intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

bài viết "Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay" đề cập tới nhu cầu cấp thiết của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ hiện đang thiếu hụt tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội hiện nay, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ có nhiều đổi mới so với ngành cũ được đào tạo trước đây, đồng thời ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được những đổi mới mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được đổi mới theo hướng tiếp cận với các nước trong và ngoài thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay

  1. ĐỔI MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY ThS. Lê Thị Kim Thư, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền* 1 TÓM TẮT: Bài viết đề cập tới nhu cầu cấp thiết của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ hiện đang thiếu hụt tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội hiện nay, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ có nhiều đổi mới so với ngành cũ được đào tạo trước đây, đồng thời ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được những đổi mới mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được đổi mới theo hướng tiếp cận với các nước trong và ngoài thế giới. Từ khóa: Sư phạm Công nghệ, Chương trình đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học công lập trọng điểm quốc gia và là trường có bề dày kinh nghiệm đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Ngay từ năm 1998, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) mở ngành đào tạo Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Tính đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước gần 1000 cử nhân đại học ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Các sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp của Học viện có đầu ra rất rộng mở, thích ứng với nhiều ngành nghề trong xã hội như: giảng dạy tại các trường phổ thông, cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trung tâm dạy nghề, cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu các viện, trung tâm; lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Nhưng từ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên dạy môn Công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các cơ sở đang đào tạo giáo viên trên cả nước mở thêm mã ngành Sư phạm Công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10/10/2017. Trước thách thức của xã hội ngày càng thay đổi, cùng với đó là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. *
  2. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 357 sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên có chuyên môn Sư phạm Công nghệ mà hiện tại rất ít trường đại học có đủ năng lực để đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Công nghệ cũng như bồi dưỡng cho giáo viên đang dạy môn Kĩ thuật nông nghiệp và Kĩ thuật công nghiệp ở các trường phổ thông. Hơn nữa, ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện nay đang cần [2]. Trước những thách thức đó từ năm 2019-2020, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện là sự kết hợp của hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp, có rất nhiều sự đổi mới so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây, ngành Sư phạm Công nghệ trang bị cho sinh viên kiến thức và kĩ năng cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; kiến thức tâm lý, giáo dục, lí luận và phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học công nghệ. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng dạy học, giáo dục hướng nghiệp theo nguyên lí giáo dục hiện đại; phát triển các chương trình dạy học tích hợp, giáo dục STEM.  Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về sự đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. 2. NHỮNG ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1. Đổi mới so với chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp Điểm đổi mới nổi bật thứ nhất của ngành Sư phạm Công nghệ so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây đó là sự tích hợp song song giữa hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp. Trước đây, ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp chỉ thiên về những kiến thức liên quan tới mảng kiến thức Nông – Lâm – Ngư nghiệp, thì hiện tại ngành Sư phạm Công nghệ là sự tích hợp song song hai mảng kiến thức nông nghiệp (mảng kiến thức Trồng trọt, Lâm nghiệp, Công nghệ trong đời sống, Chăn nuôi, Thủy sản) và công nghiệp (mảng kiến thức về Kĩ thuật, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Công nghệ điện, Công nghệ điện tử) trong chương trình đào tạo. Điều này giúp đầu ra cho sinh viên có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn so với các cử nhân sư phạm trước đây. Điểm đổi mới nổi bật thứ hai của ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay mà ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp không có được đó là chọn giáo dục STEM là điểm mũi nhọn. Chính vì vậy, ngay khi xây dựng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ đã thiết kế riêng một chuẩn đầu ra về STEM (Chuẩn đầu ra (CĐR) 5: Thiết kế dạy học công nghệ theo STEM).
  3. 358 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Enginnering) và toán học (Math) – theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự quan tâm ngày càng nhiều của xã hội về giáo dục STEM, thì môn Công nghệ ở trường phổ thông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiểu rõ được điều đó, ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thiết kế và xây dựng trong chương trình đào tạo có học phần “Dạy học công nghệ theo định hướng STEM”. Có thể nói, giáo dục STEM trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ XXI, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Điểm đổi mới nổi bật thứ ba của ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đó là Học viện được biết đến là cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hàng đầu về lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, bên cạnh đó các lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực Công nghiệp cũng rất phát triển. Nắm bắt được lợi thế nổi trội của trường và tận dụng được thế mạnh của các Khoa trong Học viện như Khoa Nông học, Khoa Chăn nuôi, Khoa Thủy sản, Khoa Cơ điện… khi xây dựng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ, chúng tôi đã lựa chọn và lồng ghép các môn học chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 như: Ứng dụng thông tin trong quản lý và sản xuất nông nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, Tự động hóa trong sản xuất cây trồng, Kỹ thuật robot… Điểm đổi mới nổi bật thứ tư của ngành Sư phạm Công nghệ so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp đó là khối lượng kiến thức chuyên môn theo hướng tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới được tăng lên, và phân bố thời lượng thực hành nhiều hơn. Điều này giúp cho sinh viên theo học có được những kiến thức thực tế chuyên sâu, giúp các em hiểu rõ thêm về kiến thức chuyên ngành mà các em được đào tạo đó là những mảng kiến thức: Tổ chức dạy học (Thiết kế bài dạy, Tổ chức thực hiện bài dạy, Thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học, Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập); Tổ chức hoạt động giáo dục (Tổ chức hoạt động giáo dục, Đánh giá hoạt động giáo dục); Phát triển chương trình dạy học; Giao tiếp ứng xử, tham vấn hướng nghiệp cùng với đó sinh viên sẽ được hướng dẫn những phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến hiện đại nhất.
