intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độ tin cậy của bộ câu hỏi và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại Hải Phòng

Chia sẻ: Ketap Ketap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về tăng huyết áp của người trưởng thành và đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi đã áp dụng với thiết kế mô tả cắt ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độ tin cậy của bộ câu hỏi và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại Hải Phòng

TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÂU HỎI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN<br /> KIẾN THỨC VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH<br /> TẠI HẢI PHÒNG<br /> Hoàng Thị Hải Vân, Lê Thị Tài, Lê Thị Hương<br /> n t YH P YTCC Trư ng h YH N<br /> <br /> Ngh n nh t h t nh hư ng n n th nh t ng h t ngư trư ng th nh<br /> nh g tn h ụng th t t t ng ng T ng ngư trư ng th nh t H<br /> Ph ng ư h ng n t h th n n ngh th ng g tr nh h n nh t<br /> n th nh t ng h t (t t t 0 05) Tr nh h n hơn th h t hơn nh t ng<br /> th n th nh t t hơn H ươ t n ụng tr ng h n th t ng h t th 4<br /> nh n th H ươ t n n tr ng t ng ươ n g th h h 59 4 n th n t<br /> n th nh t ng h t ngh n H Cr n h h h ng h t t n 0 2<br /> h n nh h n n hơn 0 h ng t h n t nh nh t n t nh t n C<br /> t tr nh nh nh t nh hư ng t n th nh t ng h t ngư trư ng th nh<br /> ngh th ng tn 95<br /> <br /> Từ khóa: kiến thức, tăng huyết áp, yếu tố ảnh hưởng, phân tích nhân tố, độ tin cậy.<br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ mình bị tăng huyết áp, 38,9% biết mình có tăng huyết<br /> áp nhưng không điều trị và 63,7% có điều trị nhưng<br /> Tăng huyết áp là một căn bệnh mạn tính phổ biến chưa kiểm soát được [1]. Với con số khoảng 9,8 triệu<br /> người Việt Nam (trên 10% dân số) không biết bị tăng<br /> nhất trên Thế giới và hiện nay đang trở thành một vấn<br /> huyết áp, hoặc tăng huyết áp nhưng không được điều<br /> đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội [1]. Việc Tổ<br /> trị hoặc có điều trị nhưng chưa kiểm soát được [1] thì<br /> chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề cho ngày Sức<br /> việc phổ biến kiến thức tăng huyết áp giúp người dân<br /> khỏe Thế giới (World Health Day) năm 2013 là phòng<br /> biết cách phòng tránh là vô cùng quan trọng. Chính vì<br /> và kiểm soát bệnh tăng huyết áp càng cho thấy rõ hơn<br /> vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Độ tin cậy<br /> mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này. Theo các chuyên<br /> của bộ câu hỏi và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến<br /> gia trong lĩnh vực tim mạch, tăng huyết áp là bệnh lý tim<br /> thức về bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tại<br /> mạch hay gặp nhất ở hầu hết các nước trên thế giới và<br /> Hải Phòng ” với mục tiêu tìm hiểu một số yếu tố ảnh<br /> là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu<br /> hưởng đến kiến thức của người dân địa phương và<br /> [2;3;4] với 9,4 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn thế<br /> đánh giá mức độ tin cậy của thang đo (bộ câu hỏi) kiến<br /> giới và con số này không ngừng gia tăng theo thời gian<br /> thức đã được áp dụng.<br /> [2], cùng với đó là hậu quả di chứng nặng nề, suy giảm<br /> chất lượng cuộc sống, đòi hỏi sự chăm sóc dài ngày và<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> tốn kém, gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội [1].