intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Dương là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh đang ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Tham khảo đề thi để làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập nâng cao khả năng giải đề các bạn nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH  KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM  DƯƠNG  2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI ĐỀ THAM KHẢO Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Ma trận chi tiết: TT                       Nhận biết Vận dụng Tổng Cấp độ  Thông hiểu Vận  Vận dụng     Nội dung  dụng  cao  KHỐI 12 1 Bài 1. PL và đời sống 2 1 1 Số câu: 04  2 Bài 2. Thực hiện pháp  3 1 1 Số câu: 05 luật. 3 Bài 3. Công dân bình đẳng  2 1 Số câu: 03 trước PL.  4 Bài 4. Quyền bình đẳng  1 2 1 Số câu: 04 của công dân trên một số  lĩnh vực XH 5 Bài 5. Quyền bình đẳng  2 Số câu: 02 giữa các dân tộc, tôn giáo 6 Bài 6. Công dân với các  2 1 3 Số câu: 06 quyền tự do cơ bản.  7 Bài 7. Công dân với các  3 2 1 Số câu: 06 quyền dân chủ.  8 Bài 8. Pháp luật với sự  1 2 Số câu: 03 phát triển của công dân.  9 Bài 9. Pháp luật với sự  1 2 Số câu: 03 phát triển của đất nước. KHỐI 11  7 Bài 1. Công dân với sự  1          Số câu: 01 phát triển kinh tế.  1
  2. 8 Bài   2.   Hàng   hóa­Tiền   tệ­1         Số câu: 01 Thị trường.  9 Bài   3.   Quy   luật   giá   trị 1          Số câu: 01 trong   SX   và   lưu   thông  hàng hóa. 10 Bài   4.   Cạnh   tranh   trong1  Số câu: 01 SX và lưu thông hàng hóa Tổng: 20 câu 10 câu  4 câu  40 6 câu  15%  50%  25%  10%  100% Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Câu 1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm   thực hiện bằng A. quyền lực nhà nước. B. ý chí nhân dân. C. thế lực chính trị. D. sức ép chính quyền.  Lời giải: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm   thực hiện bằng quyền lực nhà nước.  Đáp án A. Câu 2: Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc nhở và xử phạt  bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một chiến sĩ công an bị thương  nặng. Hành  vi của bà H sẽ bị xử lí A. Dân sự và hành chính. B. Hành chính và hình sự. C. Kỉ luật và hình sự. D. Dân sự và hình sự. Lời giải: Bà H lấn chiếm vỉa hè – vi phạm luật Hành chính. Hành vi chống đối làm một chiến  sĩ công an   bị thương nặng là vi phạm luật Hình sự. Đáp án là B. Câu 3: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để  tạo ra các sản   phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. sản xuất kinh tế B. sản xuất của cải vật chất. C. quá trình sản xuất. D. thỏa mãn nhu cầu. Lời giải: Vì theo khái niệm sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên,  biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đáp án  B Câu 4: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về A. tội nghiêm trọng. B. tội rất nghiêm trọng. C. tội đặc biệt nghiêm trọng. D. mọi tội phạm. Lời giải: Từ  đủ  14  tuổi  đến  dưới  16  tuổi  phải  chịu  trách  nhiệm  hình  sự  về  tội  rất  nghiệm  trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2
  3. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.   Đáp án là D Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng. D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản. Lời giải: Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ  nhân thân. Đáp án là B Câu 6: Anh A cùng chị B, anh C cùng chị D đã đến Ủy ban nhân dân phường X làm thủ tục đăng   kí tết hôn. Xác định anh C và chị  D đều chưa đủ  tuổi kết hôn theo quy định nên anh M cán bộ  phường, chỉ  làm thủ  tục đăng kí kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị  B.   Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính áp đặt cưỡng chế. D. Tính đề cao quyền lực cá nhân. Lời giải: Theo quy định của pháp luật về độ  tuổi kết hôn, là phổ  biến áp dụng mọi nơi,  anh A  và chị B được cán bộ  phường cấp giấy chứng nhận kết hôn thể  hiện tính quy phạm phổ  biến.   Đáp án A. Câu 7: Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang  ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt   hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Phân hoá giàu ­ nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá C. Tăng năng suất lao động. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Lời giải: Vì tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị  là sự  phân   phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất   khác; phân phối lại nguồn hàng từ  nơi này sang nơi khác, từ  mặt hàng này sang mặt hàng khác  théo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá  cả hàng hoá trên thị trường. Đáp án D Câu 8: Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Lời giải: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định  tại Bộ luật  Hình sự. Đáp án là A Câu 9: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm A. quy tắc quản lí hành chính. B. kỉ luật lao động. C. quy tắc quản lí nhà nước. D. kỉ luật của tổ chức. Lời giải: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.  Đáp án  C. Câu 10: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm  của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào       dưới  đây? A. Bình đẳng về quyền. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng trước pháp luật. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 3
