intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng sử dụng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết thúc học phần môn Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Định hướng sử dụng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết thúc học phần môn Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp" với mong muốn, đồng bộ hóa cách hiểu và áp dụng nhằm mục đích điều chỉnh quá trình dạy và học phù hợp giữa người dạy, người học và xã hội, lưu được hồ sơ người học và theo dõi được người học qua thời gian cũng như đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học yêu cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng sử dụng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết thúc học phần môn Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VÀ KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP ThS. Lê Nữ Diễm Hương1 TÓM TẮT Kiểm tra – Đánh giá kết quả học tập là phần quan trọng của một môn học. Theo Guibert (1981) đây là bước quan trọng 1 trong 4 khâu của chu trình đào tạo. Bài viết bàn thảo một cách trực quan và chi tiết về: nội dung, hình thức, tỷ trọng, đáp ứng chuẩn đầu ra, cách thức tổ chức, cách thức đo lường và đánh giá kết quả học tập học phần Khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp (KPBT&LKHNN). Với mong muốn, đồng bộ hóa cách hiểu và áp dụng nhằm mục đích điều chỉnh quá trình dạy và học phù hợp giữa người dạy, người học và xã hội, lưu được hồ sơ người học và theo dõi được người học qua thời gian cũng như đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học yêu cầu. TỪ KHÓA Công cụ đánh giá chuẩn đầu ra học phần, kiểm tra và đánh giá, kiểm tra và đánh giá cuối học phần, kỹ năng mềm, kỹ năng khám phá bản thân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học là phương pháp để phân loại mức độ tiếp thu và ứng dụng tri thức của một sinh viên trong và sau quá trình học tập một môn học. Để thực hiện được điều này, bất kỳ một đề cương môn học nào cũng sẻ có một phần “Phương pháp đánh giá kết quả học tập học phần”, sẻ mô tả rõ các cột điểm thành phần, hình thức đo lường đánh giá, tỷ trọng cũng như đo lường đầy đủ đáp ứng được chuẩn đầu ra (CĐR) nào của học phần. Các giảng viên tham dự một môn học thường sẻ phải được thảo luận cùng nhau để hiểu hơn về các phướng pháp đánh giá đo lường đó, việc hiểu này giúp giảng viên nắm và hiểu đúng về nội dung, cách thức triển khai, cách thực hiện nhằm đo lường đúng yêu của đề cương đề ra. Hiện nay, có nhiều hình thức để chia sẻ mục tiêu chung bằng cách chia sẻ đề cương, tài liệu hướng dẫn sử dụng đề cương và đính kèm các thang điểm chấm từng phương pháp đánh giá hoặc thảo luận trực tiếp. Việc sử dụng một tham luận trong hội thảo cũng là một con đường để chia sẻ cùng các giảng viên đang đảm nhiệm và quan tâm môn học, hiểu đúng, thực hiện đúng đo lường và đánh giá học phần môn học là một cách thức để giảng dạy và kiểm soát chất lượng giảng dạy tốt. Nằm trong khuôn khổ và ý nghĩa đó, với vai trò là người đang được giao nhiệm vụ điều phối chính cho học phần “Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp” tôi rất muốn bàn thảo chi tiết về nội dung, hình thức, cách thức triển khai, cách thức đo lường và kiểm tra các thành phần đo lường và đánh giá môn học này. 1 Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 91