<br /> Tại Việt Nam, nếu trong thập kỷ 60, tỷ lệ tăng huyết<br /> 1. Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại hai<br /> áp là khoảng 1% [5] thì đến năm 1992 tỷ lệ này là 11,2%<br /> phường Lạc Viên và Gia Viên, quận Ngô Quyền, thành<br /> [6], năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3% [5]. Kết<br /> phố Hải Phòng.<br /> quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ tăng huyết<br /> áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1% [7]. Trong số 2. Thời gian: từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 06<br /> những người có tăng huyết áp có tới 51,6% không biết năm 2014.<br /> 3. Đối tượng: Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên<br /> tính đến thời điểm nghiên cứu sống tại địa điểm nghiên<br /> h n h H ng Th H n n t YH P<br /> cứu đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng cung<br /> YTCC trư ng h YH N<br /> cấp thông tin.<br /> h ngh n2002 h<br /> 4 Phương pháp:<br /> Ng nh n 04 9 2014<br /> Ng h th n 1 11 2014 4.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô<br /> <br /> 97<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> tả cắt ngang. giai đoạn:<br /> 4.2. Mẫu nghiên cứu - Tại 2 phường được chọn ngẫu nhiên, mỗi phường điều<br /> Cỡ mẫu tra 200 hộ gia đình dựa trên danh sách của phường. Hộ<br /> Đây là một phần nằm trong đề tài nghiên cứu độc gia đình đầu tiên được chọn theo phương pháp ngẫu<br /> nhiên đơn. Các hộ gia đình tiếp theo được chọn theo<br /> lập cấp nhà nước ĐTĐL.2012/G32, đơn vị chọn mẫu<br /> phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ 200 hộ.<br /> được sử dụng là hộ gia đình với 400 hộ gia đình tại<br /> - Tại mỗi hộ gia đình, tất cả những người trưởng thành<br /> mỗi tỉnh. Tại mỗi hộ gia đình những người trưởng thành<br /> đủ điều kiện có mặt tại thời điểm nghiên cứu được chọn<br /> sống tại gia đình được phỏng vấn về kiến thức, thái<br /> phỏng vấn.<br /> độ, thực hành liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Tổng<br /> cộng có 788 đối tượng tại thành phố Hải Phòng được 4.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu<br /> phỏng vấn. Có 6 nhóm câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,<br /> Cách chọn mẫu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Tổng số câu<br /> hỏi là 30 tương ứng với 30 điểm.<br /> Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều<br /> <br /> Bảng 1. Các câu hỏi và điểm liên quan đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người dân<br /> <br /> Các tiêu chí đánh giá kiến thức Điểm<br /> Giá trị huyết áp tối đa >140mmHg 1<br /> Định nghĩa tăng huyết áp<br /> Giá trị huyết áp tối thiểu >90 mmHg 1<br /> Đau đầu 1<br /> Các triệu chứng của bệnh tăng Hoa mắt chóng mặt 1<br /> huyết áp Đau ngực 1<br /> Nóng mặt/đỏ mặt 1<br /> Đột qụy não / tai biến mạch máu não 1<br /> Suy tim / bệnh tim mạch khác 1<br /> Các biến chứng của bệnh tăng Biến chứng mắt 1<br /> huyết áp Liệt 1<br /> Suy gan / suy thận 1<br /> Tử vong 1<br /> Thói quen ăn mặn 1<br /> Ăn nhiều đường 1<br /> Ăn nhiều chất béo 1<br /> Thừa cân / béo phì 1<br /> Các yếu tố nguy cơ của bệnh Ít vận động 1<br /> tăng huyết áp Hút thuốc lá 1<br /> Uống nhiều rượu, bia 1<br /> Tuổi cao 1<br /> Căng thẳng tinh thần 1<br /> Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp 1<br /> Tập thể thao 1<br /> Bỏ thuốc lá 1<br /> Cai rượu bia 1<br /> Các biện pháp dự phòng tăng Giảm cân 1<br /> huyết áp Ăn nhiều rau quả 1<br /> Ăn ít chất béo 1<br /> Ăn ít đường / ít muối 1<br /> Không thức khuya 1<br /> Tổng 30<br /> <br /> <br /> 98<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> 5. Xử lý và phân tích số liệu ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.