intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp năng suất

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:51

86
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, năng suất là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng trong môi trường cạnh tranh, hòa nhập và toàn cầu hóa. Những định nghĩa và khái niệm về năng suất cũng như tầm quan trọng của năng suất đối với các doanh nghiệp cần được làm rõ để xác định những giải pháp nâng cao năng suất. Cần phân biệt năng suất lao động và năng suất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp năng suất

  1. HỘI CƠ KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỘI THẢO “ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP” Ngày 10 tháng 4 năm 2009
  2. HỘI CƠ KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Báo cáo Doanh nghiệp năng suất và tinh gọn  với giải pháp năng suất toàn diện Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Minh Hà, Phan Công Thành
  3. Mục tiêu cuối cùng là năng suất • Ngày nay, năng suất là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và một doanh nghiệp nói riêng trong môi trường cạnh tranh, hòa nhập và toàn cầu hóa. • Những định nghĩa và khái niệm về năng suất cũng như tầm quan trọng của năng suất đối với các doanh nghiệp cần được làm rõ để xác định những giải pháp nâng cao năng suất. • Cần phân biệt năng suất lao động và năng suất.
  4. Năng suất là gì? • Năng suất là thước đo lượng đầu ra được tạo ra dựa trên các yếu tố đầu vào. Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra/ Đầu vào (1) • Đối với một doanh nghiệp: - Đầu ra: có thể là sản lượng, tổng giá trị sản xuất - kinh doanh – dịch vụ, giá trị gia tăng, doanh thu, lợi nhuận, v.v… - Đầu vào: có thể là thời gian, lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, các loại chi phí và các loại lãng phí.
  5. Năng suất là gì? (tt) @ Trong một doanh nghiệp, có thể có hàng ch ục, thậm chí hàng trăm chỉ tiêu năng suất từ định nghĩa (1) trên đây và sẽ là cơ hội khi với từng chỉ tiêu chúng ta có thể có nhiều giải pháp để tăng năng suất. @ Tương ứng với một số chỉ tiêu năng suất được nhận dạng là cần cải thiện sẽ có thể tìm ra một loạt các giải pháp tăng năng suất được phối hợp với nhau nhằm tăng thêm khả năng cộng lực (synergy) của chúng.
  6. Năng suất là gì? (tt) • Năng suất ngày nay phải đi kèm với hiệu suất (efficiency) và hiệu quả (effectiveness). • "Năng suất không còn được xem như một khái niệm chỉ liên quan đến hợp lý hóa hay hiệu suất. • Nó đi xa hơn nữa, chuyển tải một mong muốn chấp nhận và tạo ra sự thay đổi.
  7. Năng suất là gì? (tt) Năng suất là một thái độ tư duy dựa trên niềm tin vào sự tiến bộ liên tục. Hiệu suất nghĩa là làm mọi việc một cách đúng đắn. Hiệu quả là định hướng vào mục tiêu, làm đúng mọi việc một cách tốt hơn. Chẳng có ích lợi gì khi sản xuất con ngựa kéo xe một cách có hiệu suất nhưng lại không có thị trường".
  8. Năng suất là gì? (tt) • Năng suất ngày nay còn cần được hiểu như sau: Năng suất = Lợi ích tổng thể cho khách hàng/ các nguồn lực tổng hợp (2). • Định nghĩa (2) gắn kết với định nghĩa (1) để nhắn nhủ chúng ta rằng không thể tạo ra thật nhiều những sản phẩm, dịch vụ có hại cho xã hội, môi trường (mang lại nhiều lợi ích cho nhà cung cấp nhưng không được khách hàng, cộng đồng chấp nhận) và cũng không thể tạo ra sản phẩm với hiệu suất sử dụng các nguồn lực hiện có quá thấp, khó mà phát triển bền vững. • Xét cho cùng thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều dẫn đến mục tiêu là tăng năng suất hiểu theo định nghĩa (1) và (2) nêu trên.
  9. Các phương án tăng năng suất Có thể có 5 phương án tăng năng suất: • Phương án 1: Đầu ra và đầu vào đều tăng, nhưng đầu  vào tăng ít hơn đầu ra. 
  10. Các phương án tăng năng suất (tt) • Phương án 2: Đầu ra tăng trong khi đầu vào không đổi.
