intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

153
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực và đưa ra một số biện pháp góp phần đổi mới công tác này tại các trường đại học Việt Nam, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 35 – 40<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO<br /> HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA<br /> Nguyễn Thanh Sơn<br /> ThS. Trường Đại học Yersin Đà Lạt<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 19/04/15<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 15/06/15<br /> Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br /> Title:<br /> Innovating the testing and<br /> assessment of students’<br /> learning outcomes based on<br /> their competency in order that<br /> the output meets standard<br /> Từ khóa:<br /> Chuẩn đầu ra, đánh giá, đổi<br /> mới, kiểm tra, năng lực<br /> Keywords:<br /> Output standard, assessment,<br /> innovation, test, competency<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Testing and assessment the students’ learning outcomes is an important step in<br /> teaching and learning process. However, testing and assessment at universities<br /> has not yet been effective in improving the quality of teaching and learning. In<br /> this article, the author studies in testing and assessment based on students’<br /> competency, then proposes some methods to innovate this work at universities<br /> in Vietnam, toward the goal to meet the output as they has proclaimed to<br /> society.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy và<br /> học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kiểm tra, đánh giá tại các trường đại học chưa<br /> mang lại hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này,<br /> tác giả tập trung tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực và<br /> đưa ra một số biện pháp góp phần đổi mới công tác này tại các trường đại học<br /> Việt Nam, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên<br /> bố với xã hội.<br /> <br /> với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp là một việc<br /> làm quan trọng. Đổi mới KTĐG kết quả học tập<br /> theo hướng tiếp cận năng lực sẽ làm thay đổi cách<br /> học của sinh viên, qua đó, nâng cao chất lượng<br /> đào tạo.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của<br /> Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo<br /> dục đại học hiện nay, đó là: “Đào tạo thiếu gắn<br /> kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh<br /> và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú<br /> trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống<br /> và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc<br /> thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu,<br /> thiếu thực chất”.<br /> <br /> Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo<br /> dục – đào tạo theo chủ trương của Đảng và Nhà<br /> nước, các trường đại học nên lấy đổi mới KTĐG<br /> kết quả học tập là việc làm cần được thực hiện<br /> đầu tiên, hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt<br /> nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có<br /> hiệu quả.<br /> <br /> Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một<br /> trong số đó bắt nguồn từ hạn chế của công tác<br /> kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập tại các<br /> trường đại học Việt Nam. Do đó, đổi mới công tác<br /> KTĐG kết quả học tập của sinh viên cho phù hợp<br /> <br /> 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM<br /> 2.1 Chuẩn đầu ra<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) xác định: Chuẩn<br /> đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên<br /> 35<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 35 – 40<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công<br /> nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người<br /> học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu<br /> cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào<br /> tạo.