<br /> - Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân - Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: Nếu kiểm<br /> tích bằng phần mềm SPSS 16.0. định này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05) thì các biến có<br /> tương quan với nhau trong tổng thể.<br /> - Áp dụng thống kê mô tả bao gồm tính tỷ lệ phần trăm,<br /> giá trị trung bình mô tả đặc điểm và kiến thức về bệnh - Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu đảm bảo<br /> ý nghĩa của EFA ≥0,5.<br /> tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.<br /> + Tỷ lệ giải thích sự thay đổi do các biến (Total variation<br /> - Áp dụng test t, test ANOVA so sánh trung bình điểm<br /> kiến thức giữa các nhóm. explained) > 50%.<br /> 6. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua<br /> - Áp dụng phân tích hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha để<br /> kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến. Hội đồng đạo đức nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội<br /> thông qua, chấp thuận số 122/HDDD-ĐHYHN ngày 28<br /> Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến là:<br /> tháng 2 năm 2013.<br /> - Hệ số tương quan so với biến tổng (Corrected item<br /> total correlation) phù hợp: lớn hơn 0,3.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> - Các hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.<br /> Phân tích nhân tố (EFA) 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu<br /> - Kiểm tra trị số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin): Nếu 0,5<br /> <br /> Bảng 2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Biến Tần suất (n) Tỷ lệ %<br /> Nhóm tuổi<br /> 18 – 29 55 7,0<br /> 30 – 39 120 15,2<br /> 40 – 49 148 18,8<br /> 50 – 59 189 24,0<br /> ≥ 60 276 35,0<br /> Tổng 788 100<br /> <br /> Giới<br /> Nam 344 43,7<br /> Nữ 444 56,3<br /> Tổng 788 100<br /> <br /> Trình độ văn hóa<br /> Không biết chữ 4 0,5<br /> Biết đọc biết viết 96 12,2<br /> Cấp I, II 200 25,4<br /> Cấp III 273 34,6<br /> Trung cấp/chuyên nghiệp 101 12,8<br /> Đại học/sau đại học 114 14,5<br /> Tổng 788 100<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 99<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> Có 35,0% đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm tuổi trên 60 tuổi và chỉ có 7% ở nhóm tuổi từ 18 - 29. Trong đó,<br /> nữ giới chiếm 56,3% nhiều hơn nam giới (43,7%). Trình độ học vấn chủ yếu là từ cấp III trở xuống và có 4 người<br /> trong tổng số 788 đối tượng nghiên cứu là không biết chữ chiếm 0,5%.<br /> 2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức về tăng huyết áp của người trưởng thành.<br /> <br /> Bảng 3. Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn và nhóm tuổi với các kiến thức về bệnh tăng huyết áp<br /> <br /> Nhóm biến về Nhóm biến về Nhóm biến về<br /> Nhóm biến về<br /> triệu chứng biến chứng các yếu tố nguy Tổng điểm<br /> Biến dự phòng bệnh<br /> bệnh tăng bệnh tăng cơ bệnh tăng chung<br /> tăng huyết áp<br /> huyết áp huyết áp huyết áp<br /> Điểm trung bình 2,4 ± 1,0 2,6 ± 1,5 4,4 ± 2,8 3,7 ± 2,5 13,7 ± 7,0<br /> Giới<br /> Nam 2,4 ± 1,0 2,6 ± 1,5 4,5 ± 2,8 3,9 ± 2,6 13,8 ± 7,3<br /> Nữ 2,3 ± 1,0 2,6 ± 1,5 4,3 ± 2,7 3,7 ± 2,5 13,6 ± 6,8<br /> p = 0,53a p = 0,98a p = 0,47a p = 0,70a p = 0,6a<br /> Trình độ học