  4. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 359 Bảng1: So sánh khối lượng kiến thức chuyên môn của 2 ngành Ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp Ngành Sư phạm Công nghệ Số tín chỉ Số tín chỉ STT Tên học phần Lý Thực Tên học phần Lý Thực thuyết hành thuyết hành 1 Lý thuận dạy học kĩ thuật nông nghiệp 3 0 Lý luận dạy học công nghệ 2 1 Phương pháp dạy học kĩ thuật nông 2 2 0 Phương pháp dạy học công nghệ 1 2.5 0.5 nghiệp ở trường trung học phổ thông 3 Phương pháp dục học công nghệ 2 2.5 0.5 4 Thực hành dạy học kỹ thuật nông nghiệp 0 2 Thực hành dạy học công nghệ 0 2 Hoạt động giáo dục ở trường trung học Hoạt động giáo dục ở trường trung học 5 1.5 0.5 1.5 0.5 phổ thông phổ thông 6 Tham vấn và giáo dục hướng nghiệp 1.5 0.5 7 Dạy học công nghệ theo định hướng STEM 1.5 0.5 Kiểm tra đánh giá và phát triển chương 8 1.5 0.5 trình đào tạo 9 Công nghệ dạy học 1 1 10 Phương tiện dạy học 1 1 Thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học 1 1 11 Kỹ năng và phương pháp dạy nghề 1 1 1 12 Kỹ năng và phương pháp dạy nghề 2 1 1 (Theo Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ 2019 [3]) Nhìn vào bảng so sánh của hai ngành thì số lượng học phần chuyên ngành của ngành Sư phạm Công nghệ cao hơn hẳn so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp, mỗi một học phần trong ngành Sư phạm Công nghệ đều được lồng ghép thêm phần thực hành, điều này giúp sinh viên theo học được tham gia trải nghiệm ngay trên lớp trong những giờ học chuyên ngành của mình. Những sự thay đổi về chương trình đạo tạo từ ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp sang ngành Sư phạm Công nghệ, sự bố trí sắp xếp các học phần và phân bố lượng tín chỉ cho các học phần đều phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện nay. 2.2. Đổi mới chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành hành theo Thông tư số 32/2018TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thông tư thì mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của xã hội về
  5. 360 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP phẩm chất và năng lực của người học tốt nghiệp phổ thông trong thế kỉ XXI với chất lượng cao. Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đồng thời hình thành và phát triển năng lực công nghệ. Đây là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp theo hai hướng Nông nghiệp hoặc Công nghiệp. Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Công nghệ là môn học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Trước đây, môn Công nghệ hay còn được gọi là môn Kĩ thuật nông nghiệp sau chuyển sang tên gọi môn Công nghệ (dạy cho khối lớp 10 – về kiến thức nông nghiệp) và Kĩ thuật công nghiệp (dạy cho khối lớp 11) thường được coi là môn phụ và là môn được các giáo viên dạy các môn chính như Sinh, Vật lý… kiêm nhiệm giảng dạy, nhưng trước sự thay đổi về mục tiêu giáo dục và thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Công nghệ đang được triển khai ở các cấp học khác nhau bắt đầu từ khối học sinh lớp 3 cho tới khối học sinh lớp 12. Trước những sự thay đổi của chương trình giáo dục Công nghệ 2018 [1], trước những đổi mới của bộ Sách giáo khoa môn Công nghệ, ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xây dựng với bộ chuẩn đầu ra đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay về năng lực, phẩm chất và định hướng nghề nghiệp liên quan tới công nghệ. Bảng 2: Sự phù hợp của mục tiêu và chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm Công nghệ với Chương trình giáo dục Công nghệ 2018 Chương trình giáo dục Chương trình đào tại ngành Sư phạm Công nghệ Công nghệ 2018 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Công nghệ, người học có khả năng: Mục tiêu chương trình: Phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm Mục tiêu 1: Tổ chức giảng dạy và nghiên cứu công nghệ, quản lí giáo dục, tham chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công vấn giáo dục hướng nghiệp; nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong Mục tiêu 2: Tích hợp giáo dục STEM trong dạy học công nghệ, phát triển kỹ năng môi trường công nghệ ở gia đình, nhà làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thích nghi với các môi trường làm việc trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề khác nhau, có năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề; thuộc các lĩnh vực kí thuật, công nghệ. Mục tiêu 3: Khởi nghiệp trong giáo dục và công nghệ.
