương cuối Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XIX thế kỉ XX Lãnh đạo Mục tiêu Lực lượng tham gia Hình thức đấu tranh Kết quả, ý nghĩa Nguyên nhân thất bại Câu 2. (6 điểm) Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kì lịch sử, Đảng ta đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Câu 3. (5 điểm) Những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng miền Nam trong các giai đoạn từ 1954 đến 1975. Câu 4. (6 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về trật tự thế giới giữa hai thời kì theo Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta. -HẾT-
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (3 điểm) Nội dung Phong trào Cần Vương cuối Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so sánh thế kỉ XIX Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước Những nhà nho yêu nước đang trên con (0.5 đ) đường tư sản hóa. Mục tiêu Chống Pháp, giành độc lập, Chống Pháp, giành độc lập, hướng theo (0.5 đ) khôi phục chế độ phong kiến. chế độ tư bản chủ nghĩa. Gắn độc lập dân tộc với việc xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. Lực lượng Văn thân, sĩ phu yêu nước, Nhiều tầng lớp: thợ thuyền, nhà nho, nông tham gia nông dân. dân, nhà buôn, binh lính, học sinh,… (0.5 đ) Hình thức Chỉ khởi nghĩa vũ trang. Phong phú, đa dạng (bạo động, cải cách, đấu tranh mở trường, tuyên truyền, lập hội,…). (0.5 đ) Kết quả, ý - Gây cho địch nhiều tổn thất, - Dấy lên phong trào yêu nước theo nghĩa nhưng cuối cùng bị đàn áp và khuynh hướng mới, với hình thức đấu (0.5 đ) thất bại. tranh phong phú; có những đóng góp nổi - Là sự tiếp nối phong trào đấu bật về văn hóa. tranh của giai đoạn trước; làm - Tuy thất bại, phong trào đã thức tỉnh chậm quá trình bình định quân lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, sự và thiết lập bộ máy thống trị đánh dấu bước tiến mới của phong trào của thực dân Pháp. yêu nước và cách mạng Việt Nam. Nguyên - Nổ ra trong khi thực dân - Thực dân Pháp đã ổn định nền thống trị nhân thất Pháp đã khuất phục được triều ở Việt Nam. bại (0.5 đ) đình Huế, biến một bộ phận - Thiếu một giai cấp tiên tiến có khả năng giai cấp phong kiến thành tay lãnh đạo cách mạng. sai. - Khuynh hướng tư sản hạn chế về thời - Sự bất cập của con đường đại, thiếu cơ sở xã hội để phát triển. phong kiến. - Yếu kém của những sĩ phu, văn thân đứng đầu. Câu 2. (6 điểm) Xây dựng lực lượng chính trị (2 điểm): - Hình thành khối công nông liên minh (trong cao trào 1930 – 1931). - Xây dựng và từng bước mở rộng khối đoàn kết dân tộc (qua việc thành lập các mặt trận dan tộc thống nhất, đặc biệt là Mặt trận Việt Minh). - Thay đổi khẩu hiệu tranh đấu để cô lập kẻ thù…
  9. Xây dựng lực lượng vũ trang (2.5 điểm): - Lực lượng tự vệ trong thời kì Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931). - Duy trì Đội du kích Bắc Sơn (1940), thành lập Đội cứu quốc quân I (1941) và các Đội Cứu quốc quân II, III sau đó. - Thành lập Đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng (1941). - Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (12/1944). - Thành lập Đội du kích Ba Tơ và đội du kích các tỉnh trong thời kì iền khởi nghĩa (sau 9/3/1945). - Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì giữa tháng 4/1945. - Việt Nam Giải phóng quân (5/1945). Thành lập các căn cứ địa để tiếp tục xây dựng lực lượng về mọi mặt (1.5 điểm): - Thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng (1941), căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng (1943), các chiến khu kháng Nhật, khu giải phóng Việt Bắc (6/1945), các ATK trung ương và địa phương. - Nhờ có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa được xây dựng và không ngừng phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám. Câu 3. (5 điểm) Giai đoạn 1: 1954 – 1960, làm thất bại chiến lược Chiến tranh một phía của đế quốc Mĩ (1 điểm) - “Phong trào hòa bình”, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, đòi dân sinh, dân chủ. - Chống chính sách khủng bố (tố cộng, diệt cộng của Mĩ – Diệm). - Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi: Khởi nghĩa Bắc Ái (2/1959), khởi nghĩa Trà Bồng (8/1959), tiêu biểu là khởi nghĩa Bến Tre (1/1960),… Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. “Đồng khởi” đã kết thúc thời kì gìn giữ lực lượng, chuyển sang thời kì tiến công của cách mạng miền Nam. Giai đoạn 2: 1961 – 1965, đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1 điểm) - Đánh bại kế hoạch Xtalây – Taylo, chiến thắng Ấp Bắc tháng 1/1963, phong trào chống phá “ấp chiến lược”, phong