intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần di truyền học

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

159
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũđối với học sinh khối 12- phần di truyền học theo hướng cho nhóm học sinh làm bài test nhanh dưới dạng câu hỏi điền khuyết ”, đây là một phương pháp thiết thực để giáo viên kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng lí thuyết suông để giải các dạng bài tập của học sinh một cách nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần di truyền học

  1. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm Sở Giáo Dục – Đào Tạo An Giang Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Tên đề tài: Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12 phần di truyền học GV thực hiện: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tổ bộ môn: Sinh-Công nghệ Năm học: 2011 – 2012 GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-1
  2. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề ……………………………………………… 1 II. Giải quyết vấn đề II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ………………………………………. . 2 II.2. Thực trạng của vấn đề ……………………………………… 3 II.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ………………. 3 II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................ 4 III. Kết luận ................................................................................ ….. 5 Phụ lục ................................................................................. …. 6 GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-2
  3. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tình trạng giáo viên môn Sinh học khối 12 thường không đủ thời gian để kiểm tra miệng cho tất cả các em học sinh ở HKI do môn sinh chỉ có 1 tiết/tuần mà ở HKI chỉ có 17 tuần thực học. Nếu kiểm tra miệng các em học sinh theo phương pháp truyền thống là vấn đáp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh được kiểm tra, thì mỗi buổi học chỉ kiểm tra được 1 học sinh là tối đa (Do phải dành thời gian để dạy bài mới – nội dung rất dài). Hơn thế nữa, trong năm học vừa qua (2010 – 2011) khi kiểm tra bài cũ các em theo hình thức vấn đáp trực tiếp như thế thì đối với các em học sinh yếu-kém lại là một nhược điểm, bởi lẽ các em chỉ học vẹt các nội dung cần kiểm tra để trả bài. Trong khi đó môn Sinh khối 12 lại là môn học mà khi kiểm tra định kì, kiểm tra học kì và cả khi thi tốt nghiệp THPT đều ra đề với hình thức trắc nghiệm có lựa chọn 100 % đòi hỏi khả năng tư duy, vận dụng cao. Vì vậy đôi khi các em vẫn thuộc nội dung bài nhưng khi làm bài tập trắc nghiệm thì khả năng tư duy, suy luận để chọn đáp án đúng của các em còn rất yếu. Chính vì vậy để rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải bài tập trắc nghiệm của các em học sinh, tôi quyết định chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học” và bắt đầu áp dụng phương pháp này trong năm học 2011-2012. GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-3
  4. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ: II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Kiểm tra miệng là một một hình thức kiểm tra thường xuyên có chức năng chủ yếu là để nắm trình độ lĩnh hội của học sinh về kiến thức lí thuyết, các kĩ năng, kĩ xảo về thực hành. Từ nguồn thông tin ngược đó, giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy, bổ sung sự khiếm khuyết trong kiến thức học sinh. Do đó kiểm tra miệng đầu tiết học là hình thức để thiết lập luồng thông tin ngược từ học sinh đến giáo viên và cả từ bản thân học sinh đến với học sinh. Mỗi học sinh qua bài làm của mình, sẽ rút ra kinh nghiệm học, tự điều chỉnh phương pháp học, tự bổ sung đào sâu kiến thức. Chính vì vậy, nguồn thông tin ngược cho cả người dạy và người học càng phong phú, càng liên tục kịp thời bao nhiêu thì càng làm cho quá trình dạy và học trở thành một hệ khép kín, có khả năng điều khiển linh hoạt, cho hiệu quả dạy học cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc kiểm tra miệng vào đầu tiết học, đặc biệt là bằng phương pháp vấn đáp giữa thầy và trò với những câu hỏi lí thuyết suông, thì mỗi lần chỉ kiểm tra được ít học sinh, Hơn thế nữa, giáo viên rất khó nhận thấy khả năng tư duy, vận