  4. Lời giải: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải  chịu trách  nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Đáp  án là D Câu 11: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính A. quy phạm, phổ biến. B. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. ứng dụng trong đời sống xã hội. D. quyền lực, bắt buộc chung. Lời giải: Pháp luật có tính phổ biến, các quy phạm xã hội khác không phổ biến. Tính quy phạm,  phổ biến đó làm nên sự khác biệt giữa pháp luật và các quy phạm xã hội quy phạm xã hội khác.  Đáp án A. Câu 12: Nội dung nào sau đây là chức năng của tiền tệ? A. Thước đo giá cả. B. Thước đo thị trường. C. Thước đo giá trị. D. Thước đo kinh tế. Lời giải: Vì tiền tệ có 5  chức năng là: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất  trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Đáp án C. Câu 13: Tự  tiện bắt và giam, giữ  người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả  xâm   phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái A. đạo đức. B. quy định. C. pháp luật. D. ý thức tiến bộ. Lời giải: Tự  tiện bắt và giam, giữ  người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả  xâm   phạm về thân       thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp  luật. Đáp án C Câu 14: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề  chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước” là nội dung của quyền  A. tự do dân chủ. B. tự do ngôn luận. C. bình đẳng của công dân. D. làm chủ của công dân. Lời  giải:  Quyền tự  do ngôn luận là “Công dân có quyền tự  do phát biểu ý kiến, bày tỏ  quan   điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”. Đáp án là B. Câu  15:  Trong cùng một điều kiện như  nhau, hoàn cảnh như  nhau, mọi công dân đều được  hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.   B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm nhà nước.        D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Lời  giải:  Trong cùng một điều kiện như  nhau, hoàn cảnh như  nhau, mọi công dân đều được  hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm công dân bình đẳng về  quyền và nghĩa vụ. Đáp án D. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân? A. Được sống trong môi trường xã hội và tự  nhiên có lợi cho sự  tồn tại và phát triển về  thể  chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức. B. Có mức sống đầy đủ  về  vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các  hoạt động văn hóa. C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển    tài năng. 4
  5. D. Được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để  học  tập thường xuyên, suốt đời. Lời giải: Công dân được tạo điều kiện để  tự  do lựa chọn ngành nghề  phù hợp với điều kiện  của bản thân  để học tập thường xuyên, suốt đời thể hiện quyền học tập của công dân. Đáp án  là D. Câu 17: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân  dân? A. 18 tuổi. B. Đủ 18 tuổi. C. 21 tuổi. D. Đủ 21 tuổi. Lời giải: Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào    Quốc hội, Hội đồng nhân  dân. Đáp án là D. Câu 18: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị  ngang nhau thể  hiện nguyên tắc nào trong bầu  cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Lời giải: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong  bầu cử.   Đáp án là B. Câu 19:  Công dân, cơ  quan, tổ  chức được đề  nghị  cơ  quan, tổ  chức, cá nhân có thẩm quyền  xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi  đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới  đây? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền tham gia quản lí xã hội. Lời giải: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ  quan, tổ  chức được đề  nghị  cơ  quan, tổ  chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ  cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đáp  án là B. Câu 20: Chị M đến nhà anh X gây rối khi phát hiện chồng mình là anh C đang đánh bạc tại đây.  Do bị anh C đánh đập, chị M tự lấy toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi bỏ về nhà mẹ đẻ  sinh sống. Anh C và chị M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực vào sau đây? A. Hành chính và công vụ. B. Hôn nhân và gia đình. C. Tính mạng và sức khoẻ D. Tài chính và thương mại. Lời giải: Anh C và chị M vợ chồng, anh C đánh chị M, chị M tự lấy toàn bộ tiền tiết kiệm của   hai vợ chồng rồi bỏ về nhà mẹ đẻ  sinh sống vi phạm quan hệ nhân thân và tài sản, nên cùng vi  phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đáp án B. Câu 21: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò A. là một đòn bẩy kinh tế B. là cơ sở sản xuất hàng hóa. C. là một động lực kinh tế. D. là nền tảng của sản xuất hàng hóa. Lời giải: Vì mặt tích cực của cạnh tranh được biểu hiện: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học­kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dụng và phát triển KTTT định   hướng XHCN. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 5