trào đô thị khiến ngụy quyền khủng hoảng (Mĩ đảo chính Diệm, Nhu). Chiến tranh đặc biệt bước đầu phá sản. - Đầu năm 1964, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh “đặc biệt” (kế hoạch Giônxơn – Mác Namara) bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm 1964 – 1965). Nhưng sau một số thất bại về quân sự (các trận Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,…) và thất bại trong chương trình lập “ấp chiến lược”, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ phá sản hoàn toàn. Giai đoạn 3: 1965 – 1968, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1 điểm) - Mở đầu là trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) tháng 8/1965, mở ra khả năng có thể đánh Mĩ và thắng Mĩ.
  10. - Tiếp tục đập tan hai cuộc phản kích mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, bẻ gãy chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ. - Cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc, ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968. mở ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh (thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh cục bộ). Giai đoạn 4: 1969 – 1973, đánh bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đánh cho “Mĩ cút” (1 điểm) - Thắng lợi chính trị mở đầu là việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1969). - 1970 – 1971, phối hợp với quân Lào, Campuchia giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa về chính trị, quân sự,… (trận cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng nửa đầu 1970; đập tan cuộc hành quân của Mĩ – Ngụy Sài Gòn sang Campuchia (tháng 4 đến tháng 6/1970); đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 tháng 2 đến tháng 3/1971,…). Phong trào đấu tranh chống chính sách “bình định” nông thôn, phong trào đô thị phát triển,… vùng giải phóng được mở rộng… - Tháng 3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược. Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh (thừa nhận thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh). Trận đánh “Điện Biên Phủ trên không” ở miền Bắc (12 ngày đêm cuối năm 1972). Tháng 1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút quân về nước sau 2 tháng. Giai đoạn 5: 1973 – 1975, đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đánh cho “ngụy nhào” (1 điểm) - Chiến thắng Phước Long (6/1/1975) khẳng định thời cơ đến, củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 (với ba chiến dịch lớn, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh) đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc. Câu 4. (6 điểm) Về những điểm giống nhau (2 điểm): - Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại. - Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ. - Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hiệp quốc). Về những điểm khác nhau (4 điểm): - Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt so với trật tự thế giới theo Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là sự hiện diện của Liên Xô. Giữa hai cực có sự khác biệt, đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp cách mạng thế giới.
  11. - Về cơ cấu tổ chức, thanh toán chiến tranh và duy trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòa ước với các nước chiến bại hoàn toàn khác. Trật tự hai cực Ianta thể hiện rõ sự tích cực và tiến bộ hơn hẳn. - Liên hiệp quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn Hội quốc liên. - Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn tới những hệ quả khác nhau: Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh. Nguồn: Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hướng dẫn ôn tập lịch sử câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, Nxb Đại học quốc gia TP HCM, 2007.
  12. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ BẢNG B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/3/2004 Câu 1. (9 điểm) Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2/9/1945 đến 21/7/1954 nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 2. (2 điểm) Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp được vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Câu 3. (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 4. (3 điểm) Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của chính sách Kinh tế mới (NEP) ở nước Nga xô viết và Liên Xô. Câu 5. (3 điểm) Các hình thức đấu tranh và kết quả của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ năm1945 đến cuối thế kỉ XX. - Hết – * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích thêm.