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN 2.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá Theo J. Mueler (2005) đánh giá là một hình thức trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đỏi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu. Theo Grant Wiggins (1993) đánh giá là những vấn đề, những câu hỏi quan trọng, đáng làm trong đó người học phải sử dụng kiến thức để thiết kế những hoạt động một cách hiệu quả và sáng tạo. Theo Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004) đánh giá là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc được tiến hành đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát xem xét cả về đinh lượng lẫn định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của người học. Ý nghĩa chung nhất của kiểm tra đánh giá là thông qua quá trình này, có thể thu được thông tin ngược để có thể kịp thời điều chỉnh thông tin người học. 2.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá thông qua một số mô hình phát triển chương trình đào tạo 2.2.1. Mô hình Tyler Tyler (1949) chia 4 giai đoạn để phát triển chương trình đào tạo và đánh giá rất rõ. Bao gồm: - Xác định những mục tiêu giáo dục phù hợp. - Lựa chọn những trải nghiệm học tập hữu ích. - Tổ chức hiệu quả các trải nghiệm học tập - Đánh giá quá trình học tập và xem xét các vấn đề chưa hiệu quả. Hình 1. Mô hình Tyler (Tyler, 1949) Nguồn nhu cầu Nguồn nhu cầu Nguồn nhu cầu Sinh viên Xã hội Các môn học MỤC TIÊU TỔNG QUÁT DỰ KIẾN Bộ lọc Bộ lọc Triết lý giáo dục và xã hội Tâm lý học xã hội MỤC TIÊU DẠY HỌC CỤ THỂ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ngày 23 tháng 10 năm 2021 92
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Từ mục tiêu dạy học cụ thể đã được xác định bởi mô hình 2.2.1. để tiếp tục thực hiện mô hình Tyler mở rộng: Hình 2. Mô hình Tyler mở rộng (Tyler, 1949) MỤC TIÊU GIẢNG DẠY CỤ THỂ Lựa chọn Trả nghiệm học tập Lựa chọn Trả nghiệm học tập Lựa chọn Trả nghiệm học tập Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ 2 mô hình có thể thấy, theo quan điểm của Tyler việc đánh giá kết quả học tập đều phải dựa trên các thiết kết bởi mục tiêu giảng dạy và phải đảm bảo tính lựa chọn và trải nghiệm học tập. 2.2.2. Mô hình của Leyton Soto Đây là một mô hình tích hợp toàn diện được xây dựng trên 3 nền tảng: - Ba yếu tố cơ bản: triết lý, tâm lý và các nguồn nhu cầu. - Ba thành phần nền tảng: mục tiêu, hoạt động và trải nghiệm. - Ba quá trình chính yếu: lựa chọn, tổ chức và đánh giá. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 93
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hình 3. Mô hình Leyton Soto (Varay & Gamit 2011) Triết lý giáo Tâm lý học dục và xã hội giáo dục Các nguồn nhu cầu 1. Người học 2. Xã hội đương đại 3. Các môn học Lựa chọn Tổ chức Đánh giá Trải Mục nghiệ tiêu m học Hoạt tập học tập động dạy và học Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong mô hình của Leyton Soto cho thấy, mối quan hệ các thành phần cấu thành nên học tập trải nghiệm và hoạt động học tập, việc xác định mục tiêu là sự tổng hợp trải nghiệm mà người học cố gắng đạt được. Hơn nữa những trải nghiệm này là những hành vi được giảng dạy được diễn giải thành những mục tiêu và hành động được lựa chọn, được giảng dạy có tổ chức, nhưng chỉ các trải nghiệm cuối cùng, tức là kỹ năng đạt được, được đánh giá. Như vậy, có thể thấy nếu bám sát mô hình của Tyler và Tyler mở rộng, cộng với mô hình của Leyton Soto hoàn toàn có thể xây dựng được mục tiêu đánh giá kết quả học tập. 2.2.3. Mô hình cơ sở xây dựng lý thuyết kiểm tra và đánh giá môn KPBT&LKHNN Dựa trên một số tiêu chí từ phân tích mô hình của Tyler và Tyler mở rộng, kết hợp với mô hình của Leyton Soto tác giả đề xuất mô hình tác động lên việc xây dựng và đo lường kết quả đầu ra của môn KPBT&LKHNN như sau: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 94
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hình 4. Mô hình xây dựng kiểm tra, đánh giá môn KPBT&LKHNN CĐR Nhu cầu lựa chọn Nhu cầu tuyển Tâm lý giáo dục chuyên ngành chuyên ngành dụng của xã hội người học đào tạo Xây dựng nội dung môn học: 1. Mục tiêu môn học 2. Thiết kế CĐR 3. Thiết kế giảng dạy Sắp xếp hệ thống Tổ chức kiến thức nội dung Kiểm tra và đánh giá Thiết lập mục tiêu Lựa chọn hình thức môn học trải nghiệm Tổ chức hoạt động dạy và học Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ góc độ mô hình và hướng tiếp cận từ hai mô hình của tác giả Tyler và Leyton Soto cùng kinh nghiệm tổ chức giảng dạy môn học này, tác giả mô hình hóa quá trình xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức trải nghiệm và kiểm tra, đánh giá môn KPBT&LKHNN dựa trên các hướng tiếp cận như sau: Tìm hiểu CĐR chương trình đào tạo của chuyên ngành mà sinh viên đang theo học, trên nhu tuyển dụng của một mảng hẹp chuyên môn, dựa trên sự lựa chọn chuyên ngành và sự khám phá nhân cách cá nhân phù hợp với loại hình nào để thiết lập mục tiêu môn học, thiết kế CĐR, thiết kế nội dung học phần đào tạo. Hiện nay, mục tiêu môn học này được thiết kế là: Môn học trang bị những kiến thức cần thiết và quan trọng để tự khám phá và đánh giá bản thân. Sinh viên qua khóa học sẽ hiểu rõ được những điểm mạnh điểm yếu của chính bản thân mình, để từ đó có cơ sở để lập kế hoạch phát triển bản thân phù hợp. Việc phân tích và hoạch định nghề nghiệp cũng giúp sinh viên hiểu rõ và có thể tận dụng những cơ hội từ thị trường lao động cũng như hạn chế những rủi ro từ môi trường bên ngoài để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp hợp lý cho mình trong từng giai đoạn của cuộc đời. Điều này giúp cho sinh viên giảm bớt việc bị động và bỡ ngỡ khi ra trường tìm việc làm. Phần cuối của nội dung môn học là những quan điểm về thành công và hạnh phúc trong cuộc đời cũng giúp cho sinh viên có cái nhìn hợp lý về những nỗ lực và thành quả của mình trong quá trình phấn đấu hiện tại và tương lai. Ngoài ra, các CĐR của môn học được thiết kế dựa trên 4 trụ chính nêu trên và cụ thể bao gồm: • Chuẩn đầu ra: Ngày 23 tháng 10 năm 2021 95
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện - Kk1. Trình bày lại những khái niệm làm công cụ cho việc học và nghiên cứu hiện tại và sau này. - Kk2. Giải thích được tầm quan trọng của việc khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp phù hợp. - Kk3. Xác định được giá trị, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân một cách khách quan, chính xác. - Kk4. Xác định được những yếu tố thúc đẩy bản thân hành động tạo nên hiệu suất trong công việc. - Ss1. Xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho bản thân. - Ss2. Khám phá và định vị thành công giá trị nghề nghiệp phù hợp với bản thân và xã hội cần. - Ss3. Đề ra các giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức trong công việc. - Ss4. Xây dựng chiến lược chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Ss5. Lập được các mục tiêu trong học tập và nghề nghiệp của bản thân theo tiêu chí SMART - Ss6. Lập kế hoạch nghề nghiệp và thăng tiến cho bản thân. - Ss7. Xây dựng kế hoạch và công cụ để quản lý bản