intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định lý cuối cùng của fermat: phần 2

Chia sẻ: Vi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định lý cuối cùng của fermat: phần 2 sẽ ghi chép những sự kiện phi thường trong bốn mươi năm gần đây đã tạo nên những thay đổi cách mạng trong việc nghiên cứu định lý cuối cùng của fermat. Đặc biệt là tập trung vào công trình của andrew wiles, mà những đột phá của nó trong thập kỷ vừa qua đã làm cộng đồng toán học phải kinh ngạc. mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định lý cuối cùng của fermat: phần 2

V.<br /> Chứng minh bằng phản chứng<br /> Những hình mẫu của các nhà toán học, cũng giống như<br /> những hình mẫu của các họa sĩ hay của các nhà thơ, đều<br /> phải đẹp; những ý tưởng, cũng tựa như màu sắc hoặc ngôn<br /> từ, phải ăn khớp với nhau một cách hài hòa. Cái đẹp chính<br /> là thử thách đầu tiên: không có chỗ cho toán học xấu xí.<br /> G.H. Hardy<br /> <br /> Vào tháng giêng năm 1954, Goro Shimura, một nhà toán học trẻ<br /> đầy tài năng của Đại học Tokyo, tới thư viện của khoa như thường<br /> lệ. Ông đang nóng lòng muốn mượn cuốn tạp chí Mathematische<br /> Annalen, tập 24. Đặc biệt, ông muốn tìm bài báo của Deuring về lý<br /> thuyết đại số của phép nhân phức, mà ông hy vọng có thể giúp ông<br /> thực hiện được những tính toán rất rắc rối và hóc búa.<br /> Điều khiến ông ngạc nhiên và hơi thất vọng là cuốn tạp chí đã<br /> có người mượn. Đó là Yutaka Taniyama, một người mà Shimura có<br /> quen láng máng, sống ở đầu kia của khu đại học. Shimura bèn viết<br /> một bức thư cho Taniyama giải thích rằng ông đang rất cần cuốn<br /> tạp chí để hoàn tất một số tính toán rất khó chịu, và lịch sự hỏi khi<br /> nào Taniyama sẽ trả lại thư viện. ít ngày sau, một tấm bưu thiếp<br /> được đặt trên bàn làm việc của Shimura. Đó là trả lời của Taniyama,<br /> ông viết rằng ông cũng đang thực hiện chính những tính toán ấy và<br /> cũng đang mắc mứu ở chính điểm logic ấy. Ông đề nghị Shimura<br /> <br /> 231<br /> <br /> chứng minh bằng phản chứng<br /> <br /> Goro Shimura<br /> <br /> cùng nhau chia sẻ các ý tưởng và nếu có thể, cùng cộng tác giải bài<br /> toán này. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhờ cuốn tạp chí của thư viện đã<br /> khởi đầu cho một sự hợp tác đã góp phần làm thay đổi dòng chảy<br /> của lịch sử toán học.<br /> Taniyama sinh ngày 12 tháng 11 năm 1927 tại một thị trấn nhỏ,<br /> cách Tokyo vài dặm về phía Bắc. Chữ Nhật ghi tên ông với ý định<br /> sẽ được đọc là “Toyo”, nhưng phần lớn những người ngoài gia<br /> đình đều đọc sai thành “Yutaka” và khi lớn lên, Taniyama đã chấp<br /> nhận và lấy luôn tên đó. Hồi còn nhỏ, việc học hành của ông thường<br /> xuyên bị gián đoạn vì đau ốm. Những năm học trung học ông bị<br /> 232<br /> <br /> định lý cuối cùng của fermat<br /> <br /> Yutaka Taniyama<br /> <br /> mắc bệnh lao và đã phải nghỉ học 2 năm liền. Rồi những năm tháng<br /> chiến tranh lại làm cho việc học tập của ông còn bị gián đoạn nhiều<br /> hơn nữa.<br /> Goro Shimura ít hơn Taniyama một tuổi, và việc học tập của ông<br /> cũng chấm dứt trong những năm tháng chiến tranh. Trường của<br /> ông đóng cửa, và thay vì đến trường nghe giảng, Shimura phải làm<br /> việc trong một phân xưởng lắp ráp máy bay. Để bù lại những thiệt<br /> thòi do không được tiếp tục học tập, mỗi tối ông đều tự học và đặc<br /> biệt say mê toán học. “Tất nhiên có nhiều môn cần phải học, nhưng<br /> toán học là dễ nhất bởi vì chỉ cần đọc các sách giáo khoa về toán<br /> 233<br /> <br /> chứng minh bằng phản chứng<br /> <br /> học là đủ. Tôi học giải tích toán hoàn toàn qua sách. Còn nếu tôi<br /> muốn theo đuổi môn hóa học hoặc vật lý thì cần phải có các thiết<br /> bị khoa học, do vậy mà tôi không thể học các môn đó. Tôi chưa bao<br /> giờ nghĩ rằng mình là người có tài năng, đơn giản tôi chỉ là người<br /> tò mò ham hiểu biết mà thôi”.