intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích tổng quan các nghiên cứu về sử dụng AAC cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, phân loại các nhóm công cụ AAC theo chủ đề thường sử dụng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ AAC cho nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ dựa trên các đặc trưng văn hoá và giao tiếp của người Việt Nam mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của các công cụ AAC cho nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0013 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 130-140 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ GIAO TIẾP BỔ TRỢ VÀ THAY THẾ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Nguyễn Nữ Tâm An1*, Đỗ Thị Thảo1, Cao Bích Thuỷ2, Nguyễn Thị Thanh Dung3, Nguyễn Thị Cẩm Hường1, Phạm Thị Thùy Linh2 , Nguyễn Công Khanh1 và Trần Tuyết Anh1 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 Bộ môn Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược Kỹ thuật Đà Nẵng 2 3 Cao học K30, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giao tiếp thay thế và bổ trợ (Augemantative Alternative Communication/AAC) là một hệ thống hoặc chiến lược được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp cho những người không có lời nói hoặc lời nói khó hiểu. Đối với cá nhân rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) thì AAC thường gắn với hình ảnh. Bài viết phân tích tổng quan các nghiên cứu về sử dụng AAC cho trẻ RLPTK, phân loại các nhóm công cụ AAC theo chủ đề thường sử dụng cho trẻ RLPTK. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ AAC cho nhóm trẻ RLPTK dựa trên các đặc trưng văn hoá và giao tiếp của người Việt Nam mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của các công cụ AAC cho nhóm trẻ RLPTK. Từ khoá: Giao tiếp bổ trợ và thay thế, tiêu chí, bộ công cụ, rối loạn phổ tự kỉ. 1. Mở đầu Khó khăn về giao tiếp là khiếm khuyết cốt lõi của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK), với tỉ lệ 30-40% trẻ không có ngôn ngữ nói, những trẻ có thể nói được nhưng cũng gặp khó khăn nhiều về sử dụng giao tiếp chức năng [1]. Khó khăn về giao tiếp gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và làm ảnh hưởng đến hành vi của trẻ RLPTK. Một trong những tiếp cận quan trọng trong cải thiện các khó khăn về giao tiếp cho trẻ RLPTK là sử dụng giao tiếp bổ trợ và thay thế (Augemantative Alternative Communication, sau đây gọi theo tên viết tắt quốc tế là AAC) [1]. AAC là một trong những phương pháp can thiệp có căn cứ khoa học dành cho RLPTK [2],[3],[4]. Các nghiên cứu về hiệu quả của AAC trên nhóm trẻ RLPTK ngày càng nhiều. Công cụ AAC dành cho trẻ RLPTK chủ yếu là giao tiếp thông qua trao đổi hình ảnh và biểu tượng. Với lợi thế so với lời nói về sự rõ ràng, nhất quán, ổn định, tạo thuận và phát huy khả năng tri giác hình ảnh của trẻ RLPTK, AAC là một công cụ giao tiếp được đánh giá là hiệu quả với nhóm trẻ RLPTK. Trên thế giới, AAC đã rất phổ biến và mang lại hiệu quả đáng kể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân RLPTK khi việc giao tiếp được hỗ trợ thuận lợi hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, thực trạng sử dụng AAC cho trẻ RLPTK còn nhiều khó khăn do thiếu những nghiên cứu trên quy mô lớn để phát triển hệ thống công cụ AAC cho người dùng và chưa có những Ngày nhận bài: 11/12/2021. Ngày sửa bài: 24/12/2021. Ngày nhận đăng: 9/1/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Nữ Tâm An. Địa chỉ e-mail: annnt@hnue.edu.vn 130