  6. Do đó cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đáp án  C Câu  22:  Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn,  giảm thuế? A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân. B. Nông sản sạch. C. Được Nhà nước khuyến khích. D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng. Lời  giải:  Những ngành, nghề, linh vực, địa bàn kinh doanh được Nhà nước khuyến khích thì   được miễn,  giảm thuế, có thể được miễn trong những năm đầu và giảm ở những năm sau. Đáp  án là C. Câu 23: Quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong  tất cả  các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương;  quyền  kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh  tế ­ xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền dân chủ của công dân. D. Quyền làm chủ của công dân. Lời giải: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận   vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi  cả  nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ  quan nhà nước về  xây dựng bộ  máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế ­ xã hội. Đáp án là B. Câu 24: Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành  vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến  lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là  nội dung của  khái niệm nào sau đây? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền tham gia quản lí xã hội. Lời  giải:  Quyền tố  cáo là quyền công dân được báo cho cơ  quan, tổ  chức, cá nhân có thẩm   quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại   hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.  Đáp án là A. Câu 25: Quyền dân chủ nào sau đây thuộc hình thức dân chủ gián tiếp? A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Bầu cử và ứng cử. D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Lời giải: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh   vực chính  trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ  gián tiếp  ở  từng địa phương  trong phạm vi    cả nước. Đáp án là C. Câu 26: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề  nào, có thể  học bằng nhiều hình thức và có thể  học thường xuyên, học suốt đời là nội dung   của quyền nào dưới đây? A. Quyền phát triển. B. Quyền sáng tạo. 6
  7. C. Quyền học tập. D. Quyền học không hạn chế. Lời giải: Quyền học tập của công dân là mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao,   có thể  học    bất cứ  ngành, nghề  nào, có thể  học bằng nhiều hình thức và có thể  học thường   xuyên, học suốt    đời. Đáp án là C Câu 27. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số  trong các cơ  quan quyền lực nhà   nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.   B. quyền bình đẳng giữa các công dân. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.    D. quyền bình đẳng trong công việc chung của  nhà nước. Lời giải: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà  nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đáp án A. Câu 28: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lao  động là mọi công dân đều được tự do A. quyết định thời gian đóng thuế. B. tham gia quyết toán quỹ bảo trợ. C. sử dụng sức lao động của mình. D. chia đều của cải trong xã hội. Lời giải: Tự do sử dụng sức lao động của mình là quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực  lao động. Đáp án C Câu  29:  Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ  lệ  mắc bệnh, nâng cao thể  lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội. Lời giải: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ  lệ mắc bệnh, nâng cao thể  lực, tăng tuổi  thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là thực hiện chăm lo sức khỏe cho toàn dân,  thuộc lĩnh vực xã hội. Đáp án là D. Câu 30: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào sau đây để  khuyến khích các hoạt động kinh  doanh     trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước? A. Thuế. B. Lãi suất của ngân hàng. C. Tỉ giá ngoại tệ. D. Tín dụng. Lời giải: Nhà nước sử dụng thuế là công cụ chủ yếu để khuyến khích các hoạt động kinh doanh   trong  những  ngành nghề  có lợi  cho sự  phát triển  kinh tế  ­  xã  hội  của  đất  nước. Những  ngành  nghề này   sẽ được giảm hoặc miễn thuế. Đáp án là A. Câu 31. Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây  không áp dụng khi thực hiện giao  kết hợp đồng lao động?  A. Trực tiếp.  B. Bình đẳng.  C. Tự nguyện.  D. Ủy quyền. Lời  giải:  Nguyên tắc khi thực hiện  giao kết hợp đồng lao động  là trực tiếp, bình đẳng,  tự  nguyện không có nguyên tắc ủy quyền. Đáp án D. Câu 32. Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật A. tôn trọng. B. tôn vinh. C. ưu ái. D. ưu tiên. Lời giải: Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng. Đáp án A. Câu 33. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ  không  thể hiện ở việc người lao động được  A. lựa chọn mức thuế thu nhập.  B. tham gia bảo hiểm xã hội.  C. tạo cơ hội tiếp cận việc làm.  D. trả công theo đúng năng lực. 7
