intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di sản văn hóa thế giới của Hàn Quốc nghi lễ và nhạc lễ Jonginyo

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo là kiệt tác có giá trị đặc biệt do chính người dân Hàn Quốc sáng tạo nên, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo về bản sắc văn hóa. Đây như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa dân tộc Hàn. Nghi lễ Jongmyo và nhạc lễ xứng đáng được nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di sản văn hóa thế giới của Hàn Quốc nghi lễ và nhạc lễ Jonginyo

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA HÀN QUỐC NGHI LỄ VÀ NHẠC LỄ JONGINYO SVTH: Nguyễn Thúy Nga 3H08 GVHD: Lê Thị Hương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DI SẢN 1. Khái niệm và phân loại Di sản thế giới là các di tích hay di chỉ của một quốc gia như rừng, núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố nào đó...do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Phân loại Khái niệm ƒ Là các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Di sản văn ƒ Là các quần thể các công trình xây dựng: Các quần hóa - thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với Di sản văn nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị hóa phi vật thể (1) trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. ƒ Là các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. ƒ là những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị biến Di sản kí ức thế giới(2) mất vĩnh viễn trên thế giới và cần phải được bảo vệ khẩn cấp. ƒ Là các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động Di sản thiên kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động nhiên kiến tạo, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học. 269
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 ƒ Là các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn. (1) Di sản văn hóa phi vật thể: còn gọi là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và Phi Vật thể nhân loại (2) Di sản kí ức thế giới: là những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn trên thế giới và cần phải được bảo vệ khẩn cấp. 2. Tiêu chuẩn Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt. Những di sản được công nhận phải có những đặc điểm và giá trị sau: • Là kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên. • Có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa. • Có tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả. • Có giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa. 3. Danh mục di sản thế giới của Hàn Quốc UNESCO công nhận giá trị độc đáo và đặc tính riêng biệt của nền văn hóa Hàn Quốc và đưa vào Danh mục Di sản thế giới. Dưới đây là các Di sản thế giới của Hàn Quốc: Năm được STT Tên di sản Loại di sản công nhận 1 Phật Quốc Tự và Thạch Quật Am 1995 Di sản văn hóa (석굴암과 불국사) 2 Tông Miếu 1995 Di sản văn hóa (종묘) Kho chứa mộc bản Đại tạng kinh Hàn 3 Quốc chùa Haeinsa 1995 Di sản văn hóa (해인사 장경판전) 4 Thủy nguyên Hoa thành 1997 Di sản văn hóa (수원 화성) 5 Quần thể cung Xương Đức 1997 Di sản văn hóa (창덕궁) 270