  2. Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ hướng dẫn về quy trình sử dụng AAC cho trẻ RLPTK trong các môi trường cơ bản như lớp học, gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, thói quen giao tiếp và nhận thức của cộng đồng về vai trò của AAC với trẻ RLPTK cũng ảnh hưởng đến việc phổ biến AAC [5]. Cần có nghiên cứu để phát triển hệ thống công cụ AAC cho trẻ RLPTK trong thực tiễn và bối cảnh giao tiếp tại Việt Nam. Trong đó những yếu tố liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ, hành vi giao tiếp đặc trưng, bối cảnh lớp học, bối cảnh gia đình và sinh hoạt cộng đồng tại Việt Nam sẽ được tính đến một cách đầy đủ để các công cụ AAC có tính khả thi và thiết thực nhất. Đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp trường “Phát triển hệ thống công cụ giao tiếp thay thế và bổ trợ (Augemantative Alternative Communication/AAC) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Việt Nam”, mã số: SPHN21 – 02TĐ với mục đích xây dựng hệ thống công cụ giao tiếp thay thế và bổ trợ (AAC) cho trẻ RLPTK giúp nâng cao khả năng và cơ hội giao tiếp của trẻ trong học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động hòa nhập tại cộng đồng. Bài viết này là một phần trong các kết quả nghiên cứu của đề tài, với mục đich xác định các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ AAC. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về AAC cho trẻ RLPTK Những nghiên cứu về hiệu quả của AAC trong can thiệp cho trẻ RLPTK ngày càng được quan tâm. Dưới đây là thống kê phân loại theo danh mục của Hoa kỳ và Australia: Theo UNC (2020), trong danh sách các phương pháp có căn cứ khoa học, thì AAC là một phương pháp ngày càng được quan tâm. Bảng 1. Sự phát triển các nghiên cứu về AAC [3] Phương pháp, kỹ thuật Năm 1990 – 2011 Năm 2012 -2017 Tổng năm 1990 – 2017 Giao tiếp thay thế và bổ trợ 9 35 44 (Augmentative and Alternative Communication – AAC) Từ 9 nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 2011, đã tăng lên 35 nghiên cứu vào giai đoạn 2021 – 2017. Điều này cho thấy vị trí của AAC trong can thiệp RLPTK ngày càng được khẳng định. Trong danh mục các phương pháp có căn cứ khoa học của Mỹ năm 2014, PECS được xác định là một trong những phương pháp có căn cứ khoa học. PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi hình ảnh). Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp RLPTK. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ RLPTK chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ RLPTK và người lớn. Theo các chuyên gia về phương pháp này thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp PECS. Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ RLPTK. Đến bản năm 2020, AAC chính thức xuất hiện và thay thế PECS. AAC được hiểu là phạm vi tiếp cận rộng hơn so với PECS là một phương pháp can thiệp giao tiếp cụ thể. Ngoài ra, một phương pháp có nhiều điểm tương đồng cũng thường được nhắc đến là Hỗ trợ hình ảnh (Visual Support). Các nghiên cứu về PECS, AAC hay Visual Support đã tăng một cách đáng kể. Prior và cộng sự, xếp AAC vào nhóm các phương pháp có bằng chứng khoa học mới nổi, mức độ 2 trong tổng số 6 mức độ phân loại phương pháp can thiệp RLPTK có bằng chứng khoa học [4]. 131
  3. Nguyễn Nữ Tâm An*, ĐTThảo, CBThuỷ, NTTDung, NTCHường, PTTLinh, NCKhanh và TTAnh Ngoài việc xác định AAC là phương pháp có căn cứ khoa học với độ tin cậy và thứ hạng cao. Phạm vi ứng dụng của AAC cũng được thống kê khá chi tiết và đầy đủ trong các nghiên cứu như sau: Bảng 2. Thống kê phạm vi ứng dụng AAC trong các nghiên cứu [3] Lĩnh vực 0-2 tuổi 3-5 6-11 12-14 15-18 19-22 tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi Giao tiếp X x x x x Xã hội X x x x Chú ý chung X x x Chơi X x x Nhận thức Sẵn sàng học đường Tiền học đường và học đường x x Thích ứng/Tự phục vụ Can thiệp hành vi có vấn đề x x Hướng nghiệp Vận động x Sức khỏe Tự quyết Tổng quan nghiên cứu về AAC cho thấy mức độ vận dụng khá rộng với nhiều lĩnh vực phát triển của nhóm trẻ em và thanh thiếu niên có RLPTK. Nghiên cứu dựa trên các hướng vận dụng AAC được tổng hợp như trên để đề xuất các tiêu chí xây dựng. Các nghiên cứu trong nước về chủ đề AAC chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu có quy mô, chủ yếu dừng lại ở số ít các bài viết. PECS và các phương pháp giao tiếp bằng tranh ảnh được xuất hiện trong một số nghiên cứu riêng còn lại chủ yếu xuất hiện chung trong các nghiên cứu về giao tiếp cho RLPTK. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thơm, Hoàng Thị Lệ Quyên và Nguyễn Nữ Tâm An (2017) về các hướng tiếp cận và phương pháp cụ thể trong can thiệp kĩ năng giao tiếp cho trẻ RLPTK đã chỉ ra ưu, nhược điểm của từng hướng tiếp cận và các phương pháp can thiệp cụ thể, khẳng định việc kết hợp linh hoạt các hướng tiếp cận và các phương pháp sẽ giúp tận dụng các thế mạnh cho quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Việc lựa chọn các phương pháp, trong đó có giao tiếp bổ trợ và thay thế (AAC), cũng cần “dựa trên việc cân nhắc mức độ phát triển ngôn ngữ-xã hội, nền tảng và giá trị văn hóa, sở thích cá nhân, nguồn lực gia đình, phong cách học, kiểu hình hành vi và nhu cầu giao tiếp” của trẻ RLPTK [1]. Tác giả Đỗ Thị Thảo [6] và Hoàng Thị Lệ Quyên [7] đã công bố các nghiên cứu về việc ứng dụng phương pháp Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS) cho nhóm trẻ RLPTK. Trong đó tác giả Đỗ Thị Thảo đã xây dựng được bộ tranh giao tiếp phù hợp với trẻ RLPTK Việt Nam trên cơ sở tham khảo ý tưởng xây dựng các bộ tranh dành cho trẻ RLPTK nước ngoài, bộ tranh được khẳng định là có hiệu quả trong việc phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK tuy nhiên hiệu quả trị liệu giao tiếp cho trẻ RLPTK chưa được làm rõ. Tác giả Hoàng Thị Lệ Quyên đề cập đến việc đánh giá kĩ năng của giáo viên với tư cách là người hướng dẫn và cũng là đối tượng giao tiếp của trẻ RLPTK, nghiên cứu phân tích khá sâu sắc tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết. Các nghiên cứu đều chưa đưa ra các tiêu chí xây dựng [8]. 132
  4. Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ Nguyễn Nữ Tâm An [9] phát triển các ý tưởng vận dụng PECS và VB trong phát triển giao tiếp cho nhóm trẻ RLPTK, dựa trên các gợi ý của Bondy & Frost và trên mẫu ngôn ngữ giao tiếp của trẻ RLPTK nói tiếng Việt và trong điều kiện can thiệp hiện nay tại Việt Nam. Nghiên cứu đã bước đầu đánh giá kết quả thu được trong quá trình vận dụng phối hợp này, tuy nhiên chưa đề xuất các tiêu chí xây dựng. Nguyễn Nữ Tâm An [10] trong báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp trị liệu trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở Việt Nam” đã bước đầu thực nghiệm một số công cụ AAC và PECS trong phát triển giao tiếp chức năng cho trẻ RLPTK. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng ở số ít các công cụ AAC đơn lẻ, có sẵn nhưng thiếu đồng bộ, chưa có tính hệ thống và cũng chưa đề cập đến các tiêu chí xác định khi xây dựng. Như vậy, trên thế giới các nghiên cứu về sử dụng AAC trong can thiệp cho trẻ RLPTK đã có những kết quả khá rõ về phạm vi ứng dụng và mức độ kiểm chứng. Do hình ảnh có tính quốc tế cao nên có nhiều điểm chung giữa các nghiên cứu. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu là điều kiện sử dụng công cụ AAC, yếu tố văn hóa xã hội riêng biệt khi sử dụng công cụ AAC. 2.2. Phân loại các công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế (AAC) theo chủ đề Thuật ngữ “tăng cường” tức là bổ sung hoặc thêm vào lời nói. Thuật ngữ “thay thế” thường được sử dụng cho những cá nhân bị suy giảm đáng kể về lời nói, những cá nhân đó phải phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật này để giao tiếp. AAC bao gồm nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, được chia thành hai nhóm chính là AAC có hỗ trợ và AAC không hỗ trợ [10]. AAC không hỗ trợ là hình thức chỉ sử dụng nét mặt và cơ thể mà không kèm theo những công cụ khác, ví dụ: dấu hiệu, ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp mắt, biểu cảm nét mặt, cử chỉ. AAC có hỗ trợ là giao tiếp cần có những công cụ như tranh ảnh, biểu tượng, chữ viết, bảng giao tiếp, thiết bị hỗ trợ giao tiếp… Các công cụ AAC có hỗ trợ chia làm hai loại công nghệ cao và công nghệ thấp. AAC công nghệ thấp chủ yếu là các bảng giao tiếp sử dụng hình ảnh, chữ viết, biểu tượng… AAC công nghệ cao đề cập đến các công cụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số như những thiết bị điện tử cung cấp từ vựng có nền tảng biểu tượng hoặc nền tảng bảng chữ cái (có nền tảng văn bản: từ/cụm từ chỉ được thể hiện bằng văn bản đơn thuần, không có sử dụng biểu tượng) nhằm mục đích giao tiếp. AAC công nghệ cao có thể là các ứng dụng AAC trên những thiết bị thịnh hành (ví dụ như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng hoặc thiết bị tạo lời nói (thiết bị chuyên dụng được thiết kế đặc biệt cho AAC). Danh sách các công cụ AAC theo phân loại hiện đang sử dụng tại Việt Nam được đề cập dưới đây: Bảng 3. Bảng thống kê danh sách công cụ AAC tại Việt Nam [10] Phân loại Loại/ Tên của ứng dụng hoặc chương trình AAC công • Avaz – ứng dụng AAC tiếng Việt nghệ cao • Talk Tablet – ứng dụng AAC tiếng Anh • English AAC app. Tạo bảng AAC, bảng lựa chọn và thời gian biểu hình ảnh bằng tiếng Việt và ghi âm giọng nói của bạn (phiên bản tiếng Việt đang được phát triển). • CoughDrop và LAMP Words for Life - Ứng dụng AAC tiếng Anh Nhà lâm sàng sử dụng ứng dụng để tạo bảng AAC bằng tiếng Việt và in ra để sử dụng như bảng AAC công nghệ thấp. • Ứng dụng Visuals2Go - ứng dụng giáo dục với khả năng tạo bảng giao tiếp và sử dụng chúng như một thiết bị AAC có phát tiếng nói, tạo câu chuyện ảnh, câu chuyện xã hội hoặc in tài liệu công nghệ thấp. Ứng dụng này sử dụng 133
  5. Nguyễn Nữ Tâm An*, ĐTThảo, CBThuỷ, NTTDung, NTCHường, PTTLinh, NCKhanh và TTAnh tiếng Anh nhưng bạn có thể ghi âm giọng nói của mình và nhập văn bản bằng tiếng Việt. • Ứng dụng tiếng Anh cho các kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức dành cho những người bị đột quỵ, ví dụ. Constant Therapy. • Các ứng dụng bảng lựa chọn • Phần mềm và ứng dụng phân tích âm thanh - ví dụ: phản hồi sinh học và phần mềm PRAAT • Ứng dụng hẹn giờ • Ứng dụng vẽ • Trò chơi, âm nhạc, video, hình ảnh thông dụng như một cách giới thiệu hoặc mô tả các hoạt động và giảng dạy trong quá trình trị liệu AAC công • Phần mềm Boardmaker (CD-rom) và trực tuyến: tạo các nguồn hình nghệ thấp • Trang web có các biểu tượng được tạo ra ở Việt Nam www.concuame.com/paxt • PECS (Picture Exchange Communication System) Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh • Sách giao tiếp • Từ chính hoặc bảng cụm từ • Biểu tượng hình ảnh/ bảng hình • Bảng chữ cái • Chuỗi câu • Thời gian biểu hình ảnh • Bảng lựa chọn • Bảng đầu tiên → sau đó • Câu chuyện xã hội • Biểu tượng hình ảnh • Hình chụp • Biểu tượng vật thể • Các thẻ giao tiếp có dây ràng ở cổ, hoặc kiểu xâu thành vòng • Vòng tay để giao tiếp • Áo để giao tiếp AAC • Ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt không trợ • Key Word Sign – không được dùng phổ biến giúp 2.3. Xác định tiêu chí xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế (AAC) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ Trên cơ sở nguồn tranh ảnh hoặc hệ thống AAC sẵn có, người can thiệp có thể xây dựng bộ công cụ AAC cho lớp học hoặc cá nhân trẻ RLPTK. Bài viết nghề xuất 8 tiêu chí cơ bản giúp thiết kế được bộ công cụ hữu dụng cho trẻ. Các tiêu chí mà nghiên cứu đề xuất dựa trên việc tổng quan những nghiên cứu về AAC trên thế giới cũng như là thực tiễn can thiệp trẻ RLPTK. Tiêu chí 1: Thiết kế công cụ AAC phù hợp với nhu cầu của trẻ RLPTK Trước khi dành thời gian và công sức để làm một giáo cụ trực quan cho một trẻ cụ thể, thì người giáo viên nên cân nhắc những tính năng nào là hữu dụng nhất. Nếu giáo viên chưa hiểu rõ trẻ của mình, thì giáo viên nên dành thời gian xác định xem em đó đáp ứng tốt nhất với các thể loại khác nhau nào của các bức ảnh, các màu sắc, các kích thước...và những yếu tố khác. 134