  8. Lời giải: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ   gồm các nội dung được tạo cơ  hội tiếp cận việc làm, tham gia bảo hiểm xã hội, trả công theo đúng năng lực, không có lựa chọn  mức thuế thu nhập.  Đáp án A. Câu 34. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của  công dân. C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. Lời giải: Pháp luật có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đáp án B. Câu 35: Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp   đỡ  chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy  hồ sơ  của anh A. Thấy chị  B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ  sơ của mình  đầy đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã tung tin đồn chị B phân phối hàng không đảm bảo chất  lượng. Chị B tức giận đã thuê người hành hung anh A. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? A. Chị P, anh H. B. Chị P, anh H và chị B. C. Chị B, anh A, anh H và chị P. D. Chị B, anh H và chị P. Lời giải: Anh H và chị  P hủy hồ  sơ của anh A, cấp phép không đúng cho chị  B  – vi phạm  kỉ  luật, pháp  luật hành chính. Anh A tung tin đồn làm  ảnh hưởng uy tín, danh dự  của chị  B – vi   phạm luật Hành chính, chị B thuê người hành hung anh A – vi phạm luật Hình sự. Như vậy cả  anh H, chị P, anh A và chị B đều vi phạm pháp luật. Đáp án là C. Câu 36: Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K  sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K  phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh  D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào A. địa vị của anh K và anh D. B. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh D. C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh D.   D. độ tuổi của anh K và anh D. Lời giải: Vì theo Điều 9 Thông tư  111/2013/TT­BTC ngày 15/08/2013 của Bộ  tài chính đã quy   định rất rõ: Các khoản giảm trừ gia cảnh thuế TNCN cũng như  các mức giảm trừ gia cảnh cho  bản thân và người phụ thuộc. Các khoản giảm trừ gia cảnh: Đáp án C. Câu 37: Sau khi được A – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh B đã mấy  lần bắt gặp A nhận tiền của Y để  tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ  tại rừng  phòng hộ. Anh B đã kể  chuyện này cho vợ  nghe và còn đưa cả  bằng chứng cho vợ  xem. Vợ  anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo? A. Vợ chồng B, A và Y. B. Vợ B, A và Y. C. Hạt trưởng A. D. Hạt trưởng A và Y. Lời giải: A nhận hối lộ, tiếp tay cho Y và đồng bọn khai thác gỗ trái phép là cần bị tố cáo.    Y và  đồng bọn khai thác rừng phòng hộ trái phép là cần bị tố cáo. Vợ anh B tống tiền anh A là cần bị  tố cáo.   Đáp án là B. Câu 38: Cuộc họp tổng kết năm của xã X có ông A là chủ tịch xã, ông V là phó chủ tịch xã,chị H,   anh D, anh Y là đại diện các hộ dân của xã cùng tham gia. Khi chị H có kiến đề nghị xem xét một  vài gia đình trong xã sử  dụng đất nông nghiệp sai mục đích, ông A buộc chị  H dừng phát biểu.  8
  9. Thấy chị H vẫn tiếp tục trình bày kiến của mình nên ông V cắt ngang lời và đuổi chị ra ngoài rồi  chỉ đạo anh D giám sát chị. Sau cuộc họp, anh Y đã viết bài phản ánh sự việc này trên mạng xã   hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Ông A, ông V và anh Y. B. Ông A và ông V. C. Ông V và chị H. D. Ông A, ông V và anh D. Lời giải: Ông A buộc chị H dừng phát biểu, ông V cắt ngang lời chị H không cho trình bày kiến,  cho nên vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Đáp án B Câu 39: Nghi ngờ  A lấy điện thoại của M nên Y đã tung tin về  việc A là người thiếu trung  thực lên mạng xã hội. Ngày hôm sau, A nhờ B và C chặn đánh Y và M để trả  thù khiến M bị  thương. H thấy vậy can ngăn A nhưng bị A chửi rủa, cho rằng bênh vực Y, M là không đúng.  Trong tình huống này, ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ  về  danh  dự, nhân  phẩm của công dân?  A. M và Y. B. B, C và Y.  C. A, B, C và M. D. A và Y. Lời giải: Y tung tin sai sự thật về A; A chửi rủa H  là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo  hộ về danh   dự, nhân phẩm của công dân. Đáp án là D Câu 40: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông    X  đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng chặn đường đánh đập  và đe  dọa chị  M. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ  về  tính mạng sức  khỏe của công dân? A. Ông X, anh K và anh H. B. Ông X và anh K. C. Ông X và anh H. D. Anh K và anh H. Lời giải: Ông X đánh hai nhân viên bị thương nặng; anh K và anh H đánh đập và đe dọa chị M  là  xâm  phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân. Đáp án là A .………..HẾT………… 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2