intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

193
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ" hướng đến làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br /> ThS. Ngô Quang Ty<br /> Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến<br /> <br /> <br /> Thực hiện Nghị quyết số 37/2004 của Quốc Hội khóa 11 Về giáo dục và Quy chế<br /> Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết<br /> định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và<br /> Đào tạo), việc dạy và học theo học chế tín chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các trường<br /> đại học và cao đẳng trên cả nước.<br /> Trường Đại học Văn Hiếnchính thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2013-<br /> 2014. Việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ còn rất mới mẻ đối với các thầy cô và sinh<br /> viên của trường, nhiều vấn đề mới cần phải được xác định để nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> Trong bài viết này tôi xin nêu một số vấn đề nhằm phục vụ cho hội thảo của trường về đào<br /> tạo theo hệ thống tín chỉ.<br /> Nội dung bài viết làm rõ thế nào là học theo học chế tín chỉ; những ưu điểm cơ bản<br /> của đào tạo theo học chế tín chỉ; đổi mới phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ.<br /> 1. Thế nào là học chế tín chỉ<br /> Theo cách hiểu của Đại học Quốc gia Hà Nội thì tín chỉ là đại lượng dùng để chỉ<br /> khối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một<br /> khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học trong<br /> phòng thí nghiệm, thực hành hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên);<br /> (3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài,… Tín<br /> chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong khoảng thời gian nhất định<br /> trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn.<br /> Đào tạo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi năm học có thể tổ<br /> chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ; chương trình đào tạo của một ngành học không tính theo<br /> năm học mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên. Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ<br /> quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.<br /> Trong phương thức đào tạo theo niên chế trước đây, giảng viên (thầy) có vai trò là trung<br /> tâm quyết định mọi hoạt động dạy và học trong lớp. Thầy được xem là nguồn kiến thức<br /> duy nhất, người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức của thầy là đủ. Thầy được xem<br /> như là người có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung dạy) và dạy như thế nào<br /> (phương pháp dạy). Sinh viên phải chú ý nghe giảng, ghi chép và học thuộc lòng những gì<br /> được dạy, không được phép can thiệp vào công việc của thầy.<br /> Phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ đặt người học (sinh viên) vào vị trí trung<br /> tâm của quá trình dạy và học, tạo cho người học thói quen tự học, tự khám phá kiến thức,<br /> có kỹ năng giải quyết các vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một<br /> chương trình đào tạo. Phương pháp đào tạo tín chỉ khắc phục được việc học lệch, học tủ<br /> dẫn đến sao chép, cópy trong kiểm tra và trong các kỳ thi. Hơn nữa, trong phương pháp<br /> đào tạo theo học chế tín chỉ, hầu như bất kỳ môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong<br /> ba hình thức dạy học: (1) giảng bài của giảng viên trên lớp; (2) thực tập, thực hành của sinh<br /> viên; (3) tự học, tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên.<br /> 2. Các ưu điểm của học theo học chế tín chỉ<br /> a. Có hiệu quả đào tạo cao<br /> Với học chế tín chỉ, sinh viên được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình,<br /> được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập phù hợp với khả năng, sở trường và hoàn<br /> cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở<br /> nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông<br /> giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác. Học theo học chế tín chỉ cho<br /> phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoài trường lớp để đạt được<br /> văn bằng mong muốn, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau có thể tham gia<br /> học đại học một cách thuận lợi.