  11. Các phương án tăng năng suất (tt) • Phương án 3: Đầu ra tăng trong khi đầu vào giảm.
  12. Các phương án tăng năng suất (tt) • Phương án 4: Đầu ra không đổi trong khi đầu vào giảm.
  13. Các phương án tăng năng suất (tt) • Phương án 5: Đầu ra giảm trong khi đầu vào giảm nhiều hơn. • Bất kỳ giải pháp nào giúp doanh nghiệp th ực hiện được một trong số các phương án nêu trên đều có thể là một giải pháp năng suất.
  14. Doanh nghiệp năng suất • Do mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tăng năng suất nên một doanh nghiệp năng suất (Productive Enterprise – PE) là doanh nghiệp biết tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật, phương pháp, công cụ (gọi chung là giải pháp) làm gia tăng năng suất. • Hiện nay trên thế giới người ta đang sử dụng hàng trăm giải pháp như vậy.
  15. Doanh nghiệp tinh gọn • Lean (tinh gọn) là một triết lý nhằm làm giảm các loại lãng phí và như vậy sẽ làm giảm đầu vào, theo hai định nghĩa nêu trên và các phương án tăng năng suất 3, 4, 5. Do đó Lean là một công cụ mạnh làm tăng năng suất. • Cùng phát triển với Lean là khái niệm Doanh nghiệp tinh gọn (Lean Enterprise - LP).
  16. Doanh nghiệp tinh gọn (tt) Có nhiều quan điểm về doanh nghiệp tinh gọn. Quan điểm 1: • Công nghệ tinh gọn tiến hóa từ phân xưởng sản xuất  lan  rộng  ra  toàn  doanh  nghiệp.  Tinh  gọn  theo  suốt  toàn bộ quá trình từ tiếp xúc với khách hàng ban đầu  đến  lúc  đặt  hàng,  thực  hiện  đơn  hàng,  làm  hóa  đơn,  thanh  toán  và  thanh lý hợp  đồng. Tất cả các nguyên  công  và  bước  công  việc  đều  được  theo  dõi  và  giám  sát  để  tránh  lãng  phí.  Kết  quả  là  chúng  ta  có  một  tổ  chức  hoạt  động  hiệu  quả  và  hiệu  suất  cao,  loại  bỏ  lãng phí và chi phí [2].
  17. Doanh nghiệp tinh gọn (tt) Quan điểm 2: • Doanh nghiệp tinh gọn được định nghĩa là “hiệu qu ả mà không lãng phí”. • Nhiều tổ chức lãng phí 70%-90% những nguồn lực hiện có do quản lý kém vật tư, thời gian, thông tin, trang thiết bị để không và hàng tồn kho. • Các nguyên tắc doanh nghiệp tinh gọn cung cấp các giải pháp nhằm nỗ lực cắt giảm đáng kể số phần trăm lãng phí nêu trên, cải thiện chất lượng, năng su ất và lợi nhuận. • Những cơ sở của doanh nghiệp tinh gọn là nh ận dạng và loại bỏ lãng phí trong suốt chuỗi cung ứng, cuối cùng là tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả h ơn.
  18. Doanh nghiệp tinh gọn (tt) Quan điểm 3: • Doanh nghiệp tinh gọn sản xuất nhiều hơn với các nguồn lực hiện hữu bằng cách loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng. • Các nhà sản xuất đang đương đầu với cạnh tranh toàn cầu với nhiều biến động và rủi ro. • Những người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này phải biết làm việc cật lực để loại bỏ sản xuất thừa gây ra bởi hệ thống điều độ truyền thống và chỉ làm những gì khách hàng muốn khi họ cần chúng.
  19. Doanh nghiệp tinh gọn (tt) Quan điểm 3 (tt): • Tinh gọn thiết lập một phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống nhằm loại bỏ các lãng phí và tạo ra dòng hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ doanh nghiệp. • Nó cũng giúp doanh nghiệp phát triển và thực hiện một kế hoạch dài hạn đảm bảo hoạt động có hiệu quả và vươn tới thành công.
  20. Doanh nghiệp tinh gọn (tt) Quan điểm 4: • Doanh nghiệp tinh gọn là một chiến lược kinh doanh tích hợp tạo ra giá trị một cách có hiệu quả bằng cách áp dụng các nguyên tắc tinh gọn trong thiết kế, trong chuỗi cung ứng, sản xuất và kinh doanh. • Đó là một phương pháp tiếp cận hệ thống để nhận dạng và loại bỏ lãng phí (các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng) thông qua thời gian, vật tư, hiệu su ất và các quá trình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2