vấn<br /> Cấp I, II 2,3 ± 1,0 2,4 ± 1,3 4,1 ± 3,5 3,6 ± 2,3 13,1 ± 6,4<br /> Cấp III 2,5 ± 1,0 2,8 ± 1,6 4,7 ± 3,1 3,9 ± 2,7 14,7 ± 7,9<br /> p = 0,06a p = 0,000a* p = 0,01a p = 0,15a p = 0,002a*<br /> Nhóm tuổi<br /> 18-29 1,8 ± 0,9 1,9 ± 0,2 3,3 ± 0,4 2,8 ± 0,3 10,3 ± 0,9<br /> 30-39 2,4 ± 0,1 1,9 ± 0,2 4,9 ± 0,3 4,1 ± 0,2 14,7 ± 0,6<br /> 40-49 2,3 ± 0,1 2,5 ± 0,1 4,1 ± 0,2 3,4 ± 0,2 12,9 ± 0,6<br /> 50-59 2,2 ± 0,1 2,5 ± 0,1 3,9 ± 0,2 3,4 ± 0,1 12,6 ± 0,5<br /> ≥60 2,5 ± 0,1 2,8 ± 0,1 4,8 ± 0,2 4,1 ± 0,1 15,2 ± 0,4<br /> p = 0,000b* p = 0,000b* p = 0,000b* p = 0,000b* p = 0,000b*<br /> <br /> * p < 0,05 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các nhóm).<br /> a: test t; b: test ANOVA<br /> Điểm trung bình kiến thức về biến chứng bệnh tăng huyết áp và tổng điểm chung cao hơn ở những người có<br /> trình độ học vấn từ cấp III trở lên (p< 0,05). Nhóm tuổi 18-29 có điểm trung bình ở các nhóm kiến thức và tổng điểm<br /> chung đều thấp hơn các nhóm tuổi còn lại (p< 0,05) và nhóm tuổi ≥ 60 có điểm cao nhất. Không có sự khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê giữa hai giới.<br /> 3. Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy các nội dung đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp và phân<br /> tích nhân tố<br /> Bảng 4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo<br /> <br /> Tương quan<br /> Các nhóm Hệ số<br /> Các biến số biến – tổng<br /> biến số Cronbach’s Alpha<br /> (hệ số tin cậy)<br /> Định nghĩa<br /> 1 Huyết áp tối đa ≥140 mmHg 0,556<br /> 0,704<br /> 2 Huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg 0,556<br /> <br /> 100<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> Tương quan<br /> Các nhóm Hệ số<br /> Các biến số biến – tổng<br /> biến số Cronbach’s Alpha<br /> (hệ số tin cậy)<br /> Kiến thức về triệu chứng bệnh tăng huyết áp<br /> 3 Đau đầu 0,082<br /> 4 Hoa mắt chóng mặt 0,189<br /> 0,305<br /> 5 Đau ngực 0,122<br /> 6 Cơn nóng mặt/đỏ mặt 0,233<br /> <br /> Kiến thức về biến chứng tăng huyết áp<br /> 7 Đột quỵ não/ TBMMN 0,357<br /> 8 Suy tim/ bệnh tim mạch khác 0,477<br /> 9 Biến chứng mắt 0,445<br /> 10 Liệt 0,519 0,620<br /> <br /> 11 Suy gan/suy thận 0,387<br /> Tăng huyết áp có thể gây ra tử vong nếu<br /> 12 0,372<br /> không được điều trị<br /> Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp<br /> 13 Ăn mặn 0,490<br /> 14 Ăn nhiều đường 0,608<br /> 15 Ăn nhiều chất béo 0,462<br /> 16 Béo phì 0,341<br /> 17 Ít vận động 0,465<br /> 0,784<br /> 18 Hút thuốc lá 0,642<br /> 19 Uống nhiều rượu bia 0,447<br /> 20 Tuổi cao 0,453<br /> 21 Căng thẳng tinh thần 0,470<br /> 22 Tiền sử gia đình có tăng huyết áp 0,124<br /> <br /> Kiến thức về cách dự phòng bệnh tăng huyết áp<br /> 23 Tập thể thao 0,367<br /> 24 Bỏ thuốc lá 0,657<br /> 25 Cai rượu bia 0,508<br /> 26 Giảm cân 0,545<br /> 0,821<br /> 27 Ăn nhiều rau quả 0,523<br /> 28 Ăn ít chất béo 0,538<br /> 29 Ăn ít đường/ít muối 0,598<br /> 30 Không thức khuya 0,585<br /> Chung 0,732<br /> 101<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> Có 25/30 biến trong mô hình có hệ số tương quan tổng phù hợp lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của 4/5<br /> nhóm biến lớn hơn 0,6 nên thang đo thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo, do đó phù<br /> hợp để thực hiện bước phân tích nhân tố EFA tiếp theo với việc loại bỏ 5 biến có hệ số tương quan với biến tổng <<br /> 0,3.