  13. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn Lịch sử - Bảng B Câu 1. Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại 9 điểm giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2/9/1945 đến 21/7/1954 nhằm giữ vững chính quyền bảo vệ độc lập dân tộc 1. Vài nét về bối cảnh Việt Nam sau ngày độc lập dân tộc. Nhấn mạnh khó khăn 1 điểm thử thách đe doạ chính quyền non trẻ và nền độc lập dân tộc 2. Quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao từ 2/9/1945 đến 3 điểm 19/12/1946 nhằm giữ vững chính quyền bảo vệ độc lập dân tộc - 23/9/1945 nhân dân Nam Bộ được sự hưởng ứng của nhân dân cả nước đứng lên 0,25 điểm kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc - Ở miền Bắc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ Mỹ kiềm chế Tưởng, 0,75 điểm nhân nhượng cho Tưởng một số yêu sách nhất định, dành cho tướng lĩnh thân Tưởng một số ghế trong Quốc hội, trong Chính phủ liên hiệp, nhưng buộc chúng phải ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp, ủng hộ chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta. Nhờ sách lược ngoại giao mềm dẻo đó, ta đã củng cố được chính quyền, phân hoá kẻ thủ, bảo vệ độc lập dân tộc - 28/2/1946 Pháp Tưởng ký hiệp ước Hoa - Pháp. Lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, 1 điểm tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Ý nghĩa của Hiệp định đối với công cuộc bảo vệ chính quyền, độc lập dân tộc - Những hoạt động ngoại giao của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau ngày 1 điểm 6/3/1946 nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh chống Pháp sau này. Hội nghị trù bị Đà Lạt, hội nghị chính thức ở Phôngtennơblô, chuyến thăm Pháp dài ngày của Hồ Chí Minh dẫn đến Tạm ước 14/9/1946 đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 3. Quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao từ 19/12/1946 đến 2,5 điểm 13/3/1954 - Thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh 0,25 điểm sinh”, ngay từ đầu Đảng ta và Hồ Chí Minh đã kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao nhằm phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta của thực dân Pháp - Trên mặt trận quân sự, giành thắng lợi trong 60 ngày đêm ở Thủ đô Hà Nội và 0,5 điểm
  14. các đô thị lớn, bảo vệ và giữ vững chính quyền, đưa cuộc kháng chiến của ta về chiến khu Việt Bắc an toàn. Chiến thắng trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đập tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ và mở rộng căn cứ địa của cuộc kháng chiến - Ở mặt trận ngoại giao, ta đã chủ động vượt biên giới Tây Nam lập cơ quan đại 0,25 điểm diện ở một số nước Đông Nam Á, Đông Âu, làm phá sản bước đầu âm mưu cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta của thực dân Pháp - 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà nhân dân Trung 0,75 điểm Hoa ra đời; từ tháng 1/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta góp phần nâng cao uy tín và địa vị của Nhà nước Việt Nam DCCH trên trường quốc tế - Chiến thắng trong Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã dành được quyền 0,75 điểm chủ động về chiến lượng trên chiến trường chính, mở rộng căn cứ địa nối liền hậu phương của cuộc kháng chiến với Trung Quốc và các nước XHCN. 4. Quá trình kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao giai đoạn cuối của 2,5 điểm cuộc kháng chiến: Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ ne vơ - Đảng ta và Hồ Chí Minh sớm nhận định đánh đến một lúc nào đó sẽ mở mặt trận 0,25 điểm ngoại giao, vừa đánh vừa đàm, lấy đấu tranh quân sự làm cơ sở cho đấu tranh ngoại giao - Quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1,25 điểm - Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ đối với cuộc 1 điểm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chính quyền và nền độc lập dân tộc Câu 2. Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao… 2 điểm được vận dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước + Khái quát được kinh nghiệm đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là nghệ 0,5 điểm thuật quân sự của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm + Thể hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta, nhờ đường lối đúng đắn đó mà chúng ta đã giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp + Vận dụng kinh nghiệm đó trong kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975 1,5 điểm - Giai đoạn 1954 – 1968: Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao 0,25 điểm giành thắng lợi trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân thế giới
  15. - Giai đoạn 1968 – 1973: Sau thắng lợi của cuộc tổng tấn công nổi dậy 1968, ta 0,25 điểm chủ động mở mặt trận ngoại giao, Hiệp định Pari về vấn đề Việt Nam bắt đầu - Thắng lợi cuộc tiến công năm 1972, đặc biệt 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên 0,5 điểm không” buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari 27/1/1973 - Ý nghĩa của những thắng lợi nói trên. Sự kết hợp đấu tranh quân sự đấu tranh 0,5 điểm ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sự nối tiếp nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp Câu 3. Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ 3 điểm 1. Ý nghĩa lịch sử 2 điểm - Là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, như 0,5 điểm một “Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa” của thế kỷ 20 - Là nhân tố quyết định buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ thừa 0,5 điểm nhận nền độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương - Bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng tháng Tám, giải phóng 0,5 điểm hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ - Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa 0,5 điểm thực dân cũ 2. Ảnh hưởng… 1 điểm - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, 0,5 điểm châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc - Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc đất không rộng người 0,25 điểm không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh - Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao sau chiến thắng Điện Biên Phủ 0,25 điểm Câu 4. Chính sách Kinh tế mới 3điểm 1.Nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới: 2điểm - Bãi bỏ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực - Cho phép tự do buôn bán trong nước, mở lại các chợ - Cho phép mở các xí nghiệp tư nhân (không quá 20 công nhân ) - Cho phép tư bản nước ngoaì đầu tư, kinh doanh, sản xuất… Điểm nổi bật của chính sách Kinh tế mới: - Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tâp trung, nhà nước độc quyền toàn bộ
  16. sang nền kinh tế hàng hoá - Công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau 2.Ý nghĩa lịch sử: 1 điểm 2.1. Đối với Liên Xô: 0,5 điểm Chính sách Kinh tế mới đã khuyến khích người lao động, kích thích sản xuất, nhanh chóng làm cho lực lượng sản xuất phát triển (phân tích tác dụng thúc đẩy sản xuất của các chính sách trên). Đến năm 1926, đã hoàn thành khôi phục kinh tế, sản lượng công, nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. 2.2. Đối với thế giới: 0,5 điểm Chính sách Kinh tế mới tạo cơ sở, chỗ dựa về lí luận và kinh nghiệm thực tiễn cho các nước XHCN đang tiến hành cải cách, đổi mới ( như Trung Quốc, Việt Nam ). Câu5. Các hình thức đấu tranh và kết quả… 3 điểm 1.Trình bày vắn tắt quá trình diễn ra phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến 1,5 điểm tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX theo các giai đoạn: - Từ 1945 đến 1954 - Từ1954 đến 1960 - Từ 1960 đến 1975 - từ 1975 đến cuối thế kỉ XX Nêu kết quả chung: - Cho đến 1991,với sự kiện Namibia tuyên bố độc lập, về căn bản tên thế giới không còn nước thuộc địa. Hệ thống thuộc địa, vết nhơ của CNTB vốn rất bền vững trước chiíen tranh thế giới thứ hai, đã bị đánh đổ hoàn toàn. Đây là một trong những chuyển biến lớn lao nhất của lịch sử nhân loại thế kỉ XX. 2. Trình bày khái quát hai hình thức đấu tranh: 1,5 điểm - Đấu tranh vũ trang (điển hình là Việt Nam, Angiêri) - Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh hoà bình đòi trao trả độc lập (điển hình là Ấn Độ, Inđônêxia). Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết của Liên hợp quốc về phi thực dân hoá (1960), hình thức đấu tranh này càng được hỗ trợ mạnh mẽ, điển hình là năm 1960: 17 nước châu Phi giành được độc lập