dụng giải bài tập của học sinh, mà đặc biệt trong phần di truyền học có nhiều bài tập vận dụng nên việc kiểm tra miệng bằng phương pháp vấn đáp giữa thầy và trò chưa mang lại hiệu quả cao. Đôi khi các em vẫn thuộc nội dung bài nhưng khi làm bài tập trắc nghiệm thì khả năng tư duy, suy luận để chọn đáp án đúng của các em còn rất yếu. Chính vì vậy để rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, vận dụng của các em học sinh nên trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học theo hướng cho nhóm học sinh làm bài test nhanh dưới dạng câu hỏi điền khuyết ”, đây là một phương pháp thiết thực để giáo viên kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng lí thuyết suông để giải các dạng bài tập của học sinh một cách nhanh chóng, đối với phương pháp này đòi hỏi các em vừa phải thuộc nội dung bài vừa phải có kĩ năng phán đoán, tư duy, suy luận. Hơn nữa trong một đơn vị thời gian nhất định (chỉ khoảng 5 – 10 phút) bằng phương pháp này giáo viên có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, nhiều học sinh, giáo viên chấm bài nhanh, thu được nhiều thông tin ngược từ người học. Đảm bảo trong một học kì có thể kiểm tra thường xuyên được tất cả các em học sinh, ít nhất là 1 lần/ 1 học kì, đặc biệt là giáo viên có thể kịp thời thu nhận thông tin ngược từ người học để kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-4
  5. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm II.2. Thực trạng của vấn đề: Đặc trưng của môn Sinh là một môn khoa học dựa trên nền tảng toán học. Đặc biệt là phần Di Truyền Học trong chương trình Sinh 12 ở học kì I có nội dung lí thuyết chuyên sâu về di truyền học rất trừu tượng và cả các dạng bài tập di truyền đòi hỏi phải vận dụng khả năng toán học của học sinh mà ở các lớp học dưới các em chưa được học. Hơn thế nữa đặc trưng của môn sinh 12 là kiểm tra định kì, thi học kì và cả thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoàn toàn dưới hình thức trắc nghiệm lựa chọn 100 %. Do đó khi làm bài dưới dạng trắc nghiệm đòi hỏi các em phải dùng nhiều lý luận, lập luận và cả khả năng tư duy toán học để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khi dạy phần Di truyền học tôi gặp phải một số khó khăn sau: - Nội dung từng bài rất dài nhưng chỉ phân bố trong 1 tiết học, mỗi tuần chỉ có 1 tiết nên khi lên lớp phải tranh thủ thời gian để giảng dạy cho hết nội dung bài mới. Cho nên khi kiểm tra miệng bằng hình thức vấn đáp trực tiếp giữa thầy và trò thì mỗi tiết chỉ trả bài được một học sinh mà thôi, đến cuối học kì I thì chỉ khoảng 17, 18 học sinh là có cột điểm miệng trực tiếp, còn lại các em khác thì phải kiểm tra miệng bù với hình thức khác. Điều này khiến cho giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi tình hình học tập và mức độ hiểu bài của từng học sinh ở từng vấn đề của từng bài học trong suốt thời gian giảng dạy phần di truyền học. - Khi gọi các em lên để kiểm tra nội dung bài cũ với hình thức vấn đáp thì các em hầu như trả lời theo đúng nội dung đã được trình bày suông theo sách giáo khoa nhưng khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra định kì hay kiểm tra học kì tập trung thì hầu như các em làm bài rất tệ do các em chỉ học vẹt một cách máy móc các nội dung lí thuyết, còn về khả năng suy luận, tư duy của các em còn rất kém. Mặc khác, mỗi tuần chỉ có 1 tiết lên lớp nên nếu kiểm tra bài cũ vào đầu tiết học bằng phương pháp vấn đáp giữa thầy và trò với những câu hỏi lí thuyết suông thì giáo viên rất khó rèn luyện khả năng tư duy, vận dụng giải bài tập cho học sinh. - Hơn nữa do số lượng học sinh được kiểm tra miệng ít nên giáo viên không kịp thu nhận thông tin ngược từ từng đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn. Do mỗi tiết chỉ kiểm tra miệng được 1 học sinh thì mỗi học kì tối đa chỉ khoảng 16 – 17 học sinh/1 học kì. II.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Cũng chính vì thực trạng của vấn đề trên nên trong học kì I của năm học này (2011 – 2012) tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với học sinh khối 12 – phần di truyền học, cụ thể với những biện pháp như sau: GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-5