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 6 Cố đô Gyeongju 2000 Di sản văn hóa (경주역 사유적 지구) Mộ đá tiền sử Gochang, Hwasun và 7 Ganghwa 2000 Di sản văn hóa (고창.화순.강화 고인돌 유적) Đảo núi lửa Jeju và các động dung nham Di sản thiên 8 2007 (제주 화산섬 및 용암 동굴) nhiên 9 Lăng mộ hoàng gia triều đại Joseon 2009 Di sản văn hóa (조선 왕릉) Làng cổ Hàn Quốc: Hahwe và Yangdong 10 2010 Di sản văn hóa (한국의 역사마을: 하회와 양동) Nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo Di sản văn hóa 11 2001 phi vật thể (종묘제례 및 종묘제례악) Nghệ thuật hát sử thi Pansori Di sản văn hóa 12 2003 phi vật thể (판소리) Lễ hội Gangneung Danoje Di sản văn hóa 13 2005 phi vật thể (강능 단오제) Điệu múa hát vòng tròn Di sản văn hóa 14 2010 phi vật thể (강강술래) Múa hát đường phố Di sản văn hóa 15 2010 phi vật thể (남사당) Lễ cầu siêu 49 ngày Di sản văn hóa 16 2010 phi vật thể (영산재) Hội cầu Nữ thần Gió đảo Jeoju Di sản văn hóa 17 2010 phi vật thể (제주 칠머리 당영등굿) Bản thảo hệ thống âm chuẩn Di sản ký ức thế 18 1997 giới (훈민정음) Sử lục triều đại Joseon Di sản ký ức thế 19 1997 giới (조선왕조 실록) Hợp tuyển Pháp thoại của các Đại Thiền Di sản ký ức thế 20 2001 giới sư 271
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 (직지심체 요철) Nhật kí Tổng quản Seungjeongwon Di sản ký ức thế 21 2001 giới (승정원 일기) Mộc bản in bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc Di sản ký ức thế 22 và các kinh sách Phật giáo khác 2007 giới (팔판대장 경판) Hoàng triều Điển lệ triều đại Joseon Di sản ký ức thế 23 2007 giới (조선왕조의궤) Nguyên tắc thực hành đông y Di sản ký ức thế 24 2009 giới (도의보감) II. NGHI LỄ JONGMYO VÀ NHẠC LỄ JONGMYO 1. Giới thiệu chung Trong văn hóa truyền thống châu Á, từ Trung Quốc đến Hàn Quốc và Việt Nam, lễ nghi luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở xã hội hiện đại ngày nay, việc tổ chức các nghi lễ mang ý nghĩ duy trì các trật tự xã hội cơ bản. Một trong những nghi lễ quan trọng tại Hàn Quốc vẫn được tồn tại và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là nghi lễ Jongmyo. Nghi lễ Jongmyo là nghi lễ được tổ chức để thờ cúng những đời vua và hoàng hậu cuối cùng của triều đại Joseon tại điện thờ Jongmyo, Seoul, Hàn Quốc. Nghi lễ này được tổ chức thường niên vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng năm, đi kèm với dàn nhạc lễ Jongmyo và điệu múa truyền thống Ilmu. Nghi lễ Jongmyo bắt nguồn từ thời kỳ trung hoa cổ đại. Những nghi lễ này được thực hiện ở Hàn Quốc vào lần đầu tiên ở thời kỳ Silla và được gìn giữ từ triều đại vua Goguryeo tới triều vua cuối cùng của Hàn Quốc – vương triều Joseon. Cùng với các lễ cầu xin thần linh phù hộ có mùa màng bội thu, thì đây được gọi là nghi lễ quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Ngày nay, tập tục này hiện không còn ở Trung Quốc song vẫn được gìn giữ tại Hàn Quốc. 2.Nội dung 2.1. Nghi lễ Jongmyo Nghi lễ Jongmyo chủ yếu bao gồm các thủ tục chào hỏi, tiếp đón thần linh và để nhận được phước lành từ những thần linh. Nghi lễ Jongmyo là nghi lễ quốc gia được xếp hạng cao nhất đi kèm nhiều thủ tục nghiêm ngặt. Nghi lễ chính thức bắt đầu bằng cuộc diễu hành mang theo một chiếc hộp có chứa hương và các giấy cầu nguyện, đi qua Nam môn (cổng phía Nam) của đền Jongmyo qua con đường phía Tây(3) hướng tới Chính điện. 272