thân đạt được mục tiêu đã đề ra. - Ss8. Đề ra giải pháp giúp bản thân cân bằng cuộc sống mỗi ngày. - As1. Xem trọng việc khám phá bản thân và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp là định hướng cho sự thành công cho công việc tương lai. - As2. Thường xuyên tiếp cận các nguồn thông tin về công việc và ngành nghề, ứng dụng các kỹ thuật đã học để khám phá, định vị và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp. - As3. Tích cực, bám sát các hoạt động đã đề ra để thực hiện, liên tục rà soát và điều chỉnh bản thân. - As4. Xem việc khám phá bản thân và hoạch định là công việc của cả cuộc đời để không lạc hậu so với sự phát triển của xã hội. - As5. Có thái độ tích cực đối với bản thân trong học tập và cuộc sống. Từ nền tảng của các bước trên, lựa chọn, tổ chức và sắp xếp các nội dung kiến thức phù hợp. Để làm được điều này các hoạt động của bước trên phải nghiên cứu và hệ thống nội dung từng khía cạnh cụ thể. Đặc biệt phải đảm bảo mục tiêu chung của 4 trụ: CĐR chuyên ngành đào tạo, nhu cầu lựa chọn chuyên ngành, nhu cầu tuyển dụng của xã hội, nhân cách và sự phù hợp vị trí và mảng hẹp công việc từ đó sắp xếp nội dung để tổ chức giảng dạy và đặc biệt là hướng dẫn người học lựa chọn và trải nghiệm CĐR của học phần. Đây là nền tảng quan trọng để người học vừa cảm nhận kiến thức, kỹ năng mà còn thể hiện một thái độ đúng đắn với đầu ra của môn học. Hiện nay, nội dung tổ chức kiến thức giảng dạy được thiết kế đảm bảo 3 mặt kiến thức – kỹ năng – thái độ. Bên cạnh đó, các nội dung được thiết kế nhằm truyền đạt những CĐR đã được xây dựng và đánh giá là phù hợp 4 trụ: tìm hiểu CĐR chương Ngày 23 tháng 10 năm 2021 96
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện trình đào tạo của chuyên ngành mà sinh viên đang theo học, trên nhu cầu tuyển dụng của một mảng hẹp chuyên môn, dựa trên sự lựa chọn chuyên ngành và sự khám nhân cách cá nhân phù hợp với loại hình nghề nghiệp. Các nội dung được lọc và thiết kế như sau: • Nội dung giảng dạy: Bảng 1. Nội dung giảng dạy môn KPBT&LKHNN Chương 1. Kỹ năng khám phá Chương 2. Hoạch định kế hoạch nghề bản thân nghiệp 1.1. Khám phá bản thân 2.1. Khái niệm hoạch định nghề nghiệp 1.1.1. Khái niệm 2.2. Ứng dụng mô hình hoạch định kế hoạch 1.1.2. Tầm quan trọng của khám nghề nghiệp của trường đại học Minnesota phá bản thân State 1.2. Các khía cạnh cần khám 2.2.1. Đánh giá bản thân phá đối với bản thân 2.2.1.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị 1.2.1. Xác định nhân cách cốt lõi của cá nhân 1.2.1.1. Xu hướng 2.2.1.2. Sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá bản thân 1.2.1.2. Tính cách 2.2.2. Tìm hiểu về công việc và hướng giáo 1.2.1.3. Khí chất dục 1.2.1.4. Năng lực 2.2.2.1. Sử dụng phương pháp 5W&1H 1.2.2. Xác định sự phù hợp giá trị 2.2.2.2. Chiến lược xây dựng mối quan hệ của bản thân và yêu cầu của công việc xã hội 2.2.2.3. Xây dựng kế hoạch thực tập nghề 1.2.2.1. Yêu cầu của xã hội về nghiệp nguồn nhân lực ngày nay 2.2.2.4. Lên kế hoạch học tập 1.2.2.2. Xác định các giá trị của bản thân 2.2.3. Thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch 1.2.2.3. Xác định các giá trị tạo nên 2.2.3.1. Áp dụng nguyên tắc SMART sự nổi bật so với mặt bằng 2.2.3.2. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu chung của nguồn nhân lực nghề nghiệp tốt 1.2.2.4. Xác định những cơ hội và 2.2.4. Phát triển kỹ năng thách thức của thị trường 2.2.4.1. Xác định các kỹ năng nghành nghề nhân lực toàn cầu và kỹ năng mềm cho nhóm ngành nghề đã 1.3. Một số kỹ thuật và công chọn cụ để khám phá bản thân 2.2.4.2. Xây dựng lộ trình hoàn thiện các kỹ 1.3.1. Một số kỹ thuật khám phá năng nhân cách: xu hướng, tính 2.2.5. Tìm việc cách, khí chất. 2.2.5.1. Xây dựng tầm nhìn về công việc Ngày 23 tháng 10 năm 2021 97