<br /> <br /> Một yêu cầu tất yếu là khi chuyển mục đích dạy<br /> học sang phát triển năng lực của người học thì<br /> việc KTĐG kết quả học tập cũng phải thực hiện<br /> theo năng lực người học. Theo Nguyễn Công<br /> Khanh: “Đánh giá học sinh theo cách tiếp cận<br /> năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu<br /> ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức,<br /> kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến<br /> thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm<br /> vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”.<br /> <br /> Khái niệm trên có thể hiểu rằng, chuẩn đầu ra<br /> được xem như lời cam kết của trường đại học đối<br /> với xã hội về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà<br /> sinh viên thu nhận được sau quá trình đào tạo tại<br /> trường.<br /> <br /> Theo khái niệm trên đây, năng lực là một thể<br /> thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ<br /> không tách biệt lẫn nhau. Do đó, đánh giá theo<br /> năng lực là việc đánh giá dựa trên khả năng thực<br /> hiện một nhiệm vụ ở một mức độ phức tạp thích<br /> hợp để tìm ra cách giải quyết một hoặc nhiều vấn<br /> đề trong thực tế cuộc sống.<br /> <br /> 2.2 Năng lực<br /> Có nhiều cách phát biểu về khái niệm năng lực, có<br /> thể kể ra một số khái niệm khá phổ biến như sau:<br /> Weinert (2001) cho rằng, năng lực là các khả<br /> năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay<br /> có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra<br /> trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong<br /> nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và<br /> trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách<br /> thành công và có trách nhiệm các giải pháp…<br /> trong những tình huống thay đổi.<br /> <br /> Trong đó, bản chất của KTĐG theo năng lực là sử<br /> dụng nhiều phương pháp khác nhau để tập trung<br /> đánh giá những năng lực cốt lõi được chú trọng<br /> trong nhiều khung năng lực: Năng lực tự học,<br /> năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,<br /> năng lực giao tiếp xã hội, năng lực sử dụng công<br /> nghệ…<br /> <br /> Theo OECD (2002), năng lực là khả năng cá nhân<br /> đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành<br /> công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.<br /> <br /> Những đặc trưng của KTĐG theo năng lực là:<br /> <br /> Theo Québec – Ministère de l'Education (2004)<br /> cho rằng, năng lực là khả năng vận dụng những<br /> kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng<br /> thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu<br /> quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Đánh giá cả quá trình học tập của sinh viên,<br /> không đánh giá kiến thức tại một số thời<br /> điểm;<br /> <br /> -<br /> <br /> Có thể nhận thấy điểm chung của các cách phát<br /> biểu trên về khái niệm năng lực chính là khả năng<br /> vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để giải<br /> quyết một tình huống có thực trong cuộc sống.<br /> <br /> Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ<br /> năng và thái độ vào việc giải quyết tình<br /> huống thực tiễn;<br /> <br /> Đánh giá trình độ tư duy thông qua việc thực<br /> hiện bài thi.<br /> <br /> 2.4 Phân biệt KTĐG truyền thống và KTĐG<br /> theo năng lực<br /> <br /> 2.3 KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực<br /> KTĐG kết quả học tập là khâu then chố t cuố i<br /> cù ng củ a quá trinh da ̣y ho ̣c. Đây là khâu quan<br /> ̀<br /> trọng, tác động lớn đến quá trình nâng cao chất<br /> lượng đào tạo. Viê ̣c kiể m tra đánh giá khá ch quan,<br /> nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực<br /> mạnh mẽ khích lê ̣ sự vươn lên trong ho ̣c tâ ̣p, thú c<br /> đẩ y sự tìm tòi sáng ta ̣o không ngừng củ a SV.<br /> <br /> Dựa vào đặc trưng của hình thức KTĐG truyền<br /> thống và KTĐG theo năng lực, chúng ta có thể<br /> thấy những điểm khác biệt giữa hai cách đánh giá<br /> này như sau:<br /> <br /> 36<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 35 – 40<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> Stt<br /> <br /> KTĐG theo năng lực<br /> <br /> KTĐG truyền thống<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sinh viên phải thực hiện một nhiệm vụ thực tế.<br /> <br /> Sinh viên viết đáp án hoặc câu trả lời.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tình huống diễn ra trong đời sống nghề<br /> nghiệp tương lai.<br /> <br /> Mô phỏng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Trình độ tư duy ở mức độ cao (Phân tích,<br /> Đánh giá, Sáng tạo).