<br /> ít năm sau, chiến tranh kết thúc, Shimura và Taniyama đều trở<br /> lại trường đại học. Vào thời gian họ trao đổi bưu thiếp với nhau<br /> về cuốn tạp chí của thư viện, cuộc sống ở Tokyo đã bắt đầu trở lại<br /> bình thường, và hai học giả trẻ tuổi đã có thể được hưởng đôi chút<br /> xa xỉ. Chiều chiều họ gặp nhau trong các quán cà phê, buổi tối họ<br /> thường ăn ở các nhà hàng nhỏ với đặc sản thịt cá voi và cuối tuần<br /> họ rủ nhau lang thang trong các vườn thực vật hoặc công viên thành<br /> phố. Đó là những nơi lý tưởng để họ bàn luận về những tư tưởng<br /> toán học mới mẻ nhất của họ.<br /> Mặc dù Shimura có tính cách hơi lập dị - cho tới tận ngày hôm<br /> nay ông vẫn thích giễu cợt thiền, nhưng so với Taniyama thì ông lại<br /> là người bảo thủ và chuẩn mực hơn nhiều. Shimura bao giờ cũng<br /> dậy sớm và ngay lập tức bắt tay vào làm việc, trong khi đó bạn ông<br /> còn đang ngái ngủ vì đã làm việc thâu đêm. Những người khách<br /> đến thăm phòng Taniyama thường thấy ông ngủ rất say ngay giữa<br /> buổi chiều.<br /> Trong khi Shimura là người rất chỉn chu khó tính, thì Taniyama lại<br /> là người sống thoải mái tới mức lười nhác. Nhưng lạ một điều, đó lại<br /> là tính cách mà Shimura rất khâm phục: ”Anh có biệt tài là hay phạm<br /> nhiều sai lầm, mà phần lớn lại theo hướng đúng. Tôi ghen tỵ với anh<br /> về điều đó và có bắt chước anh cũng chỉ vô ích mà thôi, nhưng tôi đã<br /> phát hiện ra rằng phạm những sai lầm tốt cũng rất khó.”<br /> <br /> 234<br /> <br /> định lý cuối cùng của fermat<br /> <br /> Taniyama là điển hình của thiên tài đãng trí và điều này được<br /> phản ánh ngay trong vẻ bên ngoài của ông. Ông không thể thắt<br /> một chiếc nút cho ra hồn và do đó ông quyết định không thèm thắt<br /> dây giầy thay vì phải thắt đi thắt lại hàng chục lần trong ngày. Ông<br /> lúc nào cũng khoác cùng một chiếc áo veston màu xanh với ánh<br /> kim loại trông rất lạ mắt. Nó được cắt từ thứ vải quái dị tới mức<br /> tất cả các thành viên khác của gia đình đều đã vứt bỏ.<br /> Khi họ gặp nhau vào năm 1954, thì Taniyama và Shimura đều<br /> mới bắt đầu sự nghiệp toán học của mình. Truyền thống xưa và<br /> hiện nay cũng vậy, những nghiên cứu sinh trẻ tuổi được nấp dưới<br /> cánh của một vị giáo sư, người dẫn dắt trí tuệ còn non nớt của họ<br /> nhưng Taniyama và Shimura đã được miễn hình thức tập sự đó.<br /> Trong thời gian chiến tranh, hoạt động nghiên cứu thực sự đã bị<br /> ngưng trệ và thậm chí tới những năm 1950 khoa toán vẫn còn chưa<br /> phục hồi lại được. Theo Shimura, các giáo sư “đã quá mệt mỏi,<br /> chán nản và vỡ mộng”. Nhìn lớp sinh viên sau chiến tranh đang<br /> hăm hở và say mê học tập, họ nhanh chóng nhận thấy rằng con<br /> đường tiến lên duy nhất của họ là phải tự học. Sinh viên thường<br /> xuyên tổ chức các seminar để thông tin cho nhau những kỹ thuật<br /> và đột phá mới nhất. Mặc dù với vẻ trễ nải bề ngoài, nhưng ở các<br /> seminar bao giờ Taniyama cũng nổi lên như một người dẫn dắt<br /> đầy nhiệt huyết. Ông luôn luôn khuyến khích các sinh viên lớp<br /> trên khám phá những vùng đất còn hoang dã, và đối với các sinh<br /> viên lớp dưới ông ân cần như một người cha.<br /> Do sự cách biệt với thế giới, các seminar này thường đề cập tới<br /> các đề tài mà ở châu Âu và Mỹ được xem là đã lỗi thời. Với sự ngây<br /> thơ thường có của sinh viên, họ nghiên cứu các phương trình mà<br /> <br /> 235<br /> <br /> chứng minh bằng phản chứng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2