<br /> Bảng 5. KMO and Bartlett’s Test (Kiểm định Kaiser – Mayer – Olkin và kiểm định Bartlett’s)<br /> <br /> Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,891<br /> Bartlett’s Test of<br /> Approx. Chi-Square 8698,864<br /> Sphericity<br /> Df 435<br /> Sig. 0,000<br /> <br /> <br /> Bảng 6. Kết quả phân tích nhân tố<br /> <br /> Các nhóm Hệ số tải nhân tố<br /> Các biến số<br /> biến số (Factor Loading)<br /> 1 Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg 0,758<br /> 2 Huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg 0,644<br /> 3 Đột quỵ não / TBMMN 0,671<br /> 4 Suy tim/ bệnh tim mạch khác 0,501<br /> 5 Biến chứng mắt 0,649<br /> 6 Liệt 0,707<br /> 7 Suy gan / suy thận 0,640<br /> 8 Tăng huyết áp có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị 0,651<br /> 9 Ăn mặn 0,658<br /> 10 Ăn nhiều đường 0,602<br /> 11 Ăn nhiều chất béo 0,490<br /> 12 Béo phì 0,704<br /> 13 Ít vận động 0,433<br /> 14 Hút thuốc lá 0,657<br /> 15 Uống nhiều rượu bia 0,571<br /> 16 Tuổi cao 0,394<br /> 17 Căng thẳng tinh thần 0,311<br /> 18 Tập thể thao 0,569<br /> 19 Bỏ thuốc lá 0,653<br /> 20 Cai rượu bia 0,618<br /> 21 Giảm cân 0,556<br /> 22 Ăn nhiều rau quả 0,534<br /> 23 Ăn ít chất béo 0,520<br /> <br /> <br /> 102<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> Các nhóm Hệ số tải nhân tố<br /> Các biến số<br /> biến số (Factor Loading)<br /> <br /> 24 Ăn ít đường/ít muối 0,712<br /> 25 Không thức khuya 0,685<br /> Phương sai cộng dồn (Total variation explained) 59,43%<br /> <br /> - KMO = 0,891 > 0,5 nên phân tích nhân tố là thích hợp.<br /> - Giá trị p của kiểm định Bartlett’s (Bartlett’s test) = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau<br /> trong tổng thể.<br /> - Kết quả hệ số tải nhân tố của các biến cho thấy có 4 biến có hệ số < 0,5.<br /> -Tỷ lệ giải thích sự thay đổi về kiến thức do các biến là 59,43%.<br /> <br /> <br /> IV. BÀN LUẬN là những đối tượng có nguy cơ cao về bệnh tăng huyết<br /> áp nên họ quan tâm hơn đến các kiến thức về tăng<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không huyết áp. Một giả thiết khác có thể do người lớn tuổi có<br /> có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và nhiều thời gian tiếp cận với các phương tiện thông tin<br /> kiến thức về bệnh tăng huyết áp, giữa trình độ học vấn đại chúng hơn như đọc báo, nghe đài, xem ti vi nên có<br /> và nhóm kiến thức về triệu chứng, các yếu tố nguy cơ cơ hội tiếp cận với các chương trình phòng chống bệnh<br /> và dự phòng tăng huyết áp (p > 0,05). Liên quan có ý tăng huyết áp hiện rất được chú trọng thông tin qua các<br /> nghĩa thống kê được tìm thấy giữa yếu tố trình độ học phương tiện này.<br /> vấn và nhóm kiến thức về biến chứng bệnh tăng huyết Kết quả kiểm tra độ tin cậy của 30 biến quan sát<br /> áp (p < 0,05) cụ thể là: người có trình độ học vấn từ phổ đo lường kiến thức bệnh tăng huyết áp của chúng tôi<br /> thông trung học trở lên có tổng điểm trung bình về kiến cho thấy 25/30 biến có hệ số tương quan với biến tổng<br /> thức cao hơn 1,15 lần so với người có trình độ học vấn đạt trên 0,6 với các hệ số Cronbach’s Alpha của 4/5<br /> dưới THPT. Và đặc biệt điểm nhóm kiến thức về biến nhóm >0,3. Cụ thể nhóm biến “định nghĩa tăng huyết<br /> chứng tăng huyết áp của người có trình độ học vấn từ áp”, nhóm biến “kiến thức về các triệu chứng tăng huyết<br /> THPT trở lên cao gấp 1,19 lần người có trình độ học áp”, nhóm biến “kiến thức về các biến chứng tăng huyết<br /> vấn dưới THPT. Sự khác biệt này có thể do sự tiếp cận áp”, nhóm biến “kiến thức về các yếu tố nguy cơ của<br /> với các thông tin về sức khỏe của nhóm có trình độ học bệnh tăng huyết áp”, nhóm biến “kiến thức về các biện<br /> vấn dưới THPT ít hơn. Kết quả này cũng phù hợp với pháp dự phòng” với hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là<br /> nghiên cứu hiểu biết của người dân về bệnh tăng huyết 0,704; 0,305; 0,620; 0,784; 0,821. Riêng có nhóm biến<br /> áp và các yếu tố ảnh hưởng của Nguyễn Lân Việt và “kiến thức về các triệu chứng” có hệ số Cronbach’s Al-<br /> cộng sự tiến hành tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái pha nhỏ hơn 0,6 nên bị loại, kết quả này cũng phù hợp<br /> vào năm 2010 [1]. với hệ số tương quan so với biến tổng của các biến<br /> Trong nghiên cứu này nhóm tuổi 18 - 29 có điểm trong nhóm nhỏ hơn 0,3, tức là mức độ phân biệt giữa<br /> các cá thể là rất thấp [8,9]. Như vậy kết quả phân tích<br /> trung bình ở các nhóm kiến thức và tổng điểm chung<br /> cho thấy các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ<br /> đều thấp hơn các nhóm tuổi còn lại (p < 0,05), nhóm<br /> tin cậy cho phép với điều kiện loại nhóm biến liên quan<br /> tuổi 30 - 39, 40 - 49 cũng có điểm trung bình ở các<br /> đến kiến thức về triệu chứng của bệnh tăng huyết áp.<br /> nhóm kiến thức và tổng điểm chung cao hơn nhóm tuổi<br /> Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Erkoc<br /> 50 - 59 và nhóm tuổi ≥ 60 có điểm trung bình cao nhất.<br /> và cộng sự trong nghiên cứu phát triển thang đo, độ tin<br /> Điều này có thể được giải thích theo sự chệnh lệch về<br /> cậy và tính giá trị của thang đo kiến thức về bệnh tăng<br /> tỷ lệ nhóm tuổi tham gia nghiên cứu. Những người trẻ<br /> huyết áp. Trong nghiên cứu này các nhóm biến số về<br /> tuổi có cuộc sống bận rộn hơn, chưa có nhiều thời gian<br /> biến chứng, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống<br /> cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của<br /> đều có hệ số Cronbach’Alpha > 0,6 [8; 9]<br /> việc nắm bắt các thông tin về sức khỏe vì vậy họ ít quan<br /> tâm nhất đến các kiến thức về bệnh tật. Mặt khác, nhóm Sau khi loại bỏ 5 biến có hệ số Cronbach’Alpha <<br /> tuổi đi làm là những người có cơ hội thường xuyên được 0,6; 25 biến đo lường thuộc 4 nhóm kiến thức là “định<br /> cập nhật các vấn đề sức khỏe và đối tượng ≥ 60 tuổi nghĩa tăng huyết áp”, “kiến thức về biến chứng tăng<br /> <br /> <br /> 103<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> huyết áp”; “kiến thức về các yếu tố nguy cơ tăng huyết - Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân<br /> áp” và “kiến thức về các biện pháp dự phòng tăng huyết tố cho thấy các biến sử dụng trong bộ câu hỏi về kiến<br /> áp” được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Kết thức tăng huyết áp là nhất quán, phù hợp. Bộ câu hỏi<br /> quả trị số KMO có giá trị bằng 0,891 (0,5 < KMO < 1) đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy khi áp dụng.<br /> và kiểm định Bartlett có p = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các<br /> biến trong tổng thể có mối liên quan với nhau. Khi xem Lời cảm ơn<br /> xét tới hệ số tải nhân tố, 4 biến bao gồm: yếu tố nguy<br /> cơ ăn nhiều chất béo, yếu tố nguy cơ ít vận động, yếu Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Đề tài độc lập<br /> tố nguy cơ tuổi cao, yếu tố nguy cơ căng thẳng tinh thần cấp nhà nước ĐTĐL.2012/G32 đã cho phép các tác giả<br /> có hệ số tải nhân tố < 0,5 nên các biến này sẽ tiếp tục sử dụng số liệu để viết bài báo này.