  6. Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ Khi một trẻ đang bắt đầu học sử dụng một giáo cụ cụ thể, giáo viên nên bắt đầu với một hoặc hai giáo cụ một lần, và tăng dần đến số lượng mong muốn một cách hệ thống. Ví dụ, nếu bạn đang dùng một bức tranh thời gian biểu để tăng tốc chơi độc lập, đầu tiên dùng một bức. Khi trẻ đó có khả năng đáp ứng độc lập với một bức tranh, thì thêm một bức nữa cho tới khi em đó hoàn thành cả hai hoạt động độc lập. Tiếp tục thêm một bức tại một lần cho tới khi em đó có khả năng hoàn thành nhiều hoạt động theo như ước lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ đó. Giáo viên nên so sánh với vài trẻ đồng trang lứa có độ phát triển điển hình để ước lượng mục tiêu cuối cùng của mình cần đạt được. Tiêu chí 2: Lựa chọn thể loại tranh hoặc ảnh phù hợp Việc lựa chọn ảnh, tranh vẽ hoặc tranh in cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào độ tuổi hoặc khả năng nhận thức của trẻ, em đó có thể đáp ứng tốt nhất với: • Những thẻ tranh • Những bức ảnh • Những tranh vẽ sinh hoạt, hoặc • Những tranh vẽ dạng biểu tượng (như là các ảnh giao tiếp tượng trưng). Giáo viên nên cho trẻ tiếp xúc với từng loại để xác định xem em đó phù hợp với loại nào nhất. Một số trẻ RLPTK gặp khó khăn trong tương tác với tranh ảnh. Tranh ảnh mang nét đặc trưng của một sự vật nào đó, nhưng tại thời điểm học, có thể chúng không hiệu quả với trẻ của bạn. Thay vào đó trẻ đáp ứng tốt với các đồ chơi như trò chơi ngôi nhà búp bê, hay trò chơi lắp ráp. Có thể chèn thêm vài câu nói hay danh mục lời thoại, nhưng chúng thường khá khó. Nếu em học sinh đó có khả năng nhận diện được các bức tranh và ảnh, giáo viên hãy trình bày cả 2 sự lựa chọn riêng biệt này xem loại nào mà em đó đáp ứng liên tục và chính xác hơn. Nếu dường như không có sự khác nhau trong đáp ứng, thì xem những cái khác như trẻ đó có hứng thú với những bức tranh hơn so với những bức ảnh không. Em đó có giữ cái đó lâu không? Em đó có giao tiếp mắt với bạn lâu hơn khi bạn dùng một cái nào đó so với cái khác không? Nếu bạn hiểu học sinh đó rõ hơn, bạn sẽ phán đoán được em học sinh đó đáp ứng với cái em ấy thích hay không thích như thế nào. Nếu bạn không hiểu em đó lắm thì hãy đi hỏi những người đã làm việc với em ấy trước đây xem. Tiêu chí 3: Tối ưu hoá tính bền của công cụ AAC Trẻ của bạn (dù nhỏ hoặc lớn hơn) cũng đều có thể làm hư các giáo cụ, nên tính bền cũng cần được quan tâm. Học cách làm các giáo cụ đủ bền có thể đòi hỏi một số trải nghiệm và lỗi sai của bạn, nhưng một số quy định chung là chọn những vật liệu mà sau cùng nó bị bẻ cong hoặc an toàn khi ném đi. Một cái máy ép là một đầu tư hoàn hảo và có thể được dùng làm những bức tranh, những thẻ ghi nhớ, hoặc những vật liệu giấy không thấm nước và ít khả năng chống rách. Nếu bạn không muốn mua một cái máy ép, giấy bìa bọc kính có thể được sử dụng, nhưng đòi hỏi phải cắt nhiều, và nó hơi khó sử dụng. Nếu công cụ AAC đó bị mòn nhiều, thì tốt nhất nên chọn giấy áp phích, bảng bọt, hoặc bìa cứng. Chúng có thể được mua ở một cửa hàng văn phòng phẩm ở địa phương. Một chuyến đi nhanh dạo quanh một cửa hàng địa phương có thể hữu dụng giúp bạn đánh giá những lợi ích và không có lợi của một vật liệu cụ thể. Tiêu chí 4: Đảm bảo công cụ AAC dễ di chuyển trong quá trình trẻ hoạt động Khi sáng tạo những công cụ AAC, tốt nhất nên xác định trước xem nó sẽ di chuyển hay đứng yên một chỗ. Những trẻ nhỏ và yếu kỹ năng vận động sẽ dễ điều khiển bằng tay với những giáo cụ lớn hơn. Trong một số trường hợp, những giáo cụ to hơn thường phải cố định một chỗ. Những giáo cụ nhỏ hơn thường được dùng cho một trẻ RLPTK ở trong một phòng học thường xuyên. Trong trường hợp này, điều quan trọng là xem xét giáo cụ đó có gây sự chú ý quá mức 135
  7. Nguyễn Nữ Tâm An*, ĐTThảo, CBThuỷ, NTTDung, NTCHường, PTTLinh, NCKhanh và TTAnh với các trẻ khác không. Điều này được cân nhắc bất chấp sự sắp đặt của trẻ, nhưng mà nó được phân tích cụ thể trong những tình huống xã hội của trẻ phát triển bình thường. Nếu như những giáo cụ này được di chuyển cùng với trẻ, thì giáo viên sẽ phải cân nhắc kích cỡ với trẻ. Giáo viên cũng sẽ phải cân nhắc xem giáo cụ sẽ được di chuyển như thế nào. Giáo cụ hỗ trợ đó có thể hợp thời trang với một tay cầm hoặc có thể được thay bởi một số loại vật mang như là một túi nhỏ có quai đeo chéo, ba lô nhỏ, hộp nhỏ với một tay cầm, hoặc những thứ tương tự, hoặc là nó có thể kẹp vào một dây đeo lưng hoặc nguyên vòng đeo lưng. Thời đại ngày nay, nhiều người chúng ta thường mang nhiều thứ cá nhân (như điện thoại di động, các giấy tờ hoặc các máy tính cá nhân...) và công cụ AAC cũng có thể là một trong những thứ đó. Tiêu chí 5: Đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu của công cụ AAC Để tạo một công cụ AAC có sức thu hút, giáo viên nên kiểm tra sự rõ ràng của nó. Hãy kiểm tra một số trẻ về công cụ đó. Công cụ đó có đủ nổi bật để trẻ nhận ra và đáp ứng mục tiêu chính không? Giáo viên có thể sử dụng một màu nền để gợi ý cho một đáp ứng đúng, đủ trực quan và quen thuộc để gợi ý cho trẻ không. Sử dụng màu sắc hiếm và sáng để thu hút sự chú ý. Nếu giáo viên sử dụng những bức tranh hay ảnh, chúng có rõ ràng và sắc nét không? Nếu như giáo viên muốn phóng to một bức tranh hay ảnh, đôi khi kết quả lại bị sạn và không rõ ràng. Sự rõ ràng cực kỳ quan trọng nếu như ánh nhìn được giữ ở một khoảng cách nhất định. Kích cỡ cũng quan trọng. Những quang cảnh rộng hơn cần những khoảng cách xa hơn để nhìn. Nếu giáo cụ trực quan thể hiện một sự vật hoặc một ý tưởng đơn giản nào đó, hãy chắc chắn rằng chỉ có ý tưởng đó thể hiện trong ảnh. Ví dụ bạn đang sử dụng bức ảnh một cánh cửa, đừng bao gồm toàn bộ ngôi nhà trong bức ảnh. Một số trẻ RLPTK có thể bị thu hút quá mức và có thể bị hấp dẫn đến khía cạnh/bộ phận khác của công cụ trực quan đó hơn là khía cạnh/bộ phận mà giáo viên đang dạy. Tiêu chí 6: Phù hợp với lứa tuổi của trẻ Độ tuổi cũng là một yếu tố cần xem xét khi xây dựng công cụ AAC. Mặc dù sự phát triển của trẻ RLPTK có thể thấp hơn bình thường, nhưng nhiều yếu tố liên quan như chiều cao, vận động, sinh lý… cũng sẽ chi phối việc can thiệp nói chung và sử dụng AAC nói riêng. Cách tốt nhất là dành thời gian quan sát sự phát triển của những bạn đồng trang lứa điển hình. Giáo viên có tưởng tượng ra một trong số đó đang sử dụng giáo cụ trực quan này không? Giáo viên nên hỏi xem vài bạn đó cảm thấy thấy cái gì được chấp nhận và cái gì không được chấp nhận. Tốt nhất giáo viên nên chọn những trẻ mà mình biết và nhiệt tình, trung thực khi chia sẻ. Tiêu chí 7: Đáp lại nỗ lực giao tiếp của trẻ Động lực giao tiếp của trẻ thường thấp. Thế nên giáo viên nên xem xét thiết kế như thế nào cho dễ dàng sử dụng. Công cụ AAC nên thiết kế để ứng dụng cho các tình huống sinh hoạt dễ dàng hơn. Nếu công cụ đòi hỏi trẻ đưa ra cố gắng quá nhiều, thì công cụ AAC của bạn sẽ dẫn tới những hành vi khó hiểu. Nếu giáo viên chú ý đến sự phát triển vận động, động lực giao tiếp và xu hướng hành vi của trẻ trước khi tiến hành xây dựng và sử dụng công cụ AAC, thì sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Tiêu chí 8: Đánh giá hiệu quả của công cụ AAC Một chương trình giáo dục hiệu quả đã phải có một vài công thức đo lường đánh giá khách quan, việc sử dụng AAC cũng như vậy. Giáo viên dễ dàng theo dõi sự thay đổi tiến bộ khi đánh dấu lên ngày mà công cụ AAC được giới thiệu và so sánh trước và sau khi giới thiệu công cụ AAC đó. Những gì giáo viên muốn thấy là tiến bộ trong sự chính xác, tỉ lệ đáp ứng, và sự đạt được kỹ năng nhanh chóng hơn. Dù cho giáo viên sử dụng đánh giá nào đi nữa, phải chắc chắn là bạn đang khách quan trong hành động đánh giá tiến bộ của trẻ. 136