  17. KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2004 - 2005 Ngày thi: 25 tháng 12 năm 2004 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút. Câu 1 ( 5,5 điểm ): Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh Cách mạng tháng Tám 1945 là biểu tượng sáng ngời về tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Câu 2( 4,5 điểm ): Hãy hoàn thiện bảng sau về đấu tranh ngoại giao trong phong trào cách mạng Việt Nam: Thời gian Nội dung Kết quả và ý nghĩa Từ 2-9-1945 đến 19-12-1946 Từ 8-5-1954 đến 21-7-1954 Từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973 Câu 3 ( 8 điểm ): Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? Câu 4 ( 2 điểm ): Hãy hoàn thiện bảng sau cho chính xác sự kiện với thời gian: Thời gian Sự kiện a.Cuối tháng 3.1929 1. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng b. 17.6.1929 2. Mít tinh của 2 vạn người tại quảng trường Đấu Xảo - Hà Nội c. 8.1929 3. Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam d. 9.1929 4. Khởi nghĩa Nam Kì e. 1.5.1938 5. Nhật đảo chính Pháp g. 23.11.1940 6. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước h. 28.1.1941 7. Thành lập Mặt trận Việt Minh i. 19.5.1941 8. Thành lập An Nam cộng sản đảng k. 9.3.1945
  18. KÌ THI CHON ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2004-2005 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ Câu 1: 5,5 điểm a. Chủ động chuẩn bị về đường lối. - Chính cương, Sách lược vắn tắt... (0,25đ) - Luận cương 10.1930. (0,25đ) - Hội nghị Trung ương 6: Bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. 0,5đ - Hội nghị Trung ương 8: Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. 0,5đ b. Chủ động xây dựng lực lượng chính trị. - Cao trào dân chủ 1936-39: Kinh nghiệm đấu tranh chính trị. 0,25đ - Hoạt động của các đoàn thể trong tổ chức Việt Minh...0,5đ c. Chủ động xây dựng lực lượng vũ trang. - Kinh nghiệm trong Cao trào 1930-1931. 0,25đ - Du kích Bắc Sơn... 0,25đ - Việt Nam tuyên truyền GP quân... 0,5đ - Việt Nam giải phóng quân...0,25đ d. Chủ động xây dựng căn cứ địa tại Việt Bắc. 0,5đ e. Tích cực chủ đọng gấp rút chuẩn bị mọi mặt trong thời kì Tiền khởi nghĩa (Cao trào Kháng Nhật cứu nước) 0,5đ f. Chủ động đón thời cơ, chớp thời cơ, dũng cảm phát động Tổng khởi nghĩa. - Thời cơ: Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh (13.8.1945) và trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương. 0,5đ - Dũng cảm và quyết tâm: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước...0,25đ g. Linh hoạt sáng tạo trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: Cách giành chính quyền linh hoạt theo hoàn cảnh từng địa phương. 0,25đ Câu 2: 4,5 điểm Đấu tranh ngoại giao trong phong trào cách mạng Việt Nam: Thời gian Nội dung:3 ý x 0,5đ = 1,5đ Kết quả và ý nghĩa: 3 ý x 1đ = 3đ Từ 2-9-1945 đến 19-12-1946: - 2-9-1945 đến - Tạm hòa với Tưởng ở miền - Mượn bàn tay quân Pháp để 6-3-1946 Bắc để chống Pháp ở miền đuổi 20 vạn quân Tưởng. Nam. - 6-3-1046 đến - Tạm hòa với Pháp để đuổi - Kéo dài thời gian hòa hoãn 19-12-1946 Tưởng và tay sai - Lập lại hòa bình ở Đông Dương Từ 8-5-1954 đến Chấm dứt chiến tranh - GP hoàn toàn miền Bắc. 21-7-1954 - Tạo tiền đề cho CM miền Nam. - Thêm kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao Từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973 - Mĩ phải thừa nhận độc lập quyền và - 5-1968 đến Buộc Mĩ phải chấm dứt hoàn toàn vẹn lãnh thổ của chủ Việt 12-1968: toàn và không điều kiện việc Nam. ném bom phá hoại miền Bắc. - Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình.