<br /> b. Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao<br /> Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động đăng ký học các học phần khác nhau<br /> dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Học<br /> chế này cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy<br /> cần thiết mà không phải học lại từ đầu.<br /> Với học chế tín chỉ, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ<br /> dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành<br /> nghề của sinh viên. Học chế tín chỉ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi chuyển<br /> trường hay khi học liên thông lên các bậc học cao hơn hay thậm chí sang các ngành học<br /> khác.<br /> c. Đạt hiệu quả về mặt quản lý<br /> Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ<br /> không phải theo năm học. Do đó, việc không đạt được một học phần nào đó cũng không<br /> cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị bắt buộc phải quay lại học từ đầu.<br /> 3. Đổi mới phương pháp trong dạy và học theo tín chỉ<br /> Năm học 2013-2014, Trường Đại học Văn Hiếnquyết định chuyển từ đào tạo niên<br /> chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Lúc đầu nhiều thầy, cô trong trường cũng<br /> có những băn khoăn lo lắng khi môn học trước đây được dạy nhiều tiết thì thời gian lý<br /> thuyết bây giờ phải giảm xuống.<br /> Với thời lượng lý thuyết bị giảm, các thầy cô lo lắng việc truyền đạt kiến thức cho<br /> sinh viên sẽ bị hạn chế. Tại Hội thảo về phương pháp giảng dạy môn cơ sở văn hóa Việt<br /> Nam do khoa Đại cương của trường tổ chức vào tháng 7 năm 2014 cũng có ý kiến đề nghị<br /> nâng số tín chỉ của môn học này từ 2 tín chỉ lên 3 tín chỉ. Vậy chất lượng đào tạo khi sinh<br /> viên ra trường có giảm so với đào tạo theo niên chế không? Thực tế đào tạo theo học chế<br /> tín chỉ ở một số trường như: ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân,… đã<br /> khẳng định đào tạo theo học chế tín chỉ không làm giảm mà còn có thể nâng cao chất lượng<br /> của sinh viên tốt nghiệp.<br /> Trường Đại học Văn Hiếnmới chỉ chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ được trên một<br /> năm, nhưng việc dạy và học đã dần dần đi vào nề nếp. Hiện nay trường hết sức quan tâm<br /> tới việc nâng cao chất lượng dạy và học theo học chế tín chỉ. Các khoa trong trường thường<br /> xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy theo hệ tín chỉ. Ngày 3 tháng<br /> 1 năm 2014, khoa Giáo dục Đại cương cũng đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng dạy<br /> môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin theo hệ thống tín chỉ; Trường<br /> cũng tổ chức Hội thảo về chuẩn đầu ra các ngành đào tạo,…<br /> Trong bài viết của mình tôi xin có một số ý kiến về đổi mới phương pháp dạy – học<br /> theo học chế tín chỉ<br /> Đối với giảng viên (thầy): trước đây, các thầy cô thường sử dụng phương pháp<br /> thuyết trình là chủ yếu (đào tạo theo niên chế), nghĩa là thầy giảng trò ghi. Khi chuyển sang<br /> dạy theo hệ tín chỉ mà chúng ta vẫn sử dụng phương pháp này thì sẽ không đảm bảo được<br /> yêu cầu đặt ra. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ thì thầy không đơn thuần là người truyền<br /> thụ kiến thức mà phải là người hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên tìm chọn và xử lý<br /> thông tin. Như vậy, ngoài vai trò cung cấp kiến thức cho sinh viên, thầy còn phải đảm<br /> nhiệm ít nhất 3 vai trò nữa. Đó là cố vấn quá trình học tập, tham gia vào quá trình học tập,<br /> là người học và là nhà nghiên cứu.