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Quá trình thực hiện nghi lễ được chia làm ba phần: Phần đầu tiên là lễ chào đón các linh hồn. Phần này sẽ được thực hiện bởi nhà sư, quốc vương và gia đình hoàng gia. Trước khi vào làm lễ, nhà vua phải thoát tục trong vòng bốn ngày bằng việc như chỉ được ăn những món thanh đạm, tuyệt đối không đươc làm những việc xấu, những điều cấm kị. Tất cả các quần thần tham gia vào lễ dâng hương cũng phải tuân thủ theo những điều cấm kị của lễ rửa tội này. Vào cửa chính điện, vua và các quần thần phải làm lễ rửa tội bằng việc rửa tay vào một chậu nước sạch, với ý nghĩa thanh tẩy thân thể và tâm trí xong mới bước vào, tiến đến nơi lưu giữ bài vị giữa Chính điện, cúi lạy bốn lần trước linh vị của những vị vua quá cố. Trong nghi lễ Cheonghaeng và Singwan, họ bắt đầu chào đón các vị thần bằng nghi lễ mời rượu. Ở lễ Singwan Các nhà sư thắp hương ba lần để chào đón các linh hồn từ trên thiên đường và đổ rượu ba lần trên mặt đất, và đặt các cây gai trắng lên bàn thờ để làm quà tặng cho các thần linh. Còn lễ Cheonyo là thủ tục lập đồ tế lễ. Các loại gan heo, bò và cừu được trộn lẫn với kê trong dầu, và sau đó bị đốt cháy hoàn toàn với một loại thảo dược tên là mugwort. Bằng cách cung cấp vật tế của động vật và thực, nghi lễ này là để cầu nguyện cho an ninh quốc gia và mùa màng bội thu. Trong triều đại Joseon, nghi lễ Jongmyo rất quan trọng, vì vậy nhà vua đích thân cầu nguyện cho an ninh quốc gia và sự thịnh vượng cho người dân với sự trợ giúp của các vị thần linh. Phần thứ hai là tiếp đãi các linh hồn. Đầu tiên là nghi lễ Jinchan, phục vụ sáu mươi ba loại đồ ăn tới các linh hồn. Sau đó nhà vua làm lễ Choheonrye dâng ly rượu đầu tiên lên mời tổ tiên, tiếp theo là hoàng tử (Aheơngwan) và tổng thống (Jongheongwan). Nghi lễ này được theo sau bởi nghi thức đọc lời cầu nguyện của những người Daechukgwan. Lễ dâng rượu lần thứ hai gọi là Aheon và lần cuối là Jongheon. Phần thứ ba là nghi lễ cuối cùng được tổ chức để tiễn đưa các linh hồn lên trời. Eumbok là dịp để chia sẻ đồ ăn và rượu với các nhà sư. Sau khi thụ lộc diễn ra lễ bỏ đi tất cả đồ ăn đã phục vụ các linh hồn. Những nhà sư lại cúi chào bốn lần để tiễn đưa các linh hồn về trời. Lễ Mangryo là nghi thức cuối cùng thực hiện bằng cách đốt giấy, Heơngwan và Daechukgwan sẽ thông báo rằng nghi lễ đã được hoàn thành và các nhà sư sẽ lưu vào bên trong. 2.2. Nhạc lễ Jongmyo Cùng với nghi lễ Jongmyo, nhạc lễ cũng sẽ được tổ chức đồng thời để mang đến niềm vui thích cho các linh hồn được mời tới nghi lễ này. Mỗi thủ tục của buổi lễ được sáng tác âm nhạc khác nhau như “Botaepyong”(보태평) và “Jeongdaeeop”(정대업).. Các bài hát đi kèm với Jerye-ak được gọi là Jongmyo Akjang. Nhạc lễ Jongmyo được chính phủ Hàn Quốc chỉ định là một tài sản văn hoá tâm linh quan trọng bậc nhất. Loại nhạc này có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Trung Hoa và được mang tới Hàn Quốc vào thời kỳ Goguryeo. Mười một phần trong Botaepyeong 273
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 và mười một phần trong Jeongdaeeop lần đầu tiên được sáng tác bởi vua Sejong vào năm 1446 để cầu nguyện cho an ninh và thịnh vượng của quốc gia. Sau này, âm nhạc đã được sửa đổi một chút và đã hoàn thiện. Đặc biệt, bài nhạc lễ Botaepyeong và Jeongdaepyeong được ca ngợi là những tác phẩm âm nhạc gần như hoàn hảo trong kết cấu của các bản tổng phổ, sử dụng hầu hết những giá trị truyền thống vốn có của thang âm Hàn Quốc. So sánh với nghi lễ âm nhạc Baroque ở châu Âu được sinh ra trong thế kỷ XVII thì nhạc lễ Jongmyo đã có được khoảng 200 năm trước đó. Nhạc lễ Jongmyo là một tập hợp phong phú các nhạc khí, nhạc cụ dây tinh tế và sự kết hợp tinh