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện 1.3.2. Một số kỹ thuật khám phá 2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu về công nhân cách: năng lực việc Một số phương pháp khám 2.2.5.3. Hoàn thiện bản thân để đáp ứng phá bản thân thông qua hoạt công việc động 2.2.6. Quản lý sự nghiệp 2.2.6.1. Hoạch định các nấc thang phát triển nghề nghiệp 2.2.6.2. Quản lý sự nghiệp trên cơ sở xu hướng phát triển của xã hội Chương 3. Tạo động cơ cho học tập và phát triển nghề nghiệp 3.1. Động cơ trong công việc 3.1.1. Khái niệm động cơ 3.1.2. Các yếu tố tạo nên động cơ trong công việc 3.2. Xây dựng tầm nhìn bức tranh về ngành nghề trong xã hội 3.2.1. Xu hướng phát triển nghề nghiệp 3.2.2. Những giá trị của các nhóm ngành nghề 3.2.3. Những thách thức về nghành nghề trong tương lai 3.3. Cập nhật những kiến thức và khoa học ứng dụng về ngành nghề đã chọn 3.3.1. Các phương pháp mới 3.3.2. Các ứng dụng khoa học công nghệ 3.3.3. Tìm kiếm các nguồn thông tin để theo dõi Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Toàn bộ nội dung được nghiên cứu đều nhằm đáp ứng những hoạt động đã đúc kết từ 2 bước phía trên. Các hoạt động trước đó đóng vai trò quan trọng để lựa chọn, sắp xếp và xây dựng nội dung cũng như các hình thức tổ chức hoạt động dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu nội dung từng phần. • Hình thức kiểm tra, đánh giá môn KPBT&LKHNN Dựa trên mục nội dung kiến thức và hình thức trải nghiệm, dựa trên thứ bậc nội dung và mục tiêu để xây dựng hình thức đo lường và đánh giá phù hợp. Hình thức kiểm tra, đánh giá bao gồm: Đánh giá quá trình 4 bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ hình thức tiểu luận. Trong đó, 4 bài kiểm tra quá trình là lược đồ nhằm giúp cá nhân sinh viên có thể tự mình áp dụng để thực hiện cho tiểu luận cuối kỳ. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 98
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Bảng 2. Hình thức kiểm tra, đánh giá môn KPBT&LKHNN Tỷ Đáp ứng mục tiêu, chuẩn Phương pháp đánh giá trọng đầu ra của học phần Kiểm tra định kỳ Kiểm tra 1 (cá nhân): 10% Kk1, Kk2, Kk3, Kk4 50% Khám phá các giá trị bản Ss1, Ss2, Ss3 thân trong học tập As1, As2, As3 Kiểm tra 2 (Nhóm): Hoạch 15% Kk1, Kk3 định kế hoạch nghề nghiệp Ss1, Ss2, Ss3, Ss4, Ss5, theo mô hình của trường đại Ss6, Ss7, Ss8 học Minnesota State. (giai đoạn khám phá bản thân) Ass1, As2, As3, As4, As5 Kiểm tra 3 (Nhóm): Hoạch 15% Kk1, Kk3 định kế hoạch nghề nghiệp Ss1, Ss2, Ss3, Ss4, Ss5, theo mô hình của trường đại Ss6, Ss7, Ss8 học Minnesota State. (giai đoạn lên kế hoạch thực thi) Ass1, As2, As3, As4, As5 Kiểm tra 4 (Cá nhân) 10% Kk1, Kk2, Kk3, Kk4 Bài tập cuối khóa (hình thức Ss1, Ss2, Ss3, Ss4, Ss5, cá nhân): Kế hoạch phát triển Ss6, Ss7, Ss8 bản thân 4 năm tại môi Ass1, As2, As3, As4, As5 trường đại học Thi kết thúc học phần Tiểu luận cá nhân 50% Kk1, Kk2, Kk3, Kk4 50% - File nội dung tiểu luận đính Ss1, Ss2, Ss3, Ss4, Ss5, kèm. Ss6, Ss7, Ss8 - GV lớp đảm nhiệm chấm. Ass1, As2, As3, As4, As5 Tổng cộng 100% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tới đây có thể thấy, việc xây dựng kiểm tra và đo lường một nội dung học