<br /> - Với tư cách là người truyền thụ kiến thức cho sinh viên, đòi hỏi thầy phải đổi mới<br /> phương pháp giảng dạy theo phương pháp nêu vấn đề và phát huy tối đa năng lực tự học<br /> và tư duy độc lập của sinh viên. Những vấn đề thầy đưa ra phải phù hợp với mục tiêu cụ<br /> thể của từng bài học, tiết học. Không nên đặt những vấn đề quá lớn như một đề tài nghiên<br /> cứu khoa học, nhưng cũng không nên xa vào tình huống vụn vặt nhằm thỏa mãn tính tò mò<br /> của người học mà phải tập trung vào những nội dung then chốt của mỗi chương.<br /> - Với tư cách là cố vấn của quá trình học tập, đòi hỏi thầy phải nắm bắt nhu cầu của<br /> sinh viên và tổ chức để sinh viên quản lý được thời gian của mình, đồng thời động viên<br /> sinh viên tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn,<br /> giúp đỡ sinh viên phát triển kỹ năng học tập độc lập như: quyết định mục tiêu của bản thân,<br /> tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực học tập của mình. Điều quan trọng<br /> trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hệ tín chỉ là thầy nêu vấn đề và phát huy tối<br /> đa năng lực tự học, tư duy độc lập của sinh viên.<br /> Bằng nhiều phương pháp khác nhau, thầy đặt ra những câu hỏi gợi mở, cung cấp<br /> danh mục tài liệu cần đọc, giải thích những khái niệm mới. Những câu hỏi gợi mở phải có<br /> hệ thống, phải dắt dẫn sinh viên giải quyết vấn đề theo trình tự từ dễ đến khó. Tài liệu cần<br /> đọc cho sinh viên cần phải được lựa chọn kỹ, phải nêu rõ tác giả, nhà xuất bản, các trang<br /> cần đọc,... Không nên giới thiệu tràn lan quá nhiều tài liệu, phải tạo điều kiện cho sinh viên<br /> tiếp thu, khám phá kiến thức.<br /> Là cố vấn trong quá trình học tập, thầy phải hiểu được những gì sinh viên có thể<br /> làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ cho sinh viên thông qua hướng dẫn, giám<br /> sát của thầy;từ đó, giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn ý định của mình, phát huy được vai trò<br /> chủ động, sáng tạo, nguồn lực của chính mình để học tập tốt các môn học. Thầy phải hướng<br /> sự tham gia tích cực của sinh viên vào mục tiêu thực tế của giáo dục hiện đại là học phải<br /> gắn với hành, phải luôn luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi.<br /> - Trong vai trò tham gia vào quá trình học tập của sinh viên, thầy phải hoạt động<br /> như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm sinh viên.<br /> Tùy theo những vấn đề, thầy có thể cho trình bày kết quả nghiên cứu tại nhóm, lớp hoặc<br /> kết hợp thảo luận ở nhóm trước, ở lớp sau. Các nhóm hay từng cá nhân sẽ trình bày kết quả<br /> nghiên cứu của mình, vai trò của thầy trong các buổi thảo luận là gợi mở, khuyến khích<br /> cho mọi sinh viên đều có cơ hội trình bày, phát biểu ý kiến của mình. Thầy không nên trực<br /> tiếp trả lời các câu hỏi mà hướng dẫn sinh viên tự trả lời. Làm tốt điều này sẽ tạo cho sinh<br /> viên cơ hội khẳng định mình trước tập thể, tạo dựng niềm tin vào khả năng học tập, vào<br /> kiến thức của bản thân.<br /> - Trong vai trò là người học và nhà nghiên cứu, thầy có điều kiện trở lại vị trí của người<br /> học, hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với sinh viên. Có như vậy, thầy<br /> mới phát huy được vai trò tích cực của sinh viên.- Với tư cách là người nghiên cứu, thầy<br /> có thể đóng góp, khả năng, kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình<br /> dạy và học. Một nhiệm vụ liên quan đến cả người dạy và người học đều có trách nhiệm<br /> tham gia, trong đó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Với tư cách<br /> vừa là cố vấn, vừa là người tham gia vào quá trình học tập, thầy còn có vai trò là người bổ<br /> sung, nguồn tham khảo kiến thức cho sinh viên, giúp sinh viên tháo gỡ những khó khăn<br /> trong quá trình học tập.<br /> Đối với sinh viên: khi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, nhiều sinh<br /> viên còn khá thụ động trong học tập. Không chịu khó tìm tòi thông tin mở rộng kiến thức<br /> chuyên môn của mình. Không vận dụng các phương pháp sáng tạo trong học tập, không<br /> phát huy hết tiềm năng của các phương tiện học tập. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp<br /> dạy và học theo hệ tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập.<br /> Trong phương pháp đào tạo theo hệ tín chỉ, sinh viên phải thực sự trở thành người<br /> đàm phán tích cực, có hiệu quả: với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học<br /> tập, với các thành viên trong nhóm học tập, trong lớp học và với giáo viên. Sinh viên không<br /> chỉ tiếp thu kiến thức từ giáo viên, từ sách vở mà điều quan trọng là phải biết cách học như<br /> thế nào.<br /> Để đạt được những mục tiêu của môn học đề ra đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên<br /> điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với mục tiêu của môn học. Sinh viên không nên<br /> coi việc học tập chỉ là một hoạt động cá nhân mà nó được diễn ra trong môi trường văn hóa<br /> xã hội nhất định; trong đó, có sự tương tác giữa những người học với nhau trong việc thu<br /> nhận và tạo kiến thức.<br /> Yêu cầu đặt ra là sinh viên phải có ý thức tự giác học tập, phải đọc tất cả những tài<br /> liệu do thầy hướng dẫn yêu cầu. Khi đọc phải ghi chép và từng bước trả lời các câu hỏi gợi<br /> mở của thầy, phải chuẩn bị ý kiến tham gia chất vấn, tranhh luận. Đây chính là cơ hội rèn<br /> luyện khả năng diễn đạt trước đông người. Quá trình tranh luận cũng là quá trình sinh viên<br /> cung cấp kiến thức cho nhau, có thể giúp nhau giải quyết vấn đề, có cơ hội khẳng định<br /> mình trước tập thể và tạo niềm tin vào khả năng học tập, vào kiến thức của bản thân.<br /> Đổi mới phương thức đánh giá kết quả.<br /> Đổi mới phương thức dạy và học theo hệ tín chỉ, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới cách<br /> thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.<br /> Khi đào tạo theo hệ thống niên chế, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ<br /> chú trọng vào kết quả của kỳ thi cuối khóa và việc đánh giá thường chỉ chú trọng đến kiến<br /> thức chứ chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng làm viêc<br /> nhóm của sinh viên. Trong bối cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy và học theo tín<br /> chỉ thì việc đánh giá kết quả của sinh viên cũng phải thay đổi.<br /> Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, thầy có thể sử dụng các loại kiểm tra<br /> khác nhau trong quá trình đánh giá như: kiểm tra ngắn, kiểm tra đột xuất, kiểm tra bài tập<br /> ở nhà, kiểm tra dự án, đồ án thiết kế, báo cáo, thi giữa kỳ…<br /> Về nội dung kiểm tra, đánh giá nên được tăng cường các phần thuộc loại nhận thức<br /> bậc cao như: áp dụng thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thẩm định… cách kiểm tra đánh giá<br /> này sẽ làm cho sinh viên chú ý đến việc suy luận, nghiên cứu, phân tích giải quyết vấn đề<br /> một cách thường xuyên trong quá trình học tập, sẽ chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ hay<br /> gian lận trong thi cử.<br /> <br /> <br /> <br /> Kết luận<br /> Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu khách quan khi trường chuyển sang<br /> đào tạo theo học chế tín chỉ. Làm tốt điều này chính là động lực phát triển của trường nhằm<br /> nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp. Vì vậy, mỗi thầy, cô cần<br /> phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp<br /> dạy và học theo học chế tín chỉ.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Về hệ thống tín chỉ học tập, Tài liệu nội bộ, Hà Nội.<br /> 2. Lâm Quang Thiệp (2006), “Áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và Việt Nam”, Tọa<br /> đàm Về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQG HN.<br /> 3. Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM (2004), “Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ”<br /> trong Sổ tay Sinh viên.<br /> 4. Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, Niên giám.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2