tế của những âm sắc tạo nên một bản nhạc trang trọng và tráng lệ phù hợp với nghi thức quốc gia quan trọng của Jongmyo. Nhạc lễ được phân thành hai loại Deungga và Heonga dựa trên vị trí của buổi biểu diễn và thành phần của các nhạc cụ. Deungga là dàn nhạc được bố trí ở tầng cao hơn của Chính điện để chơi nhạc mà không có bài hát, trong khi Heonga chơi nhạc cùng với các bài hát ở tầng thấp hơn. Chính bởi vậy mà loại nhạc lễ cung đình truyền thống này được cho là sự dung hòa giữa Trời và Đất. Hầu hết các nhạc cụ được làm bằng vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc đá. Với âm sắc mềm mại, ấm áp và âm thanh vang dài nó đã làm cho âm nhạc nghi lễ thường cứng nhắc trở nên nhẹ nhàng hơn. Các bài hát của Jeryeak, được gọi là Akjang, chứa phần lớn các câu thơ khen ngợi thành tích của các vị vua trước đó cũng như những kỳ tích quân sự hào hùng của họ. Buổi trình diễn kỳ công của âm nhạc cung đình truyền thống cùng với các điệu múa đi kèm được tổ chức hàng năm. Các nhạc sĩ, vũ công và các học giả sẽ thực hiện nghi thức nho giáo trong sân năm lần một năm. Điệu múa Jerye được gọi là Ilmu(múa line). Ilmu được chia làm 2 loại: Botaepyeong-ji-mu là điệu múa để ca ngợi các nhà vua trước và Jeongdaeeop-ji-mu là điệu múa để ca ngợi các thành tựu quân sự của nhà vua. Điệu múa Ilmu được thực hiện bởi một nhóm gồm tám mươi tư nữ vũ công mặc trang phục múa màu tím. Ngoài ra, cũng có thể phân Ilmu thành hai thể loại múa Munmu và Mumu. Munmu được múa cùng với Botaepyeong-ji-ak, với Yak (4) cầm bên tay trái và Jeok (thanh bằng gỗ được trang trí với quả tua làm từ lông chim trĩ) bên tay phải. Mumu là điệu múa quân sự. Đứng bốn hàng đầu tiên là những vũ công di chuyển rất nhanh và cầm theo những thanh gươm và giáo bằng gỗ. III. Kết luận Nghi lễ Jongmyo mang tính nghệ thuật triết lý, bởi thông qua đó mà đạo lý được con người cảm nhận bằng trái tim hơn là bằng trí óc. Triết lý được nghệ thuật hoá một cách mềm mại và dễ đi sâu vào lòng người. Không bởi nhiều ngôn từ ý niệm, tập tục thờ cúng tổ tiên này vẫn thể hiện nguyên vẹn chữ “Hiếu” đối với tổ tông, lòng biết ơn đến các vị tiền nhân gây dựng nên đất nước. 274
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo là kiệt tác có giá trị đặc biệt do chính người dân Hàn Quốc sáng tạo nên, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo về bản sắc văn hóa. Đây như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa dân tộc Hàn. Nghi lễ Jongmyo và nhạc lễ xứng đáng được nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Xuyên suốt lịch sử, nghi lễ và nhạc lễ Jongmyo đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Hàn vì nó đảm bảo được trật tự và sự thống trị hiệu quả ở các triều đại. Ngày nay tập tục thờ cúng tổ tiên của Đạo Khổng này vẫn rất phổ biến và chữ “Hiếu” vẫn là luôn là một trong những giáo lý cơ bản của Nho giáo (3) Con đường phía Tây theo Nho giáo mang ý nghĩa là con đường của các vị thần. (4) Yak là một loại sáo làm bằng tre nứa, có đục ba lỗ, có âm thanh trong trẻo và thanh thoát. Tài liệu tham khảo: 1. Sách: “Hàn Quốc đất nước- con người”. Trung tâm quảng bá văn hóa hải ngoại Hàn Quốc- Bộ Văn hóa thể thao& du lịch. 2. http://www.jongmyo.net/ 3. http://vi.wikipedia.org 4. http://thongtinhanquoc.com/ 5. http://nchq.org.vn/ 275
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2