phần ở bậc đại học đòi hỏi sự liên kết rất chặt chẽ từ chương trình đào tạo đến tổ chức dạy và học, đến kiểm tra đo lường và đánh giá. Một số đặc tính của hình thức kiểm tra và đánh giá học phần KNKPBT&LKHNN: - Các bài kiểm tra 1, 2, 3, 4 và thi kết thúc học phần đều là những hình thức sinh viên được lựa chọn và xây dựng. - Toàn bộ không phải kiểm tra tri thức nhớ, hiểu, áp dụng mà là đo lường mức độ phân tích, đánh giá bản thân kết hợp với chuyên ngành và những yêu cầu của xã hội để lựa chọn nội dung trình bày. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 99
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện - Các hình thức đo lường đều có đường dẫn để lại giúp cho người học có thể tự mình thực hành sau này khi cần làm lại. - Các kiểm tra thành phần kết hợp lại sẻ giúp cho sinh viên có năng lực tự thực hành phần thi kết thúc học phần của mình. Kiểm tra định kỳ: - Kiểm tra 1 (cá nhân): Khám phá các giá trị bản thân trong học tập. Để thực hiện bài kiểm tra này giảng viên cần hướng dẫn sinh viên thực hiện các bước sau đây: Bước 1. Sinh viên làm test tâm lý. Bước 2. Đánh giá nhân cách bản thân trên các khía cạnh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân. Bước 3. Liệt kê các nghề nghiệp, sinh viên cần làm theo chuyên ngành đang học. Bước 4. Liệt kê một số công việc được cho là phù hợp. Bước 5. Đánh giá bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức nào so với những nghề đã chọn. - Kiểm tra 2 (Nhóm): Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động sau đây: Bước 1. Giảng viên cho sinh viên chọn bạn trong nhóm Xác định chuyên ngành của bạn sinh viên đã được chọn. Cho sinh viên thảo luận về các chuyên ngành liên đới đến chuyên ngành mà sinh viên đang học. Bước 2. Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện bước 1 và 2 Giảng viên yêu cầu sinh viên liệt kê CĐR chuyên ngành của mình theo học. Hoạt động trên có thể kết hợp với một số nguồn khác như CĐR các trường khác cùng chuyên ngành trong và ngoài nước, CĐR chương trình đào tạo của ngành học... Bước 3. Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện bước 3 và bước 4 Giảng viên yêu cầu sinh viên đọc các nguồn tìm việc trực tuyến và liệt kê các vị trí tuyển dụng và yêu cầu của vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Bước 4. Giảng viên yêu cầu so sánh những kỹ năng nhìn thấy trong yêu cầu của doanh nghiệp và chuẩn đầu ra ngành được đào tạo với những kỹ năng đã chọn Sau khi cho SV làm xong tới bước 3, giảng viên yêu cầu SV so sánh xem trùng khớp bao nhiêu kỹ năng trong thuộc 42 kỹ năng của đại học Harvard đưa ra? - Kiểm tra 3 (Nhóm): Hoạch định kế hoạch nghề nghiệp theo mô hình của trường đại học Minnesota State (giai đoạn lên kế hoạch thực thi). Đây là phần sinh viên cần cụ thể hóa những mục tiêu thành hành động để thực thi các nhiệm vụ đã hoạch định. Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hoạch định kế hoạch theo phương pháp 5W1H. Để định hướng chuẩn xác cách thức áp dụng, trong quá trình giảng dạy nên thiết kế một ví dụ hoàn chỉnh nhằm định hướng cách thức thực hiện. What: nội dung mục tiêu, mô tả chi tiết mục tiêu, chẻ nhỏ các mục tiêu thành các mục tiêu bé hơn… Ngày 23 tháng 10 năm 2021 100