  8. Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 2.4. Một số công cụ AAC theo chủ đề được nghiên cứu phát triển Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lí luận và phân tích thực trạng nghiên cứu thông qua đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp trường “Phát triển hệ thống công cụ giao tiếp thay thế và bổ trợ (Augemantative Alternative Communication/AAC) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Việt Nam”, mã số: SPHN21 – 02TĐ đã tiến hành xây dựng bộ công cụ AAC với 50 công cụ thuộc 15 chủ đề. Dưới đây là một số công cụ minh hoạ. Bảng 4. Một số công cụ AAC được nghiên cứu phát triển dựa trên các tiêu chí đề xuất Lĩnh Công cụ Minh hoạ vực AAC - Bảng lựa hỗ trợ chọn phát - Bảng chủ triển đề giao - Thẻ hội tiếp thoại - Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS AAC - Lịch trình sử bằng hình dụng ảnh (bảng trong trước – sau, quản lý bảng tích hành vi luỹ phần thường) - Bảng nội quy AAC - Bảng chào hỗ trợ hỏi kĩ năng - Câu xã hội chuyện xã hội - Bảng hỗ trợ cảm xúc - Cuốn sách về tôi 137
  9. Nguyễn Nữ Tâm An*, ĐTThảo, CBThuỷ, NTTDung, NTCHường, PTTLinh, NCKhanh và TTAnh AAC -Quy trình hỗ trợ dạy kĩ năng quy tự phục vụ trình kĩ -Quy trình năng dạy kĩ năng sống AAC - Hỗ trợ hỗ trợ quản lý lớp học tập học (thời khoá biểu, nội quy, hướng dẫn hành vi nên – không nên) - Hỗ trợ thao tác, kỹ năng học tập - Hỗ trợ phát triển khái niệm Hệ thống được xây dựng vừa đáp ứng việc sử dụng AAC không cần công nghệ (bảng giao tiếp, thẻ quản lí hành vi, bảng lựa chọn, bảng chủ đề, bảng hướng dẫn kĩ năng…), vừa tạo thuận lợi cho việc sử dụng công cụ AAC qua các phương tiện như máy tính bảng, smart phone, bảng tương tác ở mức độ hiển thị màn hình để tiết kiệm chi phí in ấn cũng như tiện dùng trong nhiều hoàn cảnh. Quy trình sử dụng công cụ AAC cho trẻ RLPTK (từ khâu đánh giá đặc điểm giao tiếp của trẻ, lên chương trình can thiệp, huấn luyện giao tiếp và đánh giá kết quả) được phổ biến với các đối tượng giao tiếp chính của trẻ (cha mẹ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ) và bước đầu phổ biến tới cộng đồng (lớp học hòa nhập, các nhóm vui chơi và sinh hoạt ngoại khóa có trẻ tự kỉ, các nơi công cộng mà trẻ hòa nhập). Ngoài ra, bộ công cụ được thiết kế kèm hướng dẫn sử dụng bám sát với 8 tiêu chí được đề xuất trong bài viết này để đảm bảo việc sử dụng công cụ AAC được tiến hành hiệu quả. Các công cụ xây dựng đều phải đảm bảo cả 8 yếu tố này để quá trình sử dụng AAC được hiệu quả. 3. Kết luận Hệ thống công cụ giao tiếp thay thế vào bổ trợ (AAC) cần được phổ biến rộng rãi tại các cơ sở can thiệp, gia đình và cộng đồng có sự tham gia của trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Hệ thống công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế (AAC) sẽ hỗ trợ các nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các mức độ từ nặng đến nhẹ, trở thành kênh giao tiếp được sử dụng một cách tích cực trong quá trình hòa nhập của trẻ. Góp phần nâng cao nhận thức và thói quen giao tiếp có sử dụng trợ giúp với nhóm trẻ em và người lớn RLPTK. 138
  10. Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ Bộ công cụ AAC được thiết kế dựa trên 8 tiêu chí cơ bản được xác định trong bài báo này. Quá trình thực nghiệm cần thiết kế các tiêu chí cụ thể hơn về mặt mức độ, đây là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của bộ công cụ bên cạnh những thay đổi về kĩ năng giao tiếp và các hành vi của trẻ RLTK. Lời cảm ơn: Xin cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu mạnh tiềm năng “Đánh giá và giáo dục trẻ khuyết tật phát triển” thông qua đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp trường “Phát triển hệ thống công cụ giao tiếp thay thế và bổ trợ (Augemantative Alternative Communication/AAC) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Việt Nam”, mã số: SPHN21 – 02TĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Thơm, Hoàng Thị Lệ Quyên & Nguyễn Nữ Tâm An, 2017. Các hướng tiếp cận chính trong can thiệp giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục trẻ rối loạn phát triển, tr 302 – 315 [2] Connie Wong, Samuel