<br /> bị loại. 21 biến còn lại đều có hệ số tải nhân tố >0,5 cho<br /> thấy mức độ phù hợp của dữ liệu đã được đảm bảo và TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> giá trị phương sai cộng dồn bằng 59,43% cho biết các<br /> biến được sử dụng trong phân tích này giải thích được 1. Nguyễn Lân Việt (2011), Phòng chống bệnh tăng<br /> 59,43% sự biến thiên của dữ liệu (đảm bảo điều kiện huyết áp - Giảm gánh nặng bệnh tật. Chương trình<br /> tổng phương sai cộng dồn > 50%). quốc gia phòng chống Tăng huyết áp.<br /> Như vậy mô hình nghiên cứu mối liên quan của các 2. WHO (2013), The top 10 causes of death. Factsheet,<br /> nhóm biến số với kiến thức về bệnh tăng huyết áp của No 310.<br /> người trưởng thành tại quận Ngô Quyền được hiệu<br /> 3. WHO (2013), A Global brief on hypertension. Gene-<br /> chỉnh lại như sau: tổng số 21 biến có thể sử dụng để<br /> va, Switzeland. 40.<br /> xây dựng mô hình chia làm 4 nhóm biến (4 nhóm nhân<br /> tố). Đó là: Nhóm 1 là nhóm biến định nghĩa về bệnh 4. WHO (2013), High Blood Pressure - Global and Re-<br /> tăng huyết áp gồm 2 biến (có hệ số tải nhân tố từ 0,644 gional Overview.<br /> đến 0,758); nhóm 2 là nhóm biến kiến thức về biến 5. Phạm Gia Khải và cs (2003), Điều tra dịch tễ học<br /> chứng gồm 6 biến (có hệ số tải nhân tố từ 0,501 đến tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại các tỉnh phía<br /> 0,707); nhóm thứ 3 là nhóm biến về các yếu tố nguy cơ Bắc Việt Nam 2001-2002. T h T hh t<br /> liên quan đến lối sống gồm 5 biến (có hệ số tải nhân tố N 33, 9 - 34.<br /> từ 0,571 đến 0,704); nhóm thứ 4 là nhóm biến về các 6. Trần Đỗ Trinh and CS (1992), Báo cáo tổng kết công<br /> biện pháp dự phòng gồm 8 biến (có hệ số tải nhân tố từ trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam.<br /> 0,534 đến 0,712). T h h tN 16, 129 - 136.<br /> 7. Nguyễn Lân Việt (2012), Dịch tễ học tăng huyết áp<br /> V. KẾT LUẬN và các nguy cơ tim mạch ở Việt Nam 2001-2009, Đại<br /> hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 13. Hạ Long.<br /> - Yếu tố trình độ học vấn và nhóm tuổi có ảnh hưởng 8. Cam MO & Baysan Arabaci (2010), Quantitative and<br /> đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp của người trưởng qualitative steps on attitute scale construction. T r h<br /> thành tại Hải Phòng (test t, p < 0,05). Những người có rn r h N r ng 2, 59 - 71.<br /> trình độ học vấn cao hơn thì có hiểu biết hơn, nhóm tuổi<br /> 9. Sultan Baliz Erkoc, et al.(2012), Hypertension<br /> càng cao thì kiến thức về bệnh càng nhiều hơn. Không<br /> Knowledge-Level Scale (HK-LS): A Study on Develop-<br /> có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và<br /> ment, t n t nt rn t n rn<br /> kiến thức về bệnh tăng huyết áp.<br /> n r n nt r h n P H th 9, 1018 -<br /> 1029.<br /> <br /> Summary<br /> THE RELIABILITY OF THE QUESTIONNAIRE AND SOME FACTORS<br /> AFFECTING TO THE KNOWLEDGE OF THE HYPERTENSION AMONG<br /> THE ADULTS IN HAI PHONG<br /> This study aims to understand the factors affecting the knowledge on the hypertension among the adults and<br /> the reliability assessment questionnaire with descriptive cross-sectional design. All 788 adults in Haiphong were<br /> <br /> 104<br /> TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br /> <br /> <br /> interviewed. Results showed that there were correlations between the statistical significance level of education, age<br /> groups on the knowledge of hypertension (t test, p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2