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Why: tại sao mục tiêu đó có giá trị quan trọng đối với bạn, mục tiêu mang lại kỹ năng – kiến thức – thái độ nào cho nghề nghiệp của bạn, tại sao doanh nghiệp lại cần mục tiêu đó… Where: để thực hiện được mục tiêu đó phải đến đâu, tiếp cận nơi đó như thế nào, nơi đâu thực thi mục tiêu tốt nhất…. Who: ai là người cần mục tiêu này, doanh nghiệp nào sẻ cần mục tiêu này, ai sẽ hỗ trợ bạn thực hiện được mục tiêu… When: thời điểm nào phải nhận thức được mục tiêu này, thời điểm nào phải học hoặc phải rèn luyện để có, thời điểm nào đăng ký để học, nên học trong vòng thời gian bao lâu, học kỳ nào… How: Làm thế nào để thực hiện, công cụ để thực hiện, đường đi nước bước để thực hiện, phương pháp để thực hiện… - Kiểm tra 4 (Cá nhân) Hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định bằng cấp, bằng cấp bỗ trợ, chứng chỉ và kiến thức liên nghề. Bài tập cuối khóa (hình thức cá nhân): Hình thức trình bày tiểu luận. Trình bày toàn bộ những nội dung được đúc kết để đưa vào “Kế hoạch phát triển bản thân 4 năm tại môi trường đại học”. 3. KẾT LUẬN VÀ BÀN THẢO Để xây dựng một hình thức kiểm tra, đánh giá kết thúc một học phần chắc chắn phải căn cứ trên CĐR, nội dung môn học. Trên cơ sở đó, xây dựng những hình thức kiểm tra, đánh giá môn học phù hợp là một trong những yếu tố đảm bảo sự xây dựng hình thức đo lường chuẩn xác. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả lý giải việc xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh theo quy trình và cách thức nào. Cách thức đó dựa trên những lý thuyết nào, các bước tuần tự để thiết kế đo lường, các nội dung đo lường, mục tiêu của việc đo lường mang lại điều gì cho sinh viên, cách thiết kế các đo lường đó có đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học hay không, cách thức tiến hành đo lường làm sao để đạt được những kết quả tốt là một trong những mối quan của người đang nắm giữ vai trò điều phối đến toàn bộ các giảng viên đang giảng dạy và quan tâm môn học. Ngoài ra, việc nắm vững nội dung, mục tiêu và cách thức vận hành các hình thức đo lường và đánh giá môn học được xem là nguyên tắc để đồng bộ hóa mặt bằng chung của việc giảng dạy và đầu ra người trên bình diện chung của các lớp. Vì vậy việc xem xét vấn đề này trong một không gian thảo luận chuyên môn cũng là một hướng đi cần thiết cho môn KPBT&LKHNN nói riêng cũng như các học phần ở bậc đại học nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bảo Trung (2016). Tập bài giảng Kỹ năng khám phá thân và lập kế hoạch nghề nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ. Trường đại học Tài chính – Marketing. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 101
  12. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện 2. Bộ môn Kỹ năng mềm (2019). Bộ đề cương kỹ năng mềm 2019. Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng, Đại học Tài chính – Marketing. 3. Đoàn Thị Minh Trinh & Nguyễn Hội Nghĩa (2013). Hướng dẫn thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB. Đại học Quốc Gia TP. HCM. 4. Nguyễn Thị Bích Hạnh & Trần Thị Hương (2004). Lý luận dạy học đại học. Khoa Tâm Lý, Đại học Sư phạm TP. HCM. 5. Phan Thị Yến & Đinh Thị Kim Thoa (2018). Mô hình đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành quốc tế tại Việt Nam. Tạp chí Giáo Dục, số 436, trang 21 – 28. Tiếng Anh 6. Jon Mueller (2005). The Authentic Assessment toolbox: Enhancing Student Learning through online Facuty Facutly Development. Journal of Online Learning and Teaching, volume 1, number 1. 7. Thomas A. Angels, K Prtricia cross. Classroom Assessment Techniques. San Fransisco 1993. Ngày 23 tháng 10 năm 2021 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0