  6. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm a/ Về phía giáo viên: - Trước mỗi tiết lên lớp tôi đều nghiên cứu rất kĩ trọng tâm kiến thức cần kiểm tra, bám sát chuẩn kiến thức, những nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, để khi lên lớp tôi sẽ giảng dạy tinh gọn những nội dung trọng tâm của bài nhằm giúp các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới. - Khi giảng dạy trên lớp, tôi chú trọng nêu những câu hỏi có vấn đề đòi hỏi phải suy luận để cả lớp cùng giải quyết vấn đề nhằm phát huy khả năng tư duy của các em khi lĩnh hội tri thức mới. - Cuối cùng khi bắt đầu tiết học sau thì tôi sẽ kiểm tra lại những nội dung kiến thức của bài hôm trước với hình thức sau: + Giáo viên chuẩn bị trước nội dung cần kiểm tra ở nhà: soạn nội dung (đề) cần kiểm tra.(phần phụ lục ). + Gọi tên 4 học sinh được kiểm tra trong tiết học đó và di chuyển về 4 bàn học thuộc 4 dãy ở cuối lớp, quay mặt xuống cuối lớp. + Gọi tên 1 học sinh khác lên bảng và làm trực tiếp trên bảng, các học sinh khác quan sát bạn trên bảng làm bài. + Sau khoảng 9-10 phút giáo viên thu bài và yêu cầu cả lớp cùng tập trung để chỉnh sửa nội dung kiểm tra bài cũ của học sinh làm trực tiếp trên bảng b/ Về phía học sinh: + Trước khi lên lớp phải xem kĩ nội dung bài mới trước ở nhà, đồng thời học kĩ nội dung bài cũ. + Đầu mỗi tiết học môn Sinh, cả lớp phải chuẩn bị sẵn vị trí trống ở 4 bàn thuộc 4 dãy ở cuối lớp. II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong suốt học kì I của năm học 2011 – 2012 tôi đã áp dụng phương pháp này xuyên suốt đối với các em học sinh lớp 12B11 và 12B12 (là những lớp có nhiều học sinh yếu). Đến hết học kì I tôi không những kiểm tra miệng được nhiều học sinh hơn với nhiều nội dung cần kiểm tra mà còn hướng được sự chú ý của cả lớp tập trung vào tìm lời giải đáp những câu hỏi từ mang tính chất gợi nhớ cho đến tư duy, suy luận (thông qua sữa bài cho học sinh làm trực tiếp trên bảng). Đến cuối học kì I cơ bản tôi đã đảm bảo mỗi học sinh ít nhất được kiểm tra miệng 1 lần, và bản thân tôi cũng nắm được tình hình học tập, cũng như mức độ tiếp nhận kiến thức mới qua mỗi tiết học của từng đối tượng học sinh của lớp, cũng như mức độ tiếp nhận kiến thức giữa các lớp 12 tôi trực tiếp giảng dạy. Sau khi thống kê điểm số của bài kiểm tra định kì ở học kì I năm nay (2011 – 2012) so với bài kiểm tra định kì ở học kì I năm qua (2010 -2011) tôi GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-6
  7. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm nhận thấy kết quả học tập của các em theo phương pháp mới so với phương pháp cũ như sau: Tổng Dưới Trên Năm 6,5 8 Lớp số trung bình 5 6,4 trung học 7,9 10 HS (0 4,9) bình 2010 - 12B3 36 6 (16,7%) 19 9 2 30 2011 (83,3%) 12B4 35 7 (20%) 16 10 2 28 (80%) 2011 - 12B11 32 2 (6,2%) 10 9 11 30 2012 (93,8%) 12B12 30 4 (13,3%) 4 9 13 26 (86,7%) III. KẾT LUẬN: - Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi thực hiện “Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học” tôi nhận thấy hiệu quả giảng dạy của bản thân tôi đối với các học sinh yếu khối 12 đã được cải thiện dần, các em không còn tình trạng học vẹt, các em tiếp thu kiến thức với mức độ hiểu nhiều hơn nên bản thân các em phấn khởi hơn khi học phần di truyền học. Đặc biệt là kĩ năng đọc, hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm cũng được cải thiện dần. - Những nhận định chung: “Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ đối với học sinh khối 12- phần di truyền học” không những có thể áp dụng cho chương trình giảng dạy phần di truyền học khối 12 ở học kì I mà còn có thể áp dụng rộng rãi hơn khi giảng dạy ở các phần khác của môn sinh học, thậm chí có thể áp dụng rộng rãi trong giờ kiểm tra miệng của các môn học khác, nhất là các môn thi với hình thức trắc nghiệm. - Bài học kinh nghiệm: Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả giảng dạy cao hơn nữa bản thân tôi nhận thấy cần phải vừa kết hợp đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ, vừa phải đổi mới cách thức và nội dung chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp. GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-7