  6. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 361 Yêu cầu cần đạt về năng lực: Nhận thức CĐR Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kĩ năng, năng lực công nghệ; Sử dụng công nghệ; Đánh giá tự chủ và trách nhiệm sau: công nghệ; Thiết kế kĩ thuật. CĐR 1: Giải thích nguyên lí, qui trình kĩ thuật, công nghệ trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; CĐR 2: Vận dụng các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào quá trình dạy học công nghệ và giáo dục hướng nghiệp; CĐR 3: Phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá, giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ; CĐR 4: Thiết kế dạy học công nghệ theo STEM; CĐR 5: Sử dụng Tiếng Anh và Tin học trong học tập, nghiên cứu và dạy học; CĐR 6: Phối hợp làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong công việc; CĐR 7: Tích hợp các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào trong dạy học công nghệ; CĐR 8: Sử dụng các công nghệ dạy học, giáo dục phổ biến trong dạy học và hướng nghiệp. (Theo tác giả Nguyễn Tất Thắng – Kỷ yếu hội thảo khoa học 11/2020 [4]) 2.3. Đổi mới chương trình ngành Sư phạm Công nghệ theo hướng tiếp cận với các trường đại học quốc tế uy tín trong và ngoài nước Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam để vừa đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa đảm bảo đủ lượng kiến thức, kĩ năng để giảng dạy cho chương trình môn Công nghệ 2018 và có hướng tiếp cận với các chương trình Sư phạm Công nghệ của một số tường đại học uy tín trên thế giới (British Columbia Institute of technology, NewYork City College of technology) và một số trường đại học của Việt Nam để có cái nhìn tổng quát nhất liên thông giữa các trường Đại học có cùng ngành đào tạo Sư phạm Công nghệ. Bảng 3. Đối sánh tương đương và khác biệt với các chương trình đào tạo Sư phạm Công nghệ Sư phạm Công nghệ Sư phạm Công nghệ Sư phạm công nghệ - Đại học Sư phạm - Đại học Sư phạm - Học viện Nông - British Columbia Hà Nội 2 Hà Nội nghiệp Việt Nam Institute of technology So sánh Số học Số học Tỷ lệ Số học Tỷ lệ Số học Tỷ lệ Tỷ lệ (%) phần phần (%) phần (%) phần (%) Tương đương 34 47.2 23 32.0 31 43.1 4 5.6 Khác biệt 38 52.8 73 68.0 41 56.9 68 94.4 Tổng số môn 72 100 72 100 72 100 72 100 Các học phần đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có tính tương đương cao với các ngành so sánh (47.2% đối với Ngành Sư phạm Công nghệ - Đại học Sư phạm Hà Nội 2; 43.1% đối với ngành Sư phạm
  7. 362 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP kĩ thuật nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 32.0% đối với ngành Sư phạm Kĩ thuật – Đại học sư phạm Hà Nội), 5.6% đối với ngành Sư phạm Công nghệ - British Columbia Institute of technology. Có thể thấy tỷ lệ tương đồng giữa các trường Đại học trong nước đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ là khá lớn, đối với các trường Đại học quốc tế khi so sánh cũng có nhiều nội dung tương đương. Điều này cho thấy, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có đầy đủ năng lực chuyên môn và mang tính hội nhập quốc tế cao. Trong chương trình đào tạo các học phần khác biệt cũng tương đối lớn, điều này góp phần tạo nên đặc trưng riêng cho ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Dựa trên những cơ sở so sánh đối chiếu các ngành cùng đào tạo trong và ngoài nước, trên cơ sở xây dựng bộ chuẩn đầu ra phù hợp với Chương trình công nghệ 2018, chúng tôi tiến hành xây dựng lộ trình môn học ngành Sư phạm Công nghệ theo hướng tiếp cận với các trường đại học quốc tế uy tín trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Hình 1: Lộ trình học tập chương trình ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  8. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 363 3. KẾT LUẬN Có thể nói trước ngưỡng cửa thay đổi của xã hội, ngành Sư phạm Công nghệ là hướng đi đúng đắn của Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ nói riêng, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội ở thời điểm hiện tại và tương lai; đồng thời khẳng định vị thế của trường đại học trọng điểm quốc gia và trách nhiệm xã hội của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đối với sự phát triển nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Tới thời điểm hiện tại, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc xây dựng ngành mới Sư phạm Công nghệ, đó là tuyển được 01 lớp với sinh viên chất lượng có điểm đầu vào rất cao. Trong đó có 01 sinh viên là Á Khoa của Học viện và nhận được 01 xuất du học toàn phần của Trường Đại học Đại Nam Trung Quốc. Thành công bước đầu, sẽ là điểm tựa cho sự phát triển của ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ. 2. Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ (2014), Hồ sơ mở ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 3. Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ (2019), Hồ sơ mở ngành Sư phạm Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 4. Nguyễn Tất Thắng (2020), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 tháng 11/2020, Đại học Sư phạm Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2