  19. - Lần đầu tiên sau 115 năm, nước ta - 1-1969 đến Buộc Mĩ và chư hầu phải rút sạch bóng quân xâm lược nước 27-1-1973 hết quân đội Mĩ và chư hầu ngoài. ra khỏi miền Nam - Làm thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam, tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn miền Nam C©u 3: 8 ®iÓm a. 1919-1939: 3ý x 0,5® = 1,5® - TrËt tù Vecxai - Oasinht¬n - Anh Ph¸p MÜ thao tóng v× quyªn lîi Ých kØ cña m×nh - M©u thuÉn trong trËt t­ ... r¹n nøt. b. 1939-1945: 0,5® Liªn X«, MÜ , Anh lµ 3 c­êng quèc trô cét, gi÷ vai trß quyÕt ®Þnh trong viÖc chiÕn th¾ng chñ nghÜa ph¸t xÝt. c. 1945-1991: 3 ý x0,5® = 1,5® - TrËt tù 2 cùc - 1945- ®Çu nh÷ng n¨m 70 cña thÕ kØ 20: §èi ®Çu gay g¾t - §Çu nh÷ng n¨m 70 cña thÕ kØ 20 ®Õn 1991: §èi ®Çu gi¶m dÇn vµ chuyÓn dÇn sang ®èi tho¹i. C¸c n­íc thuéc thÕ giíi th­ ba ngµy cµng cã vai trß quan träng. d. 1991 ®Õn nay - Mét siªu c­êng (MÜ), nhiÒu c­êng quèc (Nga, Trung Quèc, NhËt , Anh, Ph¸p §øc) 0,5® - TrËt tù míi ®ang h×nh thµnh: MÜ muèn duy t× trËt tù ®¬n cùc, c¸c c­êng quèc muèn x©y dùng trËt tù ®a cùc. 0,25® - Sù h×nh thµnh trËt tù míi phô thuéc c¸c yÕu tè: 3 ý x 0,5® = 1,5® + Thùc lùc c¸c n­íc lín + C¸ch m¹ng, ®æi míi ë c¸c n­íc XHCM vµ phong trµo GPDT + C¸ch m¹ng KHKT t¹o nªn nh÷ng ®ét ph¸ vµ chuyÓn biÕn ®Ó h×nh thµnh cùc míi... - Tõ ®èi ®Çu chuyÓn h¼n sang ®èi tho¹i. 0,5® - Hßa b×nh vÒ chÝnh trÞ, kh«ng cã chiÕn tranh TG, nh­ng vÉn cã nh÷ng cuéc chiÕn tranh côc bé... 0,25® e. Nguyªn nh©n chuyÓn tõ ®èi ®Çu sang ®èi tho¹i: 3 ý x 0,5® = 1,5® - §èi ®Çu c¨ng th¼ng cã nguy c¬ dÉn ®Õn chiÕn tranh h¹t nh©n. - Kinh tÕ thÕ giíi ngµy c¸ng cã xu h­íng quèc tÕ hãa - Cuéc sèng hiÖn ®¹i ngµy cµng cã nhiÒu vÊn ®Ò cã tÝnh chÊt toµn cÇu - C©u 4: 8 ý x 0,25® = 2® Thêi gian Sù kiÖn a.Cuèi th¸ng 3.1929 3. Thµnh lËp Chi bé céng s¶n ®Çu tiªn ë ViÖt Nam b. 17.6.1929 1. Thµnh lËp §«ng D­¬ng céng s¶n ®¶ng c. 8.1929 8. Thµnh lËp An Nam céng s¶n ®¶ng d. 9.1929 e. 1.5.1938 2. MÝt tinh cña 2 v¹n ng­êi t¹i qu¶ng tr­êng §Êu X¶o - Hµ Néi g. 23.11.1940 4. Khëi nghÜa Nam K× h. 28.1.1941 6. L·nh tô NguyÔn ¸i Quèc vÒ n­íc i. 19.5.1941 7. Thành lập Mặt trận Việt Minh k. 9.3.1945 5. Nhật đảo chính Pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2