L. Odom, Kara Hume, Ann W. Cox, Angel Fettig, Suzanne Kucharczyk, Matthew E. Brock, Joshua B. Plavnick, Veronica P. Fleury, and Tia R. Schultz, 2014. Evidence-Based Practices for Children, Youth, and Young Adults with Autism Spectrum Disorder. The University of North Carolina, Frank Porter Graham Child Development Institute, Autism Evidence-Based Practice Review Group. [3] Jessica R. Steinbrenner, Kara Hume, Samuel L. Odom, Kristi L. Morin, Sallie W. Nowell, Brianne Tomaszewski, Susan Szendrey, Nancy S. McIntyre, Şerife Yücesoy-Özkan, & Melissa N. Savage, 2020. Evidence-Based Practices for Children, Youth, and Young Adults with Autism Spectrum Disorder. The University of North Carolina at Chapel Hill, Frank Porter Graham Child Development Institute, National Clearinghouse on Autism Evidence and Practice Review Team [4] Prior, M., Roberts, J. M.A., Rodger, S., Williams, K. & Sutherland, R., 2011. A review of the research to identify the most effective models of practice in early intervention of children with autism spectrum disorders. Australian Government Department of Families, Housing, Community Services and Indigenous Affairs, Australia. [5] Nguyễn Nữ Tâm An, 2020. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp trị liệu trong giáo dục trẻ RLPTK tại Việt Nam, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ - MS SPH 2017 – 40 [6] Hoàng Thị Lệ Quyên, 2013. Đánh giá kĩ năng dạy trẻ tự kỉ giao tiếp sử dụng phương pháp PECS, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12, tr.48-50, 55. [7] Hoàng Thị Lệ Quyên, 2014. Các hình thức giao tiếp bổ trợ và thay thế dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ và khuyết tật trí tuệ có khó khăn về giao tiếp, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8, tr.69-71. [8] Đỗ Thị Thảo, 2011. Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ rối loạn tự kỉ, Tạp chí khoa học- Trường ĐHSP Hà Nội. Số 4, năm 2011, trang 107-116 [9] Nguyễn Nữ Tâm An, 2018. Kết hợp PECS và ABB/VB trong can thiệp giao tiếp cho trẻ RLPTK, Tạp chí khoa học số 63, Tr239-247 [10] Margetson, K., Huynh, T. B., & Webb, G., 2020. Digital Technology and Augmentative and Alternative Communication in Speech and Language Therapy in Vietnam: Needs Assessment, Current Practices and Recommendations. Technical report. USAID, Humanity & Inclusion, Trinh Foundation Australia. 139
  11. Nguyễn Nữ Tâm An*, ĐTThảo, CBThuỷ, NTTDung, NTCHường, PTTLinh, NCKhanh và TTAnh ABSTRACT Recommending criteria in creating the augumentative alternative communication toolkit for children with autism spectrum disorders Nguyen Nu Tam An1*, Do Thi Thao1, Cao Bích Thuy2, Nguyen Thị Thanh Dung3, Nguyen Thị Cam Huong1, Pham Thị Thuy Linh2 , Nguyen Cong Khanh1 and Tran Tuyet Anh1 1 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 2 Faculty of Rehabilitation, Da Nang University of Medical Technology and Pharmacy 3 MA K30, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education Augmentative Alternative Communication (AAC) is a system or approach used to facilitate communication skills for individuals who are nonverbal, minimally verbal or have unintelligible speech productions. For individuals with Autism Spectrum Disorders (ASD), AAC is often associated with images, photos and pictures. The article reviews the use of the AAC for children with ASD, including common types of the AAC used for this population. Based on the review, the article suggests the essential criteria for creating the AAC toolkit for Vietnamese children with ASD alignment with illustrations. These criteria are developed based on both the international standards of the AAC tools for children with ASD and the Vietnamese people's cultural and communication characteristics. Keywords: Augmentative Alternative Communication, criteria, toolkit, Autism Spectrum Disorders. 140
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2