<br /> <br /> Trình độ tư duy ở mức độ thấp (Biết, Hiểu, Áp<br /> dụng).<br /> <br /> 4<br /> <br /> Vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải<br /> quyết tình huống thực.<br /> <br /> Tái hiện kiến thức hoặc kỹ năng đã học.<br /> <br /> tạo lại mới có thể làm việc…<br /> <br /> 3. CƠ SỞ CỦA ĐỔI MỚI KTĐG KẾT QUẢ<br /> HỌC TẬP THEO NĂNG LỰC<br /> <br /> Để khắc phục những yếu kém, tồn tại kể trên cần<br /> phải có sự đổi mới trong tổ chức, quản lý hoạt<br /> động dạy và học. Trong đó, đổi mới KTĐG theo<br /> năng lực sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thay đổi<br /> trong cách dạy của giảng viên và cách học của<br /> sinh viên với mục tiêu đáp ứng được những yêu<br /> cầu ngày càng cao của xã hội.<br /> <br /> 3.1 Chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo<br /> của Đảng và Nhà nước<br /> Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban<br /> Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam<br /> khóa XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và<br /> phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả<br /> giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách<br /> quan”. Đối với giáo dục đại học, Nghị quyết chỉ<br /> đạo: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo<br /> hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự<br /> cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề<br /> nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa<br /> học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực<br /> tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc”.<br /> <br /> 3.3 Những hạn chế trong KTĐG kết quả học<br /> tập theo cách truyền thống<br /> 3.3.1 KTĐG chú trọng mục tiêu kiến thức<br /> Việc KTĐG hiện nay ở các trường đại học chủ<br /> yếu tập trung vào mục tiêu kiến thức, ít chú trọng<br /> mục tiêu kỹ năng và thái độ của người học.<br /> Nguyên nhân của tình trạng này có thể do việc<br /> xác định mục đích KTĐG không rõ ràng, chưa<br /> đúng mục đích đào tạo nhân lực. Việc KTĐG kết<br /> quả học tập thường chỉ đòi hỏi sinh viên tái hiện<br /> lại những kiến thức hoặc một vài kỹ năng đã được<br /> học, hiếm khi yêu cầu sinh viên vận dụng những<br /> kiến thức đã học vào một tình huống thực trong<br /> cuộc sống.<br /> <br /> Do đó, đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập<br /> của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực là một<br /> định hướng đúng đắn và là một việc làm cần thiết<br /> để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực<br /> của các trường đại học trong giai đoạn tới.<br /> 3.2 Sự cần thiết phải đổi mới công tác KTÐG<br /> kết quả học tập theo năng lực<br /> <br /> Do đó, khi tốt nghiệp và đối mặt với các tình<br /> huống thực tế thì sinh viên khó có khả năng vận<br /> dụng kiến thức đã học để giải quyết. Đây chính là<br /> nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đào tạo không<br /> đáp ứng yêu cầu xã hội, dẫn đến doanh nghiệp<br /> phải đào tạo lại.<br /> <br /> Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhu cầu lớn về<br /> nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, giáo<br /> dục đại học có vai trò quan trọng vì đây là giai<br /> đoạn đào tạo phục vụ cho sinh viên bước vào đời<br /> sống nghề nghiệp, những thay đổi của nền kinh tế<br /> – xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi tương ứng<br /> trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế đã cho<br /> thấy, giáo dục đại học còn nhiều bất cập, chất<br /> lượng đào tạo chưa đáp ứng được sự thay đổi của<br /> nền kinh tế, sinh viên tốt nghiệp vẫn phải qua đào<br /> <br /> 3.3.2 Phương pháp KTĐG nghèo nàn, thiếu thực<br /> tiễn<br /> Trong thực tế, mỗi trường có cách KTĐG kết quả<br /> học tập của sinh viên khác nhau. Tuy nhiên, nhìn<br /> chung hầu hết các trường đều KTĐG kết quả học<br /> 37<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 35 – 40<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> tập của các môn học dựa trên các điểm bộ phận<br /> như sau: Điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ<br /> và điểm thi cuối kỳ. Các phương pháp KTĐG kết<br /> quả học tập với các hình thức phổ biến là: Tự<br /> luận, trắc nghiệm hoặc thực hành.