  8. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm PHỤ LỤC 1/ Nội dung kiểm tra miệng của bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN * Đề minh họa: 1.Mã di truyền có tính thoái hoá vì A.có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B.có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C.có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D.một bộ ba mã hoá một axitamin. 2.Bản chất của mã di truyền là A.một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B.3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C.trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D.các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 3. Gen là gì? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. B. Gen là cả một phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. C. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit. D. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. 4.Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit của ADN con luôn tổng hợp theo chiều 5, - 3, . B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, . C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-8
  9. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 5. Vai trò của enzim ADN – polimeraza trong quá trình tự nhân đôi ADN là: A. Tháo xoắn phân tử ADN. B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch ADN. C. Lắp ráp các nuclêotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. Cả A, B, C đều đúng. 6. Mã di truyền UGG chỉ mã hóa axit amin triptophan do mã di truyền có tính: A. Phổ biến B. Chuyên biệt. C. Thoái hóa. D. Đặc hiệu. 7. Mã di truyền UUU hoặc UUX cùng mã hóa axit amin phenylalanin, thể hiện tính: A. Phổ biến của mã di truyền. B. Chuyên biệt của mã di truyền. C. Thoái hóa của mã di truyền. D. Đặc hiệu của mã di truyền. 8.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc A. bổ sung; bán bảo toàn. B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 9. Trong những bộ ba dưới đây, bộ ba nào không mã hoá cho axit amin? A. UGG B. UAG C. UGU D. AUG 10. Trong những bộ ba dưới đây, bộ ba nào không mã hoá cho axit amin? A. UGG B. UAG C. UGU D. AUG ……………//……………. 2/ Nội dung kiểm tra miệng của bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ. a/ Phiên mã là quá trình tổng hợp ……(1)……trên mạch khuôn …(2)……dựa trên nguyên tắc ……(3)…… dưới tác dụng của enzim ………(4)……….. Quá trình phiên mã diễn ra trong ……….(5)………. tế bào, xảy ra vào kì …….(6)……….giữa 2 lần phân bào. b/ ……(7)……….. là quá trình tổng hợp Prôtêin, diễn ra tại ……(8)………của tế bào. c/ Polixôm: là 1 nhóm ……(9)……. cùng hoạt động dịch mã trên cùng 1 phân tử mARN vào 1 thời điểm nhất định giúp ……(10)……… tổng hợp Prôtêin. ………………..//……………….. GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-9
  10. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Sáng kiến kinh nghiệm 3/ Nội dung kiểm tra miệng của bài 8: QUI LUẬT MENĐEN : QUI LUẬT PHÂN LI . 1/ Điền nội dung thích hợp vào chỗ ………………sau đây: Mỗi tính trạng do ……(1)……. qui định, một có nguồn gốc từ ……(2)......, một có nguồn gốc từ ……(3)....... Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách ……(4)......, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li ……(5)...... về các giao tử, ……(6)...... giao tử chứa alen này, ……(7)...... giao tử chứa alen kia. 2/ Cho lai 2 cây đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng, được F1 toàn đậu hạt vàng. Cho giao phấn F1 với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Hãy viết sơ đồ lai từ P F2 ? Pt/c : Hạt vàng x Hạt xanh G: F1 : Tỉ lệ KG : Tỉ lệ KH : 100% hạt vàng F1 x F1: GF1 : F2 : Tỉ lệ KG : Tỉ lệ KH : …………….//……………….. 4/ Nội dung kiểm tra miệng của bài 12: QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 1/ Điền nội dung thích hợp vào chỗ ………………sau đây về đặc điểm di truyền của gen nằm trên X : -Kết quả phép lai thuận, nghịch ………(1)…, tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới ……(2)…... -Có hiện tượng di truyền ……(3)……. : Bố truyền cho ……(4)….…… ………(5)………... 2/ Sơ đồ lai : Cho biết ở Ruồi giấm gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y ; A : mắt đỏ ; a : mắt trắng Pt/c : ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ G: F1 : Tỉ lệ KG : Tỉ lệ KH : F1 x F1: GF1 : F2 : Tỉ lệ KG : Tỉ lệ KH : ………………..Hết…………….. GV: Nguyễn Thị Hoa Hồng Tr-10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2