<br /> <br /> KTĐG mang tính độc lập, sáng tạo cao của sinh<br /> viên như hình thức tìm hiểu thực tế rồi làm báo<br /> cáo, thuyết trình theo nhóm… rất ít được thực<br /> hiện.<br /> 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KTĐG<br /> KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN<br /> THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br /> 4.1 Nhận thức đúng về KTÐG kết quả học tập<br /> <br /> Các hình thức này chủ yếu là kiểm tra khả năng<br /> nắm vững kiến thức đã học để giải một số bài tập,<br /> giải thích một số hiện tượng liên quan hay thực<br /> hiện một số thao tác đã được học. Những năng lực<br /> cần thiết cho đời sống thực tế sau khi tốt nghiệp<br /> chưa được chú trọng, như: Năng lực xử lý tình<br /> huống, trình bày một vấn đề trước đám đông, làm<br /> việc hợp tác, độc lập sáng tạo…<br /> <br /> Việc nhận thức đúng về KTĐG kết quả học tập sẽ<br /> giúp cho công tác tổ chức KTĐG đi đúng hướng.<br /> Nếu mục đích KTĐG chỉ là đo lường kiến thức<br /> sinh viên thu nhận được thì sử dụng các phương<br /> pháp truyền thống như tự luận, trắc nghiệm. Nếu<br /> mục đích KTĐG là đo lường kỹ năng thì sử dụng<br /> phương pháp thực hành. Nếu mục đích KTĐG là<br /> đo lường năng lực của sinh viên thì cần phải sử<br /> dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau,<br /> hướng đến việc thực hiện một nhiệm vụ nghề<br /> nghiệp cụ thể trong tương lai. Bởi vậy, KTĐG kết<br /> quả học tập của sinh viên theo năng lực sẽ giúp<br /> thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức sinh viên học<br /> được trong trường với những điều đang diễn ra<br /> trong cuộc sống thực.<br /> <br /> Trong đề tài được tác giả thực hiện, sinh viên<br /> ngành Quản trị Kinh doanh đa phần được KTĐG<br /> kết quả học tập trên giấy với các hình thức chủ<br /> yếu là tự luận và trắc nghiệm. Các hình thức như<br /> vấn đáp, trình bày dự án, báo cáo thực tế… rất ít<br /> khi được sử dụng. Chính điều này làm hạn chế<br /> năng lực thực tiễn của sinh viên tốt nghiệp ngành<br /> Quản trị Kinh doanh.<br /> 3.3.3 KTĐG truyền thống chỉ thể hiện trình độ tư<br /> duy ở mức thấp<br /> <br /> Bên cạnh đó, mục đích KTĐG kết quả học tập cần<br /> được xác định là nhằm nâng cao chất lượng hoạt<br /> động học tập của sinh viên. Tức là thông qua<br /> KTĐG kết quả học tập sẽ giúp giảng viên điều<br /> chỉnh hoạt động giảng dạy và giúp sinh viên điều<br /> chỉnh hoạt động học tập.<br /> <br /> Theo thang cấp độ tư duy của Benjamin Bloom,<br /> KTĐG kết quả học tập của sinh viên hiện nay chỉ<br /> đánh giá được trình độ tư duy ở các mức thấp, đó<br /> là: Biết, Hiểu, Vận dụng; chưa đánh giá được các<br /> mức độ cao hơn: Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá.<br /> Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới ủng<br /> hộ thang cấp độ tư duy của Lorin Anderson (một<br /> học trò của Benjamin Bloom) với 6 mức: Nhớ,<br /> Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo.<br /> Theo đó, cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì<br /> Biết, cấp Tổng hợp được bỏ đi và đưa thêm Sáng<br /> tạo vào mức cao nhất.<br /> <br /> Ngoài ra, công tác KTĐG kết quả học tập theo<br /> năng lực cần được xác định trong tổng thể quá<br /> trình quản lý hoạt động đào tạo của các trường đại<br /> học. Nghĩa là đổi mới KTĐG phải gắn liền với<br /> việc đổi mới các mặt hoạt động khác như: Đổi<br /> mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy<br /> của giảng viên, cách học của sinh viên, công tác<br /> chỉ đạo hoạt động đào tạo…<br /> <br /> 3.3.4 KTĐG mang tính áp đặt, giảm khả năng<br /> sáng tạo và chưa chú trọng sự khác biệt<br /> <br /> 4.2 Ða dạng hóa các hình thức KTÐG<br /> <br /> Cách thức KTĐG kết quả học tập của sinh viên<br /> hiện nay chủ yếu thực hiện bằng hình thức tự luận<br /> và trắc nghiệm nên câu trả lời phải đúng đáp án<br /> mới đạt điểm cao, nếu khác đáp án sẽ bị điểm thấp<br /> mặc dù bài làm có sáng tạo. Những hình thức<br /> <br /> Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong<br /> KTĐG kết quả học tập của sinh viên, kết hợp<br /> phương pháp KTĐG truyền thống với KTĐG theo<br /> năng lực. Trong đó, cần chú trọng đến các phương<br /> 38<br /> <br /> Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 35 – 40<br /> <br /> Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br /> <br /> pháp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận<br /> thực tế như: Quan sát, vấn đáp, trình bày dự án,<br /> chấm hồ sơ, tiểu luận, bài tập lớn… Chuyển từ<br /> đánh giá theo từng thời điểm sang đánh giá quá<br /> trình, tập trung vào phát triển năng lực cho người<br /> học. KTĐG trong trường đại học cần hướng đến<br /> các mục tiêu:<br /> -<br /> <br /> 5. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI KIỂM TRA<br /> THEO NĂNG LỰC<br /> <br /> Người học được phát triển toàn diện cả về<br /> kiến thức, kỹ năng và đạo đức, tác phong.<br /> <br /> -<br /> <br /> cán bộ quản lý, giảng viên. Đảm bảo đội ngũ cán<br /> bộ quản lý, giảng viên đều nắm được mục đích,<br /> nội dung, phương pháp tiến hành KTĐG theo<br /> năng lực. Ngoài ra, đề thi, kiểm tra phải được xây<br /> dựng theo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu của<br /> KTĐG theo năng lực.<br /> <br /> Tôn trọng sự khác biệt: KTĐG phải hướng<br /> đến việc phát triển năng lực riêng biệt của<br /> từng cá nhân, tránh việc áp đặt những tiêu<br /> chuẩn chung cho mọi sinh viên. Ngoài ra,<br /> KTĐG cần phải đảm bảo sự phân hóa sinh<br /> viên.<br /> <br /> -<br /> <br /> 5.1 Xác ðịnh tiêu chuẩn<br /> Đó chính là việc xác định các mục tiêu cần đạt<br /> được sau khi kết thúc học phần hay khóa học. Các<br /> mục tiêu này phải phù hợp với chuẩn đầu ra đã<br /> xác định. Bên cạnh việc xác định mục tiêu hướng<br /> đến hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ cho<br /> người học, KTĐG theo năng lực cần phải đánh<br /> giá được năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê<br /> phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác…<br /> <br /> Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.<br /> <br /> -<br /> <br /> Một bài KTĐG theo năng lực được xây dựng theo<br /> 3 bước như sau:<br /> <br /> Đạt được mục đích phát triển năng lực cho<br /> người học: KTĐG cần chú trọng đến việc<br /> vận dụng kiến thức, kỹ năng vào đời sống<br /> thực tế.<br /> <br /> 5.2 Xác định nhiệm vụ cần thực hiện<br /> <br /> 4.3 Đổi mới nội dung KTĐG kết quả học tập<br /> <br /> Đây là quá trình thiết kế các bài tập để đánh giá<br /> năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải<br /> quyết những vấn đề trong thực tế.<br /> <br /> Việc lựa chọn nội dung KTĐG phải đảm bảo đánh<br /> giá được năng lực của người học thông qua bài thi<br /> hay một nhiệm vụ cụ thể do giảng viên lựa chọn.<br /> Nội dung KTĐG kết quả học tập cần lấy tiêu chí<br /> “năng lực” làm trọng tâm. Điều này có nghĩa là<br /> nội dung KTĐG cần hướng đến việc đánh giá<br /> được kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên<br /> thông qua thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.<br /> <br /> 5.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá<br /> Tiêu chí đánh giá là các chỉ số giúp cho việc xác<br /> định năng lực của sinh viên. Giảng viên sẽ dùng<br /> các tiêu chí này để đánh giá sinh viên đã hoàn<br /> thành nhiệm vụ ở mức nào, tức là họ đáp ứng<br /> chuẩn ở mức nào.<br /> <br /> Một vấn đề quan trọng nữa là khi lựa chọn nội<br /> dung KTĐG cần phải đảm bảo tính toàn diện,<br /> trọng tâm và sát với yêu cầu của nghề nghiệp<br /> tương lai. Ngoài ra, cần lồng ghép thêm một số<br /> phương pháp giúp hình thành kỹ năng tự học suốt<br /> đời cho sinh viên như: Phương pháp tự học, tự<br /> nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tìm<br /> kiếm và xử lý thông tin…<br /> <br /> 6. KẾT LUẬN<br /> KTĐG kết quả học tập của sinh viên là khâu quan<br /> trọng trong quá trình dạy và học. Khoa học về<br /> KTĐG trên thế giới đã có bước phát triển mạnh<br /> mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi ở Việt<br /> Nam mới được quan tâm trong những năm gần<br /> đây. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên<br /> theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp<br /> thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân<br /> lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phối<br /> hợp giữa KTĐG theo năng lực với KTĐG truyền<br /> <br /> 4.4 Cải tiến chất lượng công tác tiến hành<br /> KTĐG<br /> Để đảm bảo chất lượng KTĐG kết quả học tập<br /> của sinh viên theo năng lực thì